1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Khai mở đường Trường Sơn huyền thoại (Kỳ 2)

2 185 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 49,5 KB

Nội dung

Khai mở đường Trường Sơn huyền thoại (Kỳ 2) Nhắc đến nhiệm vụ đặc biệt mở đường thuỷ bộ Trường Sơn trong những ngày đầu kháng chiến, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Sỹ Huynh như được khơi mở về một vùng ký ức sâu đậm. >> Anh hùng LLVTND Nguyễn Sỹ Huynh: Người về từ cõi chết: Để giữ lại được vẹn nguyên ký ức hào hùng này, ông đã kỳ công ghi chép, viết thành những bài báo, bài tham luận, sách lịch sử để phòng lúc già yếu, khi trí nhớ không còn tỏ nữa, lớp hậu sinh có thể tường tận được những năm tháng gian nan nhưng đầy tự hào và niềm kiêu hãnh của cha ông mình, đồng đội mình. Ông trao cho tôi một tập tài liệu mà suốt bao năm ông cất giữ cẩn thận, trong đó có bức thư của đồng chí Phạm Văn Đồng viết đã hơn 60 năm nay, đôi bàn tay run run, nỗi xúc động lại dâng đầy trong trái tim người chiến sỹ lão thành cách mạng. Mặc dù đã có sẵn tài liệu, song ông vẫn muốn kể cho tôi nghe bằng lời, bằng nguồn cảm xúc như những mạch ngầm ào ạt chảy về. Nhiệm vụ mở đường Trường Sơn thuỷ bộ Bắc Nam: Pháp trở lại xâm chiếm ta. Chúng chiếm đóng vùng đồng bằng và kiểm soát gắt gao quốc lộ 1A, đường sắt từ Nam Đèo Ngang vào đến Nam Quảng Nam và khống chế con đường số 9. Về đường thuỷ, chúng phong toả các cửa biển nằm trong vùng kiểm soát của chúng và luôn kiểm tra kiểm soát dọc biển Đông bằng máy bay và tàu thuỷ nhằm cô lập và chia cắt Bắc Nam. Trước tình hình đó, đồng chí Phạm Văn Đồng (đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ tại miền Nam Trung Bộ) triệu tập gấp một số cán bộ trong Thành đoàn Thanh niên Cứu quốc thành phố Đà Nẵng, cơ quan Liêm Kiểm quân sự Việt Pháp Đà Nẵng và cán bộ Công an Liên khu 5 vào giao nhiệm vụ đi xây dựng tại vùng Liên khu 4 một cơ quan lo tổ chức việc liên lạc giữa miền Bắc và Liên khu 5 với những lời dặn dò: "Bất kể tình huống nào, anh em phải cố gắng cùng các cơ quan và đồng bào Liên khu 4 tổ chức cho được việc tiếp tế cho miền Nam, vì miền Nam ruột thịt". Tổ công tác đặc biệt nhận nhiệm vụ đặc biệt và khai thông con đường liên lạc thuỷ bộ đầu tiên trên dải Trường Sơn gồm có các đồng chí Nguyễn Sỹ Huynh dẫn đầu, cùng Trần Hữu Tôi (Bí thư Thanh niên Cứu quốc Đà Nẵng), Nguyễn Đức Suyền (Thanh niên Cứu quốc Đà Nẵng), và cô Hằng (cán bộ Hội Phụ nữ thành phố Đà Nẵng), đồng chí Nguyễn Trọng Hàm (tay đàn của Đội Tuyên truyền xung phong Việt Minh thành phố Đà Nẵng) cùng đi. Trước mắt là rừng thẳm, núi xanh, ngoài những đồng bào dân tộc thiểu số rải rác cư trú qua những cánh rừng già của dãy Trường Sơn trùng điệp thì có lẽ chưa có ai đặt chân lên đỉnh Trường Sơn để tìm con đường ngắn nhất từ Nam ra Bắc. Chuyến đi bộ gấp gáp xuyên đèo Hải Vân ra Huế được tiến hành ngay. Tại Huế được sự giúp đỡ của Xứ uỷ Trung Bộ và Tỉnh uỷ Thừa Thiên, cơ quan phòng liên lạc Liên khu 5 được thành lập đầu tháng 1/1947 do đồng chí Nguyễn Sỹ Huynh làm Trưởng phòng đóng tạm ở gần cầu Phú Ốc với nhiệm vụ trọng yếu là tổ chức đường dây vận chuyển tiền bạc, hàng quân sự, thuốc men lương thực, đưa tài liệu sách báo quan trọng và đưa cán bộ Trung ương vào miền Nam công tác. Sau khi mặt trận Huế bị vỡ, Phòng liên lạc Liên khu 5 đi theo các cơ quan của Ủy ban Kháng chiến hành chính Trung Bộ ra các tỉnh phía Bắc và đóng tại thành phố Vinh. Mở đường Trường Sơn, ban đầu chưa có cung trạm rõ ràng, đoàn phải nhờ cơ quan quân sự huyện, tỉnh, các đơn vị bộ đội dọc đường và đồng bào dân tộc dẫn đường từ buôn này sang buôn nọ. Có những đoạn đường phải vừa đi vừa chặt cây, xẻ rừng, băng rừng theo kinh nghiệm của đồng bào. Dụng cụ duy nhất giúp cả đoàn xác định hướng đi là chiếc la bàn, và gậy Trường Sơn để giúp đoàn chống chọi với dốc đứng, và đèo cao, vách núi hiểm trở. Chiếc la bàn giúp đoàn định hướng cứ theo phía Bắc mà đi. Hành trang của mỗi người mang theo là chiếc ba lô, ruột tượng gạo để nấu ăn dọc đường. Đi đến đâu đặt trạm ở đấy và đánh dấu đường, vừa cầm giấy bút để vẽ lại bản đồ những cung đường mình đã đi qua. Ông Huynh nhớ lại: Ai đã một lần qua Trường Sơn không thể quên được những đoạn đường Ba Rền - U Bò ở Quảng Bình (leo dốc 3 ngày 3 đêm liên tục mới tới nơi có người ở) hay dốc Bút ở đầu tỉnh Quảng Nam (đi nửa ngày tới đỉnh dốc, rồi nửa ngày nữa mới từ đỉnh xuống được chân dốc bên kia) hoặc dốc Giảm Thọ (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Đường Trường Sơn có thêm mấy thứ giặc nữa là giặc muỗi, giặc vắt và giặc cọp vồ. Ngoài ra, lũ ở Trường Sơn dâng nhanh trong chớp mắt, đang leo núi mà gặp phải mưa, lũ dâng lên thì có khi phải treo mình trên cây mất vài ngày nước cũng chưa rút kịp. Trường Sơn còn có những đoạn núi đá phải vượt qua mà không khỏi rùng mình ghê rợn như đoạn đường Phong Nha vào Cà Ròn. Từng đoạn, từng đoạn trên chặng đường này mọc lên những dãy đá tai mèo nhọn hoắt hoặc dựng ngược thẳng đứng như những bức tường, từ bên này sang bên kia, phải dùng dây làm thang để trèo, hoặc dùng gậy, dùng cây để bò qua. Lại còn phải bò trên những thớt đá rất trơn, hễ trượt là người có thể rơi xuống vực sâu. Sau này những chuyến hàng người gùi hàng nặng vượt qua những đoạn đường này quả thật là gian khổ và rùng rợn. Phải mất gần 1 tháng, đoàn mở đường Trường Sơn đầu tiên mới đi bộ từ Quảng Nam ra được đến Hà Tĩnh. Từ Hà Tĩnh, Phòng Liên lạc Liên khu 5 đã nhận luôn nhiệm vụ tổ chức đường dây vận chuyển hàng hoá, đưa cán bộ Trung ương từ Bắc vào miền Nam công tác đi xuyên qua dốc Trường Sơn. Những chuyến hàng lịch sử đầu tiên trên đường Trường Sơn:Chuyến hàng đầu tiên sau khi đi mở đường tổ chức ngay trong tháng 3/1947 với một đoàn dân công mang tiền bạc, thuốc men, đi bộ vào Liên khu 5, và đưa đồng chí Nguyễn Duy Trinh (Bí thư Liên khu uỷ Liên khu 5 ở Trung ương về). Đoàn do đồng chí Nguyễn Trọng Hàm dẫn đầu. Nỗi gian khổ do tránh địch phục kích ở đường 9, rồi nỗi sợ bị hổ vồ ở Trạm Trấm, Thủy Ba, Cẩm Lộ, Quảng Trị, ban đêm nhân dân và nhân công không dám ra khỏi nhà, tập thể nằm ngủ trong lán trại phải chụm đầu lại với nhau và xoãi chân ra ngoài để phòng cọp vồ đầu. Cọp ở Thuỷ Ba gần trạm Bến Thiêng, rồi cọp giữ ở Khe Giữa thuộc vùng dân tộc Quảng Bình đã quật chết bao nhiêu người dân, trong đó có đồng chí Trạm trưởng Trạm Vận tải liên lạc Khe Giữa, rồi nạn voi dữ, heo rừng Cuối cùng gần 1 tháng trèo núi, xuyên rừng, vượt suối, cả người và hàng cũng về đến Quảng Nam an toàn. Có thể nói đoàn dân công do đồng chí Hàm áp tải là đoàn tiếp vận đầu tiên của Phòng Liên lạc Liên khu 5 do đồng chí Nguyễn Sỹ Huynh chỉ đạo mở đường "Nam tiến" dọc phía Đông núi rừng Trường Sơn. Ngay sau chuyến hàng đầu tiên đó, đến tháng 4/1947, đồng chí Nguyễn Thanh Tâm được giao nhiệm vụ dẫn đường đưa đồng chí Ngô Tấn Nhơn (Bộ trưởng Bộ Canh Nông đi công tác vào Nam Bộ). Lần đi này dọc đường bị địch càn, đoàn phải đi xuyên qua rừng núi cao, đi lạc lên vùng Sêpôn biên giới Việt Lào nhờ đồng bào dân tộc dẫn đường một tháng trời từ Bắc Quảng Bình mới vào được chiến khu Quảng Trị vùng A So - A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dọc đường đồng chí Nhơn quyết định khui ra một thùng bạc Đông Dương loại 20 đồng để mua lương thực, thực phẩm cho cả đoàn dân công ăn. Khi vào đến cơ quan đồng chí Phạm Văn Đồng ở Quảng Ngãi thì đồng chí Ngô Tấn Nhơn nằm lăn ra sốt ly bì mê man suốt cả tháng trời mới vực dậy được. Lần dẫn đường này, Phòng Liên lạc Liên khu 5 đã tham gia mở đường ở phía Tây Trường Sơn. Như vậy, bước đầu đoàn đã ráp nối các nhánh đường dọc các tỉnh, thành đường dây liên lạc Bắc Nam gần như thông suốt từ Quảng Bình vào đến Quảng Nam và ngược lại. Con đường vận chuyển Trường Sơn trên rừng núi ra đời từ đó.Về đường biển, ông Nguyễn Sỹ Huynh kể rằng, mặc dầu bị địch phong toả các cửa biển, cửa sông từ sông Gianh (Quảng Bình) đến Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và luôn kiểm tra gắt gao dọc sát các bờ biển bằng máy bay, tàu thuỷ… Phòng Liên lạc Liên khu 5 chỉ đạo anh em trà trộn vào các thuyền đánh cá của ngư dân tổ chức các chuyến hàng vào Nam bằng thuyền nhỏ đi ven biển từ Hà Tĩnh vào Cửa Sa Kỳ (Quảng Nam). Đồng thời, huy động theo chế độ dân công các thuyền buôn của dân đi từ các cửa biển ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình vượt biển Đông (hải phận quốc tế) vào các cửa biển Quảng Nam, Quảng Ngãi… Từ đây con đường vận chuyển bằng đường thuỷ cũng được hình thành, giúp cho việc vận chuyển hàng hoá vũ khí lương thực nhanh và nhiều hơn so với đường bộ, và giải quyết được những loại hàng cồng kềnh không thể khuân vác qua núi rừng. Đích thân Nguyễn Sỹ Huynh cùng đồng chí Đức Suyền đã tổ chức đoàn thuyền ở Cửa Hội đưa vợ đồng chí Phạm Văn Đồng và một số cán bộ chuyên môn, nhà văn, nhà báo, bác sỹ vượt Trường Sơn bằng đường biển ra Bắc nhận công tác và sau đó tổ chức đưa đồng chí Nguyễn Duy Trinh từ Bắc vào Nam bằng đường bộ. Chỉ trong thời gian ngắn, Phòng Liên lạc Liên khu 5 đã mở được con đường Trường Sơn thuỷ bộ Bắc Nam đầu tiên để vận chuyển được những chuyến hàng đầu tiên như lời dặn của đồng chí Phạm Văn Đồng. Ngày 20/8/1947, đồng chí Phạm Văn Đồng đã có bức thư gửi ông Nguyễn Sỹ Huynh: "Gửi đồng chí Nguyễn Sỹ Huynh - Trưởng phòng Liên lạc Liên khu 5. Trong này đã nhận được các chuyến hàng do các anh gửi vào bằng đường bộ và đường biển. Thay mặt lãnh đạo, tôi gửi lời khen các anh đã cố gắng làm được một số việc có ý nghĩa lớn. Trong này rất cần gạo, vũ khí, thuốc men. Mong các anh tiếp tục phấn đấu, vượt khó khăn, gian khổ gửi nhiều chuyến hàng vào an toàn, kịp thời phục vụ cho chiến trường Liên khu 5 đang đòi hỏi. Chúc các đồng chí khỏe. Thân ái: Phạm Văn Đồng. Đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ tại miền Nam Trung Bộ". Sau những chiến công mới nối tiếp, Bác Hồ đã có thư khen đồng chí Trần Hữu Tôi, nguyên phụ trách công tác tổ chức của Phòng Liên lạc Liên Khu 5 lúc bấy giờ. Trong 8 năm phục vụ (1/1947 - 12/1954), Phòng liên lạc Liên khu 5 do Nguyễn Sỹ Huynh dẫn đầu đã tổ chức khai thác vận chuyển vào Liên khu 5 và một phần vào Phân khu Bình Trị Thiên bằng sức người gùi cõng vượt núi rừng Trường Sơn, và bằng sức người chèo chống thuyền gỗ không máy trên biển Đông được gần 80.000 tấn hàng (gồm vàng, tiền bạc, thuốc men, thuốc nổ, vũ khí, lương thực, sách báo…) và đưa đón hàng trăm đoàn cán bộ của Trung ương và miền Nam vào, ra, trong đó có nhiều cán bộ cao cấp như các đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh… Do hoàn cảnh đặc biệt lúc cơ quan giải thể năm 1954, tất cả cán bộ chiến sỹ phải phân tán đi nhận nhiệm vụ đột xuất, tiếp tục phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Các cán bộ Phòng năm xưa giờ đã già, có người đã thành người thiên cổ, trong đó có nhiều người còn nằm lại trên rừng Trường Sơn như liệt sỹ Trần Hữu Tao, hay hy sinh giữa biển Đông như mộåt số anh em dân công khác. Song thành tích và lịch sử của Phòng Liên lạc Liên khu 5 còn ít khi được nhắc đến. Giờ đây ở tuổi gần 90, ông Nguyễn Sỹ Huynh và những người còn sót lại của Phòng Liên lạc Liên khu 5 vẫn đau đáu một nỗi, đã rất nhiều lần báo cáo thành tích tổ chức đảm bảo đường dây liên lạc chi viện từ phía Bắc vào miền Nam của Phòng Liên lạc Liên khu 5 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và đề nghị Nhà nước xét tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Pháp, song cho đến nay ước nguyện đó vẫn chưa đạt được. . Khai mở đường Trường Sơn huyền thoại (Kỳ 2) Nhắc đến nhiệm vụ đặc biệt mở đường thuỷ bộ Trường Sơn trong những ngày đầu kháng chiến, Anh hùng lực. vực dậy được. Lần dẫn đường này, Phòng Liên lạc Liên khu 5 đã tham gia mở đường ở phía Tây Trường Sơn. Như vậy, bước đầu đoàn đã ráp nối các nhánh đường dọc các tỉnh, thành đường dây liên lạc Bắc. luôn nhiệm vụ tổ chức đường dây vận chuyển hàng hoá, đưa cán bộ Trung ương từ Bắc vào miền Nam công tác đi xuyên qua dốc Trường Sơn. Những chuyến hàng lịch sử đầu tiên trên đường Trường Sơn: Chuyến hàng

Ngày đăng: 20/04/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w