CĐGD HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CĐCS Trường MN Nấm Lư Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : 06/QC-TrMN Nấm Lư, ngày 29 tháng 9 năm 2010 QUY CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA CÔNG ĐOÀN VÀ CHUYÊN MÔN ĐỂ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010 – 2011 Kính gửi : Công đoàn giáo dục huyện Mường Khương Căn cứ vào luật Công đoàn Việt Nam. Căn cứ vào nghị định 71/1998/NĐ – CP, ngày 8/9/1998 của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Căn cứ thông tư liên tịch số 09/1998-TTLT-TCCP-TJĐLĐ Việt Nam. Ngày 4/12/1998 của Ban tổ chức Chính phủ và Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam hướng dẫn về tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức trong cơ quan. Căn cứ vào các Nghị Định, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của cấp trên. Căn cứ vào tình hình thực tế, chức năng nhiệm vụ của Công đoàn trong hoạt động giáo dục của trường học. Thực hiện công văn số : 39/KHLT/PGD-CĐGD ngày 3 tháng 9 năm 2010 về kế hoạch tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức năm học 2010 – 2011. sau khi có dự thảo giữa nhà trường và công đoàn, hai bên thống nhất quy chế phối kết hợp công tác giữa công đoàn và chuyên môn năm học 2010 – 2011 như sau : PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều I : (Trích điều I luật Công đoàn) Công đoàn là tổ chức chính trị, xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, là trường học CNXH của người lao động. Điều II: Công đoàn có 3 chức năng cơ bản là: Tham gia quản lý giáo dục, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động. Điều III: Công đoàn và chuyên môn phải phối kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm phát huy vai trò tổ chức Công đoàn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ thị, nhiệm vụ năm học mà Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT, Phòng GD & ĐT, nhà trường đề ra hàng năm, đồng thời tổ chức tốt những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của cán bộ, giáo viên, nhân viên. PHẦN THỨ HAI QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN Điều I : Công đoàn đại diện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia lãnh đạo với BGH nhà trường xây dựng thực hiện chương trình hành động, cơ chế quản lý và các chính sách liên quan đến quyền lợi của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị trường. Điều II : Chủ tịch công đoàn có quyền tham dự các cuộc họp của chuyên môn khi bàn đến chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn (các biện pháp quản lý, biện pháp thực hiện mục tiêu chuyên môn). Các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Điều III : Công đoàn có trách nhiệm tuyên truyền hiến pháp, pháp luật, các chỉ thị nghị quyết, các chế độ chính sách của Đảng và nhà nước cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức chấp hành tham gia đấu tranh và bảo vệ pháp luật, thực hiện bình đẳng trước pháp luật. Điều IV : Công đoàn có trách nhiệm cùng với HĐTĐ khen thưởng đồng cấp phát động phong trào thi đua trong cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ và chương trình công tác, tham gia cải tiến tổ chức, lề lối làm việc để nâng cao công tác giáo dục đạt hiệu quả cao. Công đoàn phối kết hợp với chuyên môn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị mình. Từng bước cải thiện đời sống không ngừng rèn luyện để nâng cao thể chất với mục tiêu phát triển con người về mọi mặt. Công đoàn phối kết hợp với chuyên môn, các tổ chức đoàn thể động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên làm tốt công tác XHH giáo dục, hoạt động từ thiện nhằm phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, vì tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, giúp đỡ lãn nhau trong cuộc sống và trong công tác. Điều V : Công đoàn phối kết hợp với chuyên môn cùng cấp có thẩm quyền, kiểm tra giám sát, đôn đốc việc thực hiện “quy chế chuyên môn” thực hiện luật công đoàn và một số chính sách có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong trường hợp giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại có nhiều vấn đề liên quan không thuộc thẩm quyền giải quyết của Công đoàn thì Công đoàn chuyển đơn thư đó lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng luật định. Điều VI : Công đoàn tham gia đóng góp công đoàn phí đầy đủ theo quy định điều lệ Công đoàn Việt Nam. Cân đối mức thu chi, phân bổ kinh phí cho phù hợp nhằm động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị. Nếu có phát sinh cần thiết phục vụ cho hoạt động Công đoàn cần phải bàn bạc với với lãnh đạo nhà trường thống nhất giải quyết hỗ trợ, hoặc cần báo cáo Công đoàn cấp trên hỗ trợ. Điều VII : Hàng năm, cuối kỳ, cuối năm học Công đoàn cần báo cáo tình hình hoạt động Công đoàn với BGH nhà trường và báo cáo lên công đoàn cấp trên theo định kỳ. Các cuộc họp của BCH Công đoàn lên kết hợp với chuyên môn cùng tổ chức. PHẦN THỨ BA QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHUYÊN MÔN Điều I : Chuyên môn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công đoàn hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Chuyên môn có kế hoạch cụ thể phối kết hợp với công đoàn cùng cấp để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và hoạt động công đoàn. Điều II : Mỗi khi quyết định vấn đề liên quan đến nghĩa vụ, lợi ích của cán bộ, giáo viên, nhân viên chuyên môn lấy ý kiến của công đoàn mới quyết định chính thức thi hành. Chuyên môn cần trả lời trục tiếp các ý kiến do cán bộ, giáo viên, nhân viên đặt ra. Nếu cần thiết Công đoàn tổ chức đối thoại giữa tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nếu thấy dấu hiệu vi phạm luật lao động, luật công đoàn, pháp luật bảo hộ lao động, điều lệ BHXH và các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động thì Công đoàn báo cáo lên cấp trên, ban lãnh đạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra theo điều lệ V ở phần thứ hai của quy chế này để kiểm tra giải quyết theo quy định. Điều III : Chuyên môn khi bàn, triển khai thực hiện chế độ chính sách có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động cần phối hợp với công đoàn tham gia ý kiến. Chuyên môn cần cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết để Công đoàn tham gia có hiệu quả các vấn đề nói trên. Điều IV : Hội đồng thi đua khen thưởng cùng với phong trào thi đua, những cá nhân có thành tích cao trong phong trào thi đua, họp xét và gửi hồ sơ lên cấp trên xét đề nghị khen thưởng. PHẦN THỨ TƯ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều I : Chuyên môn và BCH công đoàn quyết định thực hiện quy chế trong phạm vi nhà trường. Điều II : Sau khi quy chế có hiệu lực Công đoàn có kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị thực hiện nghiêm túc cơ chế này. Mỗi kỳ chuyên môn và công đoàn họp kiểm điểm việc thực hiện chấp hành quy chế nhằm khắc phục những thiếu sót và phát huy hiệu quả của quy chế. Vào cuối năm chuyên môn và công đoàn có nhiệm vụ thống nhất sửa đổi quy chế này cho phù hợp với mục tiêu phat triển giáo dục ở địa phương. Điều III : Dự thảo quy chế này sau khi đã được Hội nghị CBCC tham gia đóng góp ý kiến bổ sung, chuyên môn và công đoàn thống nhất, thông qua sẽ có hiệu lực thi hành, kể từ ngày chuyên môn và chủ tịch công đoàn ký quyết định. T/M BCH T/M nhµ trêng Chñ tÞch Vò ThÞ Th¶o . lao động. Điều III: Công đoàn và chuyên môn phải phối kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm phát huy vai trò tổ chức Công đoàn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ thị, nhiệm vụ năm học mà