1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KE HOACH VIEC LAM MOI

8 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 83,5 KB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KẾ HOẠCH VIỆC LÀM MỚI Về bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh có khả năng học giỏi môn văn ở lớp 5 A/ MỤC ĐÍCH: Lâu nay, việc cảm thụ văn học của học sinh khô khan và nghèo nàn về ý tưởng. Thể hiện sự cảm thụ cưa học sinh chưa thật tốt đối với một đoạn văn, đoạn thơ. Bởi vậy việc rèn luyện để năng cao năng lực cảm thụ văn học là một nhiệm vụ rất cần thiết đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh có khả năng học giỏi văn. Một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp trong mỗi bài văn, bài thơ. Những nét đẹp đó được tích lũy dần dần sẽ làm phong phú cho các em về cách nói Tiếng Việt sao cho thật trong sáng, thật sinh động. Có năng lực cảm thụ văn học tốt còn giúp cho các em viết văn tốt hơn, bài văn dễ đi sau vào lòng người đọc. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, việc giúp cho các em năng cao năng lực cảm thụ văn học là một việc làm không thể thiếu được. B/ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN: Học sinh giỏi lớp 5A. C/CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - Bước 1: Kiểm tra, nhận xét kết quả học tập ở nhà. - Bước 2: Hệ thống hoá, mở rộng kiến thức đang học. - Bước 3: Nâng cao kiến thức cần bồi dưỡng cho học sinh. - Bước 4: Tổng kết và giao nhiệm vụ học tập ở nhà. D/ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Thời gian Công việc Học kì 1 ( Từ tháng 9/ 2010 đến tháng 12/2010 - Phân loại học sinh có khả năng học giỏi môn văn ngay từ đầu năm - Sưu tầm, nghiên cứu sách tham khảo để bồi dưỡng HSG cảm thụ văn học. - Củng cố, ôn tập những kiến thức kĩ năng cơ bản theo từng tuần, tháng. - Nâng cao kiến thức cần bồi dưỡng cho HS. - Giao bài tập, hướng dẫn, kiểm tra, sửa chữa bài làm của học sinh hàng tuần. - Kiểm tra chất lượng HSG học kì I Học kì II ( Từ tháng 1 /2011 đến tháng 5/2011) - Tiếp tục ôn luyện đội tuyển. - Kiểm tra chất lượng 1 lần/tuần. - Đánh giá, sửa chữa kịp thời kiến thức cho học sinh. - Kiểm tra chất lượng HSG học kì II Họ tên: Nguyễn Ngọc Phước Chức vụ: Giáo viên Công việc được giao: Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5A. II. Biện pháp thực hiện Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thu văn học cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 4,5. * Cảm thu văn học qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. Một trong những biện pháp giúp cho các em có năng lực cảm thụ văn học tốt là giúp cho học sinh nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học. Các biện pháp nghệ thuật thương gặp trong các bài văn, bài thơ ở bậc Tiểu học là: ( So sánh, nhân hóa, điệp từ và đảo ngữ.) Để Cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. Học sinh cần thực hiện tốt các yêu câu sau đây. - Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật : So sánh, nhân hóa, điệp từ và đảo ngữ , ( thông qua phân môn Luyện từ và câu.) - Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ. - Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh( ngữ liệu) thể hiện biện pháp nghệ thuật. - Cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ. 1. Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường gặp trong các bài tập đọc ở chương trình bậc tiểu học. a . Biện pháp nghệ thuật so sánh. So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Ví dụ : “ Quê hương là chum khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày…” + Học sinh xác định được : Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên là : Nghệ thuật so sánh Hình ảnh so sánh : Quê hương (là) chum khế ngọt + Học sinh cảm nhận được: Chùm khế ngọt, là hình ảnh quen thuộc, gần gủi với làng quê, gắn bó với con người Việt Nam. Đặc biệt là gắn liền với những kĩ niệm của thời thơ ấu mỗi người. Qua đó cho ta thấy hình ảnh quê hương trong tâm trí của người Việt nam luôn gần gủi, thanh bình và không bao giờ quên được. * Vì vậy khi so sánh, cần biết lựa chọn những sự vật, hình ảnh quen thuộc, gần gủi, sẽ có tác dụng gợi hình ảnh để cho lời nói hay câu văn thêm sinh động hơn. b. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa. - Nhân hóa là sự diễn đạt bằng cách biến các sự vật không phải là người thành những nhân vật mang tính chất như con người. Ví dụ : Cho đoạn thơ : “ Rừng mơ ôm lấy núi Sương trắng đọng thành hoa Gió chiều đông gờn gợn Hương bay gần bay xa.” ( Rừng mơ- Trần Lê Văn.) Hãy nêu những cảm nhận của em về vẽ đẹp của rừng mơ Hương Sơn được gợi tả trong đoạn thơ trên. + Học sinh xác định được : Nghệ thuật được sử dụng : Nghệ thuật nhân hóa Hình ảnh nhân hóa : ôm lấy núi. + Cảm nhận được : Rừng mơ bao quanh núi được nhân hóa (ôm lấy núi) cho thấy sự gắn bó gần gũi, thân mật và thắm đượm tình cảm của cảnh thiên nhiên. Hoa mơ nở trắng như mây trên trời đọng (kết) lại. Gió chiều đông nhè nhẹ (gờn gợn) đưa hương hoa mơ lan tỏa đi khắp nơi. Có thể nói, đoạn thơ trên đã vẽ ra bức tranh mang vẽ đẹp của đất trời hòa quyện trong rừng mơ Hương Sơn. * Vì vậy, khi sử dụng nghệ thuật nhân hóa hợp lý sẽ tạo cho sự vật trở nên sinh động, gợi hình ảnh biểu cảm. c. Nghệ thuật điệp ngữ. - Điệp ngữ là cách diễn đạt một từ, một ngữ được nhắc lại nhiều lần nhằm mục đích nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe. Ví dụ : “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công.” ( Hồ Chí Minh) + Học sinh xác định được: Nghệ thuật được sử dung : Điệp ngữ Từ ngữ được nhắc lại trong hai câu thơ (đoàn kết, thành công.) + Học sinh cảm nhận được sự mạnh mẽ trong lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết sẻ đem đến sự thành công to lớn. * Vì vậy, sử dụng điệp ngữ có chọn lọc, hợp lý sẻ có tác dụng làm nổi bậc ý, giúp câu văn, câu thơ mạnh mẽ, nhịp nhàn và tạo nên âm điệu, tính nhạc cho đoạn thơ, câu văn. Ghi chú: Khi sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ trong viết văn, tranh nhầm lẩn với trường hợp lặp từ. d. Nghệ thuật đảo ngữ. - Nghệ thuật đảo ngữ là hình thức đảo trật tự thông thường của cụm chủ - vị trong câu. Nhằm mục đích nhấn mạnh hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượng trình bày. Ví dụ : Câu đảo ngữ : Đẹp biết bao // tổ quốc chúng ta! VN CN + Học sinh xác định đúng bộ phận chủ - vị của câu đảo ngữ. Thông qua đó để hiểu được giá trị về nội dung, ý nghĩa của câu. Khẳng định vễ đẹp bất tận của tổ quốc Việt Nam ta. Vì vậy, đảo ngữ có tác dụng làm nổi bậc ý và giúp cho việc diển đạt có giá trị biểu cảm. 2. Một số bài tập phát triển cảm thụ văn học. Ví dụ 1: Trong bài thơ Cô giáo lớp em nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết: “Cô dạy em tập viết Gió đưa thoảng hương nhài. Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài.” Em hãy cho biết: khổ thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh? Học sinh nêu được. + Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đọan thơ trên là gì? + Các từ ngữ nào thể hiện nghệ thuật ? + Tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong khổ thơ trên ? + Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa. + Được thể hiên qua các từ ngữ ( ghé, xem) + Cho ta thấy được tinh thần học tập rất chăm chỉ của các bạn học sinh ( làm cho nắng như đứa trẻ nhỏ đang tung tăng chạy nhãy cũng muốn dừng lại ghé vào cửa lớp để xem các bạn học bài.) Ví dụ 2: Trong bài thơ Tre Việt nam ( SGK -TV4/1) nhà thơ Nguyễn Duy có viết “Mai sau, Mai sau, Mai sau, Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh.” Em hãy cho biết : tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bậc ? Cách sử dụng nghệ thuật đó đã nói lên điều gì? Nhằm khẳng định điều gì ? Học sinh nêu được . + Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đọan thơ trên là gì? + Các từ ngữ nào thể hiện biện pháp nghệ thuật ? + Biện pháp nghệ thuật : Điệp ngữ. + Từ ngữ được lặp lại là :Mai sau, xanh + Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ. (Gợi ý1 : nhận xét về cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điện ngữ Mai sau ) (Gợi ý2 : Xem xét việc lặp lại từ từ xanh trong dòng thơ cuối) + Với sự thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và hình thức điệp ngữ (Mai sau,/ Mai sau,/ Mai sau./) đã góp phần gợi cảm xúc về thời gian như mỡ ra vô tận, tạo cho ý thơ âm vang bay bỏng và đem đến cho người đọc những liên tưởng phong phú. + Với cách nhắc lai từ xanh, nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt nam. Qua đó nói lên sức sống bất diệt của con người Việt Nam, đề cao truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Ví dụ 3 : Trong bài thơ Cây dừa nhà thơ Trần Đăng Khoa có đoạn. « Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay gọi gió, gật đầu gọi trăng. Thân dừa bạc phếch tháng năm, Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh. » Theo em, phép nhân hóa và phép so sanh được thể hiện qua những từ ngữ nào trong khổ thư trên. Hãy cảm nhận cái hay, cái đẹp của nghệ thuật nhân hóa, so sanh được sử dung trong đoạn thơ trên. Học sinh nêu được : + Những từ ngữ nào thể hiện nhệ thuật nhân hóa. + Nêu tác dụng của các từ ngữ Dang tay ; gật đầu ? + Những từ ngữ nào thể hiện nghệ thuật so sánh. + Nêu tác dụng của các từ ngữ thể hiện nghệ thuật so sánh. +Phép nhân hóa được thể hiện qua các từ ngữ : Dang tay đón gió ; gật đầu gọi trăng. + Các từ ngữ đó có tác dụng làm cho các vật vô tri vô giác (là cây dừa) trở nên có những biểu hiện tình cảm như con người. Dừa cùng biết mở rộng vòng tay để đón gió, cũng gật đầu mời gọi trăng lên. +Phép so sánh được thể hiện qua các từ ngữ : Quả dừa(gióng như)đàn lợn con ; tàu dừa (giống như) chiếc lược. + Cách so sánh ở đây được chon những sự vật thật là gần gủi, thể hiện sự liên tưởng rất phong phú của tác giả. * Qua cách so sánh này làm cho cảnh vật trong thơ trở nên sinh động, có đường nét, hình khối và có sức gợi tả, gợi cảm cao. Ví dụ 4. Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt nhà thơ Nguyễn Duy có viết : “Gió nâng tiếng hát chói chang Long lang lưỡi hái liếm ngang chân trời. ” Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nỗi bậc trong hai câu thơ trên ? Biện pháp nghệ thuật đó đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ ? Yêu cầu học sinh nêu được. + Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đọan thơ trên là gì? + Các từ ngữ nào thể hiện nghệ thuật ? +Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ( Gợi ý : Gợi tả cảnh gì ? Cảnh vật đó như thế nào ?) + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên là: phép nhân hóa. Được thể hiện qua các từ thường chỉ đặc điểm của người như: nâng, liếm. + Gợi tả cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam thật tươi vui và náo nức(Gió nâng tiếng hát chói chang); cánh đồng rộng mênh mong, đang hứa hẹn một cuộc sống ấm no và hạnh phúc(Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời). Cảm nhận được : Với biên pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã cho ta thấy được không khí vui tươi, nhôn nhịp, thanh bình và ấm no nơi làng quê Việt Nam vào những ngày mùa . V. KẾT QUẢ ĐỔI MỚI STT Họ và tên Lớp Kết quả Ghi chú 1 Đinh Tiến Nam 4A 2 Lương Thị Tiên 4A 3 Hoàng Thị Xoa 4A 4 Lý Nhị Tần 4A 5 Đặng Thanh Thuý 4A 6 Lương Thị Luân 4A 7 Hoàng Ngọc Lan 4B 8 Dương Uyển Nhi 4B 9 Vi Thị Khuyên 4C 10 Hoàng Thị Kim Ngân 4C 11 Triệu Thị Hương 4C Trên đây là kế hoạch đổi mới "Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 4" của tôi. Kính mong các bạn đồng nghiệp và ban giám hiệu nhà trường góp ý để kế hoạch của tôi được hoàn thiện và vận dụng vào các năm học tiếp theo. T ân Liên, ngày 10 tháng 10 năm 2011 Người Viết Ngô Bích Hồng

Ngày đăng: 20/04/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w