1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nhà quân sự Trần Quang khải

8 283 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 32,26 KB

Nội dung

Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Vào thế kỷ XIII, thời Trần một trong những danh tướng nổi tiếng lúc bấy giờ là Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Ông là nhà quân sự, nhà thơ lớn, nhà ngoại giao xuất sắc. Ông từng nắm giữ những cương vị chủ chốt trong cuộc kháng chiến Nguyên lần thứ hai (1285) và lần thứ 3 (1288). Ông là người góp phần lập nên chiến công giải phóng kinh đô Thăng Long. Một nhà quân sự thiên tài. Trần Quang Khải là con trai thứ ba của Vua Trần Thái Tông và Hoàng hậu Thuận Thiên. Ông sinh tháng 10 năm Tân sửu (1241). Từ nhỏ, ông đã tỏ ra thông minh khác thường. Ông được Vua cha mời bảng nhãn Lê Văn Hưu (1230-1322) ở lại trong cung dạy đỗ Hoàng từ Khải học chữ nghĩa thánh hiền, giảng giải về lịch sử nước nhà. Lớn lên, Trần Quang Khải trở thành một thanh niên thông minh, tuấn tú, có chí khí lớn, có tài văn chương. Tháng 11 năm Mậu ngọ (1258), Trần Quang Khải vừa tròn 17 tuổi, ông được Vua cha yêu mến phong cho làm Chiêu Minh Đại Vương, cử vào cai quản ở vùng Hoan Diễn (Nghệ An). Tại đây, ông học hỏi và biết thông thạo tiếng nói của một số các dân tộc ít người vùng này. Tháng 3 năm Tân Mùi (1274), Trần Quang Khải được giao giữ chức Tướng quốc Thái uý, trở lại kinh nắm giữ việc nước. Năm 1282, dưới triều Trần Nhân Tông, ông được cử làm Thượng tướng Thái sư, nắm giữ quyền nội chính. Cuối năm 1282, đầu năm 1283, vua Nguyên Hốt Tất Liệt sai tướng Toa Đô đem quân sang đánh Chiêm Thành để lấy nước này làm bàn đạp tấn công Đại Việt. Nhân dân Chiêm Thành đã chiến đấu hết sức anh dũng, nên tuy kinh đô Trà Bàn của họ bị chiếm, song quân Nguyên vẫn không thể thôn tính được nước Chiêm. Vua Nguyên bèn mượn cớ đưa chiếu thư đòi hành quân qua lãnh thổ nước ta và bắt ta phải cung cấp quân lính, vũ khí, lương thực cho chúng đánh Chiêm Thành. Vua Trần đã dứt khoát từ chối. Thế là, đầu năm 1285, quân Mông - Nguyên dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan, đã chia làm hai mũi ào ạt vượt biên giới vào nước ta. Quân Toa Đô không chiếm được Chiêm Thành, cũng được lệnh chuyển hướng đánh thọc vào Đại Việt từ phía Nam ra, để cùng với Thoát Hoan từ phía Bắc, làm thành một gọng kìm, kẹp lực lượng quân ta vào giữa. Năm Nhâm Ngọ (1282), Trần Quang Khải được phong làm Thượng tướng Thái sư. Thấy rõ vùng Hoan Diễn là cứ địa quan trọng và quân giặc muốn chiếm cứ vùng này nên vua Trần đã cử Trần Quang Khải một lần nữa đem quân vào Nghệ An, phối hợp với lực lượng quân ta do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy đang đóng chốt ở đó. Thái sư Trần Quang Khải đang trên đường hành quân vào, thì Toa Đô đã đánh ra Nghệ An. Trước sức tấn công ồ ạt của địch, Trần Nhật Duật chống cự không nổi, đành rút lui. Địch bèn cho tên tướng Giảo Kỳ đem một cánh quân tiến nhanh ra Bắc. Ở Thanh Hóa, từ trước, vua Trần đã sai Chương Hiến hầu Trần Kiện đem trên một vạn quân đóng giữ. Nhưng Trần Kiện hèn nhát không dám giao chiến, đã đem toàn bộ quân sĩ, gia quyến đầu hàng giặc, khiến cho lực lượng của bọn Toa Đô càng mạnh thêm. Trần Nhật Duật lui quân ra Thanh Hóa, lập phòng tuyến ở khu vực núi Vân Trinh, phía Bắc sông Yên, nay thuộc địa phận huyện Quảng Xương. Các trận chiến đấu ở đây đã diễn ra rất ác liệt. Nhưng thế giặc quá mạnh, buộc Trần Nhật Duật phải lui quân về vùng Bố Vệ (nay thuộc xã Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), bố trí trận địa để kìm bước tiến quân của địch. Nơi đây, quân ta đã phối hợp với nhân dân địa phương chống trả quyết liệt. Bia chùa Hương Phúc ở huyện Quảng Xương, dựng năm 1312, còn ghi lại cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân thôn Yên Duyên, do Lê Mạnh cầm đầu, khiến quân giặc không còn đường rút chạy. Nhưng cuối cùng, địch cũng chọc thủng được các tuyến phòng vệ của quân dân ta và ồ ạt tiến ra Bắc. Thái sư Trần Quang Khải vừa đến địa đầu Thanh Hóa, được tin trận tuyến Bố Vệ bị vỡ, liền cho lập ngay phòng tuyến Phú Tân, kéo dài suốt một dải đất thuộc các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, để ngăn chặn bước tiến của địch. Lúc này, viên tướng Toa Đô đã hợp quân với Giảo Kỳ, lại được tên Việt gian Trần Kiện đem quân đi trước dẫn đường, nên chúng ồ ạt tấn công vào phòng tuyến của ta ở Phú Tân. Trần Quang Khải đã chỉ huy quân sĩ đánh trả địch hết sức ngoan cường. Nhân dân địa phương khắp vùng cũng đem hết nhân vật lực hợp sức với quân triều đình chiến đấu. Chuyện kể có một phú hộ địa phương là Mai Phúc Trường, sau khi được tham dự hội nghị Diên Hồng lịch sử, do vua Trần tổ chức ở kinh đô Thăng Long, vào ngày mồng 5 tháng 2 năm 1285, đã trở về tập hợp con cháu, bà con trong vùng, sát cánh cùng quân triều đình đánh trả địch rất gan dạ. Ngày nay, nơi đây vẫn còn nhiều địa danh, chứng tỏ trận đánh Phú Tân đã diễn ra hết sức ác liệt như khu Mả Hồ, là nơi chôn xác giặc, Mả Cháy là nơi doanh trại giặc bị đốt, chỗ giặc bị giết, máu chảy đỏ sông gọi là Đò Thắm Ở vùng Ngã Ba Bông, nằm giữa huyện Vĩnh Lộc và Thiệu Hoá bây giờ còn có địa danh là Mã Đề Nê (Ngựa lấm bùn), nơi diễn ra trận ác chiến giữa quân ta và quân Toa Đô. Trên sông Mă, đối diện với cửa Hới, vùng xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn ngày nay, có một gò đất nhân dân vẫn quen gọi là "Gò Đức ông". Tương truyền đây là chỗ Thái sư Trần Quang Khải dùng làm sở chỉ huy cuộc chiến đấu nói trên. Sau khi phòng tuyến Phú Tân bị vỡ, Trần Quang Khải cho quân rút lui, thừa thế, bọn Toa Đô, Giảo Kỳ đánh thốc ra Trường Yên, Ninh Bình.ở mặt trận phía Bắc, quân Thoát Hoan đã chiếm được kinh đô Thăng Long. Hưng Đạo Vương rút quân từ Vạn Kiếp về, cùng Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải từ Thanh Hoá ra, hộ tống vua Trần lui về Thiên Trường, Định. Để phá được gọng kìm hết sức nguy hiểm của địch, triều đình nhà Trần đã tiến hành cuộc rút lui, thoát khỏi vùng Quảng Ninh, Hải Phòng. Tướng giặc Thoát Hoan liền cho quân đuổi theo rất gấp. Vua Trần dùng kế nghi binh, rồi bất ngờ dùng thuyền vòng sau lưng địch, rút vào cứ địa Thanh Hoá. Đây là cuộc rút lui hết sức thần kì, vừa làm cho địch bất ngờ, bị động không kịp ứng phó, vừa chủ động tập kết quân tướng đến một hậu cứ vững chắc, để chuẩn bị lực lượng tiếp tục cuộc kháng chiến. Nguyên sử chép rằng, bấy giờ vua Trần chỉ còn 4 chiếc thuyền, Hưng Đạo Vương còn 3 chiếc và Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải còn 80 chiếc. Phải sau một thời gian, Thoát Hoan mới phát hiện được triều đình nhà Trần đã vào Thanh Hoá. Hắn liền ra lệnh cho Toa Đô từ Ninh Bình quay lại tấn công. Nhưng đội quân này lương thực thiếu thốn, hết sức mệt mỏi. Biết thế, Thoát Hoan phải cử thêm Ô Mã Nhi đem 1300 quân và 60 chiến thuyền vào tiếp ứng, hòng thực hiện ý đồ tiêu diệt bộ chỉ huy đầu não của ta.Vua Trần cùng với Tiết chế Hưng Đạo Vương, Thái sư Chiêu Minh Vương, được núi rừng xứ Thanh hiểm trở, nhân dân xứ Thanh che chở, đùm bọc, khiến bọn giặc Nguyên không thể thực hiện được mưu đồ của chúng. Trái lại, lực lượng quân ta được tập kết, bổ sung và lớn mạnh rất nhanh. Ngày nay ở mấy xã Thạch Sơn, Thạch Bình (huyện Thạch Thành), Vĩnh An (huyện Vĩnh Lộc), vẫn còn dấu tích vua Trần đóng quân thuở đó như giếng Hoàng đế, hai khúc gỗ lim bắc trên động Kim Sơn tương truyền là nơi vua Trần nằm (?) . Trong thời gian này, ở phía Bắc, quân dân ta khắp nơi đã liên tục tấn công, quấy rối các đồn trại địch, khiến chúng phải đối phó căng thẳng, mất ăn mất ngủ. Ví như tháng 5-1285, Thoát Hoan sai quân hộ tống bọn Trần Kiện, Trần Tú Hoãn, Trần ích Tắc về Bắc Kinh. Khi chúng đến Lạng Sơn liền bị quân ta phối hợp với dân binh địa phương đón đánh, Trần Kiện bị bắn chết, còn cả bọn chạy tan tác mỗi tên một ngả. Sau ba tháng củng cố lực lượng, đến tháng 6-1285, thấy thời cơ thuận lợi, Tiết chế Hưng Đạo Vương và Thái sư Trần Quang Khải, liền từ Thanh Hoá đem quân vòng qua các điểm chốt giữ của Toa Đô, tiến ra Bắc, thực hiện kế hoạch cắt đôi lực lượng kẻ địch. Thời gian này, các phòng tuyến của Thoát Hoan dọc theo sông Hồng cũng bị ta tấn công liên tiếp Sau chiến thắng A Lỗ do Hưng Đạo Vương chỉ huy, tiêu diệt cứ điểm đầu tiên của quân Mông - Nguyên trên phòng tuyến sông Hồng và chiến thắng Hàm Tử (thuộc Khoái Châu, Hưng Yên), do Trần Nhật Duật chỉ huy, thì Trần Quang Khải đã cùng với các tướng lĩnh khác như Trần Quốc Toản, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền mở cuộc tấn công đánh bại địch ở bến Chương Dương, thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây bây giờ. Đây là trận thắng lớn vào bậc nhất, sau đó quân ta thừa thế tấn công giải phóng kinh đô Thăng Long và giành nhiều thắng lợi liên tiếp, chém đầu Toa Đô, bắn chết Lý Hằng , quét sạch bọn xâm lược Mông - Nguyên ra khỏi đất nước . Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3 (1288), Trần Quang Khải được bố trí theo hầu bên cạnh Vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Trần Thánh Tông. Ông vừa lo bảo vệ nhà vua và thượng hoàng vừa trực tiếp tham gia trận mạc dưới sự chỉ huy của Vua Trần. Trong trận quyết chiến chiến lược ở Bạch Đằng ngày 9/4/1288, cùng với nhiều tướng lĩnh và quân đội Nhà Trần, Trần Quang Khải đã góp phần đập tan toàn bộ đạọ quân hùng hậu và thiện chiến của quân Nguyên do Ô Mã Nhi cầm đầu. Sau chiến thắng Bạch Đằng, Trần Quang Khải tận tuỵ phò tá nhà Trần. Ông nổi tiếng là người có tiếng phò vua trị nước, thanh liêm, ngay thẳng. Khi đất nước đã hoàn toàn sạch bóng quân thù, Thái sư Trần Quang Khải không được khỏe. ông xin về tĩnh dưỡng ở Phúc Hưng viên, nơi quê hương Thiên Trường, Nam Định. Hằng ngày, ông vẫn lấy việc đọc sách, ngâm thơ, tưới cây, ươm hoa làm vui. Ngày 3 tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294), Thượng Tướng Thái Sư, Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải qua đời, hưởng thọ 54 tuổi. Những vần thơ kiệt tác. Trần Quang Khải không chỉ nổi tiếng về tài quân sự mà còn nổi tiếng về tài văn chương. Trong văn học sử Việt Nam, Trần Quang Khải là một nhà thơ có vị trí không nhỏ. Thơ ông sáng tác có tập Lạc đạo, nay đã thất truyền, chỉ còn lưu được một số bài. Là một vị tướng cầm quân xông pha khắp trận mạc đánh giặc, song thơ ông lại "thanh thoát, nhàn nhã", "sâu xa, lý thú" (Phan Huy Chú). Một trong những bài thơ hay được rất nhiều người biết đến, đó là bài “Phò giá về kinh”, ông sáng tác khi trở về kinh thành Thăng Long sau chiến thắng 1288. Cảm hứng với chiến thắng hào hùng của cả dân tộc, Trần Quang Khải đã sáng tác bài thơ bất hủ, đến nay nhiều người trong số chúng ta đã thuộc lòng. Bài thơ bằng chữ Hán, dịch Nôm như sau Bài thơ do tác giả Trần Trọng Kim dịch. Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt. Trong thơ ông vừa có chất thơ, chất nhạc chứa đầy khát vọng anh hùng. Xin giới thiệu một số bài thơ nổi tiếng do ông sáng tác: (Chùa Dã Thự). Linh bình đởm khí luân khuân tại, Tụng giá hoàn kinh sư Phò giá về kinh (Người dịch: Trần Trọng Kim) Đoạt sóc Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan. Thái bình tu nỗ lực, Vạn cổ thử gian san. Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu. Giải đảo đông phong phú nhất thi. (Chí khí dũng cảm lúc còn trẻ vẫn ngang tàng, hăng hái. Muốn quật ngã ngọn gió đông, ngâm vang một bài thơ). Bài thơ Lưu Gia độ (Bến đò Lưu Gia) cũng là một bài thơ nổi tiếng của Trần Quang Khải, có thể xếp vào trong số những bài thơ hay của thơ cổ Việt Nam.Một lần trở lại bến đò Lưu Gia, nay thuộc làng Lưu Xá, huyện Hưng Nhân, Hải Dương (nơi vua Lý Huệ Tông chạy loạn, gặp con gái Trần Lý rồi lấy làm vợ và nhờ thế họ Trần mới dấy nên cơ nghiệp). Trần Quang Khải hồi tưởng lại lần phò giá vua Trần qua đây, ông đã cảm hứng sáng tác bài thơ "Lưu gia độ" (Bến đò Lưu Gia), nguyên văn chữ Hán, dịch thơ Nôm như sau: Lưu Gia xanh ngắt một trời cây Thuyền ngự xuôi dòng trước ghé đây Tháp cũ, đình xưa làn nước chiếu Đền hoang, mộ cổ dãy lân bày Thái bình ngàn dặm cơ đồ rộng Lý đại hai trăm vận mệnh dài Trở lại khách thơ đầu đã bạc Trời thanh nước gợn bóng hoa mai Lưu Gia độ khẩu thụ tham thiên, Hỗ tụng đông hành tích bạc thuyền. Cựu tháp giang đình lưu thủy thượng, Hoang tử cổ trùng thạch lân tiền. Thái bình đồ chí kỷ thiên lý, Lý đại quan hà nhị bách niên. Thi khách trùng lai đầu phát bạch, Mai hoa như tuyết chiếu tình xuyên. (Bến đò Lưu Gia cây cao ngất trời, Xưa phò giá sang đông từng đỗ thuyền nơi đây. Tháp cũ, đình xưa dựng trên sông thu, Đền hoang, mộ cổ trước mấy con lân đá. Bản đồ thái bình ghi mấy ngàn dặm, Non sông nhà Lý trải hai trăm năm. Khách thơ nay trở lại đầu đã bạc, Hoa mai như tuyết chiếu xuống sông trong). Một nhà ngoại giao khôn khéo. Năm 1278, triều đình Mông - Nguyên cử viên Lễ bộ thượng thư Sài Thung cầm đầu đoàn sứ bộ sang nước ta, hạch sách việc Thượng hoàng Trần Thánh Tông nhường ngôi cho vua Trần Nhân Tông, mà không "xin mệnh" chúng, nhằm kiếm cớ đem quân sang xâm lược. Ngày 13 tháng giêng, năm 1279, Sài Thung đến biên giới nước ta và đòi ta phải lên đón rước. Triều đình nhà Trần muốn giữ hòa hiếu, đã cho viên quan Đỗ Quốc Kế lên tận biên giới đón đoàn sứ bộ nhà Nguyên. Khi Sài Thung tới gần kinh đô Thăng Long, vua Trần lại cử Thái uý Trần Quang Khải ra tận bờ sông Hồng đón Sài Thung và đưa đoàn sứ giả nhà Nguyên về kinh đô. Trong buổi đón tiếp, Sài Thung đã đọc chiếu của vua Nguyên Hốt Tất Liệt. Lời lẽ của bài chiếu rất trịch thượng, đòi vua Trần phải đích thân sang chầu. Sài Thung không chịu dự tiệc chiêu đãi ở hành lang trong cung. Mãi đến khi ta tổ chức tiệc đón tại điện Tập Hiền, y mới tới dự. Song do đường lối ngoại giao kiên trì, mềm mỏng, khéo léo của vua Trần và Thái úy Trần Quang Khải, Sài Thung không thể bắt bẻ, tìm cớ để xâm lược nước ta một cách dễ dàng. Một mặt, vua Trần kiên quyết không sang chầu. Mặt khác, nhà vua vẫn tranh thủ giữ hoà bình, cử người chú họ là Trần Di ái, cùng một số quan chức thay mình sang chầu. Thấy yêu sách và âm mưu của mình thất bại, vua Nguyên Hốt Tất Liệt liền thay đổi kế sách. Hắn cho lập Di ái làm An Nam quốc vương, phong chức cho mấy viên quan đi theo, đặt nước ta làm An Nam tuyên úy ti (như là một tỉnh của đế quốc Mông - Nguyên), rồi sai hơn 1000 quân hộ tống bọn bù nhìn về nước. Hắn cũng cử Sài Thung trở lại làmAn Nam tuyên úy sứ đô nguyên soái. Vua Trần đã đối phó bằng cách ngầm sai quân lên phục kích sẵn ở biên giới, đánh cho toán quân Nguyên hộ tống tan tác, khiến cả bọn Di ái phải chạy về nước. Đồng thời, vua Trần cũng phái sứ giả lên biên giới đón Sài Thung về Thăng Long. Tên sứ Nguyên này vẫn chứng nào tật nấy, hết sức ngạo mạn, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa chính. Lính gác hoàng cung ngăn cản, liền bị hắn lấy roi ngựa quất lên đầu đến chảy máu. Vua Trần vẫn giữ thái độ mềm mỏng, cử Thái úy Trần Quang Khải đón tiếp và vào tận phòng ở của Sài Thung để thăm hỏi. Nhưng Sài Thung tỏ ra kiêu ngạo, vênh váo, nằm khểnh trên giường, không chịu dậy tiếp chuyện Nhưng rồi thấy Vua Trần xử sự đường hoàng, các sứ nước ta như Chiêu Minh Vương, Hưng Đạo Vương, đều là những người tài giỏi, chữ nghĩa uyên bác, luận thuyết sắc sảo, nên Sài Thung biết không thể bắt nạt được triều đình Đại Việt, buộc phải bớt hống hách, chịu tiếp xúc, trò chuyện, và còn làm thơ để cùng sứ ta xướng họa. Cứ xem bài thơ của Trần Quang Khải làm tiễn Sài Thung về nước, mới thấy đường lối ngoại giao thời Trần khôn khéo biết chừng nào! Bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán. Tống quân quy khứ độc bàng hoàng Mã thủ xâm xâm chỉ đế hương Chủ tân đạo vị phiếm li trường Nhất đàm tiếu cảnh ta phân duệ Cộng xướng thù gian tích đối sàng Vị thẩm hà thời trùng địch diện Ân cần ác thủ tự huyên lương. <! [endif] > Dịch thơ : Ông về, tôi tiễn dạ không yên Hướng cũ xăm xăm ngựa ruổi liền Bắc tình theo cờ sứ cuộn Khách - nhà li biệt rượu đầy thêm Nói cười chốc đã chia đôi ngả Xướng họa giường kề trống một bên Chẳng biết bao giờ còn gặp lại Cầm tay trao đổi chuyện hàn huyên. Cuộc đời, sự nghiệp của Trần Quang Khải được Vua Trần Thánh Tông đánh giá rất cao. Năm ông 40 tuổi nhà vua tặng ông hai câu thơ: Công danh một thủa còn bao kẻ Trung hiếu hai triều chỉ một ông. (Huệ Chi dịch thơ Nôm). Sau khi ông mất, ông được nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi: Đình làng Phương Bông ngoại thành thành phố Định thờ Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Tại đây cũng lưu lại điệu múa “Bài Bông” được người dân ở đây cho là khởi xướng bởi Trần Quang Khải trong tiệc “Thái Bình diên yến” do Trần Nhân Tông tổ chức sau khi chiến thắng quân Nguyên. Đền An Thịnh xã Thọ An, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây thờ Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Đình Cao Đài xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định thờ Thượng tướng Thái sư rần Quang Khải và vợ là Công chúa Phụng Dung con gái Thái sư Trần Thủ Độ. . tướng Thái sư Trần Quang Khải Vào thế kỷ XIII, thời Trần một trong những danh tướng nổi tiếng lúc bấy giờ là Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Ông là nhà quân sự, nhà thơ lớn, nhà ngoại giao. Vương Trần Quang Khải qua đời, hưởng thọ 54 tuổi. Những vần thơ kiệt tác. Trần Quang Khải không chỉ nổi tiếng về tài quân sự mà còn nổi tiếng về tài văn chương. Trong văn học sử Việt Nam, Trần Quang. dưới sự chỉ huy của Vua Trần. Trong trận quyết chiến chiến lược ở Bạch Đằng ngày 9/4/1288, cùng với nhiều tướng lĩnh và quân đội Nhà Trần, Trần Quang Khải đã góp phần đập tan toàn bộ đạọ quân

Ngày đăng: 18/04/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w