TRƯỜNG THCS NGUYỄN NGHIÊM KÌ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn - Lớp 9 - Thời gian: 120’- Năm học: 2009 – 2010 Câu 1: (5đ) Em hãy viết một đoạn văn trình bày nét độc đáo trong hai câu thơ sau: “Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.” ( Truyện Kiều – Nguyễn Du) Câu 2: (15đ) Cảm nhận của em về bức tranh “Mùa xuân thiên nhiên” trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du và những nhà thơ khác. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1. - Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng liên tiếp các từ láy: “nao nao”, “nho nhỏ” (0.5đ). - Việc sử dụng từ của thi nhân vừa chính xác, tinh tế, vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc trong người đọc. (0.5). - Các từ láy vừa gợi tả được hình ảnh của sự vật, vừa thể hiện được tâm trạng của con người (0.5đ). - Trong hai câu thơ, hai từ láy “nao nao”, “nho nhỏ” đã gợi tả được cảnh sắc mùa xuân lúc hai chị em Thúy Kiều du xuân trở về. (0.5) - Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân, rất êm dịu (0.5đ) - Một nhịp cầu nho nhỏ, xinh xinh, một khe nước nhỏ (0.5đ) - Cử động cũng rất nhẹ nhàng: dòng nước uốn quanh. (0.5đ) - Một bức tranh cũng thật tĩnh lặng nhuốm đầy tâm trạng. Chính việc sử dụng từ láy “nao nao” đã gợi tả được cảm giác bâng khuâng, xao xuyến (0.5đ) - Về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện (0.5đ). - Dòng nước uốn quanh “nao nao” như báo trước ngay sau lúc này thôi, Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh “phong tư tài mạo tót vời” Kim Trọng (0.5đ) Câu 2: 1. MB: - Sức hấp dẫn của Truyện Kiều bởi nội dung sâu sắc được biểu hiện bằng nghệ thuật mẫu mực của văn chương cổ điển. (0.5đ) - Nghệ thuật miêu tả là một trong những thành công xuất sắc. (0.5đ) - Vị trí của đoạn trích, dẫn bốn câu thơ. (0.5đ) 2. TB: - Bốn câu thơ mở ra một không gian nghệ thuật đủ sắc, hương, tình, nên thơ. (1đ) - Những cánh én chao liệng như “thoi đưa” gợi hình, gợi cảm; thời gian, mùa xuân đang trôi nhanh. (1đ) - Sau cánh én là ánh xuân.(1đ) - Mùa xuân đã bước sang tháng ba. “Thiều quang”gợi màu hồng của ánh xuân, ấm áp của khí xuân.(1đ) - Cái mênh mông bao la của đất trời trong “Nguyên Tiêu” của Hồ Chí Minh “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”.(1đ) - Mùa xuân đã ba tháng; liên hệ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử.(1đ) - Sắc “xanh” mơn mởn, ngọt ngào của cỏ non (1đ) - So sánh với vần cổ thi Trung Hoa được Nguyễn Du vận dụng sáng tạo “trắng điểm” là nhãn tự. (1đ) - Sắc “trắng” tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác khoe sắc hương(1đ) - Mùa xuân của Nguyễn Trãi “cỏ non như khói bến xuân tươi”(1đ) - HS có thể dẫn thơ của những nhà thơ khác.(1đ) - Khái quát về bức tranh mùa xuân của Nguyễn Du.(1đ) 3. KB: - Những thành công của Nguyễn Du trong nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên. (0.5đ) - Truyện Kiều sống mãi với thời gian (0.5đ) - Cảm nhận sâu sắc của người viết. (0.5đ) . TRƯỜNG THCS NGUYỄN NGHIÊM KÌ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn - Lớp 9 - Thời gian: 120’- Năm học: 20 09 – 2010 Câu 1: (5đ) Em hãy viết một đoạn văn trình. tháng ba. Thi u quang”gợi màu hồng của ánh xuân, ấm áp của khí xuân.(1đ) - Cái mênh mông bao la của đất trời trong “Nguyên Tiêu” của Hồ Chí Minh “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thi n”.(1đ) -. thơ, tác giả đã sử dụng liên tiếp các từ láy: “nao nao”, “nho nhỏ” (0.5đ). - Việc sử dụng từ của thi nhân vừa chính xác, tinh tế, vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc trong người đọc. (0.5). - Các