1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trái phiếu

14 455 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 96,68 KB

Nội dung

Trái phiếu

MỤC LỤC I – Tổng quan về trái phiếu 4 1. Khái niệm về trái phiếu 4 2. Các hình thức huy động vốn .5 3. Đặc điểm của trái phiếu .6 4. Phân loại trái phiếu . 7 II – Lợi ích và rủi ro của trái phiếu 10 III – So sánh trái phiếu và cổ phiếu 12 IV – Thị trường trái phiếu 12 V – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam .13 Danh mục tài liệu tham khảo .15 I – Tổng quan về trái phiếu 1. Khái niệm về trái phiếu Trên các phương tiện thông tin đại chúng ta thường nghe nhiều về trái phiếu. Vậy trái phiếu là gì? Các khái niệm liên quan đến trái phiếu? Trước khi đi đến khái niệm trái phiếu, ta cần hiểu thế nào là chứng khoán: Chứng khoán (Securities) là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Nó được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại: trái phiếu, cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Bên cạnh đó nó cũng bao gồm quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Từ những thông tin về chứng khoán như trên, ta có thể hiểu khái niệm trái phiếu như sau: “Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.” Các thuật ngữ liên quan đến trái phiếu  Nhà phát hành, ở đây có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh).  Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.  Mệnh giá (tiền gốc) của trái phiếu, hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị ghi trên trái phiếu. Giá trị này được coi là số vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn. Trang 2  Giá phát hành: Là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Thông thường giá phát hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của mệnh giá. Tùy theo tình hình của thị trường và của người phát hành để xác định giá phát hành một cách thích hợp. Có thể phân biệt 3 trường hợp: - Giá phát hành bằng mệnh giá (ngang giá); - Giá phát hành dưới mệnh giá (giá chiết khấu); - Giá phát hành trên mệnh giá (giá gia tăng).  Lãi suất: là số tiền lãi thực thanh toán định kỳ cho người sở hữu trái phiếu. Lãi suất của các loại trái phiếu khác nhau tùy thuộc vào độ rủi ro của nó. Trái phiếu chính phủ được xem là an toàn nhất nên lãi suất cũng thấp nhất, trái phiếu của những công ty mới ra đời có lãi suất cao hơn để thu hút người mua chịu chấp nhận độ rủi ro cao hơn. Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá trái phiếu và cũng là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu. - Lãi suất danh nghĩa là tỷ lệ giữa tiền lãi danh nghĩa theo năm và tiền gốc. Lãi suất danh nghĩa được ghi cụ thể trên trái phiếu. - Lãi suất tới hạn là lãi suất, theo đó, giá trị hiện tại của toàn bộ khác khoản tiền phải thanh toán trong trường hợp trái chủ nắm giữ trái phiếu đến khi đáo hạn, bao gồm tiền lãi và tiền gốc, bằng với giá mua trái phiếu. Lãi suất tới hạn thông thường bằng với lãi suất bình quân của thị trường. - Tiền lãi danh nghĩa là số tiền lãi thực thanh toán định kỳ cho người sở hữu trái phiếu. Thông thường, khoản tiền lãi này được trả theo từng năm hoặc được trả 06 tháng một lần (như tại Mỹ). Để đơn giản hoá, bài viết này dựa trên giả định tiền lãi được trả định kỳ theo năm. - Kỳ trả lãi là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu. Lãi suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãi suất trái phiếu thường được mỗi năm hai hoặc một lần.  Thời hạn của trái phiếu: là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả vốn lần cuối. Trái phiếu có thời hạn khác nhau, trái phiếu trung hạn có thời gian từ 1 năm đến 5 năm; trái phiếu dài hạn, có thời gian từ 5 năm trở lên. 2. Các hình thức huy động vốn Trang 3 • Huy động vốn là việc tìm ra nguồn tiền có thể thực thi một ý tưởng hay dự án cụ thể nào đó. • Các hình thức huy động vốn thông thường: - Vốn chủ sở hữu -Phát hành trái phiếu -Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng: - Vay các quỹ đầu tư: - Huy động vốn khách hàng - Liên doanh - liên kết trong và ngoài nước - Các quỹ tín thác bất động sản (REITs) • Ưu nhược điểm của hình thức huy động vốn bằng phát hành trái phiếu: Ưu điểm: Vốn đến từ nhiều đối tượng có tiềm lực tài chính (quỹ đầu tư, công ty và tập đoàn bảo hiểm, tài chính .) và thủ tục pháp lý không quá phức tạp. Doanh nghiệp có thể áp dụng lãi suất linh hoạt cũng như nhiều phương án trả lãi và gốc. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu không phải thế chấp tài sản; hoạch định tài chính bằng trái phiếu rẻ hơn các khoản vay khác. Nhược điểm: Doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ khi đáo hạn đúng theo cam kết trong hợp đồng với mức lãi suất cố định. Trái phiếu bất động sản rủi ro hơn trái phiếu ngân hàng. Có thể gặp khó khăn trong việc cấu trúc khoản vay sao cho dự án bất đọng sản luôn có khả năng trả lãi và gốc. Phải bảo đảm dòng tiền liên quan đến nợ không bị âm. 3. Đặc điểm của trái phiếuTrái phiếu là chứng khoán nợ. Phát hành trái phiếu là đi vay vốn.  Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ – con nợ, giữa người phát hành và người đầu tư. Mua trái phiếu là cho người phát hành vay vốn và như vậy, trái chủ là chủ nợ của người phát hành. Là chủ nợ, người nắm giữ trái phiếu (trái chủ) có quyền đòi các khoản thanh toán theo cam kết về khối lượng và thời hạn, song không có quyền tham gia vào những vấn đề của bên phát hành.  Lãi suất của các trái phiếu thường khác nhau, được quy định bởi các yếu tố: Trang 4 - Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nước, mức độ thâm hụt ngân sách của Chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó. - Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao. - Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao.  Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu.  Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.  Trái phiếu có độ ổn định và ít rủi ro hơn cổ phiếu, nên trái phiếu là chứng khoán được các nhà đầu tư ưa chuộng. 4. Phân loại trái phiếu  Căn cứ vào thời gian đáo hạn - Trái phiếu ngắn hạn (Shorts) có thời hạn từ 1 đến 5 năm; - Trái phiếu trung hạn (Mediums) có thời hạn từ 5 đến 15 năm; - Trái phiếu dài hạn (Longs) có thời hạn hơn 15 năm; - Trái phiếu vô hạn (Perpetuities) không có ghi ngày đáo hạn. Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu - Trái phiếu chính phủ: là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn. Ở Việt Nam, trái phiếu chính phủ bao gồm:  Trái phiếu chính phủ: + Tín phiếu kho bạc; + Trái phiếu kho bạc; Trang 5 + Trái phiếu công trình trung ương; + Trái phiếu đầu tư; + Trái phiếu ngoại tệ; + Công trái xây dựng Tổ quốc.  Trái phiếu được chính phủ bảo lãnh;  Trái phiếu chính quyền địa phương. - Trái phiếu đô thị (công trình): là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng. Trái phiếu này có thể do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành. Bao gồm các loại sau: + Trái phiếu theo nghĩa vụ tổng quát (General obligation bond); + Trái phiếu hoàn trả (Put bond); + Trái phiếu lãi suất thay đổi (Variable rates bond); + Trái phiếu Zero Coupon (Trái phiếu không có tem tính lãi nhưng giá được chiết khấu rất nhiều; + Trái phiếu xô (Junk bonds). - Trái phiếu doanh nghiệp (công ty): là các trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn.Trái phiếu công ty có đặc điểm chung sau: Trái chủ được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vào các quyết định của công ty. Nhưng cũng có loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ, người mua được mua dưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá. Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu. Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay.Trái phiếu công ty bao gồm những loại sau: + Trái phiếu bảo đảm (Secured bonds): là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấp cụ thể, thường là bất động sản và các thiết bị. Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối với một tài sản cụ thể. + Trái phiếu không bảo đảm (Debentures): Trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tài sản mà được đảm bảo bằng tín chấp của công ty. Nếu Trang 6 công ty bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ động. Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền chuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành. Tuỳ theo quy định, việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc chỉ vào những thời điểm cụ thể xác định.Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được gắn kèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bên nào đó. Cụ thể là:  Trái phiếu thu hồi được (Callable bonds - Redeemable bonds);  Trái phiếu chuyển đổi (Convertible bonds);  Trái phiếu quỹ chìm (Sinking fund bonds); Trái phiếu có thế chấp (Mortgaged bonds).  Phân loại theo lợi tức trái phiếu - Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá. - Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu. - Trái phiếu có lãi suất bằng không: Là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.  Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành - Trái phiếu bảo đảm: Là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau: - Trái phiếu có tài sản cầm cố: Là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố một bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ. - Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm. Trang 7 - Trái phiếu không bảo đảm: Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.  Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu - Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những phiếu trả lãi đính theo tờ chứng chỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới ngân hàng nhận lãi. Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay. - Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn lãi. Dạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính.  Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu - Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu. - Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty. - Trái phiếu có thể mua lại: Là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán. II – Lợi ích và rủi ro của trái phiếu  Lợi ích Trái phiếu đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ đối với các chủ thể phát hành, mà còn mang lại nhiều lợi ích đến với các nhà đầu tư và cả trong điều tiết kinh tế vĩ mô… - Là một hình thức huy động vốn đến từ nhiều đối tượng có tiềm lực tài chính (quỹ đầu tư, Cty và tập đoàn bảo hiểm, tài chính .) và thủ tục pháp lý không quá phức tạp. DN có thể áp dụng lãi suất linh hoạt cũng như nhiều phương án trả lãi và gốc. DN phát hành trái phiếu không phải thế chấp tài sản; Hoạch định tài chính bằng trái phiếu rẻ hơn các khoản vay khác. Trang 8 - Trái phiếu là công cụ nợ có độ tin cậy cao nhất, đặc biệt là trái phiếu chính phủ. - Trong môi trường lạm phát thấp, đầu tư trái phiếu là một cách an toàn để duy trì nguồn thu nhập thường xuyên. - Khi thị trường chứng khoán biến động, đầu tư trái phiếu là một cách giúp đảm bảo an toàn vốn đầu tư và phân tán rủi ro. - Dù làm ăn kém hiệu quả, công ty vẫn phải trả đủ tiền lãi, không cắt giảm hoặc bỏ như cổ phiếu. Nếu công ty ngừng hoạt động, thanh lý tài sản, trái chủ được trả tiền trước người có cổ phần ưu đãi và cổ phần thông thường.  Rủi ro - Rủi ro tín nhiệm (credit risk): mức độ rủi ro tín nhiệm của trái phiếu được đánh giá dựa trên các yếu tố kinh tế và khả năng hoàn trả lãi và gốc trái phiếu của nhà phát hành. Trái phiếu chính phủ thường được coi là có mức độ rủi ro thấp nhất, vì Chính phủ có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để trả nợ. Các công ty không có những quyền đó, do vậy trái phiếu công ty có mức độ rủi ro cao hơn và phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư. Rủi ro tín nhiệm được thể hiện qua hệ số tín nhiệm. Hệ số tín nhiệm càng cao thì trái phiếu được coi là càng an toàn. - Rủi ro lãi suất (interest rate risk): lãi suất thị trường càng tăng, giá trái phiếu càng giảm và ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu nhà đầu tư đang nắm giữ sẽ tăng. Bởi lãi suất định kỳ của trái phiếu đã được ấn định từ trước, lãi suất thị trường giảm làm cho các trái phiếu cũ với mức lãi suất cao hơn trở nên hấp dẫn hơn. Trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức độ tăng giá càng cao. Ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm. Trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức giảm giá càng lớn. - Rủi ro lạm phát (inflation risk): lạm phát ảnh hưởng rất nhiều tới việc đầu tư trái phiếu. Lạm phát càng cao, lãi suất thực của trái phiếu (bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu trừ lạm phát) càng giảm, do vậy làm mất giá trị của trái phiếu. - Rủi ro thanh khoản (liquidity risk): khi nhà đầu tư trái phiếu cần tiền mặt mà thị trường lại thiếu tính thanh khoản, sẽ khó lòng tìm được người sẵn sàng mua lại trái phiếu, hoặc nếu tìm được thì phải bán lại với giá rẻ hơn so với giá trị thực của trái phiếu. - Rủi ro khi TTCK sụt giá mạnh: thông thường, giá trái phiếu không biến động nhiều như giá cổ phiếu, do vậy khi TTCK sụt giá mạnh, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển đầu tư từ cổ phiếu sang trái phiếu, qua đó đẩy giá trái phiếu tăng lên. Tuy nhiên, khi TTCK đã xuống đến mức đáy, nhà đầu tư lại có xu hướng chuyển sang cổ phiếu đang ở mức giá thấp, điều đó làm giá trái phiếu giảm trở lại. Trang 9 Mang lại nhiều lợi ích nhưng trái phiếu cũng mang lại không ít rủi ro. Trước những rủi ro từ đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư cần cẩn trọng xem xét để có những quyết định hợp lí nhất. Các trái phiếu phát hành được quyền chuyển nhượng một cách dễ dàng. Vì vậy, khi quyết định đầu tư vào trái phiếu công ty, ngoài việc phải chú ý tới người phát hành, hình thức phát hành, tính cách đáo hạn, tỷ lệ lợi nhuận… nhà đầu tư nên cần thận trọng với các ấn định, trị giá chuyển đổi, điều khoản thu hồi . để hiểu thật rõ những rủi ro bao hàm trong đó. III – So sánh trái phiếu với cổ phiếu  Giống: đều là hình thức của chứng khoán.  Khác: Trái phiếu Cổ phiếu - Là loại chứng khoán nợ; - Phát hành để tăng vốn kinh doanh; - Người sở hữu gọi là chủ nợ; - Người sở hữu được hưởng lãi suất; - Người sở hữu không được quyền quản lý công ty; - Có thời hạn, từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả vốn lần cuối; - Ít rủi ro; - Được rút vốn trực tiếp khi đáo hạn. - Là loại chứng khoán vốn; - Phát hành để tăng vốn điều lệ; - Người sở hữu gọi là cổ đông; - Người sở hữu được hưởng cổ tức; - Người sở hữu được quyền quản lý công ty; - Không có thời hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty; - Có độ rủi ro lớn; - Không được rút vốn trực tiếp. IV – Thị trường trái phiếu Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Thị trường trái phiếu của việt Nam gồm có tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp( bao gồm cả trái phiếu của ngân hàng thương mại), chứng chỉ tiền gửi và các khoản nợ có giá trị khác. Thị trường trái phiếu bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp: + Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các trái phiếu mới phát hành. Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua trái phiếu mới phát hành. Trang 10 [...]... thứ cấp: là nơi giao dịch các trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ cấp Là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các trái phiếu đã được phát hành V – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Tổng giá trị trái phiếu lưu hành trên thị trường năm 2008 vào khoảng 13 tỷ USD Đa số trái phiếu ở Việt Nam là trái phiếu Chính phủ nên chưa tạo... vốn điều lệ lớn, hoặc các ngân hàng mới cổ phần hóa mới phát hành trái phiếu DN Nguyên nhân do so với trái phiếu chính phủ, trái phiếu DN có mức độ rủi ro cao hơn (rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất ), đặc biệt là đối với loại trái phiếu bất động sản, trái phiếu không có bảo đảm bằng bảo lãnh thanh toán hay tài sản đảm bảo Thị trường trái phiếu DN không có giao dịch tập trung, nên nhà đầu tư rất khó chuyển... dưới 100% Điều đó cho thấy thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng Cơ cấu thị trường trái phiếu 2009 ( Nguồn Thời báo kinh tế Sài Gòn) Năm 2010 - Thị trường trái phiếu chính phủ Việt Nam Thị trường trái phiếu chính phủ sơ cấp Tổng lượng phát hành: Trang 11 Nguồn: Kho bạc Nhà nước, số liệu tính đến hết tháng 11/2010, Bloomberg Thị trường trái phiếu chính phủ thứ cấp Chứng kiến sự... phiếu chuyển đổi chưa thu hút được nhiều sự quan tâm Thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp Mặc dù trên thị trường sơ cấp có nhiều đợt phát hành TPDN diễn ra thành công, trên thị trường TPDN thứ cấp hầu như không có nhu cầu mua bán, ngoại trừ một số trái phiếu của các doanh nghiệp lớn như Vinashin, EVN, Lilama, BIDV, FPT Kênh trái phiếu mới tập sử dụng tại các DN lớn, có vốn Nhà nước, hay Cty cổ... hành cũng khiến DN băn khoăn khi phát hành trái phiếu bởi e ngại chuyện minh bạch Không phải DN nào cũng có đủ điều kiện phát hành trái phiếu như: Có thời gian hoạt động tối thiểu là 1 năm; báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán; kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền... đặc biệt là các NHTM Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sơ cấp Phát triển nở rộ với nhiều đợt phát hành thành công, với tổng giá trị đạt hơn 47 ngàn tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2009 Một số doanh nghiệp phát hành thành công: EVN – 5000 tỷ đồng, Vinaconex – 2000 tỷ đồng Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và bất động sản vẫn nắm tỷ trọng chủ yếu Việc phát hành trái phiếu chuyển đổi chưa thu hút được... Hiện nay, chỉ có hai địa phương là Hà nội và TP.HCM là thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thường xuyên, với số lượng lớn nhằm huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi tại địa phương Năm 2009, so với hầu hết các nước trong khu vực thì quy mô thị trường tính theo tỷ lệ giữa số dư trái phiếu đang lưu hành trên GDP của VN mới chỉ ở mức khoảng 15%, trong khi tỷ... quyền thông qua Về phía nhà đầu tư, không ít nhà đầu tư mới chỉ quan tâm tới các kênh đầu tư phổ biến như gửi tiết kiệm, kênh vàng, ngoại tệ mà chưa qua tâm tới trái phiếu DN bởi thiếu thông tin cũng như lo ngại rủi ro Ngoài ra, khi mua trái phiếu DN, hầu hết người mua Trang 12 chỉ hưởng lãi suất cố định, giao dịch thứ cấp hoặc thông qua các tổ chức tài chính, DN, nên tính thanh khoản không cao, vì... lưu hành trên thị trường năm 2008 vào khoảng 13 tỷ USD Đa số trái phiếu ở Việt Nam là trái phiếu Chính phủ nên chưa tạo được sức hấp dẫn cho nhà đầu tư, chỉ một vài Doanh nghiệp được phép phát hành trái phiếu như: Tập đoàn điện lực Việt Nam, Công ty Tài chính cổ phần dầu khí, Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc, với mục đích là để đầu tư các dự án dài hạn trên 5 năm Chủ yếu cho các địa phương huy . gồm:  Trái phiếu chính phủ: + Tín phiếu kho bạc; + Trái phiếu kho bạc; Trang 5 + Trái phiếu công trình trung ương; + Trái phiếu đầu tư; + Trái phiếu. trường trái phiếu của việt Nam gồm có tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp( bao gồm cả trái phiếu

Ngày đăng: 04/04/2013, 15:01

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w