Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
90,5 KB
Nội dung
Vài kinh nghiệm dạy Tiếng Việt lớp 1 1. Về đọc Trong phần học vần, HS lớp 1 được luyện đọc ở 6 cấp độ: Đọc âm, đọc vần, đọc tiếng, đọc câu và đọc đoạn. Song dù đọc ở cấp độ nào thì việc đọc mẫu của GV cũng đóng vai trò quan trọng. Các em bắt chước rất nhanh và rất tốt. Việc chỉnh sửa phát âm cho HS không mấy khó khăn ở những cấp độ đọc âm, vần, tiếng và từ. Khi dạy đọc câu mới xuất hiện vấn đề. Thực tế cho thấy một trẻ lên hai, lên ba có thể đọc thuộc cả một câu chuyện, thì việc đọc thuộc lòng một câu đơn giản bên cạnh một hình vẽ đối với một trẻ 6 tuổi không khó. Các em có thể đọc làu làu nhưng chưa chắc đã nhớ mặt chữ. Để kiểm tra xem các em đã đọc chắc hay chưa, ta có thể đảo lộn trật tự các từ trong câu để HS đọc thành câu mới. Ví dụ với 2 câu: “Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn”. Ta cho các em đọc thành: - Bé với bạn Lê là bạn thân. - Bố bạn Lê chơi thân với bố bé. - Bố bé là thợ lặn. - Thợ lặn chơi thân với bố bé. - ……………………………. Ngoài ra, các em có xu hướng đọc rời rạc thành từng tiếng và càng về cuối câu càng đuối dần, nhất là những câu tương đối dài. Dạy các em đọc theo cụm từ và đọc từ cuối câu đọc lên sẽ khắc phục được tình trạng này. Ví dụ để đọc tốt câu: “Trên giàn thiên lý, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn” ta cho HS lần lượt đọc: Bay lượn Ngẩn ngơ bay lượn Lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn Trên giàn thiên lý, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn. Như vậy đơn vị đọc sẽ là câu mới được thể hiện suôn sẻ, khác với đọc tiếng, đọc từ. Động tác này tuy chỉ thực hiện rất nhanh, nhưng qua đó câu được chẻ nhỏ thành từ, cụm từ rồi lại từ cụm từ và từ tổng hợp lại thành câu. Vô hình trung ta đã xây dựng cho HS thói quen phân tích câu để hiểu nghĩa câu và tập hợp từ, cụm từ để đặt câu, một thói quen rất quý làm nền tảng để đặt câu sau này. 2. Về viết Ở phần học vần, khi nói đến kỹ năng viết của HS là nói đến kỹ năng viết chữ. Theo tôi, ngay từ những bài đầu cần cho HS nắm vững thuật ngữ “đường li”, “dòng li”, tên gọi các nét, cách viết các nét một cách chắc chắn thì khi vào dạy viết chữ cái rất thuận lợi. Một nét nằm trên mấy dòng li, bắt đầu từ đường li nào kết thúc ở đường li nào… học sinh nắm thuật ngữ thì GV rất dễ dạy. HS nắm vững cách viết các nét thì dễ dàng nắm được cấu tạo của chữ cái, viết tốt chữ cái thì việc nối chữ cái thành chữ không mấy khó khăn. Tuy nhiên, ta nên thường xuyên cho HS nhắc lại tỉ lệ chữ, khoảng cách giữa các chữ cái trong một chữ, giữa hai chữ với nhau…Và để tạo thói quen vĩnh viễn, ta luôn quan tâm giữ đúng tư thế ngồi viết, cách cầm bút, khoảng cách từ mắt đến vở cho HS. Với một số HS yếu, khi viết tiếng thành chữ, các em dễ sai phần vần. Đó là khi đánh vần, các em chỉ được đọc tên âm đầu, tên vần và tên thanh mà ít được lặp lại cấu tạo vần, ta mặc nhiên coi như các em đã nắm vững được phần vần. Thực ra một đứa trẻ chưa đi học nhưng nghe anh chị đánh vần, theo phản xạ, có thể đánh vần trơn tru hầu hết các tiếng theo kiểu: “Đờ anh đanh sắc đánh, vờ ân vân huyền vần…”như thế, nhưng không biết phải viết ra sao. HS yếu ở lớp một vẫn còn lúng túng ở chỗ này. Ví dụ khi cho các em viết “loan”, các em có thể viết thành “loa” hay “lon”. Để khắc phục chỗ này, tôi cho các em yếu đánh vần: “lờ oa a nờ oan, lờ loan loan”, thế là khi viết, các em không còn bị sai phần vần nữa. Trên đây là một số thủ thuật nhỏ mà tôi áp dụng trong thời gian dạy học vần lớp 1 và chỉ đạo chuyên môn sau này. Kết quả cho thấy,đến phần tập đọc, GV dạy rất thong thả, dễ dàng. Các em nghe quen, đọc đúng, nói tương đối gãy gọn, viết chính tả tốt, sẵn sàng bước vào học lớp 2. RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 Để giúp Hs rèn luyện kĩ năng nói và phát triển khả năng diễn đạt ý phong phú: 1. Điều trước tiên, tôi phải xác định và nắm rõ mục tiêu chính của chủ đề cần luyện nói là gì? Chính chủ đề là điểm tựa, gợi ý cho phần luyện nói. Gợi ý sao để tất cả Hs đều được nói, không đi quá xa với chủ đề. Chẳng hạn như: Chủ đề “Nói lời cảm ơn”, “Giúp đỡ cha mẹ” ,”Con ngoan trò giỏi””Những người bạn tốt”… Nếu đi quá sâu vào chủ đề sẽ dễ lẫn sang dạy đạo đức.Vì thế, để khắc phục điều này, tôi chỉ định hướng cho các em câu hỏi gợi ý xoay quanh vấn đề trọng tâm cần luyện nói: Em chỉ kể cho cô và các bạn trong nhóm nghe về những lần mình đã cảm ơn ai đó về điều gì? Hoặc kể những việc em đã làm để giúp đỡ cha mẹ của mình ? Kể những việc đã làm thể hiện em đã cố gắng để trở thành một người con ngoan trong gia đình, một người trò giỏi của trường học? … Hoặc những chủ đề về “Biển cả”,”Thung lũng,suối ,đèo”,”Hươu,Nai, Gấu,Voi,Cọp” “Sẻ,ri, bói cá, le le”” Gió, mây, mưa, bão, lũ”…lẫn sang việc dạy tự nhiên xã hội.Do đó, tôi cũng cố gắng giúp học sinh bằng cách gợi ý những câu hỏi thật sát với chủ đề không sa đà tìm hiểu về đời sống của các động vật, sự vật, hiện tượng,….Chẳng hạn những chủ đề về các sự vật, hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên Cho học sinh xem 1 số tranh ảnh liên quan đến các hiện tượng đó, Hs sẽ nêu được tên của các sự vật trên. Sau đó, Gv chỉ cần nêu câu hỏi gợi ý để các em cùng thảo luận với nhau về những tác hại,hoặc những cách nào để ngăn chặn, bảo vệ khi chúng xảy ra. Những chủ đề nói về động vật : Gv có thể cho các em sắm vai tên của các con vật trong rừng cần luyện nói. Nêu lên nhận xét riêng của em về chúng(Em yêu, không thích con vật nào đó?Nói lên cảm nhận của mình:tại sao em lại yêu, không thích con vật đó?) 2. GV nắm bắt thực tế về khả năng nói của từng em để đưa ra phương pháp,hình thức dạy luyện nói phù hợp với đối tượng. Phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý cho từng nhóm đối tượng tuỳ nội dung từng bài. Tùy theo từng chủ đề mà tôi có định hướng cho học sinh khi luyện nói. Khi đặt câu hỏi để giúp các em biết cách nói cho sát nội dung bài . Tôi phải chuẩn bị và dự trù thêm 1 số câu hỏi cho từng đối tượng, đi từ câu hỏi tổng quát, rồi mới gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ( Khi các em lúng túng sẽ dễ dàng có cơ sở theo sự định hướng của cô để rèn nói) Chuẩn bị tranh ảnh,phương tiện dạy học phục vụ cho phần luyện nói thêm sinh động, hứng thú. Ngoài những tranh ảnh được cung cấp, tôi cùng với các bạn trong khối sưu tầm thêm 1 số tranh ảnh, đồ dùng khác liên quan đến bài dạy để phần luyện nói thêm phong phú, gần gũi. Chẳng hạn như: với các chủ đề nói về : cây cối, hoa trái ( đưa những vật thật, tranh ảnh của những tờ ap-phích, hình trên lịch, hình chụp….) 3. Phân các chủ đề ra thành nhiều nhóm khác nhau để chọn lựa phương pháp và hình thức khác thay đổi cho phù hợp với cá nhân, nhóm, đối thoại, độc thoại… - Với những chủ đề gần gũi với học sinh như: Chủ đề: Ba má; Quà quê; Nhà trẻ; Bé và bạn bè; Người bạn tốt; Điểm 10; Bữa cơm… Giáo viên gợi mở cho Hs nói qua vốn hiểu biết thực tế của các em, chọn lựa những hình thức học tập, trò chơi v.v… Chẳng hạn như: Chủ đề nói về gia đình:”Ba má” “Bà cháu”… có thể cho học sinh sắm vai nhân vật thể hiện tình cảm của ông bà, ba mẹ đã yêu thương, quan tâm, chăm sóc em . Hoặc những tình cảm , việc làm của em thể hiện sự hiếu thảo của một người cháu, người con đối với ông bà, cha mẹ của mình. - Với những chủ đề lạ, khó hơn: chủ đề: Vó bè; Suối đèo thung lũng; Lễ hội; Ao, hồ, giếng; Đất nước ta tuyệt đẹp; Ba Vì; Ruộng bậc thang… Chủ đề Vó bè : Cho Hs quan sát tranh thật kỹ , Gv giới thiệu trực tiếp đó chính là vó bè.Gợi ý để các em nói được dụng cụ đó được đặt ở đâu?dùng để làm gì ? Chủ đề Ba Vì : Sau khi Hs quan sát tranh xong, Gv giới thiệu trực tiếp luôn : Tranh vẽ cảnh ở Ba Vì. Gợi ý cho các em nêu lên những cảnh vật có trong bức tranh đó?Cảm nhận về cảnh vật ở đó như thế nào?( Thích hay không thích?Tại sao thích?) 4. Phương tiện dạy học: - Hình ảnh trong SGK là chủ yếu. - Tận dụng những vật thật, tranh ảnh có sẵn trong thực tế để làm phương tiện giảng dạy. - Sưu tầm thêm 1 số tranh ảnh, mẫu vật. 5. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy: - Do tình hình học sinh chiếm 1 nửa chưa qua mẫu giáo, rất thụ động ít phát biểu. Hoặc phát biểu thì chỉ dững lại ở chỗ trả lời những câu hỏi cô đưa ra. Do vậy, để giúp cho các em làm quen và phát triển khả năng nói, tôi đã: a) Gợi ý bằng hệ thống câu hỏi qua phương pháp đàm thoại : - Bước đầu chỉ dừng lại ở việc: “Thầy hỏi – trò đáp”. Dựa trên lời nói của Hs, Gv sẽ chỉnh sửa câu nói sao cho rõ, gọn, đủ ý, diễn đạt ý theo nội dung câu hỏi xoay quanh chủ đề. b) Sử dụng tranh ảnh, đồ dùng trực quan : - HS quan sát tranh và diễn đạt lại những gì đã được quan sát khi nhìn tranh. Mỗi hình vẽ trong tranh là 1 tình huống thể hiện chủ đề của bài. - Khi Hs đã quen với việc luyện nói, Gv sẽ nâng dần hình thức trong quá trình dạy luyện nói: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở thật kỹ. Ban đầu là những câu hỏi dễ dành cho Hs chọn và giúp cả lớp có được những ý chính của chủ đề cần được nói. Sau đó câu hỏi được nâng dần cao hơn, khái quát hơn. - Chẳng hạn như: với chủ đề “Chợ tết”: Gv cho Hs nghe nhạc hát về ngày tết: các em sẽ dễ dàng hình dung và nhận ra ngay chủ đề cần phải luyện nói về ngày tết. - Gv đưa ra 1 số câu hỏi mở để từng cá nhân có thể trả lời dễ dàng khi quan sát hình vẽ về ngày tết: Tranh vẽ cảnh gì? Trong tranh con thấy có ai và có những gì? Họ đang làm gì? Con đã đi chợ tết bao giờ chưa? - Một số câu hỏi khác khái quát hơn để các nhóm cùng thảo luận, diễn đạt ý hoàn chỉnh, thành 1 đoạn văn: Mọi người khi đi chợ tết như thế nào? Ba mẹ trong gia đình con thường mua những gì khi đi chợ tết? - Hoặc khi dạy chủ đề về “ Biển cả”: Phong cảnh biển đẹp như thế nào? Biển có gì? Nước biển màu gì? Âm thanh của biển ra sao? Em hãy kể về những lần đi tắm biển với gia đình? Tại sao em thích biển? c) Tổ chức các hoạt động trò chơi, tạo hứng thú, giúp các em mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia trong quá trình luyện nói. - Chẳng hạn như chủ đề: Nặn đồ chơi; Ao choàng, áo len, áo sơ mi; Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa; Phim hoạt hình; Đọc truyện tranh… Hs sẽ được tham gia chơi nặn hình bằng đất, tô màu, vẽ tranh, hay chọn các loại áo thích hợp với thời tiết… d) Tổ chức luyện nói theo hình thức cá nhân, nhóm đôi, nhóm sáu, tổ, lớp … Hs sẽ tự nói cho nhau nghe cùng trao đổi những nhận biết và bày tỏ cảm xúc của mình về nội dung chủ đề. e) Phương pháp quan sát, động viên khen thưởng : - Trong tiết dạy, tôi thường chú ý đến Hs ít nói, thụ động, đặt những câu hỏi dễ động viên các em cùng tham gia nói. Đối với những em khá giỏi tôi sẽ khuyến khích, gợi mở bằng những câu hỏi khái quát hơn để giúp các em tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến, cảm xúc của mình 1 cách chân thành. - Tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở, động viên khen thưởng kịp thời nhằm kích thích sự hứng thú, ham học hỏi nơi các em. - Trọng tâm khi dạy luyện nói cho Hs, tôi thường chú ý rèn kỹ năng nói to, rõ tiếng; nói thành câu, thành đoạn hoàn chỉnh, hay, giàu cảm xúc. Với một ngữ điệu tự nhiên, chân thành. 10 cách giúp bé lớp 1 phát triển kỹ năng đọc ! 1) Chỉ cho bé những chữ cái và từ vựng then chốt Lần đầu tiên cho con tập đọc, hãy chỉ tay vào một chữ cái của 1 từ vựng đặc biệt nào đó. Nhớ đừng chỉ vào hình. Ví dụ : Chúng ta hãy tìm từ “GẤU” trong trang này. Con có thấy chữ G trong từ GẤU không ? Trẻ em thường nhớ những chữ cái trong tên của mình, cho nên hãy bắt đầu với các chữ cái có trong tên của bé. 2) Đọc theo mẫu Khi bé đã biết đọc một số từ, hãy cho đọc lại những từ đó, trong các truyện đơn giản. 3) Cùng bé đọc truyện - Đọc 1 câu truyện quen thuộc rồi cho bé đọc lớn tiếng một mình. - Giọng đọc của bạn sẽ giúp bé hiểu được những điều tinh tế - Đừng để bé đọc hết. Nên chia nhau mỗi người đọc 1 trang để bé có thời gian nghỉ ngơi và nghe bạn đọc. 4) Đừng vội vàng - Khi bé chuẩn bị đọc truyện, bạn hãy xem coi quyển đó có quá khó với bé khó. Nếu cứ 10 từ mà bé mắc kẹt 1 từ thì quyển đó khó với bé, nên đổi quyển khác - Cứ để bé đọc đi đọc lại 1 quyển truyện nếu bé thích thế. Điều này giúp bé tạo sư tự tin 5) Diễn tập trước Trẻ muốn coi trước quyển truyện mới trước khi đọc cho cha mẹ nghe, giống như diễn viên phải đọc kịch bản & diễn thử trước khi diễn thật. 6) Giúp đỡ khi gặp từ khó Nếu bé vấp từ khó, đừng ép trẻ đọc cho được. Trước tiên, hãy bỏ qua và đọc tiếp cho hết câu. Sau đó, quay lại từ đó và bảo bé thử đoán nghĩa của từ đó xem sao. Chỉ trẻ nhìn vào chữ cái đầu và cuối của từ đó để đoán chữ. 7) Tránh xao lãng - Nếu bạn tập trung vào chuyện dạy trẻ đọc, trẻ sẽ ý thức được tầm quan trọng của việc tập đọc. - Việc tập đọc với con 30 phút mỗi ngày là cần thiết, nhưng cũng đừng nên đọc liên tục quá 10 phút Trò chuyện - Trò chuyện với bé bằng cách kể chuyện sẽ làm giàu vốn từ và sự hiểu biết của bé. - Đọc sách xong, bé thích thảo luận về những gì trong đó. Lúc đó, bạn có thể hỏi bé “Theo con thì sau đó chuyện gì sẽ xảy ra ?” hoặc khích lệ bé nêu cảm xúc về câu truyện. 9)Gọt bút chì - Trước đây, người ta cho rằng bé nên biết đọc trước rồi mới học viết. Nhưng ngày nay, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng : viết cũng là một cách học đọc. - Khuyến khích con viết ra giấy những đồ vật xung quanh mình hoặc bạn hãy đọc cho bé viết một lá thư cho bà ngoại 10) Duy trì việc đọc - Khoảng 12-13 tuổi trẻ mới có thể hiểu hết những quyển sách khá phức tạp mà chúng tự đọc. - Hãy duy trì việc đọc để giúp bé mở rộng vốn từ và khả năng suy luận 7 cách rèn luyện cho trẻ thói quen làm bài tập về nhà Bài tập về nhà không chỉ giúp trẻ tìm hiểu và củng cố thêm các môn học ở trường mà còn là một trong những cách thức đầu tiên dạy trẻ hình thành nên tinh thần trách nhiệm. Thông qua đó, trẻ học cách đọc và làm theo hướng dẫn một cách độc lập, học làm thế nào để quản lý và lên kế hoạch cho những bài tập dài hạn, làm thế nào để hoàn thành công việc một cách tốt nhất bằng chính khả năng của mình. Đây những kỹ năng cần thiết cho bất kỳ đứa trẻ nào. Bài tập về nhà có thể được xem như là một trải nghiệm tích cực cho mọi đứa trẻ. Đó là những nỗ lực của bản thân trẻ nhưng đồng thời cũng cần sự hỗ trợ từ phía cha mẹ. Vậy đâu là chừng mực và cách thức để bạn giúp con một cách tốt nhất mà vẫn không khiến trẻ ỷ lại hay dựa dẫm vào cha mẹ. Sau đây là 7 cách hiệu quả để bạn có thể rèn cho con mình thói quen làm bài tập ở nhà một cách tốt nhất: 1. Không gian riêng Hãy sắp xếp cho con bạn một địa điểm cố định trong nhà để trẻ làm bài và học bài tại đó. Có thể là một căn phòng, một căn gác nhỏ, hay chỉ là một chiếc bàn đặt trong góc nào đó nhưng hãy đảm bảo nó thật sự yên tĩnh và đầy đủ ánh sáng, nhất là không bị phiền nhiễu từ các tiếng ồn của tivi hay điện thoại. 2. Thời gian biểu cho bài tập ở nhà Chọn một thời điểm nhất định để con bạn có thể làm bài tập hằng ngày. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen và ý thức cụ thể hơn về trách nhiệm của mình. Tùy theo đặc điểm của con mình mà bạn có thể sắp xếp cho trẻ một khoảng thời gian thích hợp để học thực hiện bài tập tại nhà. Một số trẻ thường làm bài tập hiệu quả nhất trong thời điểm ngay sau khi đi học về; số khác lại giải quyết mọi việc tốt hơn sau khi được thư giãn và vui chơi thoải mái. Có điều mọi phụ huynh đều nên biết là trẻ em hầu hết đều tỏ ra kém cỏi nếu như bị ra lệnh thời điểm làm bài tập ở nhà một cách áp đặt, kiểu như: “Đúng 4 giờ chiều là con phải ngồi vào bàn học”. Thay vào đó, bạn có thể nói “Con sẽ không được chơi games nếu chưa hoàn thành xong bài tập ngày hôm nay”. Bằng cách này, trẻ sẽ lập tức ý thức được công việc của mình và lao vào thực hiện một cách tự giác. 3. Hãy để con bạn đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập các quy tắc Chắc chắn rằng bạn và trẻ đã có sự thống nhất về thời gian và địa điểm làm bài tập ở nhà. Trong đó, trẻ sẽ chủ động lựa chọn thời gian và địa điểm mà mình cảm thấy hứng thú nhất, vai trò của cha mẹ là xem xét xem sự lựa chọn của trẻ có hợp lý không và đưa ra quyết đinh cuối cùng dựa trên sự thống nhất của bạn và trẻ. Trong quá trình trẻ thực hiện “nhiệm vụ” của mình, bạn nên quan sát, theo dõi hiệu quả và có những trao đổi, điều chỉnh khi cần thiết. Liệu trẻ có bị áp lực khi làm bài tập vào thời điểm đó hay không? Không gian trẻ học bài và làm bài có bị gián đoạn bởi tivi, điện thoại hoặc sự trò chuyện của các thành viên khác trong gia đình không? Nếu có, bạn cần thảo luận với trẻ, tính toán và tìm ra những sự lựa chọn khác hiệu quả hơn. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể trao đổi với giáo viên chủ nhiệm con mình về những khó khăn mà trẻ gặp phải trong quá trình làm bài tập ở nhà. 5. Tuyệt đối không làm bài tập dùm con Không ít bậc cha mẹ thể hiện tình thương của mình bằng cách làm giúp con mình tất cả mọi thứ, trong đó có cả việc làm bài tập về nhà cho con. Thực chất, đây là một sai lầm lớn mà tất cả các phụ huynh đều cần tránh. Sẽ là rất tuyệt nếu bạn giúp con mình tập trung và tiếp cận bài tập một cách tốt nhất, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh rằng chính trẻ phải tự mình hoàn thành công việc một cách độc lập. Thỉnh thoảng, đối với những bài tập quá khó, bạn có thể hướng dẫn con một cách cụ thể hơn; nhưng hãy để trẻ cố gắng hết khả năng của mình rồi mới nhận được sự giúp đỡ từ ba mẹ. 6. Đưa ra phản hồi tích cực Thỉnh thoảng nên xem qua vở bài tập của con và dành lời khen ngợi cho sự nỗ lực và kết quả trẻ đạt được. Nếu bạn tìm thấy lỗi, không nên phê bình. Thay vào đó, hãy cùng trẻ xem lại những bài tập ấy và xác định khó khăn mà trẻ gặp phải để giúp trẻ khắc phục và hoàn thành công việc tốt hơn trong những lần sau. 7. Giữ liên lạc với giáo viên của con Đây là điều cần thiết đối với mọi phụ huynh. Nếu con bạn gặp phải vấn đề gì về bài tập ở nhà, chẳng hạn như khó hiểu, không thể hoàn thành hết số lượng bài tập được giao, hoặc cảm thấy chán vì bài tập quá dễ dàng so với khả năng của mình, hãy trao đổi điều này với giáo viên chủ nhiệm. Chính họ là người hiểu rõ năng lực của con bạn và cả những yêu cầu của chương trình học, họ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích hoặc có những điều chỉnh phù hợp với khả năng của con bạn. CHƯƠNG TRÌNH TOÁN HỌC 1 Chương trình toán 1 là một bộ phận của chương trình toán bậc tiểu học được soạn theo kế hoạch dạy học quy định tuần, tiết, bài, Đối với từng bài học đều đề cập đến nội dung yêu cầu cần đạt. Đây là yêu cầu cơ bản tối thiểu mà tất cả các học sinh cần phải đạt được sau mỗi bài học. Các bài tập thực hành, luyện tập ở SGK tài liệu chỉ ra bài tập cần làm. Đây là bài tập cơ bản, thiết yếu phải hoàn thành đối với học sinh. Như vậy nội dung cơ bản nhằm giúp giáo viên có cơ sở xác định yêu cầu cần đạt và các bài tập cần làm trong SGK toán 1. Thời lượng tổi thiểu để dạy học toán lớp 1 là 4 40 phút. Như vậy thời lượng dạy học bao gồm 4x35=140◊tiết/tuần, mỗi tiết là 35 tiết/năm, được chia như sau: Số học : các số đếm đến 10, phép cộng, trừ trong phạm vi 10. Nhận biết quan hệ số lượng nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau. - Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10. - Khái niệm ban đầu về phép cộng, trừ - Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 - Số 0 trong phép cộng, phép trừ. - Mối quan hệ giữa phép cộng, trừ các số đến 100, Nội dung toán thể hiện chủ yếu bằng các hình vẽ, các tên bài học, bài luyện tập các “lệnh” ở đầu mỗi bài học hoặc bài luyện tập để giúp giáo viên và cha mẹ học sinh hướng dẫn học sinh học tập và thực hành. Góp phần thực hiện chương trình để đạt chất lượng cơ bản về dạy-học. Tạo sự ổn định trong dạy học nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện chuẩn hóa trong giáo dục. Tạo cơ hội để hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY TOÁN 1 1 /Khi dạy các bài toán hình thành kiến thức mới Giáo viên đưa ra mô hình hoặc tranh ảnh học sinh tự nêu bài toán, tự giải quyết bài toán, tự lập phép tính, tự đọc các phép tính cho thuộc, qua đó học sinh nắm được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ , nắm được tính chất giao hoán của phép cộng. Sau mỗi bài, các em học thuộc công thức ngay tại lớp. Ví dụ : Dạy phép cộng trong phạm vi 10 9+1=10 1+9=10 Khi ta thay đổi vị trí các số trong phép cộng thì kết quả bằng nhau, giống nhau hoặc không đổi, Ví dụ: dạy phép trừ trong phạm vi 4 3+1=4 1+3=4 4-1=3 4-3=1 Các em nắm được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ,phép trừ là phép tính ngược lại của phép cộng. * Học sinh quan sát : mô hình, vật thật về số lượng học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học. Ví dụ : giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ và tranh ảnh Có 7 con vịt, thêm 3 con vịt. Hỏi có tất cả mấy con vịt? Học sinh tự nêu và tự lập phép tính 7+3=10 Có 10 quả táo, hái đi 2 quả táo. Hỏi còn lại mấy quả táo? Học sinh tự nêu và tự lập phép tính 10-2=8 Dạy học toán luyện tập tổ chức dưới nhiều hình thức như Đố bạn, Thực hành bảng con, Làm phiếu học tập, Qua thực tế đó giúp học sinh nắm được phép tính được viết theo hàng ngang và phép tính được viết theo đặt tính cột dọc. Học sinh phải biết đặt tính cột dọc, viết các số từ trên xuống dưới sao cho các số phải thẳng cột ghi dấu “+”, dấu “-“ về bên trái giữa 2 số dưới 2 số kẻ vạch ngang để phân biệt kết quả và kết quả phải viết thẳng cột với 2 số trên lưu ý với kết quả là 10 thì chữ số hàng đơn vị phải được thẳng cột với nhau. [...]... kiện giải quyết tất cả các bài tập trong SGK Chủ động linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng SGK khi dạy học nhằm phát triển năng lực của cá nhân học sinh, góp phần thực hiện dạy học phân hóa ở tiểu học Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập nên tạo cho học sinh niềm vui đã hoàn thành công việc được giao, niềm tin và sự tiến bộ của bản thân bằng cách khuyến khích tuyên dương Tạo tiết học sinh động, học sinh tập...Đương nhiên, cả 2 loại bài toán “Thêm” và “Bớt” giáo viên giúp học sinh ghi nhớ lại kiến thức mới, cho học sinh học thuộc kiến thức mới thì cũng chỉ bước đầu chiếm lĩnh được kiến thức mới đó Phải qua thực hành, vận dụng kiến thức mới... tránh khô khan, để lại sự hấp dẫn gây chú ý cho học sinh Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị dạy học, đồ dùng phải đảm bảo về kích thước, tính khoa học, thẩm mỹ, Chọn hình thức tổ chức hướng dẫn trọng tâm kiến thức mới, luyện tập thực hành cần hợp lý phù hợp với yêu cầu trọng tâm của từng nội dung Ví dụ : Toán luyện tập, tổ chức dưới nhiều hình thức như đố bạn, thực hành bảng con, làm phiếu bài tập,... quan hệ thì học sinh sẽ làm được bài Nếu học sinh không tự nhận ra kiến thức đã học trong các dạng bài tập khác nhau thì giáo viên nên giúp học sinh bằng lời gợi ý hướng dẫn để học sinh nhớ lại kiến thức và cách làm, không vội làm thay cho học sinh b)Giúp học sinh thực hành luyện tập theo khả năng cần đạt của học sinh Bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải làm các bài tập cần làm theo thứ tự sắp xếp trong... thực hành cần thay đổi bổ sung cho nhau một cách phù hợp, tránh đơn điệu, khô khan gây nhàm chán cho người học Tạo tình huống để lôi cuốn cả 3 đối tượng học sinh Giỏi, Khá, Trung Bình, Yếu đều có cơ hội và đều thực hiện tham gia học tốt Tổ chức trò chơi tạo tinh thần phấn khởi để củng cố bài học . Vài kinh nghiệm dạy Tiếng Việt lớp 1 1. Về đọc Trong phần học vần, HS lớp 1 được luyện đọc ở 6 cấp độ: Đọc âm, đọc vần, đọc tiếng, đọc câu và đọc đoạn. Song dù đọc. xác định yêu cầu cần đạt và các bài tập cần làm trong SGK toán 1. Thời lượng tổi thiểu để dạy học toán lớp 1 là 4 40 phút. Như vậy thời lượng dạy học bao gồm 4x35 =14 0◊tiết/tuần, mỗi tiết là. khó khăn. IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY TOÁN 1 1 /Khi dạy các bài toán hình thành kiến thức mới Giáo viên đưa ra mô hình hoặc tranh ảnh học sinh tự nêu bài toán, tự giải quyết bài toán, tự lập phép tính,