BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT CON CUÔNG ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM 2011 MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút ({50} câu trắc nghiệm) Mã đề thi 135 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Cho chất A có công thức là C 3 H 5 Br 3. Khi A tác dụng với NaOH dư tạo ra một hợp chất tạp chức của ancol bậc 1 và anđehit. Công thức của A là A. CH 2 BrCH 2 CHBr 2 B. CH 3 CBr 2 CH 2 Br C. CH 3 CHBrCHBr 2 D. CH 2 BrCHBrCH 2 Br Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam kim loại sắt trong 300 ml dung dịch HNO 3 2M, sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thấy có khí NO (duy nhất) thoát ra. Cô cạn dung dịch sau phản ứng ta thu được chất rắn khan có khối lượng là: A. 36,3g B. 39,1g C. 40,5g D. 48,4g Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm C x H y COOH, C x H y COOCH 3 , CH 3 OH thu được 2,688 lít CO 2 (đktc) và 1,8 gam H 2 O. Mặt khác cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M thu được 0,96 gam CH 3 OH. Công thức của C x H y COOH là A. C 3 H 5 COOH B. C 2 H 5 COOH C. C 2 H 3 COOH D. CH 3 COOH Câu 4: Kết luận nào sau đây không đúng. A. Kim loại dễ gò, rèn, kéo thành sợi là do kim loại có tính dẻo B. Độ dẫn điện của một số kim loại phổ biến tăng theo thứ tự sau: Fe < Al < Cu < Au <Ag C. Độ dẫn điện của kim loại phụ thuộc vào bản chất kim loại, tiết diện dây dẫn, nhiệt độ môi trường D. Khi nhiệt độ tăng thì độ dẫn điện, dẫn nhiệt của kim loại đều giảm Câu 5: Trộn dung dịch X có pH = 13 với dung dịch Y có pH = 2 với thể tích bằng nhau thu được dung dịch Z. pH của dung dịch Z là A. 1,05 B. 12,95 C. 12,65 D. 1,35 Câu 6: Cho phản ứng sau Mg + HNO 3 → Mg(NO 3 ) 2 + NO + NO 2 + H 2 O Sau khi cân bằng phương trình hóa học với hệ số các số nguyên tối giản, tỉ lệ mol giữa NO và NO 2 là 2 : 1 thì hệ số cân bằng của HNO 3 trong phương trình hóa học là A. 12 B. 16 C. 18 D. 20 Câu 7: Khi cho Cl 2 tác dụng với dung dịch KOH đặc, nóng thì tỉ số giữa số nguyên tử Cl bị oxi hóa và số nguyên tử clo bị khử là A. 5: 1 B. 1: 5 C. 1: 1 D. 1: 3 Câu 8: Cho các chất: phenol, anilin, axit acrylic, benzanđehit, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất phản ứng được với dung dịch Br 2 là A. 6 B. 4 C. 5 D. 7 Câu 9: Cho amin X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được muối RNH 3 Cl. Trong X có 15,05% Nitơvề khối lượng. Công thức phân tử của X là A. C 3 H 7 NH 2 B. C 3 H 5 NH 2 C. C 6 H 5 NH 2 D. C 2 H 5 NH 2 Câu 10: Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ, no, mạch hở ( mỗi axit chứa không quá 2 nhóm -COOH). Biết 0,175mol X nặng 16 gam tác dụng vừa đủ với Na 2 CO 3 thu được 22,6 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn 32 gam X thu được 0,95 mol CO 2 . Công thức của hai axit là Trang 1/5 - Mã đề thi 135 A. HOOC – CH 2 COOH và C 2 H 5 COOH B. HOOC – COOH và CH 3 COOH C. HOOC – CH 2 COOH và CH 3 COOH D. HOOC – COOH và HCOOH Câu 11: Cho 22 gam dung dịch NaOH 10% tác dụng với 5 gam dung dịch H 3 PO 4 39,2%. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là A. 2,46g B. 3,17g C. 2,84g D. 9,02g Câu 12: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì A. Tính bazơ của các oxit và hiđroxit giảm dần B. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần C. Năng lượng ion hóa giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần D. Số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8 Câu 13: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit oleic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 11,424 lít CO 2 (đktc) và 9,09 gam H 2 O. Số mol của axit oleic trong m gam hỗn hợp X là A. 0,01mol B. 0,005 mol C. 0,002 mol D. 0,015mol Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng A. Ancol bậc 2 bị oxi hóa cho xeton B. Anilin có tính bazơ nên làm quỳ tím chuyển thành màu xanh C. Axit fomic có phản ứng tráng gương D. Phenol có tính axit yếu nên không làm đổi màu quỳ tím Câu 15: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng A. Poli(metyl metacrylat) B. Polistiren C. Poliacrilonitrin D. Poli(etylen terephtalat) Câu 16: Cho 0,1mol alanin tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư. Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 24,25g B. 12,55 g C. 23,45 g D. 22,75g Câu 17: Cho cân bằng hóa học sau 2SO 2 (k) + O 2 (k) ˆ ˆ† ‡ ˆˆ 2SO 3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối hỗn hợp khí so với H 2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là A. Phản ứng thuận thu nhiệt, khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch B. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch D. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận Câu 18: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi màu xanh A. Phenyl amoni clorua B. Anilin C. Glyxin D. Natri etylat Câu 19: Nhiệt phân hoàn toàn 63,9 gam muối nitrat của kim loại M chỉ có một hóa trị thu được hỗn hợp khí và 15,3 gam chất rắn. M là A. Cu B. Mg C. Zn D. Al Câu 20: Cho a gam Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO 3 0,8M và Cu(NO 3 ) 2 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5 ). Giá trị của a là A. 8,4 B. 11,2 C. 5,6 D. 11,0 Câu 21: Đun nóng 2 ancol đơn chức, mạch hở với H 2 SO 4 đặc ở 140 0 C thu được hỗn hợp các ete. Lấy 0,72 gam một trong số các ete đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,76 gam CO 2 và 0,72 gam H 2 O. Công thức của 2ancol là A. CH 3 CH 2 OH và CH 3 CH 2 CH 2 OH B. CH 3 OH và CH 2 =CHCH 2 OH C. CH 3 CH 2 OH và CH 2 =CHCH 2 OH D. CH 3 OH và CH 3 CH 2 CH 2 OH Trang 2/5 - Mã đề thi 135 Câu 22: Cho a gam anđehit đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO 3 /NH 3 đun nóng thu được 21,6 gam Ag và dung dịch Y. Làm khô cẩn thận dung dịch Y thu được 23,7 gam muối khan. X là A. CH 3 CHO B. C 2 H 5 CHO C. C 2 H 3 CHO D. HCHO Câu 23: Cho 0,1mol anđehit X tác dụng hoàn toàn với H 2 thấy cần 6,72 lít H 2 (đktc) và thu được sản phẩm Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H 2 ( đktc). Mặt khác, lấy 8,4 gam X tác dụng hết với dung dịch AgNO 3 / NH 3 thu được 43,2 gam Ag kim loại. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là A. HCHO và CH 3 OH B. CH 3 CHO và C 2 H 5 OH C. OHC-CH= CH-CHO và HO-(CH 2 ) 4 -OH D. OHC-CH= CH-CH 2 -CHO và HO-(CH 2 ) 3 - OH Câu 24: Dãy gồm các polime dùng làm tơ sợi là A. Tinh bột, xenlulozơ, nilon – 6,6 B. PE, PVC, polistiren C. Xenlulozơ axetat, poli vinylxianua, nilon-6,6 D. Xenlulozơ, poli(metyl metacrylat), nilon -6,6 Câu 25: Cho 0,1mol aminoaxit X (no, mạch hở) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác 29,2 gam X tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 1M. Phân tử khối của X là A. 146 B. 292 C. 73 D. 147 Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng A. Nitrophotka là hỗn hợp của NH 4 H 2 PO 4 và KNO 3 B. Phốt pho trắng có cấu trúc mạng tinh thể nguyên tử, phốt pho đỏ có cấu trúc polime C. Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na 2 SiO 3 và K 2 SiO 3 D. Cacbon monooxit và silic đioxit là oxit axit Câu 27: Đun nóng a gam este X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 13,4 gam muối của axit hữu cơ đa chức Y và 9,2 gam ancol Z . Hóa hơi hoàn toàn ancol Z thu được 8,32 lít hơi (ở 127 0 C , 600 mmHg). Công thức cấu tạo của X là A. CH( COOC 2 H 5 ) 3 B. CH 3 OOC – COOCH 3 C. C 2 H 5 OOC – CH 2 – COOC 2 H 5 D. C 2 H 5 OOC-COOC 2 H 5 Câu 28: Chỉ dùng một thuốc thử phân biệt các kim loại sau: Mg, Zn, Fe, Ba A. Dung dịch H 2 SO 4 loãng B. Dung dịch Mg(NO 3 ) 2 C. Nước D. Dung dịch NaOH Câu 29: Chất nào sau đây không điều chế được axeton bằng một phản ứng trực tiếp A. Propen B. Canxi axetat C. Ancol etylic. D. Propan – 2-ol Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon X và Y ( M Y > M X ) thu được 11,2 lít CO 2 (đktc) và 10,8 gam H 2 O. Công thức của X là A. C 2 H 4 B. C 2 H 2 C. CH 4 D. C 2 H 6 Câu 31: A là hỗn hợp khí gồm SO 2 và CO 2 có tỉ khối so với H 2 là 27. Dẫn a mol hỗn hợp khí A qua bình đựng 1lít dung dịch NaOH 1,5aM, sau phản ứng cô cạn dụng dịch thu được m gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m và a là A. m = 105a. B. m =141a C. m = 103,5a D. m =116a Câu 32: Cho các chất: Gly – Ala (1); Gly- Ala- Gly (2); Gly- Gly – Ala (3); dung dịch anbumin (4). Chất không dự phản ứng màu biure là A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Trang 3/5 - Mã đề thi 135 Câu 33: Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp bột Ag, Ni, Fe, Pb mà không làm thay đổi khối lượng Ag người ta dùng dung dịch A. Fe(NO 3 ) 3 B. Fe 2 (SO 4 ) 3 C. FeCl 2 D. HNO 3 Câu 34: Trong phân tử cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức A. Xeton B. Amin C. Anđehit D. Ancol Câu 35: Liên kiết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết A. Cộng hóa trị phân cực B. Hiđro C. ion D. Cộng hóa trị không phân cực Câu 36: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn 0,58 gam X thu được 1,32 gam CO 2 và 0,54 gam H 2 O. Biết X không tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 . Công thức cấu tạo của X là. A. CH 3 CH 2 COCH 3 B. CH 2 = CHCHO C. CH 3 CH 2 CHO D. CH 3 COCH 3 Câu 37: Một hỗn hợp X gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam Mg cho vào 200 ml dung dịch Y gồm Cu (NO 3 ) 2 0,5M và AgNO 3 0,3M thu được chất rắn A, khối lượng của chất rắn A là A. 20,16g B. 26,1g C. 14,56g D. 21,06g Câu 38: Phát biểu đúng là: A. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch B. Chỉ số axit là số miligam KOH cần để trung hòa axit béo tự do trong 1 gam chất béo C. Chỉ số xà phòng hóa là số miligam KOH cần để xà phòng hóa hết lượng este trong 1gam chất béo D. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C 2 H 4 (OH) 2 Câu 39: Dung dịch X chứa các ion sau: Al 3+ , Cu 2+ , SO 4 2- và NO 3 - . Để kết tủa hết ion SO 4 2- có trong 250 ml dung dịch X, cần 50 ml dung dịch BaCl 2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH 3 dư thì được 7,8 gam kết tủa. Cô cạn 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/lit của NO 3 - là A. 0,3M B. 0,4M C. 0,2M D. 0,6M Câu 40: Có các chất : Fe, dung dịch FeCl 2, dung dịch HCl đặc, nguội; dung dịch Fe(NO 3 ) 2 ; dung dịch FeCl 3 , dung dịch AgNO 3 . Cho từng cặp chất phản ứng với nhau thì số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử có thể là : A. 5 B. 4 C. 6 D. 7 Câu 41: Cho các chất sau: CH 3 CHCl 2 (1); CH 3 COOCH = CHCH 3 (2); CH 3 COOCH 2 CH = CH 2 (3); CH 3 CH 2 CCl 3 (4); (CH 3 COO) 2 CH 2 (5) Những chất sau khi thủy phân trong môi trường kiềm cho sản phẩm có phản ứng tráng bạc là A. 1, 2, 4, 5 B. 1, 3, 5 C. 1, 2, 4 D. 1, 2, 5 Câu 42: Ứng với công thức phân tử C 3 H 6 O có bao nhiêu hợp chất mạch hở bền khi tác dụng với H 2 (Ni, t 0 ) sinh ra ancol A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 43: Điện phân 2 lít dung dịch hỗn hợp NaCl và CuSO 4 đến khi nước bị điện phân ở 2 điện cực thì dừng lại, tại catot thu được 1,28 g kim loại và anot thu được 0,336 lít khí (đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi thì pH của dung dịch thu được bằng A. 13 B. 2 C. 3 D. 12 Câu 44: Dung dịch X chứa các ion với các nồng độ như sau: Mg 2+ aM; Cl - 0,9M; Fe 3+ bM; H + 0,3M ; SO 4 2- 0,6M và Al 3+ cM. Cho từ từ V ml dung dịch Ba(OH) 2 2M vào 1 lít dung dịch X, để lượng kết tủa thu được tối đa thì giá trị của V là A. 375 B. 525 C. 450 D. 300 Trang 4/5 - Mã đề thi 135 Câu 45: Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí oxi và ozon so với H 2 bằng 20. Thành phần phần trăm thể tích oxi trong hỗn hợp là A. 50% B. 45% C. 60% D. 75% Câu 46: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y, 10m/17(gam) chất rắn không tan và 2,688 lít H 2 (đktc). Để hòa tan hết m gam hỗn hợp X cần tối thiểu V lít dung dịch HNO 3 1M (sản phẩm khử duy nhất là khí NO). Giá trị của V là A. 0,88 B. 0,80 C. 0,72 D. 0,48 Câu 47: Phát biểu nào sau đây sai. Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để A. Chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn B. Có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2e hoặc 8e C. Chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn D. Có cấu hình electron của khí hiếm Câu 48: Đồng phân chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C 7 H 8 O 3 có thể tác dụng với Na theo tỉ lệ 1:3 và dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1:2 là A. 8 B. 7 C. 9 D. 6 Câu 49: Hấp thụ hết 0,07 mol CO 2 vào 250 ml dung dịch NaOH 0,32M được dung dịch X. Thêm tiếp 250 ml dung dịch hỗn hợp BaCl 2 0,16M và Ba(OH) 2 xM được 7,88 gam kết tủa. Giá trị của x là A. 0,04 B. 0,02 C. 0,06 D. 0,03 Câu 50: Đốt cháy 3,2 gam 1este đơn chức được 7,04 gam CO 2 và 2,304 gam H 2 O. Nếu cho 10 gam este trên tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của axit tạo nên este trên có thể là A. HOOC(CH 2 ) 3 CH 2 OH B. CH 2 = CHCOOH C. HOOCCH 2 CH(OH)CH 3 D. CH 2 = C(CH 3 )COOH HẾT Trang 5/5 - Mã đề thi 135 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT CON CUÔNG ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM 2011 MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút ({50} câu trắc nghiệm) Mã đề thi 135 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu. phản ứng màu biure là A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Trang 3/5 - Mã đề thi 135 Câu 33: Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp bột Ag, Ni, Fe, Pb mà không làm thay đổi khối lượng Ag người ta dùng dung dịch A. Fe(NO 3 ) 3 B CH 2 =CHCH 2 OH C. CH 3 CH 2 OH và CH 2 =CHCH 2 OH D. CH 3 OH và CH 3 CH 2 CH 2 OH Trang 2/5 - Mã đề thi 135 Câu 22: Cho a gam anđehit đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO 3 /NH 3 đun nóng thu