1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ Bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 12 THPT trong dạy học giải bài tập chương Dòng điện xoay chiều

199 593 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 199
Dung lượng 8,35 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Quá trình hội nhập thế giới đòi hỏi trình độ học vấn của con người ngày càng cao cũng như khả năng làm việc độc lập, khả năng hợp tác nhúm. Sự sáng tạo trong công việc là yêu cầu đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của bất kì ngành nghề nào. Đào tạo con người là trách nhiệm hàng đầu của ngành giáo dục. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tõm và đầu tư cho chiến lược giáo dục. Nghị quyết của Hội nghị lần thứ tu của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII( 01/1993), Hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (12/1996) đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong luật giáo dục(12/1998), Nghị quyết của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (12/2000) và trong các chỉ thị của Thủ tướng và Bộ truởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã nêu rừ ngành giáo dục đào tạo phải “ Đổi mới phương pháp dạy học tất cả các cấp bậc học ,áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”[ ]. Các thầy, cô giáo luôn chủ động đổi mới phương pháp, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại nhằm phát huy tớnh tích cực, tự giác, chủ động, bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh (HS) trong học tập, nghiên cứu khoa học. Chúng ta luôn xác định thế hệ trẻ là tương lai của đất nước đảm nhiệm trọng trách xõy dựng và bảo vệ đất nước, làm cho quốc gia ngày càng phát triển vươn tới ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ đất nước, mở cửa, hội nhập quốc tế. Mục tiêu giỏo dục và đào tạo được xác định rõ thêm trong văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X: "Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viờn khát vọng mãnh liệt xõy dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thõn với tương lai của cộng đồng, 1 của dõn tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viờn bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại". Như vậy, mục tiêu giáo dục xuyên suốt vẫn là giáo dục toàn diện, coi trọng các mặt trí, đức, thể, mĩ nhằm đào tạo ra những người lao động mới có trí tuệ, có nhân cách, năng động và sáng tạo, chủ động thích ứng với nền kinh tế tri thức và sự phát triển của thời đại. Với những yêu cầu cấp bách của thời đại thì ngành giáo dục cũng đang hết sức chú trọng những nghiên cứu đổi mới phuơng pháp dạy học ở tường phổ thông theo hướng đảm bảo được yõu cầu cấp bách của chiến lược giáo dục bồi dưỡng năng lực sáng tạo, khả năng tư duy khoa học, năng lực tỡm tòi chiếm lĩnh tri thức, năng lực tự giải quyết vấn đề của người học thích ứng được thực tiễn của cuộc sống và xu thế của nền kinh tế tri thức. Để đạt được những điều đó thì mỗi giáo viên (GV) giảng dạy phải luôn tự mỡnhđổi mới và vận dụng các phương pháp dạy học vào dạy học theo yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Khi đó mỗi GV hki dạy cần xác định được mục đích để trả lời câu hỏi: - Dạy nội dung khắc sõu trọng tõm nào? - Người học phải biết gì hoặc biết làm gì trước, trong và sau khi học? - Thực tế người học đã biết những gì? - Cần áp dụng những phương pháp dạy như thế nào để phù hợp với đối tượng học? Như vậy chức năng mới của người GV không phải là người có quyền lực tuyệt đối, quyết đoán, áp dặt tri thức mà phải là người chỉ đạo hoạt động, nhà tư vấn và tổ chức tình huống học tập, trọng tài trong các tình huống học tập, tổ chức kiểm tra đánh giá, định hướng hoạt động và thể chế hoá tri thức. Từ những qua niệm đó đă chuyển HS từ vị trí thụ động sang vị trí chủ động tự tỡm tòi để giải quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt của GV và ngưũi GV dần tự phủ nhận vai trò của mình để học sinh tự khám phá tri thức khoa học, đồng thời bồi dưỡng năng 2 lực sáng tạo(NLST) cho học sinh trong quá trình học và sự phát triển tư duy sau này. Bồi duưỡng NLST cho học sinh bằng cách nào ? Bằng phương pháp nào? HÌnh thức như thế nào? Với vai trò là GV THPT, chỳng tôi thấy rằng việc bồi dưỡng NLST cho HS thông qua hoạt động giải bài tập (BT) chiếm vị trí rất quan trọng trong việc dạy và học. Tuy nhiên công việc này không đơn giản vì nó đòi hỏi nguời GV luôn tỡm tòi học hỏi, luôn đổi mới và sáng tạo trong mỗi bài giảng, trong từng bài tập hướng dẫn cho HS thì chất lượng bài giảng sẽ nõng lên và hiệu quả học tập của HS đạt đuợc sẽ thay đổi. Từ những lÝ do trên đồng thời cũng là nhu cầu bản thân và mong muốn được nâng cao trình độ, năng lực học tập của học sinh. Nên chúng tôi tập trung nghiên cứu đề tài : “Bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh líp 12 THPT trong dạy học giải bài tập chương Dòng điện xoay chiều ” . Theo chúng tôi việc nghiên cứu này là rất cần thiết và bổ Ých cho GV cũng như đối với học sinh học tập về chương này. 2. Mục đích nghiên cứu. Xây dựng và hướng dẫn HS líp 12 THPT giải hệ thống dạng BT chương “ Dòng điện xoay chiều” nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về bồi dưỡng NLST cho HS và cơ sở lí luận về BTVL trong dạy học ở trường THPT. 3.2.Điều tra thực trạng dạy học giải BT chương ” Dòng điện xoay chiều” trong việc bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho HS líp 12 THPT. 3.3. Nghiên cứu nội dung, mục tiêu dạy học chương ” Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT . 3.4. Soạn thảo hệ thống BT chương ” Dòng điện xoay chiều” để nhằm bồi dưỡng NLST và hướng dẫn giải cho HS líp 12 THPT. 3 3.5. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của hệ thống BT đã xây dựng và cách hướng dẫn trong việc bồi dưỡng NLST của HS líp 12 THPT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Hoạt động dạy học BTVL của GV và HS líp 12 THPT nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Dạy học BTVL chương ” Dòng điện xoay chiều” lớp 12 THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Nghiên cứu lí luận : - Nghiên cứu các tài liệu lí luận về việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh về giải BTVL. - Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách BT, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo để xác định mục tiêu dạy học và xây dựng hệ thống BT chương “Dòng điện xoay chiều” nhằm bồi dưỡng NLST cho HS líp 12 THPT. 5.2. PP điều tra, khảo sát thực tế về hoạt động dạy học giải BTVL ở trường THPT nhằm thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp để đánh giá các giải pháp mà GV đã sử dụng để bồi dưỡng NLST cho HS và kết quả của nó; những quan niệm, mức độ nắm kiến thức, hoạt động giải BTVL của HS; thể hiện thực tế NLST của HS và việc rèn luyện NLST thông qua hoạt động giải BT chương “Dòng điện xoay chiều” . 6. Giả thuyết khoa học. Bồi dưỡng NLST cho HS thông qua hệ thống BT và vận dụng các biện pháp để hướng dẫn HS giải BT chương “Dòng điện xoay chiều” một cách phù hợp, sáng tạo. 4 7. Những đóng góp về khoa học, thực tiễn của đề tài. 7.1. Đóng góp về mặt khoa học. Xây dựng hệ thống BT chương “Dòng điện xoay chiều” nhằm bồi dưỡng NLST cho HS líp 12 THPT. 7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn. - Là tài liệu tham khảo của bộ môn ở trường THPT. - Giúp người học hình thành cách nghiên cứu kĩ hơn các vấn đề trong chương “Dòng điện xoay chiều” lớp 12 THPT và trong chương trình Vật lí nói chung. - Bồi dưỡng NLST trong cách học và giải quyết vấn đề bài toán Vật lí nói chung và bài tập trong chương “Dòng điện xoay chiều” nói riêng. II. Nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng NLST cho HS trong dạy học thông qua giải BTVL ở trường THPT. 1. Cơ sở lí luận 1.1 Trình bày các quan niệm NLST của nhà khoa học, của HS, những đặc điểm, biểu hiện và yếu tố cần thiết cho quá trình sáng tạo. Một số phương pháp tư duy sáng tạo đã và đang được triển khai thành các lớp học, các hội nghị chuyên đề ở các cơ quan, tổ chức xã hội, chớnh trị, chớnh trị - xã hội nhằm nõng cao hiệu quả làm việc của cá nhõn hay tập thể. Ở các trường trung học của các nước phát triển, một số phương pháp quan trọng như tập kích não, giản đồ ý cũng đã được áp dụng cho học sinh biết cách áp dụng dưới dạng thô sơ; đồng thời cũng đã có nhiều cơ sở giáo dục tư thục giảng dạy các chuyên đề về phương pháp tư duy sáng tạo cho học viên mọi lứa tuổi.Các bộ môn được xem là công cụ của NLST này bao gồm: Tõm lý học, giáo dục học, luận lý học (hay logic học), giải phẫu học, và các tiến bộ về y học trong lĩnh vực nghiên cứu não. Đặc điểm của phương pháp: 5 + Không có khuôn mẫu tuyệt đối: Cho đến nay vẫn không có phương pháp vạn năng nào để khơi dậy khả năng tư duy và các tiềm năng khổng lồ ẩn chứa trong mỗi con người. Tựy theo đặc tớnh của đối tượng làm việc và môi trường tại chỗ mà mỗi cá nhõn hay tập thể có thể tỡm thấy các phương pháp riêng thích hợp. + Không cần đến các trang bị đắt tiền: Cho đến nay, các phương pháp tư duy sáng tạo chủ yếu vẫn là các cách thức tổ chức lề lối suy nghĩ có hướng và các dụng cụ sử dụng rất đơn giản chủ yếu là giấy, bút, phấn, bảng, lời nói, đôi khi là màu sắc, máy chiếu hình, từ điển Một số phần mềm đã xuất hiện trên thị trường để giúp đẩy nhanh hơn quá trình hoạt động sáng tạo và làm việc tập thể có tổ chức và hiệu quả hơn. Song, tại một số trường học vẫn có thể tiến hành giảng dạy bộ môn này bằng những cuộc thảo luận chuyên đề.Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu cũn mới. Nó nhằm tỡm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhõn hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của bộ môn này là giúp cá nhõn hay tập thể thực hành nó tỡm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải. Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật hoặc trong các phát minh, sáng chế. Một danh từ khác được giáo sư Edward De Bono (1933 -) sử dụng để chỉ ngành nghiên cứu này và được dùng rất phổ biến là Tư duy định hướng.Một số phương pháp tư duy sáng tạo đã và đang được triển khai thành các lớp học, các hội nghị chuyên đề ở các cơ quan, tổ chức xã hội, chớnh trị, chớnh trị - xã hội nhằm nõng cao hiệu quả làm việc của cá nhõn hay tập thể. Ở các trường trung học của các nước phát triển, một số phương pháp quan trọng như tập kích não, giản đồ ý cũng đã được áp dụng cho học sinh biết cách áp dụng dưới dạng thô sơ; đồng thời cũng đã có nhiều cơ sở giáo dục tư thục giảng dạy các chuyên 6 đề về phương pháp tư duy sáng tạo cho học viên mọi lứa tuổi. + Không phức tạp trong thực nghiệm: Thực nghiệm của hầu hết các phưong pháp tư duy sáng tạo hiện nay rất đơn giản. Nếu cần quá trình đào tạo cấp tốc có thể từ 1 buổi cho tới dưới 1 tuần cho người học. Đa số các phương pháp đã đưọc ghi sẵn ra từng bước như là những thuật toán. Điều kiện cho người thực hiện chỉ là sự hiểu biết và có khả năng tư duy cũng như đôi khi cần đến sự hỗ trợ của các kho dữ liệu về kiến thức chuyên môn mà vấn đề đặt ra có liên quan hay đề cập tới. + Hiệu quả cao: Các phương pháp tư duy sáng tạo, nếu sử dụng đúng chỗ đúng lúc đều mang lại lợi ích rất cao, nhiều giải pháp được đưa ra chỉ nhờ vào phương pháp tập kích não. Các phương pháp khác cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà phát minh, nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật hay công nghệ. + Giảm thiểu được áp lực quá tải của lượng thông tin: bằng các phưong án tư duy có định hướng thì một hệ quả tất yếu là người nghiên cứu sẽ chọn lựa một cách tối ưu những dữ liệu cần thiết, do đó tránh các cảm giác lúng túng, mơ hồ, hay lạc lừng trong rừng rậm của thông tin. 1.1.1PHÁT TRIỂN TƯ DUY VÀ NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 1.1.1.1. Tư duy và năng lực sáng tạo 1. Tư duy là một quá trình nhận thức khái quát và giỏn tiếp những sự vật và hiện tượng trong những dấu hiệu, những thuộc tính bản chất của chúng, những mối quan hệ khách quan, phổ biến của chúng, đồng thời cũng là sự vận dụng sáng tạo những kết luận khái quát đã thu được vào những dấu hiệu cụ thể, dự đoán được những thuộc tính, hiện tượng, quan hệ mới. Tư duy là sự hoạt động của hệ thống thần kinh cao cấp của con người, phản ánh hiện thực khách quan bằng biểu tượng, khái niệm, phán đoán Tư duy bao giờ cũng liên hệ với một hình thức nhất định của sự vận động của vật chất đó là sụ hoạt động của bộ óc con người. Tư duy liên hệ khăng khít với 7 ngôn ngữ và được phát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người. 2. Năng lực sáng tạo: Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô (Nga): "Sáng tạo là một loại hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính cách tõn, có ý nghĩa xã hội, có giá trị", hay Từ điển bách khoa Việt Nam (tập 3): Sáng tạo là "Hoạt động tạo ra cái mới". Như vậy, có thể hiểu năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới. Năng lực sáng tạo phản ánh hoạt động lí tính của con người, đó là khả năng nhận thức thế giới, phát hiện ra các quy luật khách quan và sử dụng những quy luật đó vào việc cải tạo thế giới tự nhiên, phục vụ loài người. Năng lực sáng tạc biểu hiện trình độ tư duy phát triển ở mức độ cao của con người. 3. Phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh là bồi dưỡng cho hệ cách suy nghĩ, phong cách học tập, làm việc khoa học, rèn luyện các thao tác tu duy logic, tư duy biện chứng, rèn luyện các kĩ năng, phát triển ở họ tư duy khoa học, tư duy Vật lí và năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. 1.1.1.2. Sự cần thiết phải phát triển tư duy và năng lực sáng tạo 1. Yêu cầu của thời đại Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp diễn với nhịp độ cao, đã đặt ra nhiều vấn đề mới không chỉ trong các lĩnh vực Khoa học - Công nghệ mà cả những vấn đề rất chung, rất tổng quát như trong lĩnh vực tư duy và hoạt động kinh tế xã hội. Mỗi phát minh xuất hiện kéo theo hàng loạt phát minh khác, nó được ứng dụng nhanh chúng vào kĩ thuật và sản xuất, đưa lại những thành tựu kì diệu cho khoa học và cuộc sống con người. Điều đó tác động trực tiếp đến mục tiờu, nội dung và phương thức dạy học. Đồng thời, là đòi hỏi bức thiết phải phát triển tư duy và năng lực sáng t ạo cho thế hệ trẻ Việc đào tạo 8 người lao động cho xã hội hiện đại, không chỉ học tập trong nhà trường mà còn có khả năng tự học, tự hoàn thiện mình, nghĩa là "Học một biết mười". Muốn vậy người học sinh phải có tư duy phát triển, có năng lực sáng tạo, có tri thức khoa học, sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của thời đại. 2. Mục tiờu, nhiệm vụ của dạy học Vật lí Dạy học Vật lớ không chỉ truyền thụ hệ thống kiến thức cơ bản mà điều quan trọng hơn là xõy dựng cho HS một tiềm lực, một bản lĩnh thể hiện ở phương pháp suy nghĩ và làm việc, trong cách tiếp cận, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đồng thời, giúp họ có khả năng phát triển vốn hiểu biết dã có, thấy rõ năng lực sở trường của mình để lựa chọn nghề nghiệp, vươn lên trong sự nghiệp khoa học và thích ứng với sự phát triển của xã hội. Phát triển tư duy và năng lực sáng tạo cú tác dụng thiết thực để học sinh chủ động xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào thực hành, từ đó kiến thức của họ trở nên vững chắc và sinh động. Đồng thời, giúp cho việc phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ những người lao động có trình độ cao, những nhân tài cho đất nước. 3. Yêu cầu của quá trình nghiên cứu Vật lí Vật lí là một khoa học thực nghiệm, song vai trò lí thuyết ngày càng được đề cao và phát triển, nó đi sâu nghiên cứu bản chất của đối tượng, tìm ra các quy luật chung, các lí thuyết và ứng dụng mới. Vì vậy, càng đi sâu nghiên cứu các hiện tượng và bản chất của quỏ trình Vật lí thì hệ thống các kiến thức càng phức tạp, hệ thống các phương pháp và kĩ năng càng phong phú, đòi hỏi học sinh phải có tư duy phát triển. Kiến thức Vật lí được hình thành, phát triển và ứng dụng vào thực tiễn luụn luôn gắn liền với hoạt động tư duy và sáng tạo của con người trong hoàn cảnh xác định. Do đó, phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh vừa là mục đích vừa là phương tiện trong nghiờn cứu và dạy học Vật lí ở trường phổ thông. 9 1.1.1.3. Vai trò của kiến thức và phương pháp Vật lí trong việc phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của HS. 1. Vai trò của kiến thức Vật lí Kiến thức Vật lí bao gồm hiểu biết về các các hiện tượng, các khái niệm, các định luật các thuyết Vật lí, các tư tưởng, phương pháp nhận thức và các ứng dụng của vật lí, là kết quả hoạt động của hoạt động tư duy, là tiền đề của hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình tìm hiểu và cải tạo thế giới tự nhiờn. Quá trình quan sát, phân tích các sự kiện, hiện tượng Vật lí, làm các thí nghiệm khái quát để hình thành các khái niệm, nghiên cứu mối quan hệ giữa hiện tượng, các đại lượng, hình thành các định luật và thuyết Vật lí là cơ sở phát triển tư duy cho học sinh. Các định luật và các thuyết Vật lí cho phép chỉ ra các quy luật vận động, phát triển và hiểu rõ bản chất, nguyờn nhõn của các hiện tượng và quá trình biến đổi của thế giới tự nhiên. Đó chính là kết quả cao nhất của hoạt động tư duy của con người trong việc tìm hiểu, nhận thức thế giới tự nhiên. Quỏ trình nghiên cứu, ứng dụng các phương trình, công thức Vật lí vào thực tiễn, giải thớch các hiện tượng, giải các bài toán Vật lí kĩ thuật có tác dụng phát triển năng lực sáng tạo, rèn luyện các thao tác tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Các kiến thức Vật lí ở các mức độ khác nhau đều là những kết luận rút ra sao một quá trỡnh tư duy logic dựa trên những kết quả quan sát, thí nghiệm, đo lường và tính toán về các hiện tượng tự nhiên. Thông thường các kiến thức Vật lí được trình bày bằng hai con đường thể hiện quá trình tư duy Vật lí: Con đường đi từ quan sát, thí nghiệm, đo đạc tiến lên khái quát theo phương pháp quy nạp và con đường từ lí thuyết mà phân tớch, ứng dụng để giải thích, suy ra các hệ quả, để dụ đoán theo phương pháp diễn dịch. Tất nhiên, dù bằng con đường nào cũng phải đảm bảo tính hệ thống, nhất quán, chính xác và chặt chẽ của khoa học Vật lí. Mỗi biểu thức, kết luận rút 10 [...]... được năng lực sáng tạo 3.Mục tiêu dạy học chương Dòng điện xoay chiều Sau khi học xong chương Dòng điện xoay chiều Hs cần hiểu các nội dung sau để vận dụng vào giải bài tập Đồng thời tổng hợp các kiến thức đó để giải quyết những khó khăn trong quá trình giải bài toán 25 Chủ đề1: Dòng điện xoay chiều – Mạch điện xoay chiều khụng phõn nhánh (Mạch R, L, C mắc nối tiếp) 1.Suất điện động xoay chiều: Cho. .. tạo sự hứng thú đồng thời mang lại trí tuệ cao 4.1.3Phân loại theo yêu cầu rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy học sinh trong quá trình dạy học: có thể phân biệt thành bài tập luyện tập, bài tập sáng tạo, bài tập nghiên cứu, bài tập thiết kế + Bài tập luyện tập: là loại bài tập mà việc giải chúng không đòi hỏi tư duy sáng tạo của HS, chủ yếu chỉ yêu cầu HS nắm vững cách giải đối với một loại bài tập. .. riêng .Trong dạy học Vật lí, cần rèn luyện cho học sinh tư duy vật lí, tư duy khoa học kĩ thuật, phương pháp suy luận logic chặt chẽ hệ thống, nhất quán và có căn cứ đầy đủ Chú ý đến cấu trúc logic, tiến trình của bài học, đặc điểm đối tượng của học sinh nhằm phát huy tối đa tính chủ động tích cực học tập của họ Đó là những yếu tố đảm bảo cho việc phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh 14... thức của HS, khiến cho việc đánh giá chất lượng kiến thức của HSđược chính xác 2 Các biện pháp để bồi dưỡng NLST cho HS trong hoạt động dạy học giải BT đó là: - Hệ thống và sử dụng hệ thống BTVL trong chương Dòng điện xoay chiều - Tổ chức các hoạt động sáng tạo gắn liền với hoạt động giải BTVL - Luyện tập phỏng đoán, dự đoán về các dạng BT mới và xây dựng sơ đồ định hướng giải BTVL Chương 2 : Điều tra... Có thể chia bài tập định lượng làm hai loại: bài tập tính toán tập dợt và bài tập tính toán tổng hợp + Bài tập tính toán tập dợt: là loại bài tập tính toán đơn giản, trong đó chỉ đề cập đến một hiện tượng, một định luật và sử dụng một vài phép tính đơn giản nhằm củng cố kiến thức cơ bản vừa học, làm học sinh hiểu rõ ý nghĩa của các định luật và các công thức biểu diễn chúng +Bài tập tính toán tổng hợp:... nhiều bài tập có nội dung thực tiễn, trong đó học sinh phải biết vận dụng lý thuyết để giải thích hoặc dự đoán các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn ở những điều kiện cho trước 19 1.2.2. 4Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của học sinh Trong khi làm bài tập, do phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận. .. pháp động học, phương pháp động lực học, phương pháp năng lượng Các phương pháp trên còn có thể sử dụng để chỉ ra cách thức hoạt động xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng kiến thức Vật lí cho học sinh. Việc vận dụng chu trình nhận thức khoa học Vật lí trong dạy học có tác dụng rất lớn để phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh Chu trình đó cũn gọi là chu trình sáng tạo khoa học nó thể... triển, năng lực làm việc tự lực của HS được nâng cao, tính kiên trì được phát triển 1.2.2. 5Giải bài tập vật lí góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh Việc giải bài tập vật lí đòi hỏi phải phân tích bài toán để tìm bản chất vật lí với mức độ khó được nâng dần lờn giỳp HS phát triển tư duy.Cú nhiều bài tập vật lí không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiến thức đã học mà cũn giỳp bồi. .. cái trừu tượng Trong bài tập, học sinh phải vận dụng những kiến thức khái quát, trừu tượng đó vào những trường hợp cụ thể rất đa dạng, nhờ thế mà học sinh nắm được những biểu hiện cụ thể của chúng trong thực tế Ngoài những ứng dụng quan trọng trong kĩ thuật, bài tập vật lí sẽ giúp học sinh thấy được những ứng dụng trong thực tiễn của các kiến thức đã học Bài tập sẽ giúp luyện tập cho học sinh phân tích... việc bồi dưỡng NLST cho HS trong dạy học giải BTVL chương Dòng điện xoay chiều của GV và HS líp 12 THPT 20 1 Thực trạng dạy học Vật lí ở trường phổ thông Hiện nay đã hình thành nhiều phương pháp dạy học khác nhau Trong đa số các trường hợp các phương pháp này có thể được nhóm lại theo ba dấu hiệu chung nhất: 1 Nguồn kiến thức 2 Đặc trưng hoạt động của giỏo viờn 3 Đặc trưng hoạt động của học sinh . trình độ, năng lực học tập của học sinh. Nên chúng tôi tập trung nghiên cứu đề tài : Bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh líp 12 THPT trong dạy học giải bài tập chương Dòng điện xoay chiều ”. giải BT chương ” Dòng điện xoay chiều trong việc bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho HS líp 12 THPT. 3.3. Nghiên cứu nội dung, mục tiêu dạy học chương ” Dòng điện xoay chiều Vật lí 12 THPT. và giải quyết vấn đề bài toán Vật lí nói chung và bài tập trong chương Dòng điện xoay chiều nói riêng. II. Nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng NLST cho HS trong dạy

Ngày đăng: 23/04/2015, 17:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Quỳnh Anh, Đề thi tuyển sinh vào Đại học và Cao đẳng môn Vật lí, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, năm 1999 Khác
2. Nguyễn Xuân Chi – Hoàng Khanh – Ngô Diệu Nga – Vò Minh Tuyến, Bài tập trắc nghiệm Vật lí 12, NXB Giáo dục, năm 2008 Khác
3. Phạm Đức Cường, Tuyển tập các dạng bài tập trắc nghiệm Vật lí 12, NXB Hải Phòng, năm 2007 Khác
4. Phạm Thế Dân, 206 Bài toán điện xoay chiều, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2003 Khác
5. Trần Văn Dũng, Câu hỏi lí thuyết và những suy luận có lí, NXB Đại học Quốc gia, năm 2003 Khác
6. Bùi Quang Hân, Giải toán Vật lí 12 dòng điện xoay chiều và sóng điện từ, NXB Giáo dục, năm 1997 Khác
7. Nguyễn Cảnh Hoè - Nguyễn Mạnh Tuấn, Phương pháp giải toán Vật lí theo chủ đề, NXB Giáo dục, năm 2009 Khác
8. Nguyễn Cảnh Hoè, Những bài tập hay và điển hình Vật lí 12 , NXB Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2008 Khác
9. Nguyễn Thế Khôi – Vò Thanh Khiết – Nguyễn Đức Hiệp – Nguyễn Ngọc Hưng – Nguyễn Đức Thâm – Phạm Đình Thiết – Vũ Đình Tuý – Phạm Quý Tư, Vật lí 12 Nâng cao, NXB Giáo dục, năm 2008 Khác
10. Nguyễn Thế Khôi – Vò Thanh Khiết – Nguyễn Đức Hiệp – Nguyễn Ngọc Hưng – Nguyễn Đức Thâm – Phạm Đình Thiết – Vũ Đình Tuý – Phạm Quý Tư, Vật lí 12 Nâng cao Sách giáo viên, NXB Giáo dục, năm 2008 Khác
11. Vò Thanh Khiết, Giải các bài toán Vật lí sơ cấp tập 1, NXB Hà nội, năm 2002 Khác
12. Phạm Hữu Tòng, Bài giảng chuyên đề ”Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạyhọc Vật lí ”, Hà nội tháng 6/2009 Khác
13. Phạm Hữu Tòng, Vận dụng các phương pháp nhận thức khoa học trong dạy học Vật lí, NXB Giáo dục, năm 1999 Khác
14. Nguyễn Quang Lạc, Rèn luyện kĩ năng giải bài tập Vật lí THPT dao động và sóng điện từ - Điện xoay chiều, NXB Giáo dục, năm 2009 Khác
15. Lê Gia Thuận – Hồng Liên, trắc nghiệm Vật lí Điện xoay chiều, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2007 Khác
16. Lê Văn Thông, Giải toán Vật lí Điện xoay chiều, NXB trẻ, năm 2000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w