Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
322,5 KB
Nội dung
PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước phát triển nông nghiệp lâu đời. Các sản phẩm từ nông nghiệp của nước ta rất phong phú đa dạng và có chất lượng tốt đã đươc xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, tiêu biểu phải kể đến: gạo, cà phê, hồ tiêu Với lợi thế về điều kiện tự nhiên thêm vào đó nước ta lại có nguồn phế thải nông nghiệp khá dồi dào, dẫn đến sự hình thành gần như là tất yếu: nghành sản xuất nấm, trong đó trồng nấm rơm là một xu hướng được rất nhều vùng nông thôn chọn lựa để phát triển vì tinh hiệu quả kinh tế của nó Nấm rơm hay nấm mũ rơm (danh pháp khoa học: Volvariella volvacea) là một loài nấm trong họ nấm lớn sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại. Là loại nấm giàu dinh dưỡng. Nấm rơm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C và chứa 7 loại a-xít amin, nấm rơm là món ăn trị nhiều bệnh là loại quen thuộc, nhất là các làng quê vì thường được sử dụng làm thực phẩm. Nấm rơm là một loại thực phẩm có từ lâu đời của Việt Nam. Nghề trồng nấm không những đem lại hiệu quả kinh tế mà các món ăn chế biến từ nấm rơm còn là một vị thuốc chữa bệnh cho con người. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới rất phù hợp để trồng nấm rơm. Trồng nấm rơm sử dụng ít diện tích, nguồn nguyên liệu chủ yếu được tận dụng từ rơm rạ, chi phí nuôi trồng thấp, giá bán tương đối cao, đem lại hiệu quả cho người trồng nấm. Huyện Tiên Lãng là một huyện trồng nấm rơm nhiều nhất của thành phố Hải Phòng. Nhân dân trong huyện ngoài trồng lúa nhằm cung cấp lương thực còn coi trồng nấm rơm là một nghề chính đem lại thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, do 1 ảnh hưởng của thời tiết, biến động của thị trường, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế công tác bảo quản nấm thu hoạch còn khó khăn, công tác tiêu thụ nấm rơm trở nên khó khăn. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh tế trong tiêu thụ nấm rơm ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá hịêu qủa tiêu thụ nấm rơm của huyện Tiên Lãng để từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nấm rơm trong những năm tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể • Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, tiêu thụ nấm rơm • Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế tiêu thụ nấm rơm chính vụ và trái vụ của các hộ nông dân tại một số xã của huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. • Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản phẩm nấm rơm trên thị trường. 1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề kinh tế kĩ thuật, tổ chức quản lí liên quan đến tiêu thụ nấm rơm. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ nấm rơm trên thị trường 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. * Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm nấm rơm của các hộ nông dân trên thị trường. 2 * Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài được xem xét biến động qua 3 năm, từ năm 2009 đến năm 2011. 1.3.3 Những câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu - Khái niệm về nấm? Đặc tính sinh học của nấm? - Hiệu quả kinh tế là gì? Nêu nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế? Tiêu thụ, hiệu quả tiêu thụ là gì? - Thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trên địa bàn huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng như thế nào? - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ nấm của các hộ nông dân trồng nấm? - Các biện pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả trong tiêu thụ nấm rơm của các hộ nông dân tại Tiên Lãng? 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Các khái niệm. 2.1.1.1 Khái niệm nấm Theo quan niệm cũ, nấm là thực vật, nhưng là thực vật không có diệp lục tố. Tuy nhiên, những nghiên cứu ngày càng nhiều về sinh lý và dinh dưỡng, cho thấy nấm khác biệt với thực vật. - Nấm không có khả năng quang hợp, nghĩa là không thể tự tổng hợp các chất hữu cơ cho cơ thể từ nước và khí CO2. - Vách tế bào chủ yếu là chitin và glucan. - Nấm dự trữ đường dưới dạng glycogen, thay vì tinh bột. Có thể so sánh các túi nấm mèo, nấm sò với các cây trồng để hiểu rõ vấn đề. Cây trồng có rễ, thân, lá, hoa và quả (có cây có củ). Cái nấm mà ta thấy mọc ra trên túi giá thể chỉ là cơ quan sinh sản, tương tự như quả của cây nên còn gọi là “quả thể”. Nấm rơm khi già nở ra, phía dưới mũ nấm có những hạt bụi màu hồng, đó là các bào tử tương tự như hạt của cây trồng. Nấm mộc nhĩ (nấm mèo), nấm bào ngư (nấm sò) mọc ra từ túi nấm khi đã có màu trắng. Hay khi trồng nấm rơm, ta dễ nhận thấy là ở nhữngchỗ nấm mọc ra có mạng các sợi tơ trắng. Các mạng này có được do sự kết chặt lại của nhiều sợi tơ nấm nhỏ li ti (đường kính khoảng 3đến 10micromet (μm), 1 μm = 1/1000 m) mà mắt thường khó nhìn thấy, phải dùng kính hiển vi mới dễ thấy được. Các sợi tơ nấm này bắt nguồn từ giống nấm mọc lan ra, xâm nhập vào rơm rạ của cả luống. Các sợi tơ nấm bện với nhau thành hệ sợi tơ mà ta khó thấy bằng mắt thường, các mạng sợi tơ trắng có xung quanhchỗ nấm mọc chỉ là một phần rất nhỏ của hệ sợi tơ nấm. Khi mọc các sợi tơ nấmkết nối với nhau thành mội khối 4 liền thống nhất. Cả khối hệ sợi tơ đó có thể coi là thân của nấm tương tự như cây trồng gồm rễ, cành, lá. 2.1.1.2 Khái niệm nấm rơm Nấm rơm hay nấm mũ rơm (danh pháp khoa học: Volvariella volvacea) là một loài nấm trong họ nấm lớn sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại. Là loại nấm giàu dinh dưỡng. Nấm rơm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C và chứa 7 loại a-xít amin, nấm rơm là món ăn trị nhiều bệnh là loại quen thuộc, nhất là các làng quê vì thường được sử dụng làm thực phẩm. * Đặc tính sinh học của nấm rơm - Chu trình sống Chu trình sống của nấm rơm bắt đầu từ đảm bào tử. Đảm bào tử có hình trứng, bên ngoài có bao bởi lớp vỏ dày. Lúc còn non có màu trắng sau chuyển sang màu hơi nâu. Khi chín, bào tử được tẩm thêm cetin có màu hồng thịt, vì vậy ở tai nấm trưởng thành phiến có màu hồng thịt. Đảm bào tử khi nảy mầm tạo ra tơ sơ cấp, các sợi tơ sơ cấp có thể tự kết hợp với nhau tạo thành các sợi tơ thứ cấp. Tơ thứ cấp tăng trưởng dẫn đến tạo thành quả thể. Ngoài ra, tơ thứ cấp còn có thể hình thành bào tử màng dày hay còn gọi là bào tử áo hay hậu bào tử. Bào tử màng dày giúp sợi nấm tồn tại, vượt qua các biến đổi bất lợi của môi trường. Khi gặp điều kiện thuận lợi chũng sẽ nẩy mầm theo nhiều hướng và tạo ra những sợi tơ thứ cấp. Quá trình tạo quả thể nấm rơm trải qua 6 giai đoạn: - Giai đoạn đinh ghim - Giai đoạn hình nút nhỏ - Giai đoạn hình nút - Giai đoạn hình trứng - Giai đoạn hình chuông 5 - Giai đoạn trưởng thành * Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm rơm - Nhiệt độ: Nhiệt độ tối thích cho sợi nấm phát triển là 30-320C và cho sự hình thành của quả thể là 300C. Từ 100-200C: sợi sinh trưởng yếu; ở 200C: quả thể hình đinh ghim sẽ bị chết sau 12 giờ và sự sinh trưởng của quả thể hình cầu bị đình chỉ. Dưới 15 0 C và trên 45 0 C: Không bao giờ xuất hiện quả thể. - Độ ẩm: + Độ ẩm của giá thể: Sợi nấm rơm có thể sinh trưởng trong điều kiện nguyên liệu có độ ẩm từ 40-90%, nhưng tốt nhất là từ 70-75 %. + Độ ẩm tương đối của không khí: Độ ẩm tương đối của không khí có tác dụng điều hòa sự bốc hơi nước từ giá thể và quả thể nấm ra không khí. Độ ẩm từ 60- 70 % trở xuống: gây chết toàn bộ giai đoạn đầu đinh ghim, đình chỉ sự sinh trưởng của nấm ở giai đoạn hình cầu, nếu tiếp tục kéo dài thì gây ra hiện tượng teo đầu của quả thể. Độ ẩm từ 80-85 %: gây chết một phần giai đoạn đầu đinh ghim, khôngảnh hưởng đến các giai đoạn khác. Độ ẩm từ 90-100 %: rất tốt đối với giai đoạn đầu đinh ghim, nhưng sẽ làm giảm sự sinh trưởng ở một số giai đoạn khác. Nếu kèm theo nhiệt độ cao thì nấm sinh trưởng rất nhanh, nở nhanh và dễ bị nứt trong khi vận chuyển, nấm ở giai đoạn hình nón (dù) dễ bị thối rữa. - pH: Sợi nấm rơm sinh trưởng ở pH từ 4-11, nhưng pH thích hợp nhất đối với nấm rơm là 7,0 - 7,5. Trong khoảng pH từ 6-11: sợi sinh trưởng mạnh.Khi pH ngả sang độ chua (pH < 6): sợi sinh trưởng yếu. - Ánh sáng: Nấm không có diệp lục nên không cần ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ như ở thực vật. Do đó, trong thời kỳ sinh trưởng của sợi nấm không cần ánh sáng. 6 Cường độ ánh sáng cao có thể đình chỉ các quá trình sinh trưởng và gây chết sợi nấm. Ánh sáng chỉ có tác dụng như một yếu tố kích thích sự hình thành và phát triển của quả thể. Nấm rơm trồng trong tối sẽ không hình thành quả thể mặc dù có đầy đủ các yếu tố khác. Nguồn sáng là ánh sáng khuyếch tán của mặt trời hoặc đèn điện (thường dùng đèn neon). Số lần chiếu sáng: mỗi ngày2 - 3 lần, mỗi lần 30 phút - 1 giờ 30 phút. - Thời vụ nuôi trồng: Thời vụ nuôi trồng nấm rơm ở miền Bắc từ 15/4 – 15/9 hàng năm. Các tỉnh miền Nam có thể nuôi trồng nấm rơm quanh năm. 2.1.1.3 Hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao HQKT là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội, xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng. Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế làm xuất hiện phạm trù HQKT (Nguyễn Tiến Mạnh, 1995). Một là, theo quan điểm triết học Macxit thì bản chất của HQKT là sự thực hiện yêu cầu của qui luật tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng qui luật tiết kiệm thời gian là qui luật có tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo qui luật này, nó qui định động lực phát triển của lực lượng sản xuất tạo điều kiện phát triển xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại. Hai là, theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các mối quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã 7 hội. Việc bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối liên hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài, đó là quá trình trao đổi chất, năng lượng giữa sản xuất xã hội và môi trường. Ba là, HQKT là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất. Trong phân tích kinh tế, HQKT được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng các tỷ lệ so sánh giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra lợi ích nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội. Từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả như trên ta thấy rằng hiệu quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của HQKT và quản lý. Hơn nữa việc xác định hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp về lí luận và thực tiễn. Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Muốn vậy sản xuất không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Quan điểm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thỏa mãn vấn đề tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy mà hiệu quả của một quá trình nào đó cần được đánh giá toàn diện cả ba khía cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường (Nguyễn Tiến Mạnh, 1995). * Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường đang khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinh doanh để tìm kiếm cơ hội với yêu cầu mục đích khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là 8 tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có hiệu quả kinh tế cao nhất, là sự kết hợp các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện sản xuất, nguồn lực nhất định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mục đích yêu cầu khoa học kỹ thuật và việc áp dụng vào trong sản xuất, vốn, chính sách… quy luật khan hiếm nguồn lực trong khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hoá, dịch vụ ngày càng tăng và trở nên đa dạng hơn, có như vậy mới nâng cao được HQKT. Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, là biểu hiện mối quan hệ của kết quả và hiệu quả sản xuất. Kết quả là một đại lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Khi xác định HQKT không nên chỉ quan tâm đến hoặc là quan hệ so sánh hoặc là quan hệ tuyệt đối mà nên xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. HQKT ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối: quy luật cung - cầu và quy luật năng suất cận biên giảm dần. HQKT là một đại lượng để đánh giá, xem xét kết quả hữu ích được tạo ra như thế nào, chi phí là bao nhiêu, trong điều kiện sản xuất cụ thể nào, có được chấp nhận hay không? Như vậy, HQKT liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp là rất đa dạng và ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có chi phí vật chất, lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất. Việc đánh giá phần lớn phụ thuộc vào quy trình sản xuất là sự kết hợp gắn bó giữa các yếu tố đầu vào và khối lượng đầu ra, nó là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong việc đánh giá HQKT. Tuỳ thuộc vào từng ngành, quy mô, đặc thù của ngành sản xuất khác nhau thì hiệu quả kinh tế được xem xét dưới góc độ khác nhau, cũng như các yếu tố tham gia sản xuất. Xác định các yếu tố đầu ra: Các mục tiêu đạt được 9 phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hoá sản xuất ra phải được trao đổi trên thị trường, các kết quả đạt được là: Khối lượng, sản phẩm, lợi nhuận… Xác định các yếu tố đầu vào: Đó là những yếu tố chi phí về vật chất, cung lao động, vốn… Phân tích HQKT trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường, việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp các trở ngại sau: - Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu hao, phân bổ chi phí, hạch toán chi phí… yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ. - Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Việc xác định các kết quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất… không thể lượng hoá được. 2.1.1.4 Khái niệm về tiêu thụ hàng hóa và hiệu quả tiêu thụ. Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phải tự mình quyết định ba vấn đề trung tâm cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: Sản xuất cho ai? Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Cho nên việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cần được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. * Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu người sản xuất cần thoả mãn, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức sản xuất hoặc tổ chức cung ứng hàng hóa và cuối cùng là việc thực hiện bán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất. Do tiêu thụ hàng hóa là cả một quá trình gồm nhiều hoạt động khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau, cho nên để tổ chức tốt việc tiêu thụ hàng hóa người sản xuất không những phải làm tốt mỗi khâu công việc mà còn phải phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp, giữa các bộ phận tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của người sản xuất. Phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp có nghĩa là các khâu trong quá trình tiêu thụ hàng hóa không thể đảo lộn cho nhau mà phải thực hiện một cách tuần tự nhau theo chu trình của nó. Người sản xuất không thể tổ chức sản xuất 10 [...]... của người sản xuất Hiệu quả tiêu thụ được thể hiện dưới hai hình thức: (1) H=K- F (2) H=K/ F H Hiệu quả tiêu thụ K Kết quả tiêu thụ F Chi phí bỏ ra trong quá trình tiêu thụ 11 Ở công thức 1 ta chưa thấy hết được hiệu quả tiêu thụ do còn phụ thuộc vào những yếu tố chi phí trong tiêu thụ Theo công thức (2) thì nhược điểm trên được khắc phục, vì chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả tiêu thụ càng cao và ngược... phương án kinh doanh có hiệu quả nhất đặc biệt là hiệu quả của việc tiêu thụ hàng hóa Vì vậy ngay từ khi sản xuất hàng hoá người sản xuất phải tính xem tình hình tiêu thụ như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất Do đó hiệu quả tiêu thụ là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra trong quá trình tiêu thụ hàng... hộ nuôi trồng nấm rơm Qua đó nắm được các thông tin về thực trạng tình hình, xác định các phương pháp, tiến bộ áp dụng vào sản xuất, tiêu thụ 3.2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu * Chỉ tiêu tổng quát phản ánh hiệu quả kinh tế H=Q–K H = Q/K H = K/Q Trong đó: H - Hiệu quả kinh tế Q - Kết quả sản xuất thu được K - Chi phí nguồn lực Có nhiều công thức xác định hiệu quả kinh tế Chúng ta cần phải thống nhất... tiêu thụ nấm ăn - Tiêu thụ trực tiếp: Người sản xuất nấm ăn bán trực tiếp cho người tiêu dùng Nấm ăn ở đây có thể là nấm tươi hoặc nấm đã qua chế biến Đây là kênh tiêu thụ có giá thành cao nhất nhưng sản lượng bán hàng có thể thấp và tốn nhân lực bán hàng Người sản xuất cần có địa điểm tiêu thụ hoặc tiêu thụ tại nhà Sản lượng tiêu thụ trực tiếp thường tiếp thường ít hơn so với các hình thức khác Trong. .. Chi tiêu bình quân 30 6 9 4 5 5 4 4 1 2 GTSX/nhân khẩu 111,4 115,6 113,5 24,74 27,6 45,49 50,5 GTSX/LĐ 31 31,9 8 6 7 110,9 115,3 113,1 58,21 6 1 4 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tiên Lãng 3.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở Tiên Lãng Tại Hải Phòng, nghề trồng nấm đã phát triển mạnh từ năm 2007, tập trung tại một số huyện như : Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thuỷ Nguyên, An Lão, Kiến Thụy Toàn thành phố. .. sản trong quá trình hội nhập đang là nhiệm vụ trọng tâm và quan tâm hàng đầu Ở Hải Phòng hiện nay sản phẩm nấm rơm được người tiêu dùng rất ưa chuộng và nấm rơm tươi đã có mặt ở nhiều nhà hàng, các chợ trên địa bàn thành phố, đặc biệt là đã có một số Công ty, trang trại đã tiến hành sấy nấm rơm giá từ 90.000đ- 120.000đ/kg nấm khô Nấm rơm là nông sản sạch có hàm lượng protein và lipit cao, có thể giữ nấm. .. liệu, các loại nấm phổ biến là: nấm mỡ, nấm sò Năm 2008 Hải Phòng đã xây dựng được 439 lán trại trồng nấm trong đó Tiên Lãng và Vĩnh Bảo là hai huyện đi đầu trong phong trào trồng nấm 22 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Tiên Lãng là một huyện đồng bằng ven biển của thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên... Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành cánh cung miền duyên hải Bắc Bộ, có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, chính trị và quốc phòng an ninh Đặc biệt trong thời kì hội nhập với WTO và tự do hóa thương mại thì vị trí địa lý của Tiên Lãng là lợi thế quan trọng tạo điều kiện cho huyện mở rộng, giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng ĐBSH và cả nước, là tiền đề quan trọng để các ngành kinh tế phát triển... hành so sánh HQKT giữa các kênh tiêu thụ nấm rơm của các hộ nông dân trong huyện Từ đó dựa vào tình hình thực tế, đưa ra các đề xuất để nâng cao hiệu quả trong khâu tiêu thụ nấm rơm của các hộ trồng nấm trong xã 35 - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Phương pháp chuyên gia: là phương pháp thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của chuyên gia kỹ thuật, của các cán bộ quản lý Phương pháp chuyên khảo:... sản xuất 2663,8 tấn nguyên liệu, các loại nấm phổ biến là: nấm mỡ, nấm sò Năm 2008 Hải Phòng đã xây dựng được 439 lán trại trồng nấm trong đó Tiên Lãng và Vĩnh Bảo là hai huyện đi đầu trong phong trào sản xuất nấm Do có điều kiện thuận lợi về khí hậu, nguồn nguyên liệu và nguồn lao động phục vụ cho việc sản xuất nấm quanh năm, nghề trồng nấm ở Hải Phòng đã hình thành từ đầu thập kỷ 90 nhưng không duy . tài: Phân tích hiệu quả kinh tế trong tiêu thụ nấm rơm ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá hịêu qủa tiêu thụ nấm rơm của huyện. hiệu quả kinh tế, tiêu thụ nấm rơm • Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế tiêu thụ nấm rơm chính vụ và trái vụ của các hộ nông dân tại một số xã của huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. • Đề. về nấm? Đặc tính sinh học của nấm? - Hiệu quả kinh tế là gì? Nêu nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế? Tiêu thụ, hiệu quả tiêu thụ là gì? - Thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm