1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MÔN đầu tư nước NGOÀI

15 295 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 115 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã đưa ra những chính sách ưu đãi và thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngoài. Cộng đồng nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao sự ổn định của môi trường đầu tư kinh doanh và coi Việt Nam là địa bàn đầu tư tin cậy. Đặc biệt, cộng đồng nhà đầu tư rất tin tưởng vào triển vọng KT-XH Việt Nam trong giai đoạn trung và dài hạn. Vì thế, bất chấp những khó khăn, nhất là tình trạng lạm phát, thiên tai và sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam vẫn đạt những kết quả sáng sủa trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trong 10 tháng qua, vốn ĐTNN thực hiện đạt 9,1 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ - là mức tăng khá cao và ấn tượng. Khối doanh nghiệp ĐTNN đã thu hút thêm khoảng 16 ngàn lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực này là gần 1,5 triệu, tăng 15,5% so với cùng kỳ. Nhiều địa phương, nhất là các đô thị lớn, tiềm năng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh nhờ sự tác động tích cực của các dự án có vốn ĐTNN. Hà Nội là một trong những địa phương như thế cộng thêm với lợi thế là trung tâm chính trị và văn hoá. Hà Nội luôn đứng ở top dẫn đầu về thu hút đầu tư. NHÓM 12 - LỚP CN 17 D 1 TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI néi dung I - THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA HÀ NỘI 1- Tương quan thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Hà Nội so với các khu vực khác trong cả nước: Năm 2007, Các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN, trong đó 5 địa phương dẫn đầu theo thứ tự như sau: (1) TP. Hồ Chí Minh chiếm 27,6% về số dự án và 20% tổng vốn đăng ký; (2) Hà Nội chiếm 11,6% về số dự án; 14,9% tổng vốn đăng ký; (3) Đồng Nai chiếm 10,5% về số dự án; 13,7% tổng vốn đăng ký; (4) Bình Dương chiếm 18,2% về số dự án; 10,0% tổng vốn đăng ký; (5) Bà Rịa –Vũng Tàu chiếm 1,8% về số dự án; 7,2% tổng vốn đăng ký; 2 - Các số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội 2.1 Số liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội 6 tháng đầu năm 2008 Ước tính 6 tháng đầu năm 2008 Hà Nội thu hút được 160 dự án cả cấp mới và tăng vốn với tổng vốn đăng ký là 1.200 triệu USD, trong đó: a) Dự án cấp mới là 145 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 842 triệu USD, trong đó gồm: + Một số dự án đầu tư lớn đã cấp GCNĐT: Công ty đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghệ sinh học Hà Nội- 250 triệu USD (Irland), Công ty TNHH Khách sạn 5 sao Hoa Sen - 250 triệu USD (X2- Riviera/CSK); Công ty TNHH Honda Trading Việt nam với vốn đầu tư 5 triệu USD; + Và một số dự án đang hoàn chỉnh dự kiến sẽ cấp GCNĐT: Liên doanh Làng giáo dục quốc tế- 68 triệu USD (British Virgin Islands); Trường NHÓM 12 - LỚP CN 17 D 2 TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Đại học Apollo- khoảng 15,5 triệu USD (Anh); Cty CP Nhà Daewon Phong Phú- 94,3 triệu USD (liên doanh với Hàn Quốc) b) Dự án tăng vốn là 15 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 358 triệu USD; trong đó gồm: + Có 3 dự án đã điều chỉnh tăng vốn nhiều nhất là Công ty cổ phần Vina Power –tăng 15,6 triệu USD, Công ty bảo hiểm nhân thọ Prevoir Việt nam- tăng 13 triệu USD, Công ty TNHH dịch vụ xây dựng và phát triển phần mềm Okada Harmony- tăng 4 triệu USD, + Và một số dự án dự kiến sẽ điều chỉnh GCNĐT tăng vốn như Tổ hợp khách sạn-thương mại-văn phòng-căn hộ Công viên Thiên niên kỷ Keangnam-Hà nội tăng vốn 300 triệu USD (Hàn quốc)… So sánh với 6 tháng đầu năm 2007, số dự án ước bằng tương đương cùng kỳ năm trước (160/160), còn số vốn đầu tư tăng 20% (1.200/996,5). Số dự án còn hiệu lực 1,394 Tổng vốn đầu tư thực hiện 6,2 tỷ USD Tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực 18,3 tỉ USD Quan hệ hợp tác đầu tư với quốc gia và vùng lãnh thổ 41 quốc gia và vùng lãnh thổ (Số liệu cho hết ngày 31/08/2008) 2.2 Số dự án và vốn đầu tư đăng ký của Hà Nội qua các năm gần đây tính từ tháng 01/01/2006 đến tháng 6/2008 như sau: Năm Số dự án Vốn đầu tư đăng ký 2006 167 1.9000.900.000 2007 174 1.797.000.000 2008 177 2.212.000.000 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.3 Các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Hà Nội Thứ tự Quốc gia và Vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đầu tư (USD) 1 Singapore 53 3.170956.208 2 Nhật Bản 131 2.102805.141 3 Hàn Quốc 90 1.712735.252 NHÓM 12 - LỚP CN 17 D 3 TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 4 Luxembourg 6 792.351.016 5 HongKong 48 498.704.668 6 Thailand 15 390.297.520 7 Pháp 28 247.359.262 8 Malaysia 23 244.022.000 9 Mỹ 26 343.430.804 10 Australia 16 109.569.900 11 Đài Loan 44 214.570.000 12 Đan Mạch 11 83.454.687 13 Indonesia 2 80.994.875 14 BVI 16 77.542.000 15 Vương quốc Anh 11 34.476.551 16 Trung Quốc 59 85.851.149 17 Philippines 4 49.152.000 18 Đức 17 70.876.052 19 Hà Lan 8 23.743.500 20 Thụy Điển 7 6.450.840 21 Phần Lan 1 23.743.500 22 Ba Lan 4 163.900.000 23 Belarus 5 12.000.000 24 Liên Bang Nga 5 11.342.393 25 Cuba 1 6.600.000 26 Thụy Sĩ 9 6.465.000 27 Ấn Độ 1 5.000.000 28 Israel 2 3.181.136 29 Italia 5 3.528.000 30 Austria 3 55.490.000 31 Panama 1 1.750.000 32 Cộng hòa Séc 1 1.728.673 33 Canada 4 41.400.000 34 Ukraine 2 1.354.667 35 Bỉ 1 1.200.000 36 Syria 2 500.000 37 Campuchia 1 400.000 38 Hungaria 1 200.000 39 Argentina 1 650.000 40 Na uy 1 90.000 41 Các quốc gia khác 209 1.213.995.641 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư NHÓM 12 - LỚP CN 17 D 4 TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 2.4 Công nghiệp khu vực đầu tư nước ngoài tăng trưởng cao Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố tính chung trong 6 tháng đầu năm ước tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó giá trị tăng thêm công nghiệp mở rộng là 12,3%, dịch vụ tăng 10,1%, nông - lâm - thủy sản tăng 0,5%. Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm của Hà Nội dự kiến tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,2%; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 16,1%; kinh tế Nhà nước tăng 7%. Theo Sở Công nghiệp thành phố, có 24/27 sản phẩm có giá trị sản xuất tăng so với cùng kỳ, trong đó một số sản phẩm có tốc độ tăng cao như: Sản xuất dụng cụ chính xác ước tăng 80,1%, sản xuất xe có động cơ tăng 73,9%, sản xuất máy móc thiết bị tăng 45,7% Ông Hoàng Mạnh Hiển, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Thành phố đang tiếp tục triển khai thực hiện chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2006-2010; đồng thời chỉ đạo nghiên cứu và ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực có sức cạnh tranh lớn; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất 35 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố. 3- Các lý do để thu hút đầu tư nước ngoài vào Hà Nội Kinh tế Hà Nội đạt được những thành tựu đáng kể sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới hướng tới một nền kinh tế thị trường. Người Hà Nội có truyền thống cần cù, sáng tạo, thích ứng nhanh và mến khách. Những tính cách này đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung của Hà Nội. Hà Nội đang trở thành một địa điểm hấp dẫn du khách quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài Hà Nội có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và phát triển. Các khu công nghiệp, khu chế xuất và sân bay quốc tế Nội Bài chỉ cách trung tâm thành phố 40km. Cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân (gần Vịnh Hạ Long – khu di sản văn hóa thế giới) là hai cảng container được đầu tư hoàn chỉnh phục vụ xuất khẩu/ nhập khẩu hàng hóa chỉ cách Hà Nội 120km. Hà Nội là NHÓM 12 - LỚP CN 17 D 5 TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI đầu mối giao thông miền Bắc Việt Nam với hệ thống đường sắt, đường bộ khá phát triển. Hà Nội là đầu mối trung chuyển hàng hóa của các tỉnh miền Bắc Việt Nam, nằm trong hành lang kinh tế các thành phố tiểu vùng song Mê Kông (gần thành phố Nam Trung Quốc và Lào). Hà Nội là địa điểm rất thuận lợi để kinh doanh phân phối. Lực lượng lao động trẻ, được đào tạo, dễ dàng tuyển dụng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hà Nội có hàng trăm viện nghiên cứu khoa học đầu ngành, hơn 50 trường đại học và cao đẳng, có khả năng bổ sung cho thị trường lao động gần 80.000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm; ngoài ra sẵn sàng đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, có tay nghề, làm việc chăm chỉ sẽ là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất nâng cao hiệu quả. Các cơ quan chính phủ Việt Nam, phái đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế như Tổ chức liên hợp quốc và Phái đoàn Cộng đồng châu Âu, đều đặt trụ sở tại Hà Nội đã tạo ra cho các nhà đầu tư một mạng lưới liên lạc tốt nhất để chia sẻ thông tin và trao đổi kinh nghiệm. Chính quyền thành phố thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các cấp trong việc xúc tiến, quản lý và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức. Cơ chế “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính là một ví dụ thể hiện cam kết của Chính quyền thành phố tạo lập môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch, phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế. Với những nỗ lực của chính quyền và nhân dân Thành phố không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh và với những thành tựu đã đạt được, Hà Nội đang là địa điểm đầu tư an toàn và thành đạt của các nhà kinh doanh, nơi giao lưu văn hóa, gặp gỡ thân tình của tất cả các bạn bè hữu nghị. NHÓM 12 - LỚP CN 17 D 6 TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI II – XU HƯỚNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 1 - Những cơ sở của xu hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội trong thời gian tới 1.1 Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đang đứng trước cơ hội lớn trong thu hút đầu tư, thương mại và du lịch. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9/2008, Thủ đô Hà Nội (bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ) đã thu hút được 1.400 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt trên 18 tỷ USD. Con số này, Hà Nội đang đứng thứ 3 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài, sau Tp.HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Việc mở rộng Hà Nội thực sự ngày càng trở thành lợi thế để Thủ đô hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiên nay, Thủ đô đã rộng gấp 3,6 laần so với trước đây, có số dân khoảng 6,2 triệu người. Không chỉ dồi dào về lực lượng nhân công mà theo đánh giá của các doanh nghiệp FDI, chi phí nhân công tại Hà Nội cũng thấp 1.2 Đứng thứ ba cả nước về sức hút đầu tư Một điều đáng lưu ý là nếu xét về cơ cấu vốn đầu tư thì Hà Nội đang có sự chuyển biến mạnh mẽ từ lĩnh vực công nghiệp sản xuất và xây dựng sang lĩnh vực dịch vụ, tài chính, ngân hàng và phát triển bất động sản. Theo đánh giá của các nhà đầu tư, ngoài các yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhân lực, hạ tầng, trong thời gian gần đây Hà Nội đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ về thủ tục đầu tư, nhất là thủ tục đất đai, kết nối hạ tầng với các tỉnh miền bắc đang được hoàn chỉnh. Theo lý giải của Cục Đầu tư nước ngoài, sự chuyển dịch cơ cấu này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của một thủ đô ngày càng văn minh hiện đại. Một mặt, những dự án bất động sản xây dựng cao ốc văn phòng lớn, công viên, khu vui chơi giải trí lớn đang được triển khai hứa hẹn sẽ đem lại một diện mạo mới cho Hà Nội trong những năm tới. NHÓM 12 - LỚP CN 17 D 7 TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 2 – Trong hai năm tới Hà Nội sẽ thu hút từ 4-5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển và đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội. Là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI, Hà Nội tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư để các nhà đầu tư có thể thực hiện các dự án một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất. Thực hiện Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ, Chỉ thị số 19/2001/CT-TTg ngày 28/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và Chỉ thị số 13/2005/CT-TTg, 15/2007/CT-TTg ngày 22/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp nhằm tạo chuyển biến mới trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, môi trường đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục được cải thiện, góp phần quan trọng tạo nên kết quả là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI vào năm 2005 và đứng thứ hai trong năm 2006 và 2007. Theo thống kê của Phòng Đầu tư nước ngoài, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong quý I và quý II/2007, Hà Nội thu hút được 125 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký khoảng 930 triệu USD, trong đó có một số dự án lớn như xây dựng và phát triển khu đô thị mới Thạch Bàn của Công ty TNHH Berjaya - Handico 12 với tổng vốn là 50 triệu USD; dự án xây khách sạn 5 sao của Tập đoàn Charmvit, tổng vốn 80 triệu USD; dự án tổ hợp khách sạn - thương mại- văn phòng - căn hộ Công viên Thiên niên kỷ Keangnam - Hà Nội với số vốn 500 triệu USD. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội trong năm 2007, một số dự án FDI với quy mô lớn đã được cấp phép hoạt động như: Dự án Cổng Tây Hà Nội ( Liên doanh của Tổng Công ty Vigracera và đối tác Nhật Bản với tổng vốn 233 triệu USD, khách sạn 5 sao Riviera (500 triệu USD); Dự án Công viên Yên Sở của Tập đoàn Gamuda Land ( Malaixia); Dự án khu công nghệ cao… Các dự án lớn trên đi vào thực hiện, Hà Nội sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch thu hút vốn FDI trong năm 2007 với tổng số vốn sẽ đạt trên 1,5 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong một số lĩnh vực, đẩy nhanh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Tính từ năm 1989 đến hết năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 5.937 triệu USD. Tỷ trọng của khu vực có vốn FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu thành phố cũng tăng đáng kể NHÓM 12 - LỚP CN 17 D 8 TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI từ năm 13% năm 2000 lên 31,8% năm 2005, 37,5% năm 2006 và ước đạt 38,8% năm 2007. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn góp phần tăng nhanh số lượng, chất lượng các sản phẩm xuất khẩu của thành phố, trong đó đa số là các sản phẩm mới, công nghệ kỹ thuật cao. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của khối doanh nghiệp FDI là hệ thống điện xe ô tô, linh kiện máy ảnh, phần mền, ô tô, ti vi màu màn phẳng, xe máy, linh kiên kỹ thuật số… Các doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh đầu tư vào Hà Nội đã thu hút một lực lượng đông đảo lao động đồng thời giúp đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ sư có điều kiện nâng cao trình độ tay nghề và năng lực quản lý. Một trong những mục tiêu chiến lược của việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài là phải tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Tính đến cuối năm 2006 các dự án FDI ở Hà Nội đã thu hút được khoảng 78 ngàn lao động và đến cuối năm 2007 ước gần 90 ngàn lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Đa số họ được đào tạo và tiếp cận với trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến. Do vậy, khu vực này không chỉ giải quyết được việc làm đối với một phần đáng kể lực lượng lao động có kỹ thuật mà còn từng bước hình thành nên một đội ngũ lao động quản lý, kỹ thuật có đủ năng lực , trình độ, kỷ luật công nghiệp để điều hành, quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường và đáp ứng được những yêu cầu mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Theo đánh giá của các nhà đầu tư, ngoài các yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhân lực, hạ tầng, trong thời gian gần đây, Hà Nội đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ về thủ tục đầu tư, nhất là thủ tục đất đai, kết nối hạ tầng với các tỉnh miền Bắc đang được hoàn chỉnh. Nguồn vốn đầu tư vào Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên, hiện đang có rất nhiều nhà đầu tư lớn đang trình dự án đầu tư tại Hà Nội. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đang đua tranh quyết liệt để được đầu tư vào các khu đất của tại Hà Nội để xây dựng khách sạn 5 sao, xây dựng tổ hợp văn phòng - nhà ở cao cấp, tổ hợp sân golf- khu vui chơi giải trí với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD trong giai đoạn từ 2007- 2010. Hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, kế thừa những thành tựu phát triển đã đạt được, thành phố Hà Nội đang hướng tới mục tiêu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội đang xây dựng phương án cao phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2008-2010 phải đạt 12-13%. Theo đó, tổng đầu tư xã hội phải tăng bình quân 25-30%/ năm, trong đó, vốn FDI cần huy động từ 2 đến 2,5 tỷ USD vốn đầu tư thực hiện trên tổng vốn đăng ký đầu tư từ 4 đến NHÓM 12 - LỚP CN 17 D 9 TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 5 tỷ USD. Để thực hiện mục tiêu trên, thành phố Hà Nội đã đưa ra các giải pháp cần thiết để tăng cường thu hút FDI: Thứ nhất, thúc đẩy công tác quy hoạch đi trước một bước nhằm tạo điều kiện có địa điểm kêu gọi đầu tư để công bố công khai. Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư xây dựng; Tăng cường hoạt động của Tổ công tác tiếp nhận và giải quyết ban dầu các dự án đầu tư và Tổ công tác liên thông giải quyết thủ tục Thành phố để đảm bảo kịp thời tiếp nhận đề xuất và giải quyết; tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư trong cả quá trình xúc tiến đến lập và triển khai dự án Thứ ba, tiếp tục xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách xã hội hoá mang tính đột phá, quyết định nhằm thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển các dự án trọng điểm. Thứ tư, nhanh chóng xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng, công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống thông tin kinh tế-xã hội, cơ sở dữ liệu hỏi đáp phục vụ xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện để các tổ chức, nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể dễ dàng tìm hiểu, khai thac thông tin trên mạng. Thứ năm, đề xuất đầu tư xây dựng một số khu công nghiệp tập trung mới để đáp ứng mặt bằng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ sáu, làm tốt các công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp hạ tầng ngoài hàng rào; tập trung xây dựng hệ thống giao thông quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, giải quyết tốt yêu cầu về giao thông cho các khu công nghiệp, các dự án đầu tư lớn. Thứ bảy, đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động về công nghệ kỹ thuật của các nhà đầu tư. Thứ tám, tích cực hợp tác với các địa phương trong vùng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư theo một kế hoạch. mục tiêu dài hạn. Theo ông Triệu Đình Phúc, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội cho biết: Hiện nay, Hà Nội đang chủ trương kêu gọi các dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, điện tử - tin học, thiết bị điện, phần mềm, vật liệu xây dựng cao cấp, dược phẩm, cơ kim khí và những dịch vụ tiến tiến như ngân hàng, tài chính, siêu thị, khách sạn cao cấp, nhà ở khu đô thị NHÓM 12 - LỚP CN 17 D 10 [...]... các dự án đầu tư nước ngoài đã gây nhiều bức xúc trong xã hội Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã xuất hiện sự mất cân đối trong cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài, lượng vốn tập trung nhiều vào lĩnh vực dịch vụ, nhất là các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, các dự án đầu từ vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp vốn là một trong những lĩnh vực nước ta có nhiều lợi thế lại có quá ít Cục Đầu tư nước ngoài đề... CN 17 D 11 TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI đầu tư vào dịch vụ, bất động sản thường chiếm tới 60 - 80% (tỷ lệ này trước đây chỉ chiếm khoảng 40%) Trong khi đó, một số dự án trong các lĩnh vực ưu tiên như nông lâm nghiệp chiếm chưa tới 1%! III - KẾT LUẬN NHÓM 12 - LỚP CN 17 D 12 TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Hà Nội luôn có một lực hấp dẫn nhất định đối với các nhà đầu tư tuy nhiên cần nhìn nhận... xuất phát triển, đó là cơ sở để đón chờ các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài - Lao động và nguồn nhân lực cũng cần phát triển đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế - Hà Nội cũng cần có các chương trình quảng bá và xúc tiến đầu tư, giúp các nhà đầu tư và bên nhận đầu tư có cơ hội tiếp xúc và gặp gỡ Trên đây là thực trạng và xu hướng thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội cũng như một số kíên nghị nhỏ nhằm... triển, đầu tư và hợp tác phát triển khu công nghệ cao, phát triển các ngành công nghiệp điện tử, tin học Dự kiến vào cuối năm 2009, đầu năm 2010, cơ quan hữu quan sẽ công bố quy hoạch chung của Hà Nội để tạo công cụ định hướng lâu dài cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Trên cơ sở đó, chính sách thu hút đầu tư của Hà Nội nhằm vào 3 vấn đề gồm dịch vụ hỗ trợ đầu tư, thủ tục cấp phép đầu tư và các... xuất, để tăng cường công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Hà Nội, bên cạnh việc triển khai và phối hợp thực hiện tốt các chương trình xúc tiến đầu tư, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, một điểm quan trọng là Hà Nội cần tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc giải ngân nguồn vốn, đặc biệt là các dự... mức trung bình của cả nước Vì vậy, xét trên một số khía cạnh thì nguồn nhân lực vẫn là một thế mạnh của Thủ đô hiện nay bởi một trong những điểm hấp dẫn nhất của đầu tư vào Hà Nội là chi phí nguồn nhân lực NHÓM 12 - LỚP CN 17 D 13 TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Hiện nay, Hà Nội đang tập trung kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực như phát triển trung tâm tài chính, ngân hàng, đầu tư phát triển các khu...TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI mới Những lĩnh vực, ngành kinh tế trên đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, đòi hỏi công nghệ cao, trình độ quản lý hiện đại nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế, mang lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế thủ đô./ 3 – Hà Nội đang là địa điểm đầu tư an toàn và thành đạt của các nhà kinh doanh vào một số ngành, lĩnh vực kêu gọi đầu tư như: - Phát triển Trung... dịch vụ hỗ trợ đầu tư, thủ tục cấp phép đầu tư và các hỗ trợ đầu tư khác (giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực) Các giải pháp cụ thể để tăng đầu tư là: - Cải cách và phát triển môi trường pháp lý sao cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế - Công tác quản lý nhà nước nên cần thông thoáng tạo điều kiên thuận lợi cho việc đầu tư nước ngoài - Cải cách thủ tục hành chính mang tính nhanh gọn “liên... nghiệp công nghệ cao - Phát triển các dự án khu du lịch – dịch vụ, khu nghỉ dưỡng cao cấp - Đầu tư phát triển một số lĩnh vực y tế chuyên sâu và một số bệnh viện hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế - Đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo - Đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng Một điều đáng lưu ý là nếu xét về cơ cấu vốn đầu tư thì Hà Nội đang có sự chuyển biến mạnh mẽ từ lĩnh vực công nghiệp sản xuất và xây dựng sang... nhiều hơn và phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đó Chúng tôi hy vọng, 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ giúp kinh tế Hà Nội cất cánh cùng cả nước Hà Nội sẽ sớm đạt được những thành tựu rực rỡ trong phát triển kinh tế và xã hội TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam đăng ngày 05/12/2007 NHÓM 12 - LỚP CN 17 D 14 TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 2 Báo Hà Nội mới đăng 01/7/2008 3 Báo . dẫn đầu về thu hút đầu tư. NHÓM 12 - LỚP CN 17 D 1 TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI néi dung I - THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA HÀ NỘI 1- Tư ng quan thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 209 1.213.995.641 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư NHÓM 12 - LỚP CN 17 D 4 TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 2.4 Công nghiệp khu vực đầu tư nước ngoài tăng trưởng cao Theo báo. D 7 TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 2 – Trong hai năm tới Hà Nội sẽ thu hút từ 4-5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng

Ngày đăng: 23/04/2015, 11:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w