1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Văn học hiện đại 4

14 217 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 121 KB

Nội dung

VĂN HỌC VIỆT NAM 1955 -1975 1 – Vài nét về những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của văn học Top 1.1 - Thuận lợi: Top Ở miền Bắc, cuộc sống mới xây dựng chủ nghĩa xã hội còn không ít những gian truân, thử thách, nhưng từ trong cuộc sống đó các nhà văn luôn giữ được niềm tin vào chế độ và nhận thấy “ngày mai đã đến từng giây từng giờ”. Trên cơ sở đó, họ có được cách nhìn, cách khám phá mới mẻ để nhận thức sâu sắc hơn về Tổ quốc, dân tộc. Thực tại đời sống phong phú, đa dạng có nhiều biến chuyển gắn liền với những sự kiện trọng đại đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ để viết nên nhiều tác phẩm có ý nghĩa cho đời. So với thới kì 1946 - 1954, ở vào thời kì này, các nhà văn có nhiều thuận lợi hơn trong việc học tập, kế thừa và phát huy những tinh hoa của văn học nhân loại, cũng như trao đổi, học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sáng tác. Sự ra đời của Hội Nhà văn đã tập hợp được một lực lượng sáng tác đông đảo, tài năng, tâm huyết, đồng thời mở ra vận hội mới cho nhà văn trên con đường sáng tạo. Ở miền Nam, trong đau thương và chiến đấu, đồng bào miền Nam vẫn ngời sáng những phẩm chất cao đẹp, giữ trọn nghĩa tình, thủy chung, luôn khao khát một cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, mong muốn tự biểu hiện và khẳng định mình trong gian khổ, hi sinh. Hoàn cảnh đó đã khơi nguồn cảm hứng lớn và góp phần tạo nên sức vang vọng sâu bền cho những lời thơ, áng văn. Mặt khác, với sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng và Hội Văn nghệ giải phóng, văn nghệ sĩ được tập hợp, củng cố để tạo nên một đội ngũ vững mạnh, vừa cầm súng vừa cầm bút. Họ sớm chiếm lĩnh, khám phá được hiện thực cuộc sống để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị lớn, phản ảnh kịp thời đời sống chiến đấu của đồng bào miền Nam. Từ năm 1965 đến năm 1975, cả nước có chiến tranh. Các nhà văn đã nhanh chóng có mặt ở những nơi gian khổ quyết liệt nhất của cuộc chiến đấu với tư cách là nhà văn- chiến sĩ . Với vai trò và vị trí đó, họ có điều kiện để chứng kiến và hiểu hơn những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam trong chiến đấu, tự hào hơn về vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của dân tộc. 1.2 - Khó khăn: Top Dân tộc ta đứng trước những thử thách mất còn, miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, miền Nam luôn phải đối mặt với kẻ thù hung bạo, thâm hiểm và xảo quyệt. Thực tại của cuộc sống đòi hỏi nhà văn phải có sự nỗ lực hết mình và nhanh chóng hòa vào nhịp sống khẩn trương của dân tộc để từ đó tìm cảm hứng sáng tạo. Văn học thời kì này đang trải qua những thử thách về nhận thức tư tưởng, về phương pháp sáng tác, về cách khám phá, phản ánh hiện thực đời sống xây dựng và chiến đấu của dân tộc. Do hoàn cảnh chiến tranh, nên việc sáng tác, in ấn, xuất bản, cũng như lưu hành ở thời kì này phải đối mặt với nhiều khó khăn … Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của văn học. I – Những thành tựu ở các thể loại: Top 2.1 – Thơ ca: Top Dân tộc ta rất yêu thơ, một dân tộc “lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”, “trong khi đuổi giặc vẫn làm thơ”. Bởi thế, dù trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, thơ ca vẫn phát triển nhanh và có ưu thế hơn các thể loại khác. Hiện thực của cuộc sống chống Mĩ đã tỏa nắng cho thơ, góp phần giúp các nhà thơ có thể sáng tạo nên nhiều bài thơ hay. 2.1.1 - Đội ngũ sáng tác : Top Ngoài các nhà thơ trước cách mạng và các nhà thơ được trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, thời kì này xuất hiện đông đảo các nhà thơ trẻ giàu tài năng và tâm huyết với đời, với thơ. Trước hết, cần nhận thấy lớp nhà thơ trước cách mạng sau thời gian nhận đường đã khẳng định được vị trí của mình trong cuộc đời mới. Họ có quan niệm thơ đúng đắn, giữ vai trò quan trọng trong sáng tác và cả trong việc hướng dẫn, dìu dắt thế hệ các nhà thơ trẻ. Với nhà thơ Xuân Diệu, người đọc cảm nhận được một tâm hồn thơ khỏe khoắn, nhạy bén, tràn đầy sức sáng tạo, luôn chứa chan tình yêu và hạnh phúc, niềm khát khao mãnh liệt được giao cảm với đời, được sống hết mình cho cuộc sống. Xuân Diệu chủ trương “hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non” và mở rộng cánh cửa thơ cho cuộc sống tràn vào. Nhiều vấn đề của đời sống được ông cảm nhận và thể hiện tinh tế. Ông xứng đáng là tấm gương lao động nghệ thuật bền bỉ cho văn nghệ sĩ noi theo. Các tập thơ tiêu biểu của ông ở thời kì này là: Riêng chung, Mũi Cà Mau - Cầm tay, Tôi giàu đôi mắt, Chế Lan Viên là nhà thơ thể hiện sâu sắc nhất cuộc hành trình gian khổ “từ chân trời một người đến với chân trời tất cả”. Nhà thơ đã trút bỏ những dĩ vãng buồn thương để đến với niềm vui của dân tộc, trở về với đời sống của nhân dân để hòa nhập với cuộc sống mới, gắn bó với cuộc chiến đấu của dân tộc. Thơ ông giàu chất trí tuệ, đậm đà tính chính luận, thời sự và luôn có những sáng tạo mới mẻ cả về nội dung và hình thức. Tiêu biểu cho thơ Chế Lan Viên ở thời kì này là: Aùnh sáng và phù sa, Hoa ngày thường, chim báo bão, Đối thoại mới, Huy Cận, sau một thời gian dài dường như vắng bóng, đã thực sự quên đi cái sầu vũ trụ, nỗi buồn tràng giang, điệp điệp, để rộng mở tâm hồn đón lấy những âm thanh của cuộc đời mới với niềm tin yêu thiết tha mãnh liệt, với sự trăn trở xoáy sâu vào sự đổi thay thân phận con người, tầm vóc kì vĩ của con người trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước. Cảm hứng vũ trụ và nhân sinh là hai nguồn cảm hứng lớn bao trùm trong thơ Huy Cận. Càng về sau thơ ông càng thấm đẫm chất trữ tình và chất suy tưởng. Biểu hiện rõ cho sự thành công của Huy Cận trong thời kì này là các tập thơ : Trời mỗi ngày lại sáng, Bài thơ cuộc đời, Chiến trường gần đến chiến trường xa, Đặc biệt, Tế Hanh trong lòng miền Bắc vẫn luôn hướng về miền Nam với nỗi nhớ thương da diết và tràn đầy niềm tin vào ngày đất nước thống nhất, ngày trở lại với quê hương. Đến với thơ Tế Hanh, điều người đọc cảm nhận rõ nhất không chỉ là bao kỉ niệm, hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống thường ngày gắn liền với những biến động của cuộc sống, mà còn là giọng thơ tâm tình, sự giãi bày chân tình trước bao điều giản dị mà sâu lắng nhất trong chính cuộc đời ông. Tiếng sóng, Hai nửa yêu thương, Khúc ca mới, là những tập thơ nổi bật của Tế Hanh được người đọc đón nhận với niềm trân trọng. Lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp giờ đây càng có điều kiện phát huy khả năng và từng bước khẳng định phong cách thơ của mình, tiêu biểu có thể nói đến các nhà thơ sau : Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài, ông tìm đến với nhiều thể loại khác nhau như : thơ, tiểu thuyết, kịch, phê bình văn học, âm nhạc. Riêng ở lĩnh vực thơ, ông luôn có sự tìm tòi, thể nghiệm trong quá trình sáng tạo nên đã đem lại nhiều nét đẹp độc đáo và mới mẻ cho thơ. Thơ Nguyễn Đình Thi vừa có sự thâm trầm của suy tư, vừa dạt dào cảm xúc, có sự trăn trở tìm tòi cái mới trong nghệ thuật biểu hiện. Nếu ở thời kì 1946 - 1954, ông có những bài thơ hay như Đất nước, Không nói, Nhớ, thì ở thời kì 1955 - 1975, khi nói đến thơ ông, người đọc không thể không nói đến Bài thơ Hắc Hải, Chia tay trong đêm Hà Nội, Lá đỏ, Vẻ đẹp của Tổ quốc và dân tộc từ trong đau thương, chiến đấu được ông khám phá, thể hiện rất đặc sắc. Chính Hữu tuy viết không nhiều, chỉ có một tập thơ, song mỗi bài thơ là biểu hiện một sự tìm tòi, vươn tới, mang bản sắc dân tộc một cách sáng tạo. Thơ Chính Hữu có kết cấu chặt chẽ, giàu hình ảnh, nhạc điệu và cũng giàu ý nghĩa khái quát. Ông đã đóng góp cho thơ Việt Nam thời kì này nhiều bài thơ hay như : Đường ra mặt trận, Ngọn đèn đứng gác, Một nửa, Còn Hoàng Trung Thông vẫn luôn giữ được sự nhạy bén, sắc sảo và bao quát trong cách nhìn cuộc sống. Càng ngày tình cảm trong thơ ông càng dạt dào, sâu lắng và luôn giữ được cái giản dị, chân tình như chính sự đôn hậu, điềm đạm của con người ông. Ở đề tài nào Hoàng Trung Thông cũng có được sự thành công mà tiêu biểu là các bài thơ : Ở nông trường cà phê, Bài thơ báng súng, Mẹ Bường, Người đọc cũng khó lòng quên được tiếng thơ dào dạt nghĩa tình của nhà thơ miền Nam tập kết Hoàng Tố Nguyên với những vần thơ Từ nhớ đến thương lay động tâm tình của người đọc. Thơ anh nâng niu trân trọng những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống mới ở miền Bắc Quê chung và nỗi nhớ thương sâu sắc về miền Nam, về nơi chôn nhau cắt rốn với cảnh sắc Gò me trong xa cách qua mạch tình cảm đằm thắm, da diết luôn trỗi dậy trong tâm hồn anh. Ngoài ra, cũng cần khẳng định sự đóng góp của các nhà thơ khác như: Trần Hữu Thung, Xuân Hoàng, Lương An, Minh Huệ …, và cũng cần nói đến sự góp phần đáng kể của hai nhà thơ miền núi : Nông Quốc Chấn và Bàn Tài Đoàn trong việc làm nên vẻ đẹp đầy hương sắc cho thơ ca 1955 – 1975. Lớp các nhà thơ trẻ xuất hiện đông đảo, xông xáo, nhạy cảm. Sự xuất hiện của lớp nhà thơ này đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho thơ Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, phong cách thơ của họ chưa thật ổn định. Tiêu biểu có thể nói đến Lê Anh Xuân, Dương Hương Ly, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm … Họ là những nhà thơ giàu cảm xúc, có sự khỏe khoắn, táo bạo của tuổi trẻ trong cấu tứ, trong việc sử dụng ngôn ngữ, nhịp điệu và hình ảnh… 2.1.2 – Các đề tài lớn : Top * Đề tài cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội : Cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc tuy nhiều gian truân vất vả nhưng cũng rất sôi nổi, hào hùng. Mỗi một người đều tràn đầy niềm tin yêu, tự hào về những đổi thay kì diệu trong cuộc sống của dân tộc. Thơ Huy Cận gắn liền với hình ảnh sinh động về Cô gái Hưng Yên đi mở mang Tây Bắc, một“chiều thu trong em bé cười má ửng”, hay vẻ đẹp của mơ ước về tương lai khi Đặt tên con, cái trữ tình lãng mạn khi “tặng em buổi sáng lòng anh”, Trong thơ Tố Hữu là hình ảnh của những con người mới, “những chàng trai, những cô gái yêu” đang góp sức mình dựng xây cuộc đời mới, là hình ảnh mùa xuân đến với “khói nhà máy mới ban mai”, hay hình ảnh “mùa thu mới đã bắt đầu trái ngọt” và niềm vui đến với cuộc đời “ngày mỗi ngày nho nhỏ” như “suối ngầm trong đất chảy trăm nơi”, Còn trong thơ Chế Lan Viên là âm vang sôi động, hào hùng của Tiếng hát con tàu, là sự ý thức sâu sắc về “tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”, hay khi trở về với đời sống của nhân dân, là niềm hạnh phúc dâng đầy qua hình ảnh “trái cây rơi trên áo người ngắm quả” và nhất là khi nhà thơ cảm nhận Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? Với Xuân Diệu, cuộc đời mới thật mến thương qua bầu trời đỏ rực màu “ngói mới” và trong niềm vui hạnh phúc với âm thanh của giọng em “cười ríu rít ở sau xe”… Bàng Sĩ Nguyên giãi bày niềm vui giản dị mà biết bao ý nghĩa của cảnh Vợ chồng đi chợ xuân. Những vần thơ của họ từ nhiều góc độ cảm nhận khác nhau đã đem lại cho người đọc niềm tươi vui, một cảm giác lâng lâng trước những hạnh phúc đơn sơ, ước mơ nho nhỏ giữa cuộc đời mới. * Đề tài đấu tranh thống nhất nước nhà: Đất nước bị chia cắt đã tạo nên nỗi đau lớn và bao niềm trăn trở thao thức cho mỗi con người Việt Nam khi đứng trước cảnh “sông Bến Hải bên bồi bên lở,/ cầu Hiền Lương bên nhớ, bên thương”. Hơn ai hết, Tố Hữu có nhiều vần thơ xúc động về đề tài này. Nỗi đau, niềm xót xa về cảnh đất nước chia cắt luôn thường trực trong tâm hồn nhà thơ. Có thể nói, miền Nam chính là “miền sâu thẳm” trong cõi lòng ông, là điều ông không “có thể nào yên”, không “có thể nào quên”, không “có thể nào khuây”,… khi kẻ thù đang chà đạp lên Quê mẹ. Nhà thơ tự hào về đồng bào miền Nam bất khuất anh hùng, gắn bó thủy chung son sắt với cách mạng, tự hào trước vẻ đẹp diệu kì của Người con gái Việt Nam. Xuân Diệu có cả một phần thơ Mũi Cà Mau (trong tập thơ Mũi Cà Mau - Cầm tay ) viết về đề tài đấu tranh thống nhất nước nhà. Ông cảm nhận sự toàn vẹn của Tổ quốc một cách giản dị, cụ thể : Tổ quốc ta như một con tàu Mũi thuyền ta đó , mũi Cà Mau. Lưu Trọng Lư nói tới nỗi đau trước cảnh đất nước chia cắt thật cảm động qua bài thơ Sóng vỗ cửa Tùng : Bờ nớ bờ ni trông thấy Sao đành nón ngoắt tay đưa Nhìn lại nhìn qua Sao mắt đành ứa lệ . Chế Lan Viên nói một cách thấm thía sâu sắc về những kỉ niệm khó quên trong xa cách qua các bài thơ : Đêm tập kết, Mẹ, Gốc nhãn cao, … Tế Hanh giãi bày chân tình thắm thiết những cảm xúc trào dâng trong lòng mình khi Nhớ con sông quê hương Lê Anh Xuân với cảm xúc ngọt ngào, tươi mát đã bộc lộ nỗi nhớ thương da diết về quê hương, về kỉ niệm của tuổi thơ qua Nhớ mưa quê hương và bày tỏ khát vọng cháy bỏng được Trở về quê nội để góp sức mình vào cuộc chiến đấu vì sự thống nhất đất nước . Đặc biệt, ở đề tài này, tiếng thơ của các nhà thơ cách mạng và của quần chúng yêu nước cách mạng ở miền Nam vẫn luôn ngân vang trong gian khổ, mất mát, hi sinh. Đồng bào miền Nam luôn vững niềm tin vào Đảng và Bác, vẫn hướng về một ngày mai thống nhất, “vẫn vững như kiềng ba chân” trước kẻ thù hung bạo, xảo quyệt. Tiểu biểu, phải kể đến các bài thơ : Quê hương, Nghe tin em vào đại học của Giang Nam, Mộ anh hoa nở, Cháu nhớ Bác Hồ, Dấu võng Trường Sơn của Thanh Hải, Đám cưới giữa mùa xuân của Viễn Phương, … Tóm lại, ở đề tài này, các nhà thơ đã thể hiện chân thật, gợi cảm những tâm tư tình cảm nguyện vọng của cả dân tộc về một đất nước thống nhất và khẳng định niềm tin mãnh liệt vào điều đó . * Đề tài ra trận: Hầu hết các nhà thơ đều viết về đề tài ra trận, và mỗi nhà thơ lại có cách khám phá, thể hiện khác nhau. Tố Hữu gọi là “dòng thơ lửa cháy”, Chế Lan Viên quan niệm là Những bài thơ đánh giặc, với Huy Cận đó là Chiến trường gần đến chiến trường xa … Thơ viết về đề tài ra trận đã thể hiện được sự ra quân hùng mạnh của dân tộc với khí thế “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / mà lòng phới phới dậy tương lai”, bằng sức mạnh “bốn mươi thế kỉ cùng ra trận”. Cả dân tộc đều ra trận, “lớp cha trước, lớp con sau / đã thành đồng chí chung câu quân hành”( Đường ra mặt trận của Chính Hữu, Xuân 68 của Tố Hữu, Anh vẫn hành quân của Trần Hữu Thung, Sư đoàn của Phạm Ngọc Cảnh,… ). Nhiều cảnh chia tay, đưa tiễn được thơ ca thể hiện với nhiều ý nghĩa cao đẹp ( Kỉ niệm có gì, Đêm hò tử tạ của Chế Lan Viên, Cuộc chia li màu đỏ của Nguyễn Mĩ , Chia tay trong đêm Hà Nội của Nguyễn Đình Thi , Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn, Tiễn đưa của Tố Hữu… ) . Ở đề tài ra trận, tình cảm gắn bó sâu sắc, máu thịt, niềm tự hào của con người Việt Nam về Tổ quốc, về Đảng và Bác Hồ vĩ đại được các nhà thơ ngợi ca, khẳng định ở nhiều bài thơ (Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?, Sao chiến thắng của Chế Lan Viên, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Việt Nam máu và hoa của Tố Hữu, Quê hương của Giang Nam, Vàm Cỏ đông của Hoài Vũ, Đất Viên An của Nguyễn Bá ) Đặc biệt vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu được các nhà thơ thể hiện từ nhiều phương diện thông qua sự cảm nhận sâu sắc về tâm hồn và tình cảm của dân tộc Việt Nam ở hình tượng người mẹ (Mẹ Suốt của Tố Hữu, Đất quê ta mênh mông của Dương Hương Ly, Hơi ấm ổ rơm của Nguyễn Duy, Người mẹ trồng bông của Lê Anh Xuân … ) , ở hình tượng anh chiến sĩ giải phóng quân (Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân, Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Dấu chân qua trảng cỏ của Thanh Thảo, Nấm mộ và cây trầm của Nguyễn Đức Mậu, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh…), và ở nhiều hình tượng khác như : Cô giao liên, cô thanh niên xung phong… (Ngã ba Đồng Lộc của Huy Cận, Khoảng trời và hố bom của Lâm Thị Mĩ Dạ, Gửi em cô thanh niên xung phong của Phạm Tiến Duật…). Trong chiến đấu, giữa bao nhiêu mất mát và hi sinh tình yêu của con người Việt Nam càng trở nên cao đẹp ( Bài thơ tình yêu của Dương Hương Ly, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây của Phạm Tiến Duật … ). Có thể nói, hiện thực hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ đã “tỏa nắng cho thơ ”, góp phần làm nên sức sống mãnh liệt cho thơ. Có thể xem, những vần thơ ra đời trong hoàn cảnh này là những bông hoa nở dọc chiến hào điểm tô thêm vẻ đẹp tâm hồn tính cách của con người Việt Nam. 2.1.3 - Vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật : Top * Thể thơ : Hầu hết thể thơ quen thuộc trong thơ ca truyền thống và hiện đại đều được các nhà thơ ở thời kì này đã sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt và ở thể thơ nào họ cũng đạt được thành công rực rỡ. Trong đó, thể thơ tự do có một vị trí quan trọng và được sử dụng ngày một phổ biến hơn, có khả năng diễn tả được sâu sắc, trọn vẹn hơn những vấn đề cốt lõi của cuộc sống. Đặc biệt, thể thơ văn xuôi xuất hiện ngày một nhiều hơn và từng bước tìm được chỗ đứng trên thi đàn. Bên cạnh đó, về cuối thời kì này có sự xuất hiện thể trường ca. Với thể trường ca, các nhà thơ có thể diễn tả được một cách sâu rộng, khái quát hiện thực cuộc sống đấu tranh giữ nước của dân tộc. Thông qua thể trường ca, các nhà thơ đã thể hiện được năng lực khái quát , sự suy ngẫm của mình trước những vấn đề của cuộc sống. * Ngôn ngữ thơ : Ngôn ngữ thơ thời kì 1955 - 1975 xuất phát từ ngôn ngữ đời sống xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Cho nên, trong thơ xuất hiện một hệ thống từ ngữ không có ở thơ ca trước đó. Biểu hiện cụ thể qua một số câu thơ sau : - Nông trường ta rộng mênh mông Trăng lên, trăng lặn, vẫn không ra ngoài. ( Nông trường cà phê - Tế Hanh ) - Như hôm nay giữa công trường đỏ bụi Những đoàn xe vận tải nối nhau đi. ( Bài ca mùa xuân 1961 - Tố Hữu ) - Chào anh thợ hàn giữa trời cao vời vợi Tay cầm lửa giữa muôn sao chấp chới. (Bàn tay ta năm ngón mở bình minh - Huy Cận) - Mỗi trang thơ đều dội tiếng ta cười! Đều lộng hương thơm những cánh đồng hợp tác Chim cu gần, chim cu gáy xa xa Ruộng đoàn tụ nên người thôi chia cắt, Đêm no ấm giọng chèo khuya khoan nhặt, Lúa thêm mùa khi lúa chín về ta. (Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chế Lan Viên) - Trường, giặc đốt rồi, còn lại ánh trăng Giữa hai trận càn, anh dạy em học chữ. ( Nghe em vào đại học - Giang Nam ) - Ba lô nằm đợi lệnh hành quân Lá ngụy trang vẫn cài trên mũ. (Ngủ rừng theo đội hình đánh giặc - Nguyễn Đức Mậu) - Cuộc đời trải mút mắt ta Lối mòn nhỏ cũng dẫn ra chiến trường Những người sốt rét đương cơn Dấu chân bấm xuống đường trơn có nhòe ? ( Những dấu chân qua trảng cỏ - Thanh Thảo ) - Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây. (Trường Sơn đông, Trường Sơn tây - Phạm Tiến Duật) Sức gợi cảm, gợi liên tưởng của ngôn ngữ thơ thời kì này, ngày càng được thể hiện đậm nét. Trên cơ sở đó, nhiều bài thơ, câu thơ có thêm sức lay động mạnh mẽ, tình cảm và nhận thức của người đọc trước những vấn đề mà nhà thơ thể hiện. Sức sống của thơ vì thế càng trở nên sâu bền hơn và có những câu thơ tạo cho người đọc sự bất ngờ, thú vị : - Bước dài như gió lay thành chuyển non (Tiếng hát sang xuân - Tố Hữu ) - Tiếng bìm bịp bập bềnh trong đêm nước lên (Chuyến đò đêm giáp ranh - Hữu Thỉnh) - Trăng mài mòn guốc võng (Về hỏa tuyến thăm con - Bằng Việt) - Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt (Ngọn đèn đứng gác - Chính Hữu) - Tối : tắc kè ném lưỡi vào đêm ( Nhật kí - Hoàng Nhuận Cầm) Có thể nói, các nhà thơ ở những mức độ khác nhau đều có sự cố gắng lựa chọn, sử dụng một cách sáng tạo ngôn ngữ thơ để góp phần tăng thêm hiệu quả nghệ thuật, tạo cho thơ mình có được vẻ đẹp riêng và sức hấp dẫn sâu bền đối với người đọc. *Cấu trúc câu thơ : Trước đòi hỏi của cuộc sống, thơ phải tăng sức chứa, lượng thông tin của câu thơ trên cơ sở đó cũng cần được tăng lên và sự mở rộng câu thơ là một tất yếu. Câu thơ có sự dài ngắn khác nhau theo mạch cảm xúc của nhà thơ. Đặc biệt, thơ thời kì này xuất hiện những câu thơ có nhiều từ, và có những câu thơ 12 từ trở lên. Điều đó được biểu hiện qua nhiều bài thơ, ngay cả ở những bài thơ hay như : Sự sống chẳng bao giờ chán nản của Xuân Diệu, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? của Chế Lan Viên, Ngã ba Đồng Lộc của Huy Cận, Ý nghĩ bất chợt trong nghĩa trang chiều của Diệp Minh Tuyền, Gió lào cát trắng của Xuân Quỳnh, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Khoảng trời và hố bom của Lâm Thị Mĩ Dạ, Xóm đê của Phan Thị Thanh Nhàn, Nhìn chung, sự mở rộng câu thơ không làm giảm đi vẻ đẹp của thơ mà trái lại tạo cho nó có thêm dáng vẻ mới, góp phần diễn tả trọn vẹn mạch cảm xúc, sự suy ngẫm của nhà thơ trước những vấn đề sôi động của đời sống xây dựng và chiến đấu. * Giọng điệu thơ : Hiện thực cuộc sống thời kì 1955 - 1975 đòi hỏi nhà thơ không chỉ giãi bày nỗi niềm tình cảm của mình mà còn phải góp phần lí giải và trả lời được hàng loạt vấn đề đang đặt ra trong đời sống xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mĩ. Bởi thế, bên cạnh sự rung động mãnh liệt của trái tim còn phải có sự nhạy bén sắc sảo của trí tuệ. Việc xuất hiện nhiều giọng điệu thơ trong thơ thời kì này là lẽ tất yếu nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thẩm mĩ của thời đại. Người đọc dễ nhận ra thơ có nhiều giọng, đó là giọng hào sảng, lạc quan, giọng tâm tình, giọng chất chứa suy tư triết lí, giọng tranh luận đối thoại, giọng châm biếm, mỉa mai, Tuy có giọng điệu thơ khác nhau nhưng điểm chung mà các nhà thơ hướng đến là khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn tính cách của con người Việt Nam. Hơn lúc nào hết, thơ mang sức mạnh và sứ mệnh to lớn, tiếng thơ lúc này thực sự là“tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình”, “là những điệu tâm hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”(Tố Hữu). 2.1.4 - Một số đặc điểm nổi bật của thơ 55 -75: Top Thơ thể hiện cuộc sống theo hai khuynh hướng: nâng cao tính hiện thực và nâng cao chất trí tuệ trong thơ . Nâng cao tính hiện thực trong thơ là một nhu cầu tất yếu. Hiện thực cuộc sống càng phong phú đa dạng đòi hỏi thơ càng phải có sức chứa lớn, có khả năng bao quát được những vấn đề trong đời sống từ những vấn đề nhỏ nhất cho đến những vấn đề mang tầm vóc dân tộc và thời đại. Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự gửi gắm, giãi bày những nỗi niềm tâm sự, điều đó tạo nên sự đồng điệu, và sức hấp dẫn của thơ đối với người đọc. Bên cạnh đó, để có sức lắng đọng sâu sắc đối với người đọc, thơ còn phải có chất trí tuệ. Thơ không chỉ phản ánh mà còn góp phần lí giải những vấn đề trong đời sống. Chính điều này góp phần làm nên sức sống lâu bền cho thơ. Cũng vì thế, càng về cuối giai đoạn này, chất trí tuệ trong thơ càng được nâng cao và vai trò của nó càng được khẳng định. Thơ thời kì 1955 - 1975 đậm đà tính thời sự và tính chiến đấu. Thơ gắn chặt với cuộc sống của dân tộc, phản ánh một cách kịp thời, chân thật, sinh động hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ và khí thế sôi nổi hào hùng của đời sống xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Các nhà thơ dũng cảm đến với cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ hi sinh nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc để tìm cảm hứng sáng tạo. Những vần thơ của họ như là vũ khí sắc bén góp phần vạch trần bản chất xấu xa của kẻ thù, ngợi ca sự cao đẹp của quần chúng yêu nước và cách mạng, cũng như tinh thần quyết tâm chiến đấu và niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó điều dễ nhận thấy thơ 1955 - 1975 giàu chất trữ tình và chất anh hùng ca. Thơ bộc lộ những cảm nhận chân thành, giản dị mà rất sâu lắng tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước, về cuộc sống quá khứ, hiện tại và hướng về tương lai. Thơ chính là tiếng hát tâm tình của con người Việt Nam trước hiện thực cuộc sống đầy sôi động, với những cảm xúc đằm thắm thiết tha về tình mẹ con, vợ chồng, tình yêu, tình đồng chí,… Đặc biệt, thơ có được vẻ đẹp hài hòa nhuần nhuyễn giữa chất anh hùng ca và trữ tình ( Người con gái Việt Nam của Tố Hữu, Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân, Bài ca chim Chơ rao của Thu Bồn, ). Có thể nói, thơ ca thời kì này vừa có vẻ đẹp chung của cả nền thơ, vừa có vẻ đẹp riêng của từng khuôn mặt với những phong cách thơ khác nhau. 2.1.5 – Nhận xét chung : Top Sau hai mươi năm, thơ Việt Nam hiện đại đã có sự vươn lên không ngừng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào của đời sống, các nhà thơ vẫn luôn tìm tòi, thể nghiệm ở nhiều phương diện, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, để ngày càng đạt được những thành tựu rực rỡ, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tạo nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng, nhiều hương sắc mới cho thơ ca Việt Nam hiện đại. 2.2 – Truyện và kí: Top 2.2.1 - Đội ngũ sáng tác : Top So với thơ, truyện và kí có vị trí không kém phần quan trọng. Đội ngũ nhà văn viết truyện và kí đông đảo, nhiệt tình, gắn bó với cuộc sống, luôn có sự tìm tòi thể nghiệm trong sáng tác để tạo nên sự phát triển mạnh mẽ, ngày một phong phú hơn cho thể loại này. Các nhà văn lớp trước tiêu biểu là: Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan, Bùi Hiển , vẫn tiếp tục phát huy được tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của mình trước hiện thực cuộc đời mới. Lớp nhà văn kế cận là : Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Văn Bổng, Võ Huy Tâm , ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn. Đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều nhà văn trẻ như : Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Anh Đức , Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thi, Nguyễn Sáng, Vũ Hạnh, Phan Tứ, Vũ Thị Thường, Đào Vũ, Chu Văn, Hữu Mai, Xuân Cang, Lê Văn Thảo, Dương Thị Xuân Quý, Đỗ Chu, Thái Bá Lợi, Nhật Tuấn,… Họ trưởng thành nhanh chóng từ trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mĩ. Họ trở thành lực lượng sáng tác quan trọng làm nên diện mạo của văn xuôi thời kì này. Tìm hiểu về đặc điểm phong cách của các nhà văn, Phan Cự Đệ cho rằng:“Chúng ta có cái đẹp trong sáng, nhẹ nhõm, thanh thoát, đầy tình cảm yêu thương của Nguyễn Đình Thi, cái xù xì gân guốc… với chất say đầy hưng phấn lãng mạn của Nguyên Hồng, cái hóm hỉnh thông minh của một năng khiếu quan sát tinh tế kết hợp với tâm hồn thơ mơ mộng của Tô Hoài, cái đôn hậu ấm áp đượm vẻ huy hoàng tráng lệ của Nguyễn Huy tưởng, cái tỉnh táo, sắc sảo mang tính chất phát hiện của Nguyễn Khải, cái khỏe mạnh gân guốc có tính chiến đấu của Chu Văn, cái dân gian mà hiện đại của Nguyễn Thi, cái hiện đại mà cổ kính của Nguyễn Tuân, cái hùng tráng mà thi vị của Nguyễn Trung Thành, cái trữ tình trong sáng thiết tha của Anh Đức, cái trí tuệ hài hòa và cân đối của Phan Tứ… Bùi Hiển vẫn giữ được cái đậm đà trung hậu của xứ Nghệ, Vũ Thị Thường hướng về một vả đẹp nông thôn thuần phác, đôn hậu, Nguyễn Kiên đầm ấm yêu thương với những tình cảm, lí tưởng trong sáng, Nguyễn Sáng thích những xung đột giàu kịch . táo, sắc sảo mang tính chất phát hiện của Nguyễn Khải, cái khỏe mạnh gân guốc có tính chiến đấu của Chu Văn, cái dân gian mà hiện đại của Nguyễn Thi, cái hiện đại mà cổ kính của Nguyễn Tuân,. lợi hơn trong việc học tập, kế thừa và phát huy những tinh hoa của văn học nhân loại, cũng như trao đổi, học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sáng tác. Sự ra đời của Hội Nhà văn đã tập hợp được. mới. Lớp nhà văn kế cận là : Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Văn Bổng, Võ Huy Tâm , ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn. Đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều nhà văn trẻ như

Ngày đăng: 23/04/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w