1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CÁC DẠNG BT ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ 11

10 905 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 217,17 KB

Nội dung

Mặt khác, khi hoá hơi 1 lượng Z người ta được thể tích vừa đúng bằng thể tích của khí NO có khối lượng bằng 1/3 khối lượng của Z trong cùng điều kiện.. Xác định công thức phân tử chất X

Trang 1

CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ

DẠNG 1: LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ

Loại 1: Lập công thức phân tử khi biết % khối lượng của các nguyên tố

Bài 1 Nilon – 6, loại tơ nilon phổ biến nhất có 63,68% C; 9,08 % H; 14,14% O; và 12,38% N Xác định CTĐGN của nilon – 6

Bài 2 Kết quả phân tích các nguyên tố trong nicotin như sau: 74% C; 8,65% H; 17,35% N Xác định CTĐGN của nicotin, biết nicotin có khối lượng mol phân tử là 162

Bài 3 Hợp chất X có phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt bằng 54,54%; 9,10% và 36,36% Khối lượng mol phân tử của X bằng 88 Xác định CTPT của X

Bài 4 Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol – một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148 g/mol Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có %C = 81,08%; %H = 8,10% còn lại là oxi Lập CTĐGN và CTPT của anetol

Bài 5 Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi Lập CTĐGN, CTPT của metylơgenol

Bài 6 Từ tinh dầu chanh người ta tách được chất limonen thuộc loại hiđrocacbon có hàm lượng nguyên tố H là 11,765% Hãy tìm công thức phân tử của limonen, biết tỉ khối hơi của limonen so với heli bằng 34

Bài 7 Hợp chất hữu cơ A có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: C chiếm 24,24%; H chiếm 4,04%; Cl chiếm 71,72%

1 Xác định CTĐGN của A

2 Xác định CTPT của A biết rằng tỉ khối hơi của A đối với CO2 là 2,25

3 Xác định công thức phân tử cho mỗi chất theo các số liệu sau:

Bài 8:Thành phần: 85,8% C ; 14,2% H ; M = 56

Bài 9: Thành phần: 51,3% C ; 9,4% H; 12,0% N; 27,3% O ; tỉ khối hơi so với không khí là 4,05

Bài 10: Thành phần: 54,5% C ; 9,1% H ; 36,4% O 0,8gam hơi chiếm thể tích 224ml khí ở điều kiện tiêu chuẩn Bài 11: Chất hữu cơ X (chứa C, H, O, N) có % khối lượng các nguyên tố lần lượt là 32%; 6,67%; 42,66% và 18,67% Hãy xác định công thức đơn giản nhất của X? Xác định CTPT của X biết rằng trong phân tử X có một nguyên tử Nitơ (Đáp số: C2H5O2N)

Bài 12: Chất hữu cơ X (chứa C, H, O, N) có % khối lượng các nguyên tố lần lượt là 32%; 6,67% ; 42,66% và 18,67% Xác định CTĐGN của X

Bài 13: Xác định CTPT của X biết trong phân tử X chỉ có 1 nguyên tử N (C2H5O2N)

Bài 14: Chất hữu cơ Z có 40% C; 6,67% H; còn lại là oxi Mặt khác, khi hoá hơi 1 lượng Z người ta được thể tích vừa đúng bằng thể tích của khí NO có khối lượng bằng 1/3 khối lượng của Z trong cùng điều kiện Xác định CTPT của Z

Loại 2: Lập công thức phân tử khi tính nC, nH, ….Dựa vào phương trình phản ứng

Bài 1 Đốt cháy hoàn toàn 5,6 g hợp chất hữu cơ A thu được 13,2 g CO2 và 3,6 g H2O Tỉ khối của A so với H2

là 28 Xác định CTPT của A

Bài 2 Đốt cháy hoàn toàn 0,30 g chất A (chứa C, H, O) thu được 0,44 g CO2 và 0,18 g H2O Thể tích hơi của của 0,30

g chất A bằng thể tích của 0,16g khí oxi (ở cùng đk về nhiệt độ và áp suất) Xác định công thức phân tử của chất A Bài 3 Đốt cháy hoàn toàn HCHC A cần vừa đủ 6,72 lít O2 (ở đktc) thu được 13,2 g CO2 và 5,4 g H2O Biết tỉ khối hơi của A so với không khí gần bằng 1,0345 Xác định CTPT của A

Bài 4 Đốt cháy hoàn toàn 2,20 g chất hữu cơ X người ta thu được 4,40 g CO2 và 1,80 g H2O

1 Xác định CTĐGN của chất X

2 Xác định công thức phân tử chất X biết rằng nếu làm bay hơi 1,10 g chất X thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 0,40 g khí oxi ở cùng đk nhiệt độ và áp suất

Trang 2

Bài 5 Để đốt cháy hoàn toàn 4,45 g chất hữu cơ X phải dùng hết 4,20 lít khí oxi (đktc) Sản phẩm cháy gồm có 3,15 g H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 (đktc) Xác định CTĐGN của X

Bài 6 Tìm CTPT chất hữu cơ trong mỗi trường hợp sau:

1 Đốt cháy hoàn toàn 10 g hợp chất, thu được 33,85 g CO2 và 6,94 g H2O Tỉ khối hơi của hợp chất so với

KK là 2,69

2 Đốt cháy 0,282 g hợp chất và cho các sản phẩm sinh ra đi qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH thấy bình đựng CaCl2 khan tăng thêm 0,194 g, bình KOH tăng thêm 0,80 g Mặt khác đốt cháy 0,186 g chất

đó, thu được 22,4 ml nitơ (ở đktc) Phân tử chỉ chứa một nguyên tử nitơ

Bài 7 Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ có chứa C, H, Cl sinh ra 0,22 g CO2 và 0,09 g H2O Khi xác định clo trong lượng chất đó bằng dd AgNO3 người ta thu được 1,435 g AgCl

Bài 8 Phân tích một HCHC cho thấy: cứ 2,1 phần khối lượng C lại có 2,8 phần khối lượng O và 0,35 phần khối lượng H Hãy xác định CTPT của chất hữu cơ trên biết 1,00 g hơi chất đó ở đktc chiếm thể tích 373,3 cm3 Bài 9 Đốt cháy hoàn toàn 0,9 g hợp chất hữu cơ A thu được 1,32 g CO2 và 0,54 g H2O Tỉ khối của A so với

H2 là 45 Xác định CTPT của A

Bài 10 Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hơi chất A cần 250 ml oxi tạo ra 200 ml CO2 và 200 ml hơi H2O Xác định CTPT của A, biết thể tích các khí đo ở cùng đk về nhiệt độ và áp suất

Bài 11 Khi đốt 1 lít khí A cần 5 lít oxi sau pư thu được 3 lít CO2 và 4 lít hơi H2O Xác định CTPT của A, biết thể tích các khí đo ở cùng đk về nhiệt độ và áp suất

Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,6g chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm qua bình đựng nước vôi trong dư thấy có 2g kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24g.Xác định CTĐGN và ctpt của A, biết tỉ khối của A so với He = 7,5 Bài 13: Hãy thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ trong mỗi trường hợp sau:

a, Đốt cháy hoàn toàn 10 mg hợp chất hữu cơ sinh ra 33,85 mg CO2 và 6,96 mg H2O Tỉ khối hơi của h/c đó đối với không khí là 2,69

b, Đốt cháy 28,2 mg hợp chất hữu cơ Y và cho sản phẩm sinh ra đi qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH thì thấy khối lượng bình CaCl2 tăng thêm 19,4 mg, còn bình KOH tăng thêm 80 mg Mặt khác khi đốt cháy chất đó sinh ra 2,24ml nitơ (đktc) Biết rằng phân tử chất đó chỉ chứa 1 ngtử nitơ

Bài 14: Đốt một lượng HCHC X, hỗn hợp sản phẩm thu được dẫn vào bình đựng dd Ca(OH)2 dơ, lạnh Sau khi p/ứ kết thúc thu được 10 g kết tủa và dd có khối lượng giảm 3,8 gam so với ban đầu D của HCHC đo ở áp suất

1 atm và 2730C là 1,625g Tìm công thức phân tử của X

Bài 15: Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất hữu cơ B cần 0,64 gam oxi và chỉ tạo thành 0,36 gam H2O và 0,88 gam CO2.Tìm Công thức PT của chất hữu cơ đó , biết B có tỉ khối so với He = 15

Bài 16: Đốt cháy một hợp chất hữu cơ A, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào 550 ml dd Ca(OH)2 lạnh, nồng độ 0,2M, thu được một kết tủa và 1 dd Dung dịch này có khối lượng lớn hơn khối lượng dd ban đầu 12,2 gam Lọc bỏ kết tủa, cho tiếp Ba(OH)2 dư lại thu thêm một lượng kết tủa nữa Tổng khối lượng kết tủa là 28,73g Tìm CTPT của A , biết MA = 46

Bài 17: Phân tích 1,47 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C,H,O) bằng CuO thì sau thí nghiệm thu được H2O , 2,156 gam CO2 và lượng CuO giảm 1,568 gam Tìm CTPT của X, biết tỉ khối hơi của X so với không khí nằm trong khoảng: 3<dx < 4

Bài 18: Đốt cháy hoàn toàn m(g) một Hydrocacbon A thì thu được 2,24 lít CO2 (đkc) và 3,6g H2O

a Tính m và % khối lượng các nguyên tố trong A ?

b Xác định CTN; CTPT của A biết

2

A/H

d = 8 ĐS: 1,6g; 75%; 25%; CH4

Bài 19: Đốt cháy hoàn toàn một lượng Hydrocacbon A rồi cho toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình một đựng

H2SO4 đđ rồi qua bình hai đựng nước vôi trong dư Sau thí nghiệm khối lượng bình một tăng 0,36g và bình hai

có 2g kết tủa trắng

a Tính % khối lượng các nguyên tố trong A ?

b Xác định CTN và CTPT của A biết dA/KK = 0,965 ?

c Nếu ta thay đổi thứ tự hai bình trên thì độ tăng khối lượng mỗi bình ra sao sau thí nghiệm ?

ĐS: 85,71%; 14,29%; C2H4; tăng 1,24g và không đổi

Trang 3

Bài 20: Đốt cháy hoàn toàn 10,4g hợp chất hữu cơ (A) rồi cho toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình một đựng

H2SO4 đđ rồi qua bình hai đựng nước vôi trong dư Sau thí nghiệm khối lượng bình một tăng 3,6g và bình hai có 30g kết tủa trắng Khi hóa hơi 5,2g (A) thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g khí O2 ở cùng điều

kiện nhiệt độ và áp suất Xác định CTPT của (A) ? ĐS: C3H4O4

Bài 21: Đốt cháy 0,45g chất hữu cơ A rồi cho toàn bộ sản phẩm qua bình đựng nước vôi trong dư thì có 112

cm3 N2 (đkc) thoát ra khỏi bình, khối lượng bình tăng 1,51g và có 2g kết tủa trắng

a Xác định CTN và CTPT của A biết rằng 0,225g A khi ở thể khí chiếm một thể tích đúng bằng thể tích chiếm bởi 0,16g O2 đo ở cùng điều kiện ?

b Tính khối lượng Oxy cần cho phản ứng cháy nói trên ?

Bài 22 Để đốt cháy hoàn toàn 2,85 g chất hữu cơ X phải dùng hết 4,20 lít khí oxi (đktc) Sản phẩm cháy chỉ có

CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng 44: 15

1 Xác định CTĐGN của X

2 Xác định CTPT của X biết rằng thỉ khối hơi của X đối với C2H6 là 3,80

3 Tìm công thức phân tử chất hữu cơ trong mỗi trường hợp sau:

Bài 23: Đốt cháy hoàn toàn 10 gam hợp chất, thu được 33,85 gam CO2 và 6,94 gam H2O Tỉ khối hơi của hợp chất so với không khí là 2,69

Bài 24: Đốt cháy 0,282 gam hợp chất hữu cơ và cho sản phẩm sinh ra đi vào các bình đựng CaCl2 khan và KOH, thấy bình CaCl2 tăng thêm 0,194 gam, bình KOH tăng thêm 0,80 gam Mặt khác, đốt 0,186g chất đó, thu được 22,4ml khí ntơ (đo ở đktc) Phân tử chỉ chứa một nguyên tử nitơ

Bài 25: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22g CO2 và 0,09g H2O Khi xác định clo trong lượng chất đó bằng dung dịch AgNO3, người ta được 1,435g AgCl Hãy xác định công thức phân

tử của chất hữu cơ nói trên, biết tỉ khối hơi của nó so với hiđrô bằng 42,50

Bài 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,9g một hợp chất hữu cơ có thành phần gồm các nguyên tố C, H, O người ta được 1,32g

CO2 và 0,54g H2O Khối lượng phân tử chất đó là 180 Hãy xác định công thức phân tử của chất hữu cơ nói trên Bài 27: Đốt cháy hoàn toàn 0,4524g hợp chất A sinh ra 0,3318g CO2 và 0,2714g H2O Đun nóng 0,3682g chất

A với vôi tôi xút để biến tất cả nitơ trong A thành amoniac, rồi dẫn khí NH3 vào 20ml dung dịch H2SO4 0,5M

Để trung hoà axit còn dư sau khi tác dụng với NH3, cần dùng 7,7ml dung dịch NaOH 1M Hãy:

a) Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong A

b) Xác định công thức phân tử của A; biết rằng khối lượng phân tử gần đúng của nó là 60

Bài 28: Đốt cháy hoàn toàn 10,4g hợp chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình (1) chứa H2SO4 đậm đặc, bình (2) chứa nước vôi trong có dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 3,6g; ở bình (2) thu được 30g kết tủa Khi hóa hơi 5,2g A, thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất Xác định công thức phân tử của A

Bài 29: Cho 400ml một hỗn hợp gồm nitơ và một chất hữu cơ ở thể khí chứa cacbon và hiđro vào 900ml oxi (dư) rồi đốt Thể tích hỗn hợp thu được sau khi đốt là 1,4 lít Sau khi cho nước ngưng tụ thì còn800ml hỗn hợp, người ta cho lội qua dung dịch KOH thấy còn 400ml khí Xác định công thức phân tử của hợp chất trên; biết rằng các thể tích khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất

Bài 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol chất X bằng một lượng oxi vừa đủ là 0,616 lít, thu được 1,344 lít hỗn hợp

CO2, N2 và hơi nước Sau khi làm ngưng tụ hơi nước, hỗn hợp khí còn lại chiếm thể tích 0,56 lít và có tỉ khối so với hiđro bằng 20,4 Xác định công thức phân tử của X, biết rằng các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn

Bài 31: Đốt cháy hoàn toàn 100ml hơi chất A cần 250ml oxi, tạo ra 200ml CO2 và 200ml hơi nước (các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện) Tìm công thức phân tử của A

Bài 32: Đốt cháy hoàn toàn 1,256g chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 2,512g CO2 và 1,028gH2O.tỉ khối hơi của A so với không khí bằng 3,034 Xác định CTPT của A?

Bài 33: Đốt cháy hoàn toàn 1,46g chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 1,344lit CO2 (đktc)và 0,9gH2O.tỉ khối hơi của A so với hiđro bằng73 Xác định CTPT của A?

Bài 34: Đốt cháy hoàn toàn a(g)chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 9,408litCO2(đktc)và 7,56gH2O.Thể tích oxi cần dùng là 11,76lit(đktc).Biết phân tử A có 2 nguyên tử oxi Xác định CTPT của A?

Trang 4

Bài 35: Đốt cháy hoàn toàn 5g chất hữu cơ B (chứa C, H, O) rồi dẫn sản phẩm cháy vào bình 1 đựng H2SO4 đặc; bình

2 đựng CaO thấy bình 1 tăng 3,6g; bình 2 tăng 11g Khi hoá hơi 5g chất B thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1,6g khí O2 (đo ở cùng điều kiện) xác định công thức phân tử của B (Đáp số: C5H8O2)

Bài 36: Đốt cháy hoàn toàn 0,356g chất hữu cơ X thu được 0,2688 lít CO2 (đktc) và 0,052g H2O Mặt khác nếu đốt cháy 0,445g X thì thu được 56ml khí N2 (đktc) xác định CTPT của X biết rằng trong X có một nguyên tử nitơ.(Đáp số C3 H7O2N)

Bài 37: Đốt cháy hoàn toàn 0,9g một hợp chất hữu cơ A người ta thu được 1,32g CO2 và 0,54g H2O Biết MA =

180 Xác định công thức phân tử chất A (C6H12O6)

Bài 38: Đốt cháy hoàn toàn 0,72g một hợp chất hữu cơ A thu được 1,42 lít CO2 và 1,08g H2O Biết d A/ H2 =

36 Xác định công thức phân tử chất A (C5H12)

Bài 39: Đốt cháy hoàn toàn 0,282g hợp chất hữu cơ A rồi cho các sản phẩm sinh ra qua các bình đựng CaCl2

khan và KOH, thấy bình CaCl2 tăng thêm 0,194g, còn bình KOH tăng thêm 0,8g Mặt khác đốt 0,186g chất đó thu được 22,4ml khí N2 (đktc) Biết phân tử A chỉ chứa một nguyên tử N Xác định CTPT chất A (C6H7N) Bài 40: Đốt cháy hoàn toàn 0,366g một chất hữu cơ A thu được 0,792g CO2 và 0,234g H2O Mặt khác, nếu đốt 0,549g chất A thu được 37,42ml N2 (ở 270C và 750mmHg) Xác định CTPT chất A, biết trong phân tử A chỉ

có một nguyên tử Nitơ (C9H13O3N)

Bài 41: Đốt cháy hoàn toàn 0,356g chất hữu cơ X thu được 0,2688lít CO2 (đktc) và 0,252g H2O Mặt khác, nếu phân huỷ 0,445g X thu được 56 ml N2 (đktc) Biết trong phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử N, Xác định CTPT của X (C3H7O2N) Bài 42: Đốt cháy hoàn toàn 6,66g chất X cần 9,072lít O2(đktc) Sản phẩm cháy được dẫn qua bình 1 chứa

H2SO4đ, bình 2 chứa Ca(OH)2 dư, thấy bình 1 tăng 3,78g; bình 2 tăng m gam và có a(g) kết tủa Tính m? a? Xác định CTPT của X biết MX < 250 (C12H14O4)

Bài 43: Đốt cháy 9,0g chất hữu cơ A thu được 6,72lít CO2 (đktc) và 5,4g H2O Xác định CTPT của A, biết MA

< 150 (C3H6O3)

Bài 44: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ A chỉ thu được CO2 và hơi nước Biết MA = 26 Xác định công thức phân tử chất A

Bài 45: Đốt cháy hoàn toàn 10,4g hợp chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm qua bình 1 chứa H2SO4đ, bình 2 chứa nước vôi trong dư thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6g; bình 2 thu đựoc 30g kết tủa Mặt khác: khi hoá hơi 5,2g A thu được một thể tích hơi đúng bằng V của 1,6g O2 (đo ở cùng điều kiện t0, P) Xác định CTPT của A (C3H4O4)

Bài 46: Đốt cháy hoàn toàn 0,01mol chất X bằng lượng O2 vừa đủ là 0,616lít thì thu được 1,344lít hỗn hợp

CO2, N2, hơi nước Sau khi ngưng tụ hơi nước, hỗn hợp khí còn lại có V = 0,56lít và có tỉ khối so với H2 bằng 20,4 Biết rằng các khí đo ở đktc Xác định CTPT của X (C2H7O2N)

Bài 47: Đốt cháy hoàn toàn 0,42g hợp chất hữu cơ X chỉ thu được khí CO2 và hơi nước Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng 1,86g đồng thời trong bình xuất hiện 3g kết tủa Mặt khác, khi hoá hơi 1 lượng chất X người ta thu được một thể tích đúng bằng 2/5 thể tích của khí Nitơ có khối lượng tương đương, ở cùng điều kiện t0, P Xác định CTPT của X (C5H10)

Bài 48: Đốt cháy hoàn toàn 100ml hơi chất A cần 250ml O2 thu được 200ml CO2 và 200ml hơi nước Các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện Xác định CTPT chất A (C2H4O)

Bài 49: Đốt cháy hoàn toàn 1lít khí A cần 5 lít O2, sau phản ứng thu được 3lít CO2 và 4 lít hơi H2O Biết rằng các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện t0, P Xác định CTPT A (C3H8)

Bài 50: Đốt cháy hoàn toàn 10ml một hiđrôcacbon X bằng 80ml O2 (dư) Sau phản ứng, lấy sản phẩm thu được đem ngưng tụ H2O thì thấy còn lại 65ml, trong đó có 25ml là O2 dư Biết rằng các khí được đo ở cùng điều kiện Xác định CTPT của X và tính tỉ khối của X so với không khí (C4H6)

Bài 51: Cho 400ml hỗn hợp X gồm nitơ và một hiđrocacbon A vào 900ml O2 (dư) rồi đốt cháy hoàn toàn Sau phản ứng, thu được 1400ml hỗn hợp khí, ngưng tụ hơi nước thì còn lại 800ml hỗn hợp, tiếp tục cho qua dung dịch KOH dư thì chỉ còn 400ml khí Biết rằng các khí đo ở cùng điều kiện t0, P Xác định CTPT chất A (C2H6) Bài 52: Trộn 12ml một hiđrocacbon A ở thể khí với 60ml O2 rồi đốt cháy hoàn toàn Làm lạnh sản phẩm cháy

để H2O ngưng tụ rồi đưa về điều kiện ban đầu thì thể tích khí còn lại là 48ml trong đó có 24ml bị KOH hấp thụ, còn lại là O2 dư Biết rằng các chất khí đo ở cùng điều kiện Xác định CTPT của A (C2H4)

Trang 5

Bài 53: Trộn 10ml một hiđrocacbon X ở thể khí với 80ml O2 rồi đốt cháy hoàn toàn Sau khi làm lạnh sản phẩm cháy để H2O ngưng tụ rồi đưa về điều kiện ban đầu thì thể tích khí còn lại là 55ml trong đó có 40ml bị hấp thụ bởi NaOH, phần còn lại là O2 dư Xác định CTPT của X (C4H10)

Bài 54: Trộn 400ml hơi một chất hữu cơ A (chứa C, H, O) với 2lít O2 rồi đốt cháy hoàn toàn Hỗn hợp khí sinh

ra nếu dẫn qua CaCl2 khan thì thể tích giảm 1,6lít; nếu dẫn tiếp qua dung dịch KOH dư thì thể tích giảm thêm 1,2lít nữa và thoát ra sau cùng là 400ml O2 dư Xác định CTPT của A Các khí đo ở cùng điều kiện (C3H8O2) Bài 55: Cho 0,5lít hỗn hợp gồm hiđrocacbon A và khí CO2 vào 2,5 lít O2 (dư) rồi đốt cháy hoàn toàn Sau phản ứng, Vhh = 3,4lít cho H2O ngưng tụ, V khí còn 1,8lít và tiếp tục cho lội qua KOH thì chỉ còn 0,5lít khí thoát ra Các khí đo ở cùng điều kiện Xác định CTPT và % về thể tích của chất A trong hỗn hợp ban đầu (C3H8)

Bài 56: Đốt cháy 10ml chất hữu cơ A với 50ml O2 Hỗn hợp khí thu được sau thí nghiệm gồm CO2, N2, hơi nước và O2 dư có thể tích 80ml, được dẫn qua CaCl2 khan thì giảm mất một nửa, nếu dẫn tiếp qua KOH dư thì còn lại 20ml một hỗn hợp khí mà khi cho phản ứng với nhau trong hồ quang điện thì chỉ còn lại một khí duy nhất Các khí đo ở cùng điều kiện Xác định CTPT của A (C2H8N2)

Bài tập làm thêm tự luận

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn a(g) một hidrocacbon A mạch hở Sản phẩm cháy được dẫn qua bình chứa nước vôi trong có dư, thu được 3 g kết tủa, đồng thời bình nặng thêm 1,68 g Tìm CTPT của A biết MA= 40

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,23g một hợp chất hữu cơ X thu được 2,64g khí CO2, 0,45 g H2O và 224ml N2

(đktc) Tỉ khối hơi của X so với không khí là 4,24138 Xác định CTPT của X

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,88 g X một hợp chất hữu cơ Sản phẩm gồm 0,896 lít CO2 (đktc), và 0.72 g nước

Tỉ khối hơi của X so với không khí gần bằng 3,04 Xác định CTPT của X

Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 3 g hợp chất hữu cơ A thu được 4,4 g CO2 và 1,8 g nước Biết tỉ khối của A so với

He là 7,5 Tìm công thức phân tử của A

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ B cần 2 mol khí O2, thu được 2 mol khí CO2 và 2 mol nước Tìm công thức phân tử của B

Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít khí X cần 5 lít khí oxi, sau phản ứng thu được 3 lít CO2 và 4 lít hơi nước Biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất Tìm công thức phân tử của X

Bài 7: Nicotin có trong thuốc lá là một hợp chất rất độc, có thể gây ung thư phổi Đốt cháy 16,2g nicotin bằng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy lần lượt dẫn qua bình 1 chứa H2SO4 đậm đặc, bình 2 chứa dung dịch nước vôi trong

dư Nhận thấy bình 1 nặng thêm 12,6g, bình 2 nặng thêm 44g Sau khi dẫn sản phẩm cháy qua bình 1 và 2 thì còn lại 224ml khí N2 (đktc) Biết 85 < Mnicotin < 230 Tìm CTPT của Nicotin

Bài 8: Đốt cháy 200ml hơi 1 chất hữu cơ A chứa C, H, O trong 900ml O2, thể tích hỗn hợp khí thu được là 1,3 lít Sau khi cho hơi nước ngưng tụ, chỉ còn 700ml Tiếp theo cho qua dung dịch KOH đặc chỉ còn 100ml (các khí đo ở cùng điều kiện) Tìm công thức phân tử của A

Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 4,5 g một hợp chất hữu cơ X có chứa nitơ thu được 4,48 lít CO2 (đktc), 3,6 g nước, nitơ chuyển thành NH3 Cho NH3 thu được đi qua 200ml dung dịch HCl 1M Để trung hòa HCl dư cần 100ml dung dịch KOH 1M Tỉ khối hơi của X đối với không khí bằng 1,5517 Xác định công thức phân tử của X Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn 11,6 g một hợp chất hữu cơ X có chứa nitơ thu được 26.4 g CO2, 10,8 g nước, nitơ chuyển thành NH3 Cho NH3 thu được đi qua 300ml dd H2SO4 1M Để trung hòa H2SO4 dư cần 500ml dd NaOH 0,8M Tỉ khối hơi của X đối với không khí bằng 2,034 Xác định công thức phân tử của X

Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn 2,79 g hợp chất hữu cơ Y rồi cho các sản phẩm cháy đi qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH, thấy bình CaCl2 tăng thêm 1,89 g và bình KOH tăng thêm 7,92 g Mặt khác, khi đốt cháy 0,186

g Y thì thu được 2240ml khí N2 (đktc) Biết Y chỉ chứa một nguyên tử Nitơ

Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất X chỉ chứa 2 nguyên tố, người ta thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9,0 g nước Tỉ khối của X so với không khí là 2 Tìm công thức phân tử của X

Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm 4 hidrocacbon C2H6, C3H6, C4H6, C5H12 thu được 22g CO2 và 18g nước Tính giá trị của a

Bài 14: Đốt 10 cm3 một hidrocacbon bằng 80 cm3 oxi (lấy dư) Sản phẩm thu được sau khi cho hơi nước ngưng

tụ còn 65 cm3 trong đó có 25 cm3 là oxi (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện) Tìm CTPT của hidrocacbon đó

Trang 6

Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn 1,08g một hợp chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 thì khối lượng bình tăng thêm 4,6g và thu được 4g kết tủa Đun nóng dung dịch thì thu được 2 g kết tủa nữa Tìm CTPT của A, biết MA = 54

Bài tập làm thêm trắc nghiệm

Câu 1: Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O; trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối lượng Công thức phân tử của hợp chất có thể là

A C4H10O B C3H6O2 C C2H2O3 D C5H6O2

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O với

tỷ lệ khối lượng tương ứng là 44: 27 Công thức phân tử của X là

Câu 3 (B-2007): Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm Đốt cháy hoàn toàn X, sau đó đưa

về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm X có công thức phân tử là:

A C4H8O2 B C3H6O2 C CH2O2 D C2H4O2

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc) Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2)qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc) Công thức phân tử của A là

A C2H5O2N B C3H5O2N C C3H7O2N D C2H7O2N

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một axit cacboxylic no 2 lần thu được 1,2 mol CO2 Công thức phân tử của axit đó là

A C6H14O4 B C6H12O4 C C6H10O4 D C6H8O4

Câu 6: Cho 25,4 gam este X bay hơi trong một bình kín dung tích 6 lít ở 136,5oC Khi X bay hơi hết thì áp suất trong bình là 425,6 mmHg Công thức phân tử của X là

A C12H14O6 B C15H18O6 C C13H16O6 D C16H22O6

Câu 7: Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau; đồng thời lượng oxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y Công thức phân tử của Y là

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được CO2

và H2O có số mol bằng nhau Công thức đơn giản nhất của X là

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu (ancol) đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng có số mol bằng nhau, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3 Công thức phân tử của 2 rượu (ancol) là

A CH4O và C3H8O B C2H6O và C3H8O

C CH4O và C2H6O D C2H6O và C4H10O

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một axit đa chức A, thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O Công thức đơn giản của A là

Câu 11: Hỗn hợp A gồm 2 rượu (ancol) đơn chức X và Y, trong đó số mol của X bằng 5/3 lần số mol của Y Đốt cháy hoàn toàn 0,04 mol A thu được 1,98 gam H2O và 1,568 lít khí CO2 (đktc) Công thức phân tử của X

và Y lần lượt là

A C2H6O và C3H8O B CH4O và C3H6O C CH4O và C3H4O D CH4O và C3H8O Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 4,3gam một chất hữu cơ đơn chức A chứa C, H, O rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình

1 chứa P2O5 dư và bình 2 chứa NaOH dư Sau thí nghiệm bình 1 tăng 2,7g; bình 2 thu được 21,2g muối Công thức phân tử của A là

A C2H3O B C4H6O C C3H6O2 D C4H6O2

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam chất B (CxHyN) bằng một lượng không khí vừa đủ Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 6 gam kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình Biết không khí chứa 20% oxi và 80% nitơ về thể tích Công thức phân tử của B là

Trang 7

A C2H7N B C3H9N C C4H11N D C4H9N

Câu 14: Trong một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp hơi chất A (CxHyO) với O2 vừa đủ để đốt cháy hợp chất A

ở 136,5oC và 1 atm Sau khi đốt cháy, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thì áp suất trong bình là 1,2 atm Mặt khác, khi đốt cháy 0,03 mol A lượng CO2 sinh ra được cho vào 400 ml dd Ba(OH)2 0,15M thấy có hiện tượng hoà tan kết tủa, nhưng nếu cho vào 800 ml dd Ba(OH)2 nói trên thì thấy Ba(OH)2 dư Công thức phân tử của A là:

Câu 15: Hỗn hợp A gồm một số hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp Tổng khối lượng phân tử của các hiđrocacbon trong A là 252, trong đó khối lượng phân tử của hiđrocacbon nặng nhất bằng 2 lần khối lượng phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất Công thức phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất và số lượng hiđrocacbon trong A là

A C3H6 và 4 B C2H4 và 5 C C3H8 và 4 D C2H6 và 5

Câu 16: Trộn một hiđrocacbon X với lượng O2 vừa đủ được hỗn hợp A ở 0oC và áp suất P1 Đốt cháy hết X, tổng thể tích các sản phẩm thu được ở 218,4oC và áp suất P1 gấp 2 lần thể tích hỗn hợp A ở 0oC, áp suất P1

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,62 gam CO2; 1,215 gam H2O và 168ml

N2 (đktc) Tỷ khối hơi của A so với không khí không vượt quá 4 Công thức phân tử của A là:

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 1,88g A (chứa C, H, O) cần 1,904 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O với tỷ

lệ mol tương ứng là 4:3 Công thức phân tử của A là

A C4H6O2 B C8H12O4 C C4H6O3 D C8H12O5

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất X (chứa C, H, O) cần 0,6 mol O2 tạo ra 0,6 mol CO2 và 0,6 mol

H2O Công thức phân tử của X là

A C6H12O6 B C12H22O11 C C2H4O2 D CH2O

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất Y (chứa C, H, O) cần 0,3 mol O2 tạo ra 0,2 mol CO2 và 0,3 mol

H2O Công thức phân tử của Y là

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ chứa C, H, Cl thu được 2,2 gam CO2; 0,9 gam H2O Khi xác định clo trong lượng chất đó bằng dung dịch AgNO3 thì thu được 14,35 gam AgCl Công thức phân tử của hợp chất đó là

A C2H4Cl2 B C3H6Cl2 C CH2Cl2 D CHCl3

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X cần 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được13,44 lít (đktc) hỗn hợp CO2,

N2 và hơi nước Sau khi ngưng tụ hết hơi nước, còn lại 5,6 lít khí (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 20,4 Công thức phân tử của X là

A C2H7O2N B C3H7O2N C C3H9O2N D C4H9N

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ Y (chứa C, H, O) rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 dựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng nước vôi trong dư Sau thí nghiệm, người ta thấy khối lượng bình

1 tăng 3,6 gam và ở bình 2 thu được 30 gam kết tủa Công thức phân tử của X là:

A C3H6O2 B C4H6O2 C C4H6O4 D C3H4O4

Bài 24: Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6 gam và ở bình 2 thu được 30 gam kết tủa Khi làm hoá hơi 5,2 gam A thu được 1 thể tích đúng bằng thể tích của 1,6 gam O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất Công thức phân tử của A là:

A C3H4O4 B C3H6O2 C C2H6O D C3H4O2

Bài 25: Oxihoa hoàn toàn 0,9 gam 1 chất hữu cơ A chứa (C, H ,O).Hỗn hợp sản phẩm cho đi qua bình đựng

H2SO4 đặc , khối luợng bình tăng 0,54gam và qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì có 3 gam kết tủa.Biết 1 lít hơi A ở 2730c ; 4,48 atm có khối lượng 9 gam Công thức phân tử của A là:

A C3H6O2 B C3H6O3 C C3H6O D.CH2O

Bài 26: Đốt cháy 0,2 mol một hợp chất hữu cơ A cần 0,5 mol O2.Sản phẩm cháy qua bình 1 đựng P2O5 dư thì khối lượng tăng 3,6 gam rồi cho qua bình 2 đựng Ca(OH)2 dư có 40 gam kết tủa , khi qua khỏi bình 2 không có khí thoát ra Công thức phân tử cccủa A là:

Trang 8

A C2H4 B C2H6 C C2H2 D C3H6

Bài 27:Đốt cháy hoàn toàn a gam chất hiđrocacbon A , sản phẩm cháy cho qua bình Ca(OH)2 người ta thu được

3 gam kết tủa đồng thời bình nặng thêm 1,68 gam

1 Giá trị của A là:

A 0,8 gam B 0,6 gam C 0,4 gam D 0,2 gam

2 Công thức phân tử của A là (CTPT trung voi CTDGN)

A C6H6 B C3H6 C C3H8 D C3H4

Bài 28: Oxi hoa hoàn toàn 0,42 gam chất hữu cơ X chỉ thu được CO2 và H2O mà khi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 1,86 gam đồng thời xuất hiện 3 gam kết tủa Mặt khác khi hoá hơi 1 lượng chất X người ta thu được 1 thể tích bằng 2/5 thể tích của khí N2 có khối lượng tương đương trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất Công thức phân tử của X là:

A C5H10 B C5H8 C C5H12 D C5H6

Bài 29: Hợp chất X chứa C, H , O Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam X sau đó cho toàn bộ sản phẩm đi vào dung dịch Ca(OH)2 thì thu được 5 gam kết tủa và 200 ml dung dịch muối có nồng độ 0,25 M Dung dịch này có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch Ca(OH)2 đã dùng là 4,3 gam Công thức đơn giản nhất là:

A C H2O B C2H3O C C2H4O D C3H6O

Bài 30: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ A cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc) thu được 13,2 gam CO2 và 5,4 gam

H2O, tỉ khối hơi của A so với He là 7,5 CTPT của A là:

A C2H4O2 B CH2O C C3H6O3 D C4H8O4

Bài 31: Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng chất hữu cơ A cần 0,8 gam O2 người ta thu được 1,1 gam CO2 và 0,45 gam H2O và không có sản phẩm khác Khi hoá hơi 6 gam A thì thể tích đúng bằng thể tích của 3,2 gam O2 đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất Công thức phân tử của A là:

A C2H4O2 B C3H4O2 C C2H6O D C3H6O2

Bài 32: Hợp chất hữu cơ A chỉ chứa C, H, O Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam A cần 3,92 gam lít O2 (đktc) , sau phản ứng thu được CO2 và hơi H2O có thể tích bằng nhau Bíêt công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất CTPT của A là:

A C3H6O3 B C2H6O C C3H6O D C3H6O2

Bài 33: Đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam hợp chất hữu cơ A chứa C, H , O cần dùng 1,344 lít O2 (đktc) , sau phản ứng thu được CO2 và hơi H2O có tỉ lệ thể tích là 1:1 Biết tỉ khối hơi của A so với H2 là 45 Công thức phân tử của A là:

A C3H6O3 B C2H4O2 C C3H8O2 D C4H6O2

Bài 34: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 molchất hữu cơ A cần 1,28 gam O2 Sau phản ứng thu được 1,68 lít hỗn hợp khí B (136,50c ; 1 atm) gồm CO2 và hơi H2O Tỉ khối hơi của B so với N2 là 1,2 Công thức phân tử của A là:

A C3H6 B C2H6 C C3H8 D C3H4

Bài 35: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hợp chất hữu cơ A (C ,H ,O) cần vừa đủ 0,3 mol O2 Hỗn hợp khí sinh ra

có thể tích 26,88 lít (273 0 C ; 1 atm) và có khối lượng 18,6 gam Công thức phân tử của A là:

A C3H6O2 B C2H4O2 C C3H6O3 D C4H6O

Bài 36: Khi phân tích chất hữu cơ A (C, H, O) thấy tổng khối lượng 2 nguyên tố C, H là 0,46 gam Nếu đốt cháy hoàn toàn a gam chất A cần vừa đủ 0,896 lít O2 (đktc) Sau phản ứng cháy thu được 1,9 gam tổng khối lượng hỗn hợp các sản phẩm

1 Giá trị của A là:

A 0,60 gam B 0,61 gam C 0,62 gam D 0,63 gam

2 Công thức đơn giản nhất của A là:

A C7H8O B C7H10O C C6H6O D C8H10O

Bài 37: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 gam chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm ứng hấp thụ vào trong dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối luợng bình tăng 3,36 gam Biết n CO2= 1,5 n H2O và d A/ H2 < 30 Công thức phân tử của A là:

A C3H4O B C3H6O2 C C3H8O2 D C3H8O2

Bài 38: Đốt cháy hoàn toàn 18 gam chất hữu cơ A cần lượng vừa đủ là 16,8 lít O2(đktc) Hỗn hợp sản phẩm cháy gồm CO2 và hơi H2O với tỉ lệ thể tích CO2 và H2O là 3:2 Biết d A/ H2 =36 Công thức phân tử của A là:

Trang 9

A C2H4O2 B C3H4O2 C C3 H6O D C5H12

Bài 39: Đốt cháy hết 1,88 gam chất hữu cơ A cần vừa đủ 1,904 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O với tỉ lệ thể tích là 4:3 Biết MA < 200 Công thức phân tử của A là:

A C7H10O5 B C8H12O5 C C8H10O5 D C7H12O6

Bài 40: Đốt cháy hoàn toàn 2,64 gam chất hữu cơ A cần vừa đủ 4,704 lít O2(đktc).Sau phản ứng thu được CO2

và hơi H2O với tỉ lệ khối lượng là 11/ 2 Biết MA < 150 CTPT của A là:

A C9H8O B C9H10O2 C C8H10O D C7H8O

Bài 41: Chất hữu cơ A chứa C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC: mO = 3:2 và khi đốt cháy hết A thu được CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích là 4: 3 Biết d A/He = 21,5.Công thức phân tử của A là:

A C4H8O2 B C4H6O2 C C4H10O D C4H8O

Bài 42: Đốt cháy hoàn toàn 1.,48 gam chất hữu cơ A dùng 2,016 lít O2(đktc) thì thu được hỗn hợp khí có V (CO2) =3.V(O2) và m CO2 =2,444 m H2O.Biết khi hoá hơi 1,85 gam A chiếm thể tích =thể tích 0,8 gam O2 đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất Công thức phân tử của A là:

A C3H6O B C3H6O2 C C3H8O3 D C3H4O2

Bài 43: Đốt cháy hoàn toàn a gam chất hữu cơ A thu được x gam CO2 và y gam H2O Biết x=22a/15 và y =3a/5 Biết 3,6 gam A(hơi) có V= V(1,76 gamO2) đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.Công thức phân tử của A là

A C3H6O3 B C3H6O C C3H6O2 D C3H8O

Bài 44: Một hợp chất hữu cơ A có d A/kk = 2,07 Khi đót cháy hoàn toàn A thì cần n O2=9.n O2(A) và thu được CO2và H2O có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 11: 6 Công thức phân tử của A là:

A C3H8O B C4H10O C C3H6O2 D C3H8O2

Bài 45: Đốt cháy 5,15 gam chất hữu cơ A cần vừa đủ 5,88 lít O2 (đktc) thu được 4,05 gam H2O và 5,04 lít hh (CO2và N2) đo ở đktc Biết dA/H2=51,5 CTPT của Alà:

A C3H7O2N B C4H8O2N C C4H9O2N D C4H7O2N

Bài 46: Đốt cháy hoàn toàn 3,61 gam X thu được hỗn hợp khí CO2 ; H2O ; HCl Dẫn hỗn hợp này qua bình chứa dung dịch AgNO3 dư ở nhiệt độ thấp có 2,87 gam kết tủa và bình có khối lượng tăng 2,17 gam.Dẫn khí thoát ra cho vào 100 ml dung dịch Ba(OH)21M thu được 15,76 gam kết tủa Y Lọc bỏ kết tủa Y đun dd lại có kết tủa Biết MA< 200 Công thức phân tử của X là:

A C6H8O4Cl B C6H9O4Cl C C6H9O4Cl2 D C6H9O2Cl

Bài 47: Đốt cháy 7,3 gam 1 chất hữu cơ A thu đuợc CO2 và H2O Cho sản phẩm cháy qua bình 1 đựng P2O5

rồi qua bình 2 đựng 5 lít Ca(OH)20,04M.thì khối lượng bình 1tăng 4,5 gamvà bình 2có 10 gam kết tủa Biết d A/He = 36,5 CTPT của A là:

A C6H8O2 B C6H10O C C6H10O4 D C6H12O6

Bài 48: Đốt cháy 1,5 gam chất hữu cơ A thu được 1,76 gam CO2 và 0,9 gam H2O và 112 ml N2(00c ; 2 atm) Nếu hoá hơi 1,5 gam A ở 127 0c ; 1,64 atm thì có V= 0,4 lít Công thức phân tử của A là:

A C2H5O2N B C2H7O2N C C3H7O2N D C3H7O2N2

Bài 49: Đốt cháy 5,8 gam A thu được 2,65 gam Na2CO3 và 2,25 gam H2O và 12,1 gam CO2 Biết A có 1 nguyên tử oxi Công thức phân tử của A là:

A C6H8ONa B C6H5ONa C C7H8ONa D C7H6ONa Bài 50: Đốt cháy 3,915 gam chất hữu cơ A thu được 3,3 gam CO2 và 1,08 gam H2O và 1,59 gam Na2CO3 Khi phân tích 2,61 gam A có mặt AgNO3 thu được 2,87 gam AgCl Biết A có 1 nguyên tử Clo trong phân tử Công thức phân tử của A là:

A C2H4O2NaCl B C3H6O2NaCl C C3H4O2NaCl D C4H6O2NaCl

Trang 10

DẠNG 2: PHÂN LOẠI VÀ GỌI TÊN HỢP CHẤT HỮU CƠ

Bài 1:

Bài 2:

Bài 3:

Bài 4:

Bài 5:

Bài 6:

Bài 7:

Bài 8:

Bài 9:

Bài 10:

Bài 11:

Bài 12:

Bài 13:

Bài 14:

Bài 15:

Bài 16:

Bài 17:

Bài 18:

DẠNG 3: CÔNG THỨC CẤU TẠO VÀ VIẾT CÁC ĐỒNG PHÂN

Bài 1:

Bài 2:

Bài 3:

Bài 4:

Bài 5:

Bài 6:

Bài 7:

Bài 8:

Bài 9:

Bài 10:

Bài 11:

Bài 12:

Bài 13:

Bài 14:

Bài 15:

Bài 16:

Bài 17:

Bài 18:

Ngày đăng: 22/04/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w