Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
308,5 KB
Nội dung
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Quản lý kinh doanh LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới (WTO). Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, đời sống của người dân đã được cải thiện một cách đáng kể. Đời sống được nâng cao làm nảy sinh những nhu cầu mới. Đặc biệt là hiện nay nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng do sự bùng nổ về dân số và sự mất cân đối giữa các vùng với nhau. Công ty thi công cơ giới xây lắp - thành viên của Tổng công ty xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, kinh doanh nhà ở, vì vậy hoạt động tiêu thụ những sản phẩm mà xây dựng ra có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của công ty. Do vậy, cạnh tranh để tồn tại trong nền kinh tế đầy khắc nghiệt hiện nay có thể nói là việc sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Qua quá trình học tập lý luận tại trường đại học và quá trình tìm hiểu em đã chọn Công ty Cổ phần thi công cơ giới xây lắp là nơi để thực hành những kiến thức mà em đã được học tại trường đại học. Em chọn đề tài: " Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần thi công cơ giới xây lắp" làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 phần: Chưong 1 : Khái quát chung và tình hình hoạt động của công ty Chương 2: Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần thi công cơ giới xây lắp Chương 3: Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty Cổ phần thi công cơ giới xây lắp Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Quang Huấn và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty Cổ phần thi công cơ giới xây lắp đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện bài luận văn này. SV: Nguyễn Tiến Thành MSV: 05A05211N 1 Luận văn tốt nghiệp Khoa: Quản lý kinh doanh CHƯƠNG 1 KH¸I QU¸T CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp 1. Quá trình hình thành - Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp là doanh nghiệp được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 2075/QĐ - BXD ngày 28 tháng 12 năm 2004 của Bộ Xây dựng. - Tên công ty: Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp - thành viên của Tổng công ty xây dựng Hà Nội - Trụ sở: Số 2A - ngõ 85 - Phố Hạ Đình - Phường Thanh Xuân Trung - Quận Thanh Xuân - Hà Nội - Công ty được cấp giấy chứng nhận kinh doanh trong giấy phép số: 010033775 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18 tháng 2 năm 2005 với các lĩnh vực: + Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn. + Xây dựng và lắp đặt các trạm biến thế và đường dây tải điện. + Sản xuất, kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng + Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế mới + Trang trí nội, ngoại thất công trình + Tư vấn, lập và thẩm định dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, khảo sát xây dựng thí nghiệm, thiết kế quy hoạch tổng thể mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp + Sản xuất phụ tùng, phụ kiện kim loại xây dựng, sửa chữa gia công phụ tùng xe máy + Sản xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghiệp, vật liệu xây dựng 2. Một số thành tựu đã đạt được của Công ty cổ phần thi cơ giới xây lắp SV: Nguyễn Tiến Thành MSV: 05A05211N 2 Luận văn tốt nghiệp Khoa: Quản lý kinh doanh + Ngày 12/8/ 2007 Công ty đã vinh dự đón nhận danh hiệu doanh nghiệp hạng nhất do Chủ tich nước trao tặng + Nhiều công trình nổi tiếng cũng đã có sự tham gia của Công ty như: Dự án dây chuyền sản xuất nhà máy xi măng Bút Sơn, gói thầu A18, B13 thi công dây chuyền sản xuất của nhà máy xi măng Nghi Sơn…. 3. Chức năng và nhiệm vụ 3.1. Chức năng - Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, sản xuất kinh doanh hiệu quả, tạo ra thu nhập cho chủ sở hữu công ty, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. - Công ty còn có chức năng thứ yều nhưng vô cùng quan trọng đó là chức năng xã hội. Công ty đã tạo nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động, cũng như thực hiện các mục tiêu xã hội mà thành phố Hà Nội giao. 3.2. Nhiệm vụ Công ty đã và đang triển khai một số nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng và kinh doanh các công trình công nghiệp và dân dụng. - Tư vấn, lập và thẩm định các công trình xây dựng - Thực hiện hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ tài chính. - Xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. - Chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Quản lý toàn diện đội ngũ cán bộ, công nhân viên đồng thời không ngừng chăm lo, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, đời sống tinh thần của họ. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ trên thì công ty vẫn đang thực hiện nhiệm vụ mà Tổng công ty và Nhà nước đặt ra trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. II. Đặc điểm bộ máy quản lý Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp là đơn vị hạch toán độc lập, vì vậy để sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đạt được những mục tiêu đã đề ra, bộ máy quản lý của công ty đòi hỏi phải hợp lý linh hoạt và được tổ chức gọn nhẹ mang lại hiệu quả cao SV: Nguyễn Tiến Thành MSV: 05A05211N 3 Luận văn tốt nghiệp Khoa: Quản lý kinh doanh Sơ đồ bộ máy quản trị Công ty SV: Nguyễn Tiến Thành MSV: 05A05211N 4 Phòng tổ chức hành chính Phòng Tài chính - Kế toán Nhà máy gạch Hợp Tiến Đội cơ khí điện nước Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phòng dự án - đầu tưPhòng Kỹ thuậtPhòng Kế hoạch Chi nhánh Hà Tây XN dịch vụ XN cơ giới XN xây lắp số 1 Đội xây lắp số 2 XN xây lắp số 3 XN xây lắp số 4 XN xây lắp số 5 XN nền móng số 6 XN nền móng số 7 Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Luận văn tốt nghiệp Khoa: Quản lý kinh doanh Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. - Tổng giám đốc: là người đứng đầu bộ máy điều hành của công ty, đồng thời là người trách nhiệm với hội đồng quản trị. Tổng giám đốc cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty, người ra quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty với hội đồng quản trị và với các cơ quan Nhà nước. - Các phó tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước công ty và tổng giám đốc công ty trong việc tổ chức và quản lý điều hành. Bên cạnh đó phó Tổng giám đốc có trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc và chỉ đạo các công việc do Tổng giám đốc uỷ quyền. - Phòng tài chính - kế toán: + Chức năng: Theo dõi ghi chép tình hình biến động tài sản, nguồn vốn trong công ty, tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch tài chính phục vụ cho kinh doanh. + Nhiệm vụ, quyền hạn: Phòng kế toán tổ chức công tác kế toán trong công ty, lập hệ thống báo cáo kế toán theo quy định của công ty và Nhà nước. - Phòng kế hoạch: + Chức năng: Điều hành hoạt động mua bán các nguyên liệu để phục vụ cho các công trình. Tìm kiếm các nguồn hàng mới nhằm đa dạng về nguồn cung + Nhiệm vụ, quyền hạn: phòng có trách nhiệm tìm kiếm nguồn hàng, mua bán, dự trữ các nguyên nhiên vật liệu….có chất lượng, giá cả hợp lý đáp ứng được nhu cầu, kế hoạch sản xuất của công ty. - Phòng kỹ thuật: + Chức năng: Thiết kế bản vẽ theo yêu cầu của khách hàng. Xây dựng các kế hoạch xây dựng nhằm đáp ứng đúng tiến độ của công trình và nhiệm vụ của công ty. SV: Nguyễn Tiến Thành MSV: 05A05211N 5 Luận văn tốt nghiệp Khoa: Quản lý kinh doanh + Nhiệm vụ, quyền hạn: Có trách nhiệm tham vấn cho Tổng giám đốc trong việc lựa chọn các dự án, mua bán các máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ… - Phòng dự án - đầu tư: + Chức năng: Lập kế hoạch phát triển cho công ty, xây dựng các kế hoach kinh doanh cho công ty trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng sự thay đổi của thị trường + Nhiệm vụ, quyền hạn: Tìm kiếm các đối tác, khách hàng, thay mặt Tổng giám đốc thực hiện đàm phán, soạn thảo hợp đồng mua, bán và ký kết hợp đồng. Thẩm định các dự án mà công ty đang định đầu tư - Phòng tổ chức hành chính + Chức năng: Đảm nhiệm công tác quản lý nhân sự, theo dõi thi đua, công tác văn thư, tiếp khách, bảo vệ tài sản của công ty + Nhiệm vụ, quyền hạn: Thay mặt công ty làm công tác tuyển dụng lao động, quản lý theo dõi, bổ sung hồ sơ của nhân viên toàn công ty III: Tổ chức sản xuất: Ban lãnh đạo của công ty luôn quan tâm và phối hợp với các phòng ban để xây dựng ,định hướng phát triển kinh doanh của công ty Tổ chức sản xuất của Công ty được phân chia thành các phân tố phù hợp theo quy mô và đặc điểm khác nhau: - Về tổ chức sản xuất theo các yếu tố thời gian: Công ty luôn cố gắng tổ chức sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm trong khung thời gian quy định. Các đơn vị sẽ phải ước tính thời gian thực hiện cho từng đơn vị sau đó ghép vào hệ thống các công việc chung của nhiệm vụ sản xuất để thực hiện, đôn đốc kiểm tra sự thực hiện công việc chung - Về tổ chức các yếu tố vật chất phục vụ xây dựng: việc cung cấp các điều kiện sản xuất ngoài chỉ tiêu số lượng công ty còn luôn quan tâm đến chất lượng của hàng hóa hoặc nhu cầu được cung ứng. Việc sắp xếp các phương tiện vận chuyển khi hàng đi trên đường hoặc vào kho bãi cất chứa phải thích hợp nhằm bảo quản tốt nhất, ít hao hụt, ít hư hỏng nhất và phải phục vụ sản xuất được thuận lợi nhất SV: Nguyễn Tiến Thành MSV: 05A05211N 6 Luận văn tốt nghiệp Khoa: Quản lý kinh doanh - Tổ chức đảm bảo chất lượng xây dựng: yếu tố đảm bảo chất lượng sản phẩm xây dựng công ty luôn đặt lên hàng đầu nhằm tạo ra sự phát triển , tạo ra thương hiệu và uy tín của Công ty - Điều hành tác nghiệp sản xuất xây dựng: điều hành tác nghiệp được công ty giới hạn trong phạm vi doanh nghiệp. Công ty bố trí người điều hành tác nghiệp sản xuất xây dựng là người làm công tác quản lý. Trong quá trình thực hiện công tác, đơn vị ra mệnh lệnh sản xuất phải nhận được báo cáo về diễn biến quá trình sản xuất. Và đơn vị này có nhiệm vụ đôn đốc và kiểm tra thường xuyên quá trình thi hành Ngoài ra, công ty cũng luôn quan tâm đến việc tổ chức sản xuất với theo dõi đảm bảo chất lượng môi trường và an toàn lao động IV. Nhân lực Bảng 1: Cơ cấu nhân sự của công ty qua 3 năm 2006 - 2008 Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 2007 – 2006 2008 - 2007 Tuyệt đối % Tuyệ t đối % Tổng số lao động 275 298 320 23 8,36 22 7,38 Phân theo giới tính - Nam - Nữ 215 60 229 69 256 64 14 9 6,51 15 27 -5 11,79 -7,25 Phân theo tính chất - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp 200 75 212 86 230 90 12 11 6 14,67 18 4 8,49 4,65 Phân theo độ tuổi - Trên 45 - Từ 35 - 45 - Từ 25 - 35 - Dưới 25 78 125 39 33 70 130 42 56 72 145 56 47 -8 5 3 23 -10,25 4 7,69 69,7 2 15 14 -9 2,85 11,54 33,33 -16,07 Phân theo trình độ - Trên đại học - Đại học và cao đẳng - Trung cấp - Công nhân 20 45 37 173 25 42 40 191 26 52 40 202 5 -3 3 18 25 -6,67 8,11 10,4 1 10 0 11 4 23,81 0 5,76 SV: Nguyễn Tiến Thành MSV: 05A05211N 7 Luận văn tốt nghiệp Khoa: Quản lý kinh doanh - Nhìn vào bảng 1có thể thấy cơ cấu lao động của công ty luôn có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của công việc cũng như sự thay đổi của ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. - Nếu năm 2006, tổng số lao động của toàn công ty là 275 người thì năm 2007 con số này cũng đã thay đổi với con số tuyệt đối là 23 người hay tăng 8,36% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì tổng số lao động của công ty là 320 người, tăng 22 người với con số tương đối là 7,38% so với năm 2007. Sự gia tăng lao động trong công ty là do công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng thi công xây dựng hơn trước. - Do đặc thù của công việc mà số lao động chiếm tỷ trọng lớn trong công ty chủ yếu là lao động nam. Nhìn vào bảng 2 có thể thấy lao động nam chiếm khá lớn trong tỷ trọng lao động của công ty. Năm 2006 số lao động nam là 215 người, chiếm 78,2% trong tổng số lao động của công ty. Đến năm 2007 thì con số này là 229 người và năm 2008 là 256 người, tăng 22 người so với năm 2007 với con số tương đối là 7,38%. - Số lao động nam tăng thì số lao đông nữ của công ty lại giảm đi. Nếu năm 2007 tăng 9 người so với năm 2006 với con số tương đối là 15% thì đến năm 2008 lại giảm so với năm 2007 là 5 người. - Do là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, nên lao động trực tiếp chiếm khá lớn trong tỷ trọng lao động của công ty. Năm 2006 số lao động trực tiếp là 200 người, lao động gián tiếp là 75 người thì năm 2007 số lao động trực tiếp là 212 người, tăng 6% và lao động gián tiếp là 69 người, tăng 11 người tức 14,67% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì sự tăng trưởng này cũng tiếp tục phát huy nhưng với mức độ khá khác nhau. Nếu số lao động trực tiếp của năm 2008 tăng 18 người thì số lao động gián tiếp chỉ tăng 4 người so với năm 2007. - Qua bảng số liệu cho thấy cơ cấu lao động thay đổi theo chiều hướng tích cực, sự tăng lên dù nhỏ của lao động có trình độ trên đại học và đại học chiếm tỷ trọng cũng tương đối lớn. Đó có thể coi là đièu kiện thuận lợi co sự SV: Nguyễn Tiến Thành MSV: 05A05211N 8 Luận văn tốt nghiệp Khoa: Quản lý kinh doanh phát triển của công ty trong tương lai. Năm 2006 số lao động có trình độ đại học và cao đẳng là 45 người thì năm 2008 là 52 người, tăng 23,81% so với năm 2007. Bên cạnh đó số công nhân trực tiếp xây dựng các công trình càng ngày càng tăng lên. Có thể thấy, năm 2007 là 191 người thì năm 2008 tăng 11 người với con số tương đối là 5,76% so với năm 2007 V. Vốn và nguồn vốn - Từ số liệu của bảng 3 cho thấy từ năm 2006 đến năm 2008 tổng số vốn kinh doanh liên tục tăng. Nếu năm 2006 con số này là 128.951 triệu đồng thì năm 2007 con số này là 133.095 triệu đồng, tăng 3,21% so với năm 2006 và đến năm 2008 thì tổng số vốn kinh doanh của công ty là 162.619 triệu đồng tăng 22,18% so với năm 2007. - Nhìn vào các chỉ tiêu trong bảng 3 có thể thấy vốn cố định của mỗi năm một tăng, với mức tăng cũng khá cao. Năm 2006 tổng vốn cố định là 27.694 triệu đồng thì năm 2007 là 30.843 triệu đồng. Đặc biệt là năm 2008 con số này là 37.383 triệu đồng, tăng 20,73% so với năm 2007. Bên cạnh đó thì tổng vốn lưu động của công ty cũng tăng theo sự gia tăng của vốn cố định. Bảng 2: Cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm 2006 - 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 2007 - 2006 2008 - 2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng số vốn 128.951 133.095 162.619 4.144 3,21 29.524 22,18 Theo tính chất - Vốn cố định - Vốn lưu động 27.694 101.25 7 30.843 102.25 2 37.383 125.236 3.149 995 11,37 0,98 6.393 22.984 20,73 22,48 Nguốn vốn - Vốn chủ sở hữu - Vốn vay 24.231 104.72 0 26.563 106.53 2 30.534 132.08 5 2.332 1.812 9,62 1,73 3.971 25.553 14,95 23,99 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán SV: Nguyễn Tiến Thành MSV: 05A05211N 9 Luận văn tốt nghiệp Khoa: Quản lý kinh doanh - Do có sự đổi mới trong cách kinh doanh và chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng nên vốn chủ sở hữu củ công ty mỗi năm một tăng với tốc độ tăng cũng khá ổn định. Thêm vào đó, do công ty mở thêm ngành nghề kinh doanh mới nên công ty đã mạnh dạn vay vốn ở các tổ chức tín dụng để tổ chức kinh doanh ngày được tốt hơn. Nếu năm 2006 vốn chủ sở hữu của công ty là 24.231 triệu đồng thì năm 2007 tăng 1.812 triệu đồng và đặc biệt là năm 2008 con số này khá ấn tượng với con số là 30.534 triệu đồng, tăng 3.971 triệu đồng với con số tương đối là 14,95% so với năm 2007. VI: Máy móc, thiết bị Cơ sở vật chất là một yếu tố không thể thiếu được ở bất kỳ doanh nghiệp , đơn vị nào muốn tham gia vào sản xuất kinh doanh.Cơ sở vật chất quyết định khả năng sản xuất kinh doanh của công ty .Do vậy cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp và chiếm lĩnh thị trường. - Là công ty hoạt động trong lĩnh vực thi công và xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng, nên các loại máy móc, thiết bị chủ yếu mà công ty đang sử dụng hiện nay đều hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của công việc và đặc biệt là tạo cho cán bộ công nhân viên thoải mái khi làm việc. - Công ty sử dụng phương pháp khấu hao nhanh, nên tính đến cuối năm 2008 thì giá trị còn lại của các máy móc, thiết bị đã được khấu hao một cách tương đối là 19.470.004.646 VNĐ. Và hầu hết số máy móc mà công ty có đều được sử dụng nhằm đáp ứng được kế hoạch sản xuất của công ty và các gói thầu mà công ty tham dự. SV: Nguyễn Tiến Thành MSV: 05A05211N 10 [...]... nghiệp Khoa: Quản lý kinh doanh CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP I: Một số ưu điểm đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh - Là đơn vị sản xuất kinh doanh quốc doanh, hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, công ty Cổ phần thi công cơ giới xây lắp đã chủ động nghiên cứu thực hiện và... sắm thi t bị hiện đại để bổ sung Đây là phương hướng cần thi t để đáp ứng được đinh hướng sau này của công ty IV: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần thi công cơ giới xây lắp 1: Đổi mới trang thi t bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh - Đổi mới máy móc thi t bị, nâng cao năng lực sản xuất có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp trong việc nâng cao. .. Khoa: Quản lý kinh doanh - Nâng cao chất lượng các công trình, hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh tốt hơn nữa với các đối thủ cạnh tranh - Phấn đấu đạt vượt thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên từ 2 -3% 2: Định hướng - Về xây dựng công ty: Công ty Cổ phần thi công cơ giới xây lắp nỗ lực xây dựng công ty trở thành một công ty hàng đầu về lĩnh vực thi công xây lắp, tạo dựng hình ảnh công ty. .. công trình chưa thực sự hiệu quả, một số công trình vẫn còn xảy ra tình trạng mất nguyên vật liệu III: Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng sản xuất của công ty, căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và báo cáo lĩnh vực kinh doanh "Phấn đấu đưa công ty Cổ phần thi công cơ giới xây lắp trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực thi công. .. hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Vốn kinh doanh của doanh nghiệp gồm vốn cố định và vốn lưu động Mỗi loại vốn có vai trò và đặc điểm chu chuyển riêng Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mỗi doanh nghiệp cần có cách thức và biện pháp quản lý phù hợp đối với từng loại vốn Theo bảng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Cổ phần thi công cơ giới xây lắp ta thấy tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công. .. điểm sản xuất kinh doanh của công ty Chủ động trong hoạt động kinh doanh, coi trọng chữ tín là hàng đầu, công ty thực sụ kinh doanh và làm ăn hiệu quả - Trong năm 2006 - 2008, công ty vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng sản xuất kinh doanh, tích cực nộp ngân sách cho nhà nước tương ứng với kết quả sản xuất kinh doanh - Kết quả đầu tư khẩn trương vào các khâu kỹ thuật, công nghệ đã tạo điều kiện mở rộng... không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của công ty Điều kiện để thực hiện giải pháp này là phải hết sức chú ý trong việc lựa chọn công nghệ vì nếu công nghệ không phù hợp thì không những gây tốn kém cho công ty do chi phí đầu tư mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công trình, làm giảm hiệu quả kinh doanh 2: Huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn - Để tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp... thi u vốn và phải làm sao để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình Một số bước thực hiện nhằm thu hút vốn kinh doanh của công ty Bước 1: Xác định nhu cầu vốn kinh doanh Trong cơ cấu vốn kinh doanh, nhu cầu về vốn cố định và vốn lưu động thường khác nhau Doanh nghiệp cần một lượng vốn cố định và vốn lưu động SV: Nguyễn Tiến Thành 25 MSV: 05A05211N Luận văn tốt nghiệp Khoa: Quản lý kinh doanh. .. đối của cơ cấu vốn và càng chứa đựng sự bấp bênh, rủi ro từ yếu tố này - Huy động vốn từ các cổ đông - Rút ngắn chu kỳ kinh doanh Bước 3: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty cần làm tăng vòng quay của vốn lưu động, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm rút bớt số vốn và thời gian lưu lại ở từng khâu 3: Một số giải pháp về lao động : 3.1 Phát triển và nâng cao chất... Số lượng 1 2 1 2 1 5 1 2 2 2 2 2 1 1 7 1 2 11 Năm SX 2003 2003 2002 2004 2001 2002 2004 2001 2005 2003 2003 2002 2004 2001 2000 2004 2003 Nước SX Đức Nhật Nga Nga Nga VN VN Nhật TQ Nga VN Nga Rumani Đức Balan Nga Nhật MSV: 05A05211N Luận văn tốt nghiệp Khoa: Quản lý kinh doanh CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP I Kết quả hoạt động sản xuất . VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp 1. Quá trình hình thành - Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp. NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP I: Một số ưu điểm đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh - Là đơn vị sản xuất kinh doanh quốc doanh, . Khoa: Quản lý kinh doanh CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP I. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Nhìn vào bảng