1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

toán HNO3 luyen thi dai hoc

7 473 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 106,5 KB

Nội dung

NGÔ DUY THỐNG SPH K29- ĐHCT KHÓA 2003-2007 I. MỘT KIM LOẠI + HNO 3 TẠO MỘT SẢN PHẨM KHỬ Câu 1: Để hòa tan vừa hết 9,6g Cu cần phải dung Vml dd HNO 3 2M, sau phản ứng thu được V 1 lít NO ở đktc. Biết phản ứng không tạo muối NH 4 NO 3 . Vậy giá trị của V và V 1 sẽ là bao nhiêu? Câu 2: Cho 19,5g một kim loại M hóa trị n tan hết trong dd HNO 3 thu được 4,48 lít NO ở đktc.Tìm M Câu 3: Cho mg Fe tan trong 250ml HNO 3 2M, để trung hòa lượng axit dư cần phải dùng 100ml NaỌH 1M. Tìm m Câu 4: Cho 11,2g một kim loại R tan trong một lượng HNO 3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dd A và 4,48 lít NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dd A thu được mg muối khan. Xác định R và Tìm m Câu 5: Cho mg Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 , sau phản ứng thu được dd A và khí N 2 O(duy nhất) và dung dịch sau phản ứng tăng 3,9g. Tìm m Câu 6: Hòa tan hết 1,92g một kim loại R trong 1,5 lít HNO 3 0,15M thu được 0,448lít NO ở đktc và dd A. Biết thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Xác định R và nồng độ mol các chất sau phản ứng. Câu 7(TSĐH A-09): Cho 6,72g Fe vào 400ml dd HNO 3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO(sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị m là: A. 3,2 B. 0,64 C. 3,84 D. 1,92 II. HAI HAY NHIỀU KHIM LOẠI + HNO 3 TẠO MỘT SẢN PHẨM KHỬ Câu 8: Cho 38,7g hỗn hợp kim loại Cu , Zn tan hết trong dd HNO 3 0,5M, sau phản ứng thu được 8,96lít khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp và thể tích dd HNO 3 đã dùng. Câu 9: Cho 68,7 g Al, Fe, Cu tan hết trong HNO 3 đặc nguội, sau phản ứng thu được 26,88 lít NO 2 ở đktc và mg chất rắn khan. Tìm m và khối lượng muối thu được sau phản ứng. Câu 10: Cho 1,68g hh Mg, Al tan hết trong HNO 3 thu được 560ml khí N 2 O ở đktc thoát ra và dd A. Cô cạn dd A thu được mg muối khan. Tìm % khối lượng mỗi kim loại trong hh và m. Câu 11: Cho mg hỗn hợp kim loại gồm Fe và Al tan hết trong HNO 3 thu được 6,72 lít khí NO ở đktc và dd A.Cô cạn dd A thu được 67,7g hỗn hợp muối khan. Tìm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Câu 12: Chia 34,8g hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe, Cu thành 2 phần bằng nhau - Phần I: cho vào dd HNO 3 đặc nguội, dư thu được 4,48lít khí NO 2 ở đktc - Phần II: Cho vào dd HCl dư thu được 8,96lít H 2 ở đktc Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. LƯU HÀNH NỘI BỘ 1 NGÔ DUY THỐNG SPH K29- ĐHCT KHÓA 2003-2007 Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 0,368g hh gồm Al, Zn cần 25 lít dd HNO 3 0,001M thì vừa đủ.Sau phản ứng thu được 1 dd gồm 3 muối. Xác định nồng độ mol/l các muối sau phản ứng(coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). III. HỖN HỢP CÁC CHẤT + HNO 3 TẠO MỘT SẢN PHẨM KHỬ Câu 14: Dung dịch HNO 3 loãng tác dụng với hỗn hợp gồm Zn và ZnO tạo ra dd chứa 8g NH 4 NO 3 và 11,3g Zn(NO 3 ) 2 . Tính % khối lượng của Zn và ZnO trong hỗn hợp đầu. Câu 15: Cho 60g hỗn hợp gồm Cu và CuO tan hết trong 3lít dd HNO 3 1M thu được 13,44lít khí NO ở đktc thoát ra. Biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Tính % khối lượng Cu có trong hỗn hợp và nồng độ mol/l các chất thu được sau phản ứng. Câu 16: Hòa tan mg hỗn hợp gồm Al và Al 2 O 3 trong dd HNO 3 loãng dư thu được 0,56lít khí không màu hóa nâu trong không khí và dung dịch A chứa 21,51g muối khan. Nếu cho dd NaOH vào dung dịch A đến dư thì thấy thoát ra 67,2ml khí mùi khai(các khi đo ở ở đktc). Tính m và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. IV. MỘT KIM LOẠI + HNO 3 TẠO THÀNH HỖN HỢP SẢN PHẨM Câu 17: Hòa tan 8,32g Cu tác dụng với vừa đủ 240ml dd HNO 3 cho 4,928 lít ở đktc hỗn hợp khí gồm NO và NO 2 thoát ra. Tính số mol của mỗi khí trong hỗn hợp trên và nồng độ mol/l dd HNO 3 đã dung. Câu 18: Hòa tan hết 10,8g Al trong HNO 3 dư thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO 2 (tỉ khối hơi của X so với H 2 là 19). Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X. Câu 19: Cho mg Al tác dụng vừa đủ với 2lít dd HNO 3 aM thu được 5.6lít hỗn hợp khí X ở đktc gồm N 2 O và khí Y. Biết tỉ khối hơi của X so với H 2 là 22,5. Xác định khí Y và m,a. Câu 20: (TSĐH A-09) Cho 3,024g kim loại M tan hết trong dd HNO 3 loãng, thu được 940,8ml khí N x O y (sản phẩm khử duy nhất ở đktc)có tỉ khối hơi so với H 2 là 22. Khí N x O y và kim loại M là: A. N 2 O và Al B. NO và Mg C. NO 2 và Al D. N 2 O và Fe Câu 21: (TSĐH A-09) Hòa tan 12,42g Al bằng dd HNO 3 loãng dư thu được dd X và 1,344lít ở đktc hỗn hợp khí Y gồm 2 khí là N 2 O và N 2 . Tỉ khối hơi của khí Y so với H 2 là 18. Cô cạn dd X thu được chất rắn khan có khối lượng là: A. 38.34g B. 106,38 C. 97,98 D. 34,08 Câu 22: Hòa tan 8,32g một kim loại M bằng Vml dd HNO 3 2M vừa đủ thu được 4,928 lít ở đktc hỗn hợp khí X gồm 2 khí trong đó có 1 khí không màu hóa nâu trong không khí. Tỉ khối hơi của X so với H 2 = 22,225. Tìm M và V. V. HỖN HỢP KIM LOẠI + HNO 3 TẠO THÀNH HỖN HỢP SẢN PHẨM Câu 23: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1mol Fe và 0,2mol Al vào dd HNO 3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO 2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Tính % thể tích của mỗi khí trong hỗn hựp X. LƯU HÀNH NỘI BỘ 2 NGÔ DUY THỐNG SPH K29- ĐHCT KHÓA 2003-2007 Câu 24: Cho 1,35g hỗn hợp gồm Mg , Al, Cu tác dụng hết với HNO 3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm 0,01mol NO và 0,04mol NO 2 . Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được mg muối khan. Câu 25: Hòa tan 11g hỗn hợp gồm Fe và Al trong dd HNO 3 dư thu được 11,2 lít hh khí X ở đktc gồm NO và NO 2 có khối lượng 19,8g . Biết phản ứng không tạo muối NH 4 NO 3 . Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Câu 26: Hòa tan hết 4,431g hỗn hợp gồm Al và Mg trong dd HNO 3 loãng thu được dd A và 1,568 lít hỗn hợp khí X đều không màu có khối lượng 2,59g, trong đó có 1 khí hóa nâu trong không khí. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu Câu 27: Hòa tan hết 2,88g hỗn hợp gồm Mg, Fe trong đ HNO 3 loãng dư thu được 0,9865lít hỗn hợp khí X gồm NO và N 2 (ở 27,3 0 C, 1atm), có tỉ khối hơi so với H 2 là 14,75./ Tính thể tích mỗi khí trong X và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. VI. NHIỆT PHÂN MUỐI M(NO 3 ) n Câu 28: Nung nóng hỗn hợp muối gồm KNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 đến khối lượng không đổi thu được chất rắn A và 7,84 lít hỗn hợp khí X ở đktc.Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu. Nếu dẫn khí CO dư qua chất rắn A(có nung nóng) thì sau phản ứng khối lượng chất rắn giảm đi so với khối lượng A ban đầu là bao nhiêu? Câu 29: (TSĐH A-09) Nung 6,58g Cu(NO 3 ) 2 trong bình kín không có không khí, sau một thời gian thu được 4,96g chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300ml dd Y. pH của dung dịch Y bằng: A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 30: Nung 63,9g Al(NO 3 ) 3 một thời gian để cân lại được 31,5g chất rắn. Tính hiệu suất phản ứng trên VII: MỘT SỐ BÀI TẬP TƯƠNG TỰ Câu 31: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Fe và Cu bằng dung dịch HNO 3 đặc nóng thu được 22,4 lít khí màu nâu ở đktc. Nếu thay axit HNO 3 bằng axit H 2 SO 4 đặc nóng thì thể tích khí thu được sẽ là bao nhiêu? Câu 32: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe và Fe 3 O 4 bằng dd HNO 3 thu được 2,24lít khí NO ở đktc. Nếu thay dd HNO 3 bằng dd H 2 SO 4 đặc nóng thì thu được khí gì và thể tích là bao nhiêu? Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 4,59g Al bằng dd HNO 3 loãng dư thu được hỗn hợp khí Z gồm NO và N 2 O, Z có tỉ khối so với H 2 bằng 16,75. Tính thể tích của NO và N 2 O trong Z và khối lượng muối thu được. Câu 34: Cho 6,4g kim loại hóa trị II tác dụng với dd HNO 3 đặc, dư thu được 4,48lít NO 2 ở đktc. Xác định tên kim loại trên. Câu 35: Cho 11,8g hỗn hợp gồm Al và Cu tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc nguội, dư. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 4,48 lít khí NO 2 duy nhất ở đktc. Xác định khối lượng của Cu và Al trong hỗn hợp đầu. LƯU HÀNH NỘI BỘ 3 NGÔ DUY THỐNG SPH K29- ĐHCT KHÓA 2003-2007 Câu 36: Cho 9,6g kim loại M hóa trị II tác dụng với dd HNO 3 đặc, dư thu được 17,92 lít NO 2 ở đktc. Xác định M. Câu 37: Cho 3g Fe và 2g Cu vào dd HNO 3 0,2Mthấy thoát ra 0,448 lít khí NO ở đktc. Biết H %=100%. Xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng và thể tích HNO 3 đã dùng. Câu 38:Cho 0,54g Al tác dụng với 250ml dd HNO 3 1M. Sau khi phản ứng xong , ta thu được dd A và 0,896 lít hỗn hợp khí X ở đktc gồm NO và NO 2 . Tính thể tích khí mỗi khí trong hỗn hợp X và nồng độ mol/l các chất có trong dd A. Câu 39: Cho mg Al tác dụng hết với dd HNO 3 dư thu đựợc 8,96lít ở đktc hỗn hợp khí X gồm NO và N 2 O tỉ khối của X so với H 2 là 16,5. Biết rằng phản ứng không tạo ra NH 4 NO 3 .Tính % thể tích các khí trong X và tìm m. Câu 40: Hòa tan 1,12g hỗn hợp gồm Mg, Cu vào dd HNO 3 dư thu đuợc 0,896 lít hỗn hợp khí A gồm NO và NO 2 có tỉ khối so với H 2 là 21 và dd B. a. Xác định % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A b. Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. c. Tính thể tích dd HNO 3 2M đem dùng, biết dùng dư 20% so với lượng cần thiết cho pứ. Câu 41: Hòa tan hết 3,87g hỗn hợp bột kim loại gồm Mg, Al vào 500ml dd hỗn hợp chứa HCl 0,5M và H 2 SO 4 0,14M loãng thu đựoc dd A và 4,368 lít khí H 2 ở đktc.Cho rằng các axit phản ứng đồng thời với 2 kim loại . a. xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp b. Xác định tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dd A. c. Cho dd A phản ứng với V lít dd gồm NaOH 1M và Ba(OH) 2 0,5M. Tính V cần dùng để thu được kết tủa lớn nhất và nhỏ nhất. Câu 42: Hòa tan hoàn toàn m gam nhôm vào dung dịch HNO 3 loãng dư thu được 672 ml khí N 2 duy nhất và dung dịch A chỉ chứa một muối. Tính giá trị m ? Câu 43: Hòa tan 16,4 gam hỗn hợp Fe và FeO vào trong lượng dư dung dịch HNO 3 chỉ tạo sản phẩm khử là 0,15 mol NO. Tính số mol mỗi chất trong hỗn hợp? Câu 44: Cho m gam nhôm hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 thấy tạo ra 11,2 lit hỗn hợp 3 khí NO, N 2 O, N 2 có tỉ lệ mol 1:2:2 và một muối duy nhất. Hãy tính giá trị của m? Câu 45: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dung với HNO 3 dư thu được 1,12 lit hỗn hợp NO + NO 2 có M= 42,8 (dvc). Tính tổng khối lượng muối nitrat sinh ra? (V các khí ở đktc) Câu 46:. Hoà tan hoàn toàn 1,35g một kim loại R bằng dung dịch HNO 3 loãng dư thu được 2,24 lít khí NO và NO 2 ( đktc) có tỉ khối so với hiđro bằng 21. R là kim loại nào sau đây: Câu 47: Hoà tan hết 4,43 gam hỗn hợp gồm Al và Mg trong HNO 3 loãng thu được dung dịch A và 1,568 lit (đktc) hỗn hợp hai khí không màu có khối lượng 2,59 gam trong đó có một khí hoá thành màu nâu ttrong k/khí. 1. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. 2. Tính số mol HNO 3 đã phản ứng. 3. Khi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan? LƯU HÀNH NỘI BỘ 4 NGÔ DUY THỐNG SPH K29- ĐHCT KHÓA 2003-2007 Câu 48: Hoà tan 32 gam kim loại M trong dung dịch HNO 3 dư thu được 8,96 lít ở đktc hỗn hợp khí gồm NO & NO 2 , hỗn hợp khí này có tỉ khối hơi so với H 2 bằng17. Xác định M. Câu 49: Hoà tan 62,1 gam kim loại M trong dung dịch HNO 3 loãng, thu được 16,8 lít ở đktc hỗn hợp khí X gồm 2 khí không màu không hoá nâu ngoài không khí. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với H 2 bằng 17,2. 1- Xác định kim loại M. 2- Nếu sử dụng dung dịch HNO 3 2M thì thể tích đã dùng bằng bao nhiêu lít, biết rằng đã lấy dung dịch HNO 3 dư 25% so với lượng cân dùng cho phản ứng. Câu 50: P là dung dịch HNO 3 10% ( d= 1,05g/ml). Hoà tan hoàn toàn 5,94 gam kim loại R trong 564 ml dung dịch P thu được dung dịch A và 2,688 lít hỗn hợp khí B gồm N 2 O và NO. Tỉ khối của B đối với H 2 là 18,5. 1- Xác định kim loại R và tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A. 2- Cho 800 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch A. Tính khối lượng kết tủa tạo thành sau phản ứng. 3- Từ muối Nitrat của kim loại R và các chất cần thiết khác hãy viết phương trình điều chế kim loại R. Câu 51(Đề thi ĐHNN-I HN) Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 kim loại bằng dung dịch HNO 3 thu được V lit hỗn hợp khí D ở đktc gồm NO 2 và NO. Tỉ khối hơi của D so với H 2 bằng 18,2. 1. Tính tổng số gam muối tạo thành theo m và V biết rằng không sinh ra NH 4 NO 3 . 2. Cho V=1,12 lit . Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO 3 37,8 % d=1,242 gam/ml. Câu 52. Cho m gam một phoi bào sắt ngoài không khí sau một thời gian người ta thu được 12 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 . Hoà tan hỗn hợp này bằng dung dịch HNO 3 ngưòi ta thu được dung dịch A và 2,24 lit khí NO (đktc). Viết các ptpư và Tính m. Câu 53. Thổi một luồng CO qua 24 gam Fe 2 O 3 nung nóng thu được hỗn hợp A gồm 4 chất rắn và hỗn hợp khí B. Cho B qua dung dịch Ca(OH) 2 dư được 5 gam kết tủa. Để hoà tan hết A cần m gam dung dịch H 2 SO 4 98%, sinh ra V lit SO 2 duy nhất ở đktc. Tính m và V? Câu 54 (TSĐH A-07): Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỷ lê mol 1:1) bằng HNO 3 , thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO 2 ) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X so với H 2 bằng 19. Giá trị của V là A. 3,36. B. 2,24. C. 5,60. D. 4,48. Dùng cho câu55,56,57: Hỗn hợp X gồm FeS 2 và MS có số mol như nhau (M là kim loại có hoá trị không đổi). Cho 6,51g X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 dư, đun nóng thu được dung dịch A và 13,216 lít hỗn hợp khí B (đktc) có khối lượng là 26,34 gam gồm NO 2 và NO. Cho A tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư thu được m gam kết tủa. Câu 55: Kim loại M là A. Mg. B. Zn. C. Ni. D. Ca Câu 56: Giá trị của m là A. 20,97. B. 13,98. C. 15,28. D. 28,52. LƯU HÀNH NỘI BỘ 5 NGÔ DUY THỐNG SPH K29- ĐHCT KHÓA 2003-2007 Câu 57: Phần trăm khối lượng của FeS 2 trong X là A. 44,7%. B. 33,6%. C. 55,3%. D. 66,4%. Câu 58 (TSĐH A-07): Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS 2 và a mol Cu 2 S và axit HNO 3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí NO duy nhất. Giá trị của a là A. 0,06. B. 0,04. C. 0,075. D. 0,12. Câu 59 (TSĐH B-07): Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO 3 (dư) thoát ra 0,56 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 2,62. B. 2,32. C. 2,22. D. 2,52. Câu 60: Đốt cháy 5,6g bột Fe nung đỏ trong bình O 2 thu được 7,36 gam hỗn hợp A gồm Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , FeO và Fe. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng dung dịch HNO 3 thu được Vlit hỗn hợp khí B (đktc) gồm NO 2 và NO có tỉ khối so với H 2 là 19. Tìm V. Câu 61 (TSĐH B-07): Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO 3 1M thoát ra V 1 lít khí NO. Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO 3 1M và H 2 SO 4 0,5M thoát ra V 2 lít khí NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất và các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V 1 và V 2 là A. V 2 = V 1 . B. V 2 = 2,5V 1 . C. V 2 = 2V 1 . D. V 2 = 1,5V 1 . Câu 62: (TSĐH A-08)Cho 11,36 g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 phản ứng hết với dung dịch HNO 3 loãn dư, thu đuợc 1,344 lí khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được mg muối khan. Giảtị của m là: A. 49,09 B. 34,36 C. 35,50 D. 38.72 Câu 63: Cho 3,2g bột Cu tác dụng hết với 100ml dung dịch hỗn hợi gồm HNO 3 0,8M và H 2 SO 4 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là: A. 0,746 B. 0,448 C. 672 D. 1,792 Dùng cho câu 64,65,66 :Chia 47,1 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn, Ni thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 vừa đủ thu được 7,84 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y chứa x gam muối (không chứa NH 4 NO 3 ). Nếu cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là y gam. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được V lít khí H 2 (đktc). Câu 64: Giá trị của x là A. 110,35. B. 45,25. C. 112,20. D. 88,65. Câu 65: Giá trị của y là A. 47,35. B. 41,40. C. 29,50. D. 64,95. Câu 66: Giá trị của V là A. 11,76. B. 23,52. C. 13,44. D. 15,68. LƯU HÀNH NỘI BỘ 6 NGÔ DUY THỐNG SPH K29- ĐHCT KHÓA 2003-2007 Câu 67(TSĐH B-09) : Cho m gam bột Fe vào 800ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO 3 ) 2 0,2M và H 2 SO 4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V(l) khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc).Giá trị của m và V là : A. 17,8 và 4,48 B. 17,8 và 2,24 C. 10,8 và 4,48 D. 10,8 và 2,24 Câu 68 (TSĐH B-09) : Cho 61,2g hỗn hợp X gồm Cu và Fe 3 O 4 tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít NO(sản phẩm khử duy nhất ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4g kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị m là : A. 151,5g B. 97,5g C. 137,1g D. 108,9g Câu 69(TSĐH B-09) Hòa tan hoàn toàn 1,23g hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO 3 đặc nóng thu được 1,344lít khí NO 2 ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch Y. Sục khí NH 3 dư vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần % về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là: A. 21,95% và 0,78 B. 78,05% và 0,78 C. 78,05% và 2,25 D. 21,95% và 2,25 Câu 70(TSĐH A-04) Hỗn hợp A gồm FeCO 3 và FeS 2 tác dụng với HNO 3 63%(d=1,44g/ml) theo phản ứng: FeCO 3 + HNO 3 → muối X + NO 2 +CO 2 + H 2 O (1) FeS 2 + HNO 3 → muối X + H 2 SO 4 + NO 2 + H 2 O (2) Được hỗn hợp khí B và dung dịch C biết tỉ khối hơi của B so với oxi là 1,425. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch C cần 450ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi được 7,568g chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 1. Muối X là muối gì? Hoàn thành các phương trình phản ứng (1) và (2) 2. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp A. 3. Xác định thể tích HNO 3 đã phản ứng. Câu 71(TSĐH B-05): Hòa tan hoàn toàn 1,62 g Al trong 280ml dung dịch HNO 3 1M được dung dịch A và khí NO duy nhất ở đktc(sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác cho 7,35g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào 500ml dung dịch HCl thu được dung dịch B và 2,8lít H 2 ở đktc. Khi trrọn dung dịch A vào dunbg dịch B thu được 1,56g kết tủa. a. Xác định tên hai kim loại kiềm. b. Tính nồng độ mol/l dung dịch HCl đã dùng LƯU HÀNH NỘI BỘ 7 . sau phản ứng. 3- Từ muối Nitrat của kim loại R và các chất cần thi t khác hãy viết phương trình điều chế kim loại R. Câu 51(Đề thi ĐHNN-I HN) Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 kim loại bằng. loại trong hỗn hợp đầu. c. Tính thể tích dd HNO 3 2M đem dùng, biết dùng dư 20% so với lượng cần thi t cho pứ. Câu 41: Hòa tan hết 3,87g hỗn hợp bột kim loại gồm Mg, Al vào 500ml dd hỗn hợp chứa. tạo thành theo m và V biết rằng không sinh ra NH 4 NO 3 . 2. Cho V=1,12 lit . Tính thể tích tối thi u dung dịch HNO 3 37,8 % d=1,242 gam/ml. Câu 52. Cho m gam một phoi bào sắt ngoài không khí

Ngày đăng: 21/04/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w