Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
93 KB
Nội dung
PHẦN I Lời nói đầu Ở Việt nam, kinh tế gia đình đã trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử. Kinh tế hộ gia đình đã từng có quyền tự chủ ở thời kỳ khôi phục kinh tế. Nhưng sau đó nó chóng hoà tan vào kinh tế hợp tác xã. Khi mà kinh tế hợp tác xã không còn mang lại hiệu quả cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, thì vấn đề tự chủ trong kinh tế hộ gia đình lại được Đảng và Nhà nước ta chó ý đến như một hình thức kinh tế chiến lược để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển đi lên. Từ cuối năm 70, đầu những năm 80, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chính sách khuyến khích kinh tế hộ phát triển. Tuy nhiên những chính sách thời kỳ này vẫn chưa có những thay đổi lớn để thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Thời kỳ sau, nhiều chính sách đổi mới trong kinh tế của Đảng và Nhà nước được đề ra, kinh tế hé gia đình đã có được những chính sách đúng đắn để phát triển. Từ khi có những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế hộ gia đình, thì kinh tế hộ đã từng bước khẳng định được vai trò của mình trong chương trình phát triển kinh tế của đất nước. Việc tìm hiểu "Quá trình khẳng định vai trò tự chủ của kinh tế hộ gia đình " Trong bài viết này sẽ làm nổi bật hơn vấn đề được nêu trên. PHẦN II NỘI DUNG QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ TỰ CHỦ 1 CỦA KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH * * * * * * * * * * I- VAI TRÒ TỰ CHỦ CỦA KINH TẾ HỘ BƯỚC ĐẦU ĐƯỢC KHẲNG ĐỊNH NHỜ CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC THỜI KỲ 1981- 1987: 1- Sự hình thành cơ chế khoán mới trong nông nghiệp theo tinh thần Chỉ thị 100/ CT- TW của Ban Bí thư Trung ương: Trước sự khủng hoảng của mô hình quản lý và sự giảm sút của tình hình sản xuất nông nghiệp, một số tổ chức Đảng và quần chúng đã tự tìm kiếm cách làm mới. Từ đầu năm 1975 ở một số nơi đã xuất hiện một số hình thức khoán đến hộ gia đình hoặc cho xã viên mượn đất, khuyến khích xã viên khai hoang phục hoà đất đai. Tháng 8 năm 1979, Ban chấp hành TW khoá IV đã họp Hội nghị lần thứ 6 để nhận định tình hình trước đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, Hội nghị đã ra Nghị quyết về những vấn đề kinh tế, xã hội cấp bách. Nội dung của Nghị quyết khẳng định một số tư duy chưa cơ bản toàn diện nhưng đánh dấu một sự khởi đầu của quá trình đổi mới. Trong đó tư tưởng nổi bật của hội nghị là điều chỉnh một số chính sách kinh tế làm cho "sản xuất bung ra". Từ đó ra đời một loạt những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trước hết là nông nghiệp. Chẳng hạn chủ chương cho phép các hộ xã viên được mượn đất của HTX để sản xuất, với chính sách này, bước đầu đã thừa nhận sự tồn tại của kinh tế gia đình, xã viên như một bộ phận hợp thành kinh tế xã hội chủ nghĩa. Sự xuất hiện của cơ chế khoán hộ thập niên 70 đầu thập niên 80 đã dẫn đến cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng cũ và mới về cơ chế quản lý nông nghiệp trong HTX. Để lùa chọn một quyết định đúng đắn trước hiện tượng khoán hộ, ngày 20/10/1980. Ban Bí thư TW ra thông báo số 22 ghi nhận và cho phép các địa phương làm thử hình thức khoán sản phẩm đối với cây lúa. Sau khi có thông báo số 22, cơ chế khoán hộ được triển khai ở nhiều HTX trên các vùng đồng bằng trung du, miền nói . . . 2 Hình thức khoán việc có thưởng, phạt bằng công điểm trước đây thực chất là lối khoán thời gian cho người sản xuất, chưa gắn trách nhiệm với lợi Ých của người lao động, với kết quả sản xuất, tức là sản phẩm cuối cùng. Chính vì thế vấn đề phức tạp nhất trong việc tổ chức quản lý sản xuất trong các HTX là tạo ra được sự quan tâm của người lao động đối với sản phẩm cuối cùng của tập thể. Hình thức khoán hộ có khả năng thực hiện được vấn đề đó. Trên cơ sở tổng kết đánh giá tình hình thực tiễn, ngày 13/1/1981 Ban Bí thư TW đã ban hành Chỉ thị 100 CT- TW, chính thức quyết định chủ trương thực hiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động. Nội dung chủ yếu của Chỉ thị 100 CT- TW là cải tiến công tác khoán, mở rộng "khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động" trong các HTX, hoàn chỉnh hơn nữa cơ chế "Ba khoán" có thưởng phạt công minh đối với đội sản xuất đồng thời cải tiến các hình thức khoán của đội sản xuất đối với xã viên. Chỉ thị 100 CT- TW được coi là sự đột phá đầu tiên của mô hình hợp tác hoá, tập thể hoá cùng với cơ chế quản lý của nó. Sự đột phá này chấm dứt quá trình quản lý nông nghiệp theo hướng mở rộng quy mô hợp tác xã, tăng cường cơ chế quản lý tập trung thống nhất ở mức độ cao, mô phỏng cách quản lý trong các xí nghiệp, công nghiệp . . . Chỉ thị 100 CT- TW và một loạt các Chỉ thị tiếp theo của Ban Bí thư TW khoá V đã thể hiện rõ hơn những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp trong giai đoạn này. Bước đầu đã thừa nhận vai trò của kinh tế hộ gia đình xã viên. Từ chỗ không có vai trò gì đáng kể đối với kinh tế tập thể, đến nay hộ xã viên được quyền chủ động ở một số khâu sản xuất và được khuyến khích phát triển. 3 2- Kinh tế hộ gia đình bước đầu đi vào thực tiễn nhờ có cơ chế khoán mới trong sản xuất nông nghiệp: Cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm người lao động đáp ứng được yêu cầu của quần chúng nên nhanh chóng được thực hiện. Trong những năm đầu cơ chế khoán mới có tác dụng khuyến khích người lao động đầu tư thêm công sức, vốn liếng, áp dụng KHKT để thâm canh, tăng năng suất, tăng phần sản lượng vượt khoán. Đó là yếu tố mà cơ chế khoán cũ không có được. Vì thế nông dân ở các địa phương đều hưởng ứng cơ chế này một khí thế mới trong nông thôn, nông nghiệp được khơi dậy. Theo kết quả điều tra của ngành thống kê thì sau Chỉ thị 100, mỗi vụ có thêm 80% đạt và vượt khoán, riêng vụ đông xuân 1984- 1985 có 92% số hộ vượt khoán. Năng suất thực tế đạt cao hơn từ 5- 20% so với năng suất khoán của HTX, cơ chế khoán mới góp phần chặn đứng xu hướng giảm sút liên tục của sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1976- 1980, sản lượng lương thực quy thóc tăng 27%, năng suất lúa tăng 23,8%. Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 62,1%, đàn bò tăng 33,2%, đàn lợn tăng 22,1%, lương thực cung cấp cho Nhà nước tăng 2 lần. Tuy nhiên cơ chế khoán sản phẩm theo tinh thần của Chỉ thị 100 CT- TW vẫn còn thực hiện trên cơ sở duy trì chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và nhiều yếu tố của cơ chế quản lý cò. HTX vẫn là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ yếu. Người nhập khoán phải tuân theo kế hoạch sản xuất, quy trình kỹ thuật và định mức chi phí của HTX, một phần thu nhập quan trọng vẫn hưởng theo chế độ công điểm của HTX. Vì thế sau một thời gian phát huy tác dụng tích cực, cơ chế khoán 100 đã bộc lé những nhược điểm hạn chế của nó. Với khoán 100, ruộng khoán và mức khoán không đều, không ổn định, xã viên không được làm chủ ruộng đất, họ kém phấn khởi, không yên tâm vào đầu tư thâm canh vì lo sợ HTX sẽ điều chỉnh mức khoán khi năng suất cao và trong thực tế sau một thời 4 gian khuyến khích hộ nông dân, nhiều HTX đã tăng mức khoán. Việc "Trống khoán trắng đã dẫn đến tình trạng các HTX muốn nắm lại nhiều khâu trong quá trình sản xuất, nhưng trên thực tế lại không đảm bảo được tốt những khâu đó. Ở nhiều nơi nhân dân chỉ nhận được từ 15- 20% phần sản lượng trong khoán. Phần sản lượng vượt khoán nhiều khi không bù đắp được chi phí vật chất đã đầu tư thêm. Từ vụ đông xuân 1978- 1988, nhiều địa phương đã nghiên cứu cải tiến khoán 100 thành khoán gọn đến hé xã viên và đạt kết quả tốt được nông dân đồng tình. Chẳng hạn như Thổ tang (Vĩnh Lạc- Vĩnh Phú) HTX đã cắt 30% diện tích đất khoán trước đây giao cho các hộ sản xuất, các hộ chỉ phải đóng thuế 10%, ngoài ra không phải đóng góp thêm bất cứ khoán nào (70% diện tích đất còn lại vẫn giao khoán theo cách cũ). Đó là hướng đi mới xuất hiện trong thực tiễn. II- CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 1988- 1993: 1- Nghị quyết 10 được Bộ chính trị đề ra: Thực hiện những tư tưởng đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, ngày 5/4/1988 Bộ chính trị TW Đảng đã ra Chỉ thị số 10 về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, với những nội dung hết sức quan trọng trong đó có những chính sách mới đối với kinh tế hộ gia đình về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, Nghị quyết 10 thực hiện một bước điều chỉnh quan trọng đó là chính sách giao khoán ruộng đất ổn định trong khoảng 10- 15 năm, chuyển nhượng, bán hoá giá trâu bò và những tài sản cố định mà HTX quản lý, sử dụng kém hiệu quả cho xã viên. Về quan hệ quản lý, Nghị quyết 10 chủ trương tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm, hé và hộ xã viên, đến người lao động và tổ đội sản xuất tuỳ từng điều kiện ngành nghề cụ thể, gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch phân phối từ đầu. 5 Về quan hệ phân phối, xoá bỏ hoạch toán và phân phối theo công điểm, xã viên chỉ có nghĩa vụ nép thuế cho Nhà nước và góp đóng góp xây dựng quỹ của HTX. Các hoạt động dịch vụ sản xuất giữa HTX với xã viên đều không thông qua quan hệ hàng hoá, tiền tệ. Hộ xã viên được quyền tự chủ về kinh tế được hưởng trên dưới 40% sản lượng khoán. Ngoài thành phần kinh tế quốc doanh tập thể, Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài, bình đẳng và tác dụng tích cực của thành phần kinh tế cá thể, tư nhân trong nông, lâm, ngư nghiệp. Nh vậy Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Nghị quyết Hội nghị TW 6 (Khoá VI) là bước tiến xa so với Chỉ thị 100 CT- TW trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Quan hệ sản xuất được điều chỉnh trên cả ba phương tiện: Sở hữu, quản lý, phân phối cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất . 2- Vai trò kinh tế hộ gia đình đã có chuyển biến sâu sắc: Những thay đổi lớn về vị trí, vai trò của kinh tế hộ đã khơi dậy các tiềm năng to lớn Èn dấu trong từng hộ gia đình nông dân. Từ chỗ không thiết tha với ruộng đất, nông dân đã có ý thức chăm sóc, bồi bổ và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn nhiều địa phương, nông dân đã bỏ sức để khai phá các diện tích đất hoang để đưa vào sản xuất. Chỉ trong vòng 3 năm (Đầu 1988- 1990) tổng diện gieo trồng đã tăng 3,9% (từ 8.641.700 ha lên 8.983.300 ha), khai hoang được 257.000 ha, trồng rừng mới được 327.000 ha, diện tích mặt nước được sử dụng vào môi trường thuỷ sản tăng lên 27,5%. Các hộ nông dân còn chủ động mua sắm thêm công cụ, máy móc để phát triển sản xuất, đàn trâu cày kéo sau chuyển giao về cho hộ xã viên quản lý đã được chăm sóc nuôi dưỡng và sử dụng tốt hơn trước. Tổng đàn trâu, bò cày kéo dã tăng từ 3.050.700 con (1987) lên 3.201.700 con (năm 1990). 6 So với giai đoạn thực hiện khoán 100 thì ở giai đoạn này vai trò tự chủ của hộ nông dân được khẳng định và được xác lập trên thực tế. Hộ nông dân tự chủ không chỉ trong 3 khâu nh giai đoạn trước mà trong toàn bộ quá trình sản xuất. Mức độ tự chủ cũng cao hơn trên cả ba phương diện: Sở hữu, quản lý, phân phối. Do đó động lực mới mạnh hơn và chắc hơn sẽ còn phát huy được trong thời gian dài. Nh vậy có thể nói rằng chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã được đề ra và đang từng bước được khẳng định một cách đúng đắn, những chính sách Êy thông qua vai trò tự chủ của hộ gia đình trong giai đoạn 1988- 1993. Thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, hộ nông dân trở lên thành đơn vị kinh tế tự chủ nhưng đó mới chỉ là có quyền, còn khả năng và điều kiện thực hiện các quyền đó giữa các hộ nông dân không giống nhau. Có những hộ có khả năng làm tốt, còn có những hộ lại cần giúp đỡ về cách làm ăn, vốn, kỹ thuật, vật tư. Ngay cả những hộ có khả năng thực hiện quyền tự chủ thì không phải khâu sản xuất nào cũng có thể tự mình làm được một cách có hiệu quả. Do đó tất cả các hộ nông dân đều có nhu cầu hợp tác. Hộ nghÌo sản xuất tự cung tù cấp có nhu cầu hợp tác để vay vốn ,đổi công lao động. Hộ giàu có nhu cầu hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, hạn chế sự thao túng chèn Ðp của tư thương. Mặt khác đa số những hộ nông dân nước ta là những hộ tiểu nông, điểm xuất phát kinh tế thấp, mới thoát ra những cơ chế tập trung bao cấp và phải bươn trải trong nền kinh tế thị trường đầy biến động. HTX sẽ giúp cho các hộ vượt khỏi hạn chế đó và tiếp tục phát triển. Vì vậy các hộ nông dân với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ đã tìm đến với nhau, hình thành các tổ hợp tác mới. III- VAI TRÒ TỰ CHỦ CỦA KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH ĐƯỢC KHẲNG ĐỊNH CỤ THỂ VÀ RÕ RÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 1993- 1997: 1- Chính sách tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp của Nhà nước thời kỳ 1993- 1997: 7 Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới và căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Hội nghị TW lần thứ V, Ban chấp hành TW khoá VII đã họp ngày 3/6/1993 và đề ra Nghị quyết tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Hội nghị TW 5 khoá VII đã thảo luận về vấn đề ruộng đất và thống nhất đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng phải giao cho nhân dân sử dụng lâu dài, có quy định mức hạn điền, mức để lại dành cho nhu cầu công Ých của các địa phương, lới rộng quyền hạn của sử dụng đất như Nghị quyết TW 2 khoá VII đã đặt ra vấn đề này. Trên cơ sở đó ngày 14/7/1993 Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 3 thông qua luật đất đai sửa đổi, thay thế luật đất đai đựơc quốc hội khoá VIII thông qua ngày 29/12/1987. Ngày 29/7 1993, chính phủ ra Nghị định 64/CP- Ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho các hô gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và mục đích nông nghiệp. Tất cả các văn kiện trên đều khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao cho các hộ gia đình, cá nhân theo quy định 64/CP là giao chính thức và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ổn định lâu dài. Thời hạn giao đất sử dụng nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm. Về chính sách tín dụng, để tạo điều kiện cho các hộ phát huy vai trò tự chủ của mình, ngày 28/6/1991, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đã ra Chỉ thị số 202/CT "Về việc cho vay vốn sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp đến hộ sản xuất. Năm 1993 chính phủ lại ra Nghị định 14/CP về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn của Ngân hàng đã chuyển nhanh từ doanh nghiệp nông nghiệp, các hợp tác xã sang các hộ nông dân. Mức lãi suất còng thay đổi theo hướng giảm dần và bỏ hẳn sự phân biệt tín dụng giữa doanh nghiệp Nhà nứơc với hộ sản xuất và các thành phần khác. 8 Ngoài nguồn vốn của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, các hộ nông dân còn được các tổ chức trong và ngoài nước cho vay vốn "Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo" ở nông thôn được thành lập từ năm 1995, quỹ "Tạo việc làm ở nông thôn" thành lập năm 1992 và các nguồn vốn tín dụng từ nước ngoài đã có từ năm 1991 trở lại đây được đưa vào Việt Nam theo các dự án giúp cho người nghèo ở nông thôn vay để sản xuất. Mặc dù nguồn vốn có mục tiêu khác nhau, chế độ cho vay khác nhau nhưng chiều hướng đến việc trợ giúp nông dân nghèo có vốn sản xuất. Vì vậy tuy chưa đáp ứng nhu cầu đầy đủ của nông dân. Đặc biệt ở những vùng có nhu cầu vay vốn lớn nhưng đã giúp cho nông dân tránh được tình trạng quá thiếu vốn phải vay tư nhân với lãi suất cao. Nhờ chính sách trên mà các hộ nông dân ngày càng có điều kiện phát huy vai trò tự chủ của mình. Về chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp, năm 1983 Hội đồng Nhà nước Ban hành pháp lệnh thuế nông nghiệp chung cho cả nước, năm 1989 có bổ sung và sửa đổi. Nhưng chính sách thuế nông nghiệp từ sau nghị quyết 10 của Bộ chính trị không khuyến khích được nông dân đầu tư vốn vào sản xuất. Trước tình hình đó năm 1993, luật thuế sử dụng đất nông nghiệp Nhà nước chỉ thực hiện thu một loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp ngành trồng trọt của đại bộ phận nông dân. Đó là thuế sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài ra Nhà nước còn Ban hành nhiều chính sách trong nông nghiệp nhằm khuyến khích kinh tế hé gia đình như: Chính sách khoa học công nghệ và khuyến nông, chính sách lưu thông nông sản và vật tư nông nghiệp, chính sách xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và phát triển nông thôn, chính sách thuỷ lợi . . . Như vậy có thể nói tới thời kỳ này, Nhà nước ta đã xác định được rõ tầm quan trọng của kinh tế hộ gia đình trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Nhà nước đã ra hàng loạt những chính sách mới để khuyến khích kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp phát triển. Nhờ vậy mà kinh 9 tế hộ gia đình đã có những điều kiện thuận lợi để khẳng định mình trong thời kỳ mới của công cuộc xây dựng đất nước. 2- Chính sách mới của Nhà nước đã được các hộ nông dân thực hiện một cách có hiệu quả: Những chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ này đều góp phần củng cố vai trò tự chủ của kinh tế hộ trong đó quan trọng nhất là chính sách ruộng đất. Theo tinh thần của luật đất đai sửa đổi thì về mặt pháp lý đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Quy mô, mục đích, thời hạn sử dụng còng nh quyền định đoạt cuối cùng thuộc về Nhà nước. Song trên thực tế không thể không thừa nhận người nông dân đã có những quyền hạn không chỉ thuần tuý của người sử dụng mà phần nào của người sở hữu. Hay nói cách khác với những quyền hạn đó, người nông dân là người sở hữu. Trên thực tế phần ruộng đất được giao trong thời hạn nhất định. Sự nới rộng các quyền hạn của nông dân đối với ruộng đất và việc thể chế hoá bằng luật pháp các quyền đó tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế, pháp lý và tâm lý để phát huy hơn nữa các tiềm năng to lớn của kinh tế hộ. Chế độ sở hữu, sử dụng ruộng đất trong nông nghiệp hiện nay là cơ sở vững chắc cho vai trò tự chủ của kinh tế hộ gia đình với những quyền hạn đó, người nông dân yên tâm đầu tư vào khai hoang phục hoá, tăng vụ, cải tạo đất, chủ động trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng. Một số hộ nông dân có điều kiện tập trung ruộng đất mở rộng quy mô sản xuất, hình thành các nông trại sản xuất hàng hoá. Đồng thời chế độ sở hữu, sử dụng ruộng đất trong nông nghiệp cũng góp phần thúc đẩy phân công lao động trong nông nghiệp, phát triển các ngành nghề nông thôn. Những người có khả năng chuyển sang những ngành nghề phi nông nghiệp thì không bị trãi buộc vào ruộng đất, họ có thể chuyển nhượng ruộng đất để tập trung vốn 10 [...]... 1 PHẦN II: NỘI DUNG 3 I- Vai trò tự chủ của KT hộ bước đầu được khẳng định nhờ chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp của Đảng và Nhà nước thời kỳy 19811987 3 II- Chính sách đổi mới kinh tế nông nghiệp thời kỳ 1988- 1993 7 III- Vai trò tự chủ của kinh tế hộ gia đình được khẳng định cụ thể và rõ ràng trong giai đoạn 1993- 1997 11 PHẦN III: KẾT... trên thực tế trải qua một thời gian thực hiện kinh tế hộ gia đình đã khẳng định roc vai trò của mình trong nền kinh tế mới Điều này 14 cũng khẳng định những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong kinh tế nông nghiệp là hoàn toàn đúng đắn Với những kết quả đã đạt được, kinh tế hộ gia đình đã góp phần thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta đi lên TÀI LIỆU THAM KHẢO... cố vai trò kinh tế hộ PHẦN III KẾT LUẬN Nh vậy kinh tế hộ gia đình ở nước ta đã từng bước khẳng định vai trò tự chủ của mình trong nền kinh tế thị trường Hàng loạt các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển nông nghiệp, từ chỉ Chỉ 100 CT- TW của Ban Bí thư Trung ương, Nghị quyết số 10 của Bộ chính trị đến Nghị quyết 64/CP của chính phủ Mỗi một lần đổi mới của Chính phủ trong kinh. .. kinh tế nông nghiệp thì kinh tế hộ gia đình ở nước ta lại thêm một điều kiện để khẳng định rõ hơn vai trò của mình Cho đến Nghị quyết 64/CP của chính phủ về chính sách giao đất nông nghiệp cho hé gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp thì kinh tế hộ gia đình có những điều kiện và chính sách hết sức thuận lợi để phát triển và trên thực tế trải qua một thời gian thực hiện kinh. .. tích khoảng 2.300 ha Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về kinh tế trang trại, xã hội còn chưa có sự nhìn nhận thống nhất nhưng một số mặt tích cực của kinh tế trang trại đối với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp đã được thừa nhận 13 Nói chung, so với giai đoạn trước, ở giai đoạn này kinh tế có nhiều điều kiện hơn để nâng cao vai trò tự chủ của mình Các chính sách thuế về ruộng đất, khuyến nông, tín... tiểu nông tự cấp, tự túc lên kinh tế hợp tác, kinh tế nông trại hàng hoá phù hợp với quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, sự chuyển biến này mạnh hơn giai đoạn trước Ở nước ta năm 1994 đã có 93.343 hộ nông dân sở hữu từ 3- 5 ha /hộ, 18.572 hộ sở hữu 5- 10 ha /hộ, 1823 hộ có trên 10 ha Nh vậy ở nước ta đã có 113.747 hộ có từ 3 ha trở lên Cũng từ thời kỳ này, kinh tế trang trại có những bước... khi có luật đất đai, xác định rõ 5 quyền ngưêi sử dụng đất, việc chuyển nhượng đất đai có chiều hướng tăng lên Vì nhiều lý do khác nhau, một bộ phận nông dân đã phải chuyển nhượng ruộng đất và trở thành những hộ không có ruộng Tình trạng này phổ biến ở đồng bằng Sông Cửu Long Kinh tế nông hộ đã trở thành đơn vị kinh tế cơ sở, trong các ngành kinh tế khác nhau của nền kinh tế nông thôn sự phân công... liệu của Tổng cục thống kê năm 1994 thì tỷ lệ các hộ phân theo ngành nghề trong cả nước nh sau: Sè hộ điều tra Số hộ nông nghiệp Số hộ lâm nghiệp 11.974.515 hé 9.528.896 hé 18.156 hé 11 100% 79,58% 0,15% Số hộ thuỷ sản 229.909 hé 1,92% Số hộ công nghiệp, TTCN 160.370 hé 1,34% Số hộ xây dựng 31.914 hé 0,27% Số hộ thương nghiệp 384 272 hé 3,21% Số hộ dịch vô 141.657 hé 1,18% 1.479.314 hé 12,35% Số hộ khác... vạn hộ nông dân thu nhập từ 5- 10 triệu đồng trở lên ở tỉnh Vĩnh Phú có 13.000 hé thu nhập từ 6 triệu đồng trở lên, Nghệ An, Hà Tĩnh có 15.000 hé thu nhập 10 triệu đồng trở lên, ở các tỉnh Tây Nguyên có trên 12 30.000 hộ người dân téc định cư thu nhập từ 5- 10 triệu đồng, ở tỉnh Hậu Giang có gần 40.000 hé thu nhập từ 12-20 triệu đồng Kinh tế hé nông dân đang phát triển từ kinh tế tiểu nông tự cấp, tự. .. trang trại có những bước phát triển vượt bậc Theo báo cáo của UBKT trung ương sau Hội nghị kinh tế trang trại tổ chức trong 2 ngày 30 và 31/7/1998 tại Bình Dương thì đến 7/1998 tỉnh Yên Bái đã có 9.226 hộ sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp theo mô hình trang trại (chiếm 10% tổng số hộ nông dân toàn tỉnh) Tỉnh Sơn La năm 1998 có 4.700 hộ, tỉnh Ninh Thuận có 773 trang trại, tỉnh Kom Tum có 998 . khẳng định vai trò tự chủ của kinh tế hộ gia đình " Trong bài viết này sẽ làm nổi bật hơn vấn đề được nêu trên. PHẦN II NỘI DUNG QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ TỰ CHỦ 1 CỦA KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH . của Đảng và Nhà nước về kinh tế hộ gia đình, thì kinh tế hộ đã từng bước khẳng định được vai trò của mình trong chương trình phát triển kinh tế của đất nước. Việc tìm hiểu " ;Quá trình khẳng. cố vai trò kinh tế hộ. PHẦN III KẾT LUẬN Nh vậy kinh tế hộ gia đình ở nước ta đã từng bước khẳng định vai trò tự chủ của mình trong nền kinh tế thị trường. Hàng loạt các chính sách đổi mới của