GIÂON LỌP- TUAN 23-COGDKNS

20 202 0
GIÂON LỌP- TUAN 23-COGDKNS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TUẦN 23: Ngày soạn: 12 - 2 - 2011 Ngày giảng: Thứ hai ngày 24 tháng 2 năm 2011 Tiết 2 Thể dục: DI CHUYỂN TUNG BẮT BÓNG Đ/c Khê soan giảng **************************** Tiết 3 Toán: XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI I/ Mục tiêu: - Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo thể tích: cm 3 ; dm 3 - Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. - Biết giải 1 số BT có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. - Cần làm bài 1, 2a. II/Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: HS làm lại bài tập 2 B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Kiến thức: Hoạt động của GV Hoạt động cuat HS Hình thành biểu tượng cm 3 và dm 3 : - GV tổ chức cho HS quan sát, nhận xét: + Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh bao nhiêu xăng-ti-mét? + Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh bao nhiêu đề-xi-mét? + 1 dm 3 bằng bao nhiêu cm 3 ? + 1 cm 3 bằng bao nhiêu dm 3 ? - GV h.dẫn HS đọc và viết dm 3 ; cm 3 + Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh 1cm. + Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh 1dm. + 1 dm 3 = 1000 cm 3 + 1 cm 3 = 1/ 1000 dm 3 3.Luyện tập: Bài 1: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm vào nháp, đổi nháp, chấm chéo. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 2: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời HS nêu cách làm. - GV h.dẫn HS giải. - HS làm vở, 2 HS làm vào bảng nhóm. - Cả lớp và GV nhận xét. - HS nêu yêu cầu. - HS làm SGK - HS trình bày. Kết quả: a) 1000 cm 3 ; 375000 cm 3 5800 cm 3 ; 800 cm 3 b) 2 dm 3 ; 154 dm 3 490 dm 3 ; 5,1 dm 3 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học./. 1 Tiết 4 Tập đọc: PHÂN XỬ TÀI TÌNH I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật. - Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện.(Trả lời được câu hỏi SGK) II/ Các hoạt động dạy học: B/ Bài cũ : HS đọc và trả lời các câu hỏi về bài. A/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. H.dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Luyện đọc: - Mời 1 HS giỏi đọc. - Chia đoạn. - HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. - Cho HS đọc đoạn trong nhóm. - Mời 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b) Tìm hiểu bài: - HS đọc từ đầu đến cúi đầu nhận tội. + Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? + Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? + Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp? +) Rút ý 1: - Cho HS đọc đoạn còn lại: + Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa? + Vì sao quan án lại dùng cách trên? +) Rút ý 2: - Nội dung chính của bài là gì? - GV chốt ý đúng, ghi bảng. - Cho 2 HS đọc lại. c) H.dẫn đọc diễn cảm: - Mời HS nối tiếp đọc bài. - Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. - Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ Quan nói sư cụ … đến hết - Đ1: Từ đầu đến Bà này lấy trộm. - Đ2: Tiếp cho đến kẻ kia phải cúi đầu nhận tội. - Đ3: phần còn lại. + Việc mình bị mất cắp vải, người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình. + Quan đã dùng nhiều cách khác nhau: Cho đòi người làm chứng, cho lính về nhà hai… + Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền… +) Quan án phân xử công bằng vụ lấy trộm vải. + Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn, người ở tronh chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc … + Chọn phương án b. +) Quan án thông minh nhanh chóng tìm ra kẻ lấy trộm tiền nhà chùa. - HS nêu. - HS đọc. - HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn. - HS luyện đọc diễn cảm. 2 - Thi đọc diễn cảm. - HS thi đọc. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau./. **************************** Tiết 5 Đạo đức: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (T1) I/ Mục tiêu: - Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ qh, đất nước. - Yêu Tổ quốc Việt Nam. - Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước. - GDHNS: + Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam) + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam. + Kĩ năng hợp tác nhóm. + Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam. II/ Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 10. B/ Bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 34, SGK). *Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam. *Cách tiến hành: - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ - nội dung của thông tin trong SGK. - Các nhóm chuẩn bị. - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: SGV-Tr. 49. - HS thảo luận theo h.dẫn của GV. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét. 3.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm *Mục tiêu: HS có thên hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam. *Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi sau: + Em biết thên những gì về đất nước Việt Nam? Em nghĩ gì về đất nước, con người VN? + Nước ta còn có những khó khăn gì? + Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước? - Mời đại diện các nhóm HS trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: SGV - Trang 49 - HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. 3 4. Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK *Mục tiêu: HS củng cố những hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam. *Cách tiến hành: - Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm việc cá nhân. Sau đó trao đổi với người ngồi bên cạnh. - HS trình bày. Các HS khác nhận xét. - GV kết luận: SGV - Trang 50. - HS đọc yêu cầu. - HS trình bày. 5. Hoạt động nối tiếp: - Sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh, ảnh,…có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam. Vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam./. ********************************* Ngày soạn: 13 - 2 - 2011 Ngày giảng: Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011 Tiết 1 Toán: MÉT KHỐI I/ Mục tiêu: - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo thể tích. - Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. - Cần làm bài 1, 2. II/Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: HS làm bài 2. B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Kiến thức: Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Mét khối: - Để đo thể tích người ta còn dùng đơn vị là mét khối. - GV tổ chức cho HS quan sát, nhận xét: + Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh bao nhiêu mét? + 1 m 3 bằng bao nhiêu dm 3 ? + 1 m 3 bằng bao nhiêu cm 3 ? - GV h.dẫn HS đọc và viết m 3 . b) Nhận xét: - Mỗi đơn vị đo thể tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền? - Mỗi đơn vị đo thể tích bằng bao nhiêu phần đơn vị lớn hơn tiếp liền? + Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh 1m. + 1 m 3 = 1000 dm 3 + 1 m 3 = 1000 000 cm 3 - Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền? - Mỗi đơn vị đo thể tích bằng 1/1000 đơn vị lớn hơn tiếp liền? 3. Luyện tập: Bài 1: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - HS tự đọc phần a. Sau đó nối tiếp đọc. - HS làm bài theo hướng dẫn của GV. 4 - Phần b GV đọc cho HS viết bảng con. - GV nhận xét. Bài 2: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời HS nêu cách làm. - GV h.dẫn HS làm bài. - HS làm vào vở, 2 HS làm vào bảng - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 3: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm vào nháp - đổi nháp, chấm chéo. - Cả lớp và GV nhận xét. Kết quả: a) 0,001dm 3 ; 5216 dm 3 13800 dm 3 ; 220 dm 3 b) 1000 cm 3 ; 1969 cm 3 250000 cm 3 ; 19540000 cm 3 Bài giải: Sau khi xếp đầy hộp ta được 2 lớp hình lập phương 1 dm 3 : Mỗi lớp có số hình lập phương 1 dm 3 là: 5 x 3 = 15 (hình) Số HLP 1 dm 3 để xếp đầy hộp là: 15 x 2 = 30 (hình) Đáp số: 30 (hình) 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học./. ****************************** Tiết 2 Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: AN NINH - TRẬT TỰ I/ Mục tiêu: - Hiểu được các từ trật tự, an ninh. - Làm được các bài tập 1, 2, 3. II/ Đồ dùng dạy học: - Từ điển HS hoặc một vài trang phô tô phục vụ bài học. - Bảng nhóm III/ Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: HS làm lại BT 2, 3 của tiết LTVC trước. B/ Bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. H. dẫn HS làm bài tập: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài 1: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm việc cá nhân. - Mời HS trình bày. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 2: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm bài theo nhóm 4, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm. - Mời 1 số nhóm trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. Lời giải: c) Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật. Lời giải: Lực lượng bảo vệ trật tự, ATGT Cảnh sát giao thông. Hiện tượng trái ngược với trật tự, an toàn giao thông. Tai nạn , tai nạn giao thông, va chạm giao thông. 5 Bài 3:- Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV h.dẫn HS cách làm. - GV cho HS làm vào vở. - Mời 1 số HS trình bày kết quả. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại lời giải đúng. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Vi phạm quy định về tốc độ, thiết bị kém an toàn, lấn chiếm lòng đường Lời giải: - Những từ ngữ chỉ người liên quan đến trật tự, an ninh: cảnh sát, trọng tài, bọn càn quấy, bọn hu-li-gân. - Những từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng hoạt động liên quan đến trật tự, an ninh: giữ trật tự, bắt, quậy phá, hành hung, bị thương. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau./. ******************************** Tiết 3 Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I/ Mục tiêu: - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh; Sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và trao đổi về n.dung câu chuyện. II/ Đồ dùng dạy học: - 1 số truyện, sách, báo liên quan. - Bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. III/ Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: - HS kể lại chuyện Chiếc đồng hồ, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện. B/ Bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. H.dẫn HS kể chuyện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) H.dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề: - Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề. - GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài. - GV giải nghĩa cụm từ bảo vệ trật tự an ninh - 3 HS đọc gợi ý 1, 2, 3 trong SGK. - GV nhắc HS: nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình… - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. - HS nối tiếp nói tên câu chuyện sẽ kể. b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu truyện. - Mời 1 HS đọc lại gợi ý 3 - HS đọc đề. Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh. - HS đọc. - HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. - HS gạch đầu dòng trên giấy nháp 6 - HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện . - GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. - HS thi kể chuyện trước lớp: + Đại diện các nhóm lên thi kể. + Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn: + Bạn kể chuyện hay nhất. + Bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất. dàn ý sơ lược của câu chuyện. - HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp. - Trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện. 3. Củng cố, dặn dò:- GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã kể ở lớp cho người thân nghe./. ******************************* Tiết 4 Khoa học: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN I/ Mục tiêu: - Kể tên 1 số đồ dùng, máy móc sử năng lượng dụng điện. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện. - 1 số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. - Hình trang 92, 93. III/ Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: + Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? + Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì? B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 2. Hoạt động 1: Thảo luận. *Mục tiêu: - Một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. - Một số loại nguồn điện phổ biến. *Cách tiến hành: - GV cho HS cả lớp thảo luận: + Kể tên 1số đồ dùng điện mà bạn biết? + Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu? - GV giảng: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện. + Nồi cơm điện, ấm điện, quạt điện… + Năng lượng điện do pin, do nhà máy điện,… cung cấp. 3. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. *Mục tiêu: HS kể được một số ứng dụng của dòng điện (đốt nóng, thắp sáng, chạy máy) và tìm được ví dụ về các máy móc, đồ dùng ứng với mỗi ứng dụng. *Cách tiến hành: - B1: Làm việc theo nhóm 4. 7 Quan sát các vật hay tranh ảnh những đồ dùng máy móc, động cơ điện đã sưu tầm: + Kể tên của chúng? + Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng? + Nêu tác dụng của nguồn điện trong các đồ dùng máy móc đó? - B2: Làm việc cả lớp + Mời 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận. + Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. 4.Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. *Mục tiêu: HS nêu được vai trò của điện trong mọi mặt của c.sống. *Cách tiến hành: - Tìm loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện tương ứng cùng thực hiện hoạt động đó. Hoạt động Các dụng cụ, PT không sử dụng điện Các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện. Thắp sáng Đèn dầu, nến,… Bóng đèn điện, đèn pin,… Truyền tin Ngựa, bồ câu truyền tin,… Điện thoại, vệ tinh,… - Đội nào tìm được nhiều ví dụ hơn trong cùng thời gian là thắng. 5. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau. ******************************* Tiết 5 Kĩ thuật: LẮP XE CẦN CẨU (T2) Đ/c Nhi soạn giảng ****************************** Ngày soạn: 14 - 2 - 2011 Ngày giảng: Thứ tư ngày 16 tháng 2 năm 2011 Tiết 1 Toán: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Biết đọc, viết các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng. - Biết đổi các đơn vị đo thể tích; so sánh các số đo thể tích. - Cần làm bài 1a,b; 2; 3a,b. II/Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: Các đơn vị đo thể tích tiếp liền có quan hệ như thế nào với nhau? B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Luyện tập: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài 1: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - HS tự đọc phần a. Sau đó nối tiếp đọc. - Phần b GV đọc, HS viết vào bảng con. - GV nhận xét. - HS làm bài theo h. dẫn của GV. Kết quả: a) Đ b) Đ 8 Bài 2: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm bằng bút chì vào SGK. - Cho HS đổi sách, kiểm tra chéo. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 3: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời HS nêu cách làm. - GV h. dẫn HS làm bài. - HS làm vào vở, 3 HS làm vào bảng - Cả lớp và GV nhận xét. c) Đ d) S Kết quả: a) 913,232413 m 3 = 913232413 cm 3 12345 b) m 3 = 12,345 m 3 1000 8372361 c) m 3 > 8372361 dm 3 100 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập./. ********************************* Tiết 2 Tập đọc: CHÚ ĐI TUẦN I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài thơ. - Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3. HTL câu thơ yêu thích) II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. III/ Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: HS đọc và trả lời các câu hỏi về bài Phân xử tài tình. B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. H.dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Luyện đọc: - Mời 1 HS giỏi đọc. - Chia đoạn. - HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. - Cho HS đọc đoạn trong nhóm. - Mời 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b) Tìm hiểu bài: - Cho HS đọc khổ thơ 1: + Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn - Mỗi khổ thơ là một đoạn. - Đêm khuya, gió rét, mọi người đã yên 9 cảnh NTN? +) Rút ý 1: - Cho HS đọc khổ thơ 2: + Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của HS, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì? +) Rút ý 2: - Cho HS đọc hai khổ còn lại: + Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu HS được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào? +) Rút ý 3: - Nội dung chính của bài là gì? - GV chốt ý đúng, ghi bảng. - Cho 2 HS đọc lại. c) H. dẫn đọc diễn cảm: - cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. - HS luyện đọc và HTL trong nhóm. -Thi đọc diễn cảm và HTL. giấc… +) Cảnh vất vả khi đi tuần đêm. - Tác giả muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tuỵ, quên mình vì HP của trẻ thơ. +) Sự tận tuỵ, quên mình vì trẻ thơ của các chiến sĩ. - Tình cảm: Xưng hô thân mật, dùng các từ: yêu mến, lưu luyến; hỏi thăm giấc ngủ có… - Mong ước: Mai các cháu… tung bay. +) Tình cảm những mong ước đối với các cháu. - HS đọc. - HS tìm giọng đọc diễn - HS luyện đọc diễn cảm và HTL. - HS thi đọc. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau./. ******************************** Tiết 3, Tập làm văn: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG I/ Mục tiêu: - Lập được 1 chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh. - GDKNS: + Hợp tác (ý thức tập thể và làm việc nhóm hoàn thành chương trình hoạt động) + Thể hiện sự tự tin. + Đảm nhận trách nhiệm. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn cấu tạo 3 phần của 1 CTHĐ và tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ. - Bảng nhóm III/ Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: - HS nói lại tác dụng của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo của một CTHĐ. B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. H.dẫn HS lập chương trình hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài - HS đọc yêu cầu của đề bài. Lớp theo dõi SGK. - Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn 1 trong 5 hoạt động đã nêu. - HS đọc đề. 10

Ngày đăng: 21/04/2015, 13:00

Mục lục

    Ngày soạn: 12 - 2 - 2011

    Ngày giảng: Thứ hai ngày 24 tháng 2 năm 2011

    Đ/c Khê soan giảng

    EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (T1)

    Ngày soạn: 13 - 2 - 2011

    Tiết 2 Luyện từ và câu:

    Ngày soạn: 14 - 2 - 2011

    Ngày giảng: Thứ tư ngày 16 tháng 2 năm 2011

    Tiết 3, Tập làm văn:

    NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI: TIẾP SỨC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan