Nguyễn Đình Thi - tiếng nói của văn nghệ Câu 3: 2đ “Trong cái im lặng của Sa Pa dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghỉ đễn chuyện nghỉ ngơi, có nhữn
Trang 1ĐỀ16:
Câu1: (1đ)
Chỉ ra thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết nó là thành phần gì?
a Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười.Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi (Chiếc lược ngà-Nguyễn Quang Sáng)
b Chúng tôi, mọi người - kể cả mọi người, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi (Chiếc lược ngà-Nguyễn Quang Sáng)
Câu 2: (1đ)
Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau: Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống Lời gửi của văn nghệ là sự sống
Sự sống ấy tỏa đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức
(Nguyễn Đình Thi - tiếng nói của văn nghệ)
Câu 3: (2đ)
“Trong cái im lặng của Sa Pa dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghỉ đễn chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và
lo nghĩ như vậy cho Đất nước.” (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Từ vẻ đẹp của những con người trong truyện ngắn Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành long, em có suy nghĩ gì về lẽ sống của tuổi trẻ hiện nay? (Viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn không quá 20 dòng)
Câu 4 (5đ)
Bức tranh thu qua cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh trong bài thơ "Sang thu” (Ngữ
văn 9 - Tập 2)
Bài làm
Nếu mùa xuân là một hội tụ của cái đẹp, căng tràn nhựa sống vào buổi bình minh với những chồi non lộc biếc, tiếng chim ca vui về làm tổ, với những nàng xuân dịu dàng hát câu quan họ…, thì mùa thu lại là mùa quyến rũ lòng người bởi nét đẹp của buổi chiều với sắc lá vàng bay và hương vườn quen thuộc, nhẹ nhàng, thướt tha, đằm thắm… Cùng với mùa xuân, mùa thu đã trở thành đề tài truyền thống của thơ ca Thu đi qua lăng kính tâm hồn người nghệ sĩ và là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, là chất men để lòng người đắm say mê mải Khác với các thi nhân khi viết về mùa thu thường là độ giữa thu hay cuối thu, nhà thơ Hữu Thỉnh góp một tiếng thu giao mùa Truyền thống và sáng tạo là sự kết hợp hài hoà trong thơ Hữu Chỉnh Cùng đi với “Sang thu”, ta sẽ thấy rõ điều đó
Hữu Thỉnh sinh năm 1942, thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ Ông là người viết nhiều, viết hay về quê hương và cuộc sống con người, đặc biệt là về mùa thu Với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, Hữu Thỉnh đã phát hiện ra những biến chuyển rất nhẹ nhàng của đất trời khi mùa thu đến mà nếu như với những bộn bề công
việc, người ta rất khó có thể nhận ra Với bài thơ “Sang thu” (1977), Hữu Thỉnh đã góp
Trang 2vào nền thơ hiện đại Việt Nam một bức tranh thu với những mới mẻ, sáng tạo, đầy ắp hơi thở của sự sống
Khổ thơ thứ nhất là những dự cảm mùa thu đã về :
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
Trong biết bao nhiêu hương vị thân thuộc của làng quê, Hữu Thỉnh giật mình thảng thốt khi nhận ra cái làn hương ngây ngất ngọt ngào của trái ổi đầu mùa Hương ổi thân thương qua như chính mùi vị của vườn, làng quê nơi đồng bằng bắc Bộ yêu thương hương ổi là tín hiệu đặc trưng của mùa thu Phải chăng lúc này đây thu đã sang ? Nhưng tại sao sứ giả của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh lại là làn hương ngọt ngào của trái ổi đầu
mùa mà không phải là hương hoa thiên lí như trong bài thơ Nguyễn Bính Mùi hoa thiên
lý thoảng hương đưa (Chiều thu).
Hay hương cốm trong bài thơ “Đất nước”
Sáng mát trong như sáng năm x ưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa
(Nguyễn Đình Thi) Hương ổi có nét gì đặc biệt đến thế, phải chăng mùi hương ấy là nét riêng của làng quê Bắc Bộ, phải chăng nó gọi về trong tâm trí tác giả bao nhiêu kỉ niệm êm đềm cùng bạn bè treo cây hái ổi của một thời tuổi trẻ đã qua ? Chẳng thế mà hương ổi không phải chỉ một lần xuất hiện trong thơ ông :
Hẹn mùa thu ổi chín Đón mùa khô bước vào
(Hương vườn)
Từ bỗng như được gieo lên trong niềm ngỡ ngàng ngạc nhiên Từ bao giờ nhỉ, thu
về ? Tất cả đến với tác giả nhẹ nhàng, mà đột ngột quá, thu về với đất trời quê hương, với lòng người mà không hề báo trước Để rồi trong phút giây ngỡ ngàng, nhà thơ mới chợt nhận ta hương ổi :
Phả vào trong gió se
Động từ “phả” sử dụng trong câu thơ mang đầy ý nghĩa Liệu có thể thay thế từ ngữ ấy bằng một số từ khác như “thoảng, toả, lan…” thôi cũng đã mang lại cho hương ổi một sức mạnh vô hình nào đó để có thể tràn ngập trong không gian, có sức lan toả về mặt cảm xúc Động từ “Phả” nhờ nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã đem đến cho bức tranh giao mùa một sức sống mạnh mẽ đến kì lạ
Hương ổi từ đó mà lan toả mãi trong không gian và rồi được cuốn trong gió se là cơn gió heo may khô lạnh đầu mùa Gió se tràn về xua tan đi bao oi bức nóng nực của mùa hè, đem lại cho con người cảm giác thoải mái dễ chịu
Trong cái dư vị ngây ngất của trái ổi đầu mùa, nhà thơ nhận thấy :
Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
Hai câu thơ mang âm hưởng thật nhẹ nhàng Màn sương qua từ láy gợi hình
“chùng chình” được nhân hoá như vẻ duyên dáng của nàng thiếu nữ đôi mươi Màn sương ấy hiện ra trong mờ mờ ảo ảo như sắc màu cổ tích khiến cho cảnh vật nơi làng quê
Trang 3ngõ xóm trở thành một thế giới thần kì tuyệt diệu Ta cũng đã từng bắt gặp hình ảnh màn
sương trong Đây mùa thu tới của nhà thơ Xuân Diệu :
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ Non xa khởi sự nhạt sương mờ …
Và câu thơ Hình như thu đã về đã kết lại dòng xúc cảm bất ngờ đột ngột của nhà
thơ Tất cả những tín hiệu ở trên cuối cùng rồi cũng đi đến một nghi vấn : thu đã về ? Từ
“Hình như” diễn tả sự ngỡ ngàng thảng thốt, thu đến với đất trời thật rồi sao ?
Từ điểm nhìn cận cảnh, cùng sự quan sát tinh tế, cảm nhận dấu hiệu thiên nhiên bằng khiếu giác (hương ổi), xúc giác (gió se) và thị giác (màn sương), nhà thơ Hữu Thỉnh
đã chứng tỏ một hồn thơ tinh tế nhạy cảm khi cẩm nhận tiết giao mùa nơi làng quê thanh bình
N u nh kh th th nh t là c m xúc t ng t, ng ngàng khi nh n ra thu ế ư ổ ơ ứ ấ ả độ ộ ỡ ậ ang v v i t tr i thì n kh th th hai, nhà th ã nhìn r ng h n trong vi c
quan sát c nh v t thiên nhiên :ả ậ
Sông đựoc lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ Vắt nữa mình sang thu
Từ khung cảnh chật hẹp nơi làng quê, nhà thơ đã dần hé mở thêm cho không gian cả chiều cao, chiều rộng, lẫn chiều sâu Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên đất trời lúc sang thu Đầu tiên, nhà thơ quan sát sự vật ở tầng thấp :
Sông được lúc dềnh dàng
Chất liệu thực ra thật rõ Cái “dềnh dàng” của dòng sông là phút hiếm hoi sau lúc gập ngềnh leo thác nhọc nhằn rồi lại ồ ạt xối xả dưới những cơn mưa rào mùa hạ Từ “đựơc lúc" diễn tả cái hiếm hoi thưa thớt
Từ láy gợi hình “dềnh dàng” chỉ sự chuyển động chậm chạp Đã lâu lắm rồi con sông mới có dịp nghỉ ngơi thanh thản như thế
Tuy nhiên, dòng sông trở nên chậm chạp hơn khi thu sang, không không đồng
nghĩa với sự vật nào cũng như vậy Ta hãy đọc câu thơ tiếp theo : Chim bắt đầu vội vã.
Cón gió heo may lãnh lẽo đầu mùa tràn về khiến đàn chim phải bắt đầu vội vã bay
về phương nam tránh rét Phép đối và nghệ thuật tương phản giữa hai câu thơ (dềnh dàng><vội vã) đã được tác giả gửi gắm vào đó một triết lý : cuộc đời không có giây phút nào phẳng lặng êm đềm, sự sống vẫn chuyển không ngừng, chính vì thế con người phải biết cách chuẩn bị đầy đủ để ứng phó và theo kịp mạch chảy của dòng đời
Và ở hai câu thơ tiếp theo, không gian đất trời lại tiếp tục được mở thêm một tầng mới :
Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Đám mây mùa hạ là hình ảnh độc đáo, thể hiện trí liên tưởng phong phú của tác
giả Dường như đám mây mùa thu còn vương nắng hạ nên nhà thơ mới có liên tưởng sáng tạo đến thế
Trong khoảnh khắc giao mùa, đám mây trên bầu trời cao đã trở thành ranh giới giữa mùa hạ với mùa thu Từ “vắt ” mang hiệu quả diễn đạt rất lớn Nó làm cho đám mây kia có khả năng nối liền giửa hai mùa thiên nhiên hay nói đúng hơn là mùa hạ và mùa thu đang chênh vênh giữa một đám mây Từ cái giây phút giao mùa vô hình trừu tượng, tác
Trang 4giả đã biến thành sự vật hữu hình cụ thể để người đọc cảm nhận rõ hơn về tín hiệu của mùa thu
Trong bài thơ “Chiều sông thương", Hữu Thỉnh cũng đã có những ý thơ tưong tự :
Đám mây trên Việt Yên
Rủ bóng về bố hạ
Cùng vi t v mùa thu làng quê, Nguy n Khuy n nhà th c a quê h ng ế ề ở ễ ế – ơ ủ ươ làng c nh Vi t Nam c ng ã t ng vi t :ả ệ ũ đ ừ ế
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
(Thu điếu)
Có lẽ cũng như Nguyễn Khuyến, mùa thu và làn quê như một phần máu thịt trong con người Hữu Thỉnh Ông đã viết rất nhiều về mùa thu :
Đi suốt cả ngày thu Vẫn chưa về tới ngõ Dùng dằng câu quan họ Chiều tím bờ sông thưong
(Chiều sông thương)
Ta hãy đọc khổ thơ cuối cùng :
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi
Nắng cuối hạ vẫn còn nhưng độ nóng, độ chói không còn gay gắt Cơn mưa nhẹ hạt hơn so với trận mưa rào xối xả những ngày hè đã qua Sấm bất thình lình nổi trận lôi đình, hàng cây như già dặn hơn
Đó là những gì mà nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận được về các hiện tượng thiên nhiên khi thu sang
Nhưng “nắng, mưa, sấm” làm sao có thế cân, đo ấy thế mà Hữu Thỉnh với các từ ngữ “Vẫn còn bao nhiêu, vơi, bớt” mang tính chất giảm nghĩa, nhà thơ đã biến chúng thành các vật có trọng lượng thực sự để đối chiếu so sánh với mùa hè
Từ sự hiện thực quan sát thiên nhiên ta có thể phát hiện ra đựoc một triết lí mà nhà thơ muốn gửi gắm "Nắng, mưa, sấm" là những hình ảnh ẩn dụ cho sự khắc nghiệt và biến chuyển của cuộc đời, "hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người từng trải Cả đoạn mang ý nghĩa : con người từng trải luôn vững vàng trước những biến đổi cuộc đời Phải chăng nhà thơ đang gợi chúng ta nhớ về truyền thống cao đẹp của người dân Việt nam và những trải nghiệm ở đời qua thử thách, qua hai cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp
và chống Mĩ của dân tộc, đó là hành trang để thế hệ trẻ hôm nay bước vào đời
Đọc Sang thu, ta không chỉ cảm nhận được những khoảnh khắc giao mùa tuyệt
vời của mùa thu nơi làng quê Bắc Bộ mà còn thấy được tâm hồn tinh tế nhạy cảm, tấm lòng yêu thiên nhiên cùng biết bao học triết lí, kinh nghiệm sâu sa ; chúng ta ở đời đâu phải luôn chủ động và tự tin để có thể vượt qua mọi thử thách, sóng gió của cuộc đời
Sang thu của Hữu Thỉnh không còn tính chất cổ điển, ước lệ tượng trưng như thơ
Trang 5Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu mà sẽ sống mãi trong lòng người đọc với những nét mới
mẻ sáng tạo của một tiếng thu đầy ắp hơi sự sống