Tiểu luận môn hành chính so sánh, TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC VÀ NỀN HÀNH CHÍNH SINGAPORE

15 6.6K 22
Tiểu luận môn hành chính so sánh, TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC VÀ NỀN HÀNH CHÍNH SINGAPORE

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC VÀ NỀN HÀNH CHÍNH SINGAPORE 1. Khái quát chung Tên nước: Cộng hòa Singapore (Republic of Singapore) Vị trí địa lý: nằm ở Bán đảo Mã lai Diện tích : 692,7km2, gồm 54 hòn đảo Thủ đô: Singapore, là quốc gia đô thị hóa cao nhất thế giới: 100% dân số ở thành thị. Thể chế: nhà nước Cộng hòa. Tên Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia (hay tiếng Malay), vốn được lấy từ nguồn gốc của chữ Phạn là singa (sư tử) và pura (thành phố). Từ đó Singapore được biết với cái tên Thành phố Sư Tử. Tên gọi này bắt nguồn từ một vị hoàng tử tên là Sang Nila Utama. Theo truyền thuyết, vị hoàng tử này nhìn thấy một con sư tử là sinh vật sống đầu tiên trên hòn đảo và do đó đặt tên cho hòn đảo là Thành phố Sư Tử (Singapura). Từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19, Singapore là một phần của Vương quốc Johor. Năm 1819, ông Thomas Stamford Raffles, một viên chức của công ty East India (của Anh), đã kí một thỏa thuận với vua của Johor. Ông đồng thời thiết lập Singapore trở thành một trạm thông thương buôn bán và nơi định cư, sau này đã nhanh chóng phát triển và thu hút sự di dân từ nhiều chủng tộc khác nhau. Singapore sau đó đã trở thành thuộc địa của Anh năm 1867. Sau một chuỗi các hoạt động mở mang lãnh thổ, Đế quốc Anh nhanh chóng đưa Singapore trở thành một trung tâm tập trung và phân phối dựa vào vị trị rất quan trọng của nó trên con đường biển nối giữa châu Âu và Trung Quốc. Trong Thế chiến thứ hai, quân đội Đế quốc Nhật xâm chiếm Malaya và những vùng lân cận trong Cuộc chiến Malaya, lên đến cực điểm tại Cuộc chiến Singapore. Quân Anh không được chuẩn bị và nhanh chóng thất thủ mặc dù có lực lượng đông hơn. Anh giao nộp Singapore cho quân Nhật vào ngày 15 tháng 2 năm 1942. Người 1 Nhật đổi tên Singapore sang tiếng Nhật thành Syonan-to, nghĩa là "Ánh sáng Miền Nam", và chiếm đóng nó cho đến khi quân Anh trở lại chiếm hòn đảo một tháng sau sự đầu hàng của Nhật vào tháng 9 năm 1945. Singapore trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959 với người đứng đầu nhà nước đầu tiên là Yusof bin Ishak và thủ tướng đầu tiên là Lý Quang Diệu sau cuộc bầu cử năm 1959. Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore vào Liên bang Mã Lai đã đạt được năm 1962, đưa Singapore trở thành một thành viên của liên bang Mã Lai cùng với Malaya, Sabah và Sarawak như là một bang có quyền tự trị vào tháng 9 năm 1963. Singapore bị tách ra khỏi liên bang vào ngày 7 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị chính phủ của bang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore được độc lập 2 ngày sau đó, vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau này đã trở thành ngày Quốc khánh của Singapore. Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Singapore. Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Với dân số chỉ 4.987.600 người, nhưng GDP năm 2009 của Singapore ước đạt 240.000 tỷ USD. 2. Tổ chức bộ máy Nhà nước Singapore Singapore đã trải qua rất nhiều lần sửa đổi Hiến pháp. Lần sửa đổi gần đây nhất là năm 1991. Theo Hiến pháp quy định Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu 2 phiếu với nhiệm kỳ 6 năm. Tổng thống được trao quyền phủ quyết việc bổ nhiệm các quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước, quyền ra lệnh cấm, chống lại các hiện tượng tôn giáo quá khích. 2.1. Cơ quan lập pháp Hiến pháp quy định cơ quan lập pháp bao gồm Nghị viện và Tổng thống. Nghị viện thông qua dự luật, còn Tổng thống phê chuẩn. Nghị viện Singapore có quyền lực rất lớn. Theo quy định của Hiến pháp: “Cơ quan lập pháp có thể xác định, quy định những đặc quyền, quyền miễn trừ hay những quyền hạn của Nghị viện”. Nghị viện Singapore theo chế độ 1 viện. Thành viên của Nghị viện gồm 2 loại: những thành viên được bầu từ nhưng đơn vị bầu cử qua những đợt tổng tuyển cử theo những luật thành văn được Nghị viện ban hành và những thành viên không được bầu từ một đơn vị tuyển cử nào. Thẩm quyền lập pháp được thực hiện bằng một dự luật chuyển tới Nghị viện, được Nghị viện thông qua và được phê chuẩn bởi Tổng thống. Mọi thành viên của Nghị viện đều có quyền trình dự thảo luật hay sáng kiến lập pháp, kiến nghị lập pháp về bất cứ vấn đề gì. Theo Hiến pháp Singapore, việc sửa đổi hiến pháp phải được ít nhất hai phần ba số nghị sĩ bỏ phiếu tán thành. Mỗi khi có sửa đổi hiến pháp thường dẫn đến việc thay đổi về cơ cấu trong chính phủ. Trong hệ thống lập pháp có Hội đồng Tổng thống về bảo vệ quyền lợi cho dân tộc thiểu số, gồm Chủ tịch và 14 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, có sự tham khảo của Nội các. Nhiệm vụ chính của Hội đồng là xem xét và xử lý bất kỳ đạo luật nào mà Hội đồng cho là đối xử không công bằng hoặc chia rẽ dân tộc và tôn giáo trong cộng đồng. 2.2. Cơ quan Hành pháp Trước đây bộ máy Nhà nước Singapore được tổ chức theo chế độ cộng hòa đại nghị, Tổng thống do Quốc hội bầu ra. Nhưng từ năm 1993, theo Hiến pháp sửa đổi (1991), Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra, trực tiếp nắm quyền hành pháp. 3 Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm. Thủ tướng là thành viên của Nghị viện và cũng là người đứng đầu Nội các. Dưới Thủ tướng là các Bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm có sự tham khảo ý kiến của Thủ tướng, các Bộ trưởng này đều là thành viên của Nghị viện. Tổng thống, theo sự giới thiệu của Thủ tướng, bổ nhiệm những thư ký Nghị viện trong số những thành viên của Nghị viện để giúp đỡ các Bộ trưởng. Các thư ký này cũng buộc là thành viên của Nghị viện cùng nhiệm kỳ. Mỗi Bộ có 1 hoặc 2 thư ký (Thứ trưởng) thường trực và là công chức nhà nước. Tổng thống sẽ bổ nhiệm các thư ký theo sự giới thiệu của Thủ tướng với một danh sách do Ủy ban công vụ lập ra. Những Thư ký thường trực chịu sự quản lý và điều hành của Bộ trưởng, thực hiện sự giám sát các ngành được chỉ định. Tổng thống sẽ bổ nhiệm Tổng chưởng lý trong số những người có đủ tiêu chuẩn như một Thẩm phán của Tòa án tối cao và phải thống nhất với ý kiến của Thủ tướng. Tổng chưởng lý có thể được bổ nhiệm cho một giai đoạn đặc biệt và hết thời kỳ đặc biệt đó phải miễn nhiệm. Tổng chưởng lý có nhiệm vụ cố vấn cho chính phủ về những vấn đề pháp lý và thực hiện những nhiệm vụ khác mang tính chất pháp lý được Tổng thống hay Nội các phân công và thực hiện chức năng khác được quy định hay những đạo luật thành văn khác. Tổng chưởng lý có quyền khởi tố, tiến hành hay đình chỉ một thủ tục điều tra với bất cứ một phạm vi nào. Nội các chịu trách nhiệm về việc điều hành chính sách, tham mưu cho Tổng thống về việc thực thi quyền lực của mình, bổ nhiệm các công chức cao cấp và công chức ngành tư pháp. Nội các chịu trách nhiệm tập thể trước tổng thống và Nghị viện. Chính phủ Singapore có 14 bộ với 55 ban. Các ban này được thành lập theo pháp luật của Nhà nước và chịu trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể như phát triển các hoạt động kinh tế hay phát triển cơ sở hạ tầng… Những người làm cho ban này không phải là công chức nhà nước. Như vậy Tổng thống chi phối mạnh quyền hành pháp. Chính phủ điều hành rất 4 tập trung. Nội các là cơ quan hành pháp điều hòa chính sách, ban hành thể chế hành chính, tư vấn cho Tổng thống bổ nhiệm các quan chức cấp cao về hành chính và tư pháp. 2.3. Cơ quan tư pháp Hiến pháp Singapore quy định có hai cấp tòa án: Tòa án Tối cao và Tòa án cáp dưới. Những tòa án cấp dướu gồm có: Tòa án sơ thẩm, Tòa án theo khu vực bầu cử, Toà án xét xử bị can vị thành niên, Tòa án đại hình, Tòa án xử những vụ khiếu kiện nhỏ. Tòa án tối cao gồm Chánh án và 7 Thẩm phán, chia thành Tòa án cao caaos và 2 Tòa án phúc thẩm. Tòa án cao cấp có quền lực pháp lý lớn trong tất cả các vụ án dân sự và vụ án hình sự, có quyền áp dụng các hình phạt cao nhất. nó có quyền xác định tính hợp hiến của cuộc bầu cử Tổng thống. Hiến pháp đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan tư pháp độc lập với hoạt động của cơ quan hành pháp. Toà án tối cao được quyền xét xử sơ thẩm tất cả các vụ án hình sự mà mức án cao nhất của hình phạt là tử hình thì bắt buộc phải do Tòa án xét xử. Các thẩm phán Tòa án do Tổng thống bổ nhiệm với sự đồng ý của Thủ tướng. Trước đây, Hội đồng tư pháp của Hoàng gia Anh giữ quyền phán quyết cuối cùng đối với các quyết định của Tòa án tối cao Singapore, nhưng kể từ năm 1989 đến nay, Hội đồng này chỉ giữ quyền phán quyết cuối cùng đối với các bản án tử hình. 3. Tổ chức bộ máy hành chính công Tổng thống là nguyên thủ quốc gia. Tổng thống được bầu qua tổng tuyển cử với nhiệm kỳ là 6 năm. Các quyền hạn của Tổng thống bao gồm: - Phủ quyết việc Chính phủ chi tiêu quá mức - Phủ quyết khi bổ nhiệm các quan chức cấp cao cho nền công vụ mà không thỏa đáng - Trong trường hợp phát hiện có tham nhũng hay vì lý do an ninh quốc gia, có thể xem xét lại việc Chính phủ thực hiện quyền hạn của mình - Bổ nhiệm Thủ tướng và các bộ trưởng của Nội các 5 - Căn cứ đề nghị của thủ tướng, bổ nhiệm Tổng Chưởng lý làm nhiệm vụ cố vấn cho Chính phủ về các vấn đề pháp lý Tổng thống có một Hội đồng cố vấn để khuyến nghị các biện pháp, nhất là trong một số trường hợp như bổ nhiệm quan chức cấp cao. Hệ thống Chính phủ, dựa theo mô hình Anh, gọi là Nội các với Thủ tướng đứng đầu. Nội các làm nhiệm vụ điều phối về chính sách và cố vấn cho Tổng thống về việc bổ nhiệm các quan chức cấp cao cho ngành tư pháp và cho nền công vụ. Nội các có các thành phần như sau: Thủ tướng và 14 Bộ trưởng. Nội các là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của chính phủ. Nội các chịu trách nhiệm về chính sách và hành chính của chính phủ, và cùng chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Hệ thống quyền lực Singapore là tập trung, theo hệ thống thứ bậc và bổ nhiệm đối với phần lớn các cơ quan công sở. Các bộ trưởng trong nội các và các quan chức cấp cao trong quản lý các tập đoàn nhà nước và các cơ quan quy chế là những người nắm quyền chủ yếu. Việc bổ nhiệm các chức vụ chủ yếu thông qua chế độ công tích. Một đặc điểm nổi bật của nước này là chú trọng tìm kiếm, sử dụng và đãi ngộ nhân tài, với mục tiêu là làm cho quốc gia mang tính cạnh tranh cao trên thế giới. Thậm chí ngay cả với các Bộ trưởng, mức lương đặt ra cũng mang tính cạnh tranh. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính gồm có: @ Văn phòng Thủ tướng @ Các bộ: - Bộ Liên lạc viễn thông - Bộ y tế - Bộ Phát triển công cộng - Bộ Nội vụ - Bộ Quốc phòng - Bộ thông tin và Nghệ thuật - Bộ Giáo dục 6 - Bộ lao động - Bộ Môi trường - Bộ Tư pháp - Bộ Tài Chính - Bộ Phát triển Quốc gia - Bộ Ngoại giao - Bộ Thương mại và Công nghiệp Bên cạnh các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước cũng làm chức năng quản lý nhà nước, đây là một nét đặc thù riêng của hệ thống hành chính nhà nước Singapore. Các doanh nghiệp nhà nước được giao trách nhiệm hoạt động sản xuất kinh doanh trên một số lĩnh vực cụ thể đồng thời tham gia hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực đó. Ví dụ: Cục hàng không dân dụng, Cục quản lý cảng biển…. thực chất đây là các cơ quan độc quyền của nhà nước chuyên cung cấp một số dịch vụ nhất định. Ở Singapore không có các cấp chính quyền địa phương mà chỉ có các Town Council – Hội đồng thành phố (tương đương với quận của Việt Nam). Phần lớn các Town Council là khu vực bầu cử và sau mỗi lần thắng cử, đại biểu quốc hội (MP) thắng cử sẽ là đại diện của người dân đã tín nhiệm bầu cho mình. Chủ tịch các Town Council tại Singapore phải là MP và đều có lịch tiếp dân định kỳ. Cựu Thủ tướng Goh Chok Tong có lịch tiếp dân từ 8 đến 10 giờ tối thứ tư hằng tuần và luân phiên với một số MP khác. Tuy nhiên, các MP không điều hành trực tiếp Town Council mà thông qua một Ban Chấp hành hay có nơi gọi là Ban Điều hành. Những người làm việc trong các Town Council là những nhà quản lý chuyên nghiệp, hưởng lương theo hợp đồng theo mức giá thỏa thuận trên thị trường lao động và có thể bị sa thải nếu không làm tròn trách nhiệm. Tóm lại, hệ thống hành chính nhà nước ở Singapore là hệ thống hành chính nhà nước đô thị, chỉ có một cấp hành chính nhà nước. Ở Singapore không có khái niệm chính quyền địa phương, sự hình thành các đơn vị quản lý theo luật định và các cơ 7 quan quản lý chuyên ngành trên một số địa bàn nhất định là mầm mống của nhu cầu quản lý lãnh thổ. 4. Một số đặc điểm chủ yếu của nền công vụ: Nền công vụ Singapore có cội nguồn từ công cụ thuộc địa của Anh và chịu nhiều dấu ấn của nước này cũng như các thuộc địa khác của Ấn Độ. Hệ thống phân loại công vụ Singapore chia các công công chức thành các loại: hành chính và có liên quan; cơ khí và có iên quan; y tế và khoa học; xã hội và cộng đồng và nội chính. Loại hành chính bao gồm các công chức cao cấp và các nhân viên phục vụ trong các lĩnh vực như nhân sự, quan hệ với dân, tài chính, nghiên cứu và thông tin, hay hoạt động theo ngành dọc của các bộ. Loại cơ khí đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cơ khí và kỹ thuật như các kỹ sư và cán bộ kỹ thuật. Loại y tế và khoa học gồm các bác sỹ, nha sỹ và các nhà khí tượng. Loại xã hội và cộng đồng chăm lo cho việc phát triển cộng đồng ở cấp quốc gia như các giáo viên và các nhà tâm lý. Loại nội chính gồm cảnh sát, nhà giam và quân đội, chủ yếu làm nhiệm vụ thực hiện pháp luật. Việc tuyển dụng, chọn lựa: một trong những nguyên tắc cơ bản của Singapore để xây dựng một nền công vụ có danh tiếng là “Tuyển dụng và đề bạt phải trên cơ sở công tích và mang tính cạnh tranh cao”. Kể từ tháng 1 năm 1995, việc bổ nhiệm tất cả các công chức, trừ loại hành chính được Ban Công vụ giao cho Vụ Nhân sự của các bộ. Vụ công vụ của Văn phòng Thủ tướng tiếp tục xây dựng chính sách về tuyển dụng. Việc tuyển lựa công chức phải công khai và bình đẳng đối với tất cả mọi người để có thể tuyển lựa được những con người tài năng nhất cho công vụ. Tiêu chí tuyển chọn chủ yếu dựa trên trình độ học vấn, các bộ có thể đề ra tiêu chí của riêng mình để chọn lựa phù hợp hơn với mục tiêu công việc của mình. Sau khi duyệt các đơn đăng ký, những người xin dự tuyển phải qua phỏng vấn của Hội đồng tuyển chọn để đề nghị vụ nhân sự bổ nhiệm. Ngoài ra vụ công vụ của Văn phòng thủ tướng còn tổ chức các buổi trao đổi về nghề nghiệp với các sinh viên trước khi tốt nghiệp các trường đại học. Mục đích chính là để chọn lựa những người có tài năng nhất sau này làm việc 8 cho công vụ. Đánh giá công chức được tiến hành qua hệ thống đánh giá nhằm giữ số nhân tài trong tổ chức, tìm ra được những mặt mạnh, mặt yếu để sử dụng tốt hơn đội ngũ nhân sự, đạt được mục tiêu chung. Hệ thống đánh giá này gồm 2 phần: hệ thống báo cáo bao gồm 1 bảng thỏa thuận công việc giữa giữa người nhân viên với cấp trên thống nhất sau khi bàn bạc, một bản báo cáo công việc công khai giữa 2 bên về kết quả công tác và sự tiến bộ của nhân viên đó và 1 bản báo cáo triển vọng (mật) nói chung về việc thực thi công tác; đặc điểm tính cách và những khả năng để cử đi đào tạo, nhằm mục đích phát triển người công chức trong tương lai; Hệ thống xếp hạng thực thi công tác nhằm đánh giá trên cơ sở các yếu tố như chất lượng công việc, kết quả, năng lực tổ chức, kiến thức và vận dụng, tinh thần hợp tác và tính trách nhiệm của người công chức. Hệ thống này giúp hội đồng đánh giá việc thực hiện công tác của các công chức và xếp vào 1 bản danh sách phù hợp. Về trả công lao động và phúc lợi; chính phủ xây dựng trên nguyên tắc là trả lương cho công chức theo mức thị trường với cùng loại hình công việc, khả năng và trách nhiệm. Điều đó là vì: một mặt, chính phủ muốn giữ những người tài năng làm việc cho công vụ, mặt khác, ngày nay, khác với trước đây, người dân có thể có việc làm từ rất nhiều nguồn khác ngoài chính phủ, do vậy các cơ quan của chính phủ phả cạnh tranh để tuyển dụng và giữ lại cho mình những người có tài năng. Chính sách của Singapore là trả lương hoàn toàn bằng tiền, tránh bớt các khoản phụ cấp, cung cấp nhà ở không mất tiền và trợ cấp y tế không mất tiền. Ngoài ra phần lớn các công chức đã ra khỏi chương trình lương hưu, chuyển sang quỹ cung cấp trung ương, cho phép công chức có quyền linh hoạt hơn trong việc bỏ việc mà không mất phúc lợi hưu và chính phủ không phải đặt gánh nặng lương hưu cho các thế hệ công dân sau này. Kể từ năm 1988, công vụ Singapore chuyển sang hệ thống trả lương linh hoạt. Lương công chức bao gồm hai bộ phận: lương hàng năm cố định và phần khác biệt mỗi năm tùy thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế năm đó. Những nguyên tắc Hội đồng 9 lương quốc gia đề ra để nâng mức lương hàng năm là: tổng mức nâng lương phải phản ánh được sự tăng trưởng kinh tế; mức tăng phải thấp hơn tỷ lệ tăng năng suất; và những khác biết về trả lương phải phản ánh rõ nét sự thực thi công tác của cá nhân từng tổ chức. Một trong những biện pháp nâng cao tính linh hoạt trong vấn đề lương công chức là các khoản phụ cấp trong những trường hợp như: phụ cấp chức vụ, công tác nguy hiểm, độc hại các khoản trợ cấp dành cho nghỉ phép hàng năm, trợ cấp khám chữa bệnh…Những công chức đã nghi hết tiêu chuẩn nghỉ phép của mình có thể xin nghỉ không lương. Ngoài ra, công chức ngoài 21 tuổi và đã làm việc 1 năm trở ên còn được hưởng một số khoản cho vay ưu đãi với ãi suất thấp như: vay mua nhà ở, vay để mua xe… Theo Luật Đạo đức công vụ của Singapore, công chức phải tuân thủ các quy định sau: Bảo mật các tài liệu trong thông tin chính thức Khi mới được bổ nhiệm, mọi công chức Singapore phải cam kết bảo mật các thông tin chính thức. Điều này có nghĩa là công chức phải bảo mật mọi công văn giấy tờ và thông tin nhận được. Trong suốt thời gian công tác lẫn sau đó, công chức không được sao chép, trích đoạn hay dịch chúng ngoài mục đích công vụ và không để cho người khác làm như vậy. Đồng thời, công chức cũng không được phép trực tiếp hay gián tiếp tiết lộ, xuất bản hay công bố các thông tin trên với báo chí hay đối tượng khác, trừ khi đó là một phần nhiệm vụ của anh ta, hay khi có giấy cho phép bằng văn bản của đích thân thư ký thường trực (PMO) cấp. Nếu vi phạm nguyên tắc này, quan chức hay công chức không những bị phạt mà còn có khả năng phải ra hầu tòa. Hoạt động chính trị Một công chức có quyền bỏ phiếu hoặc trở thành thành viên của một đảng phái chính trị. Tuy nhiên, công chức này không được tham gia vào các hoạt động chính trị 10 [...]... vụ và Viện Quản lý Singap - Học viện Công vụ (CSC) thành lập năm 1996, dưới sự sáp nhập hai cơ sở: Viện Công vụ (CSI), từng là cơ sở đào tạo chính cho công chức và Học viện Công vụ (CSC) tập trung đào tạo về phát triển chính sách Học viện Công vụ hiện nay bao gồm Viện Phát triển chính sách, Viện Hành chính công và Quản lý Ngoài ra còn thành lập thêm Tổ chức tư vấn công vụ làm công tác tư vấn về chính. .. riêng của công chức Khi mới được bổ nhiệm và vào mỗi đầu năm, công chức phải kê khai tất cả các 11 lợi tức và các khoản đầu tư vào cổ phiếu, đất đai, nhà cửa (ngoài căn nhà công chức đang ở) và các tài sản khác Không những thế, công chức còn phải kê khai tất cả các lợi tức, các khoản đầu tư mà vợ (hoặc chồng) hay bất cứ thành viên nào trong gia đình sống phụ thuộc vào các khoản đầu tư đó có thể dẫn đến... công việc hiện tại của công chức, mà còn nâng cao khả năng làm việc của người đó trong tương lai Các công đoạn đào tạo trên có liên quan chặt chẽ tới cuộc đời chức nghiệp của công chức và tới việc chỉ định công chức vào công việc Việc đào tạo được tổ chức theo các hình thức chính quy hoặc tại chức Tuỳ theo yêu cầu của từng loại đối tượng, có thể có những phần hợp nhất giữa một vài công đoạn, đáp ứng tốt... gởi tiền vào tài khoản hoặc tiền tiết kiệm vào các ngân hàng, công ty tài chính, hợp tác xã Công chức không được vay tiền của người dưới quyền và người có quan hệ công tác với công chức Công chức còn bị cấm ký kỳ phiếu hoặc giấy nợ (dù với tư cách là người mắc nợ hay người bảo lãnh) trừ một số trường hợp sau: khoản tiền vay được bảo đảm bằng nhà đất, cầm đồ v.v 12 Chống tham nhũng Chính phủ Singapore. .. đình và thuế cá nhân (mà không được tham gia vào bất kỳ một hoạt động thương mại nào) Ngược lại, công chức không được đầu tư vào bất kỳ một công ty nào có hoạt động kinh doanh ở Singapore mà không niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán Công chức cũng không thể đầu tư vào một công ty tư nhân vì khoản đầu tư đó có thể dẫn đến xung đột giữa lợi ích của công việc chung và lợi ích riêng của công chức. .. khác, ưu đãi hay lợi thế Tất cả các đơn thư tố cáo hành vi tham nhũng của công chức đều được Cục điều tra tệ nạn tham nhũng trực thuộc thủ tướng tiến hành điều tra Kỷ luật công chức có thể từ khiển trách đến bãi nhiệm, tùy thuộc mức độ sai phạm Quá trình đào tạo và bồi dưỡng của Singapo thông qua 5 công đoạn chính: - Giới thiệu: Công đoạn này nhằm tổ chức cho nhân viên mới về nhận việc, trong vòng 1-3... minh chuyên môn Ngoài ra, theo quy định chung, công chức không được phép nhận công việc thứ hai, trừ khi công chức làm việc bên ngoài ngành công vụ mà không đủ khả năng chuyên môn Tuy nhiên, công chức có thể nhận giảng bài thêm hoặc dạy học ngoài giờ làm việc bình thường, trong giới hạn tối đa là sáu giờ/tuần Vay và cho vay Không một công chức nào được phép cho vay tiền lấy lãi Tuy nhiên, công chức có...hoặc lấy tư cách chính trị khi đang mặc đồng phục, khi đang làm nhiệm vụ hay đang ở trong các cơ quan chính quyền Không được vụ lợi cho cá nhân Công chức không được phép lợi dụng thông tin chính thức hay chức vụ của mình vì lợi ích cá nhân Không được xử sự theo bất cứ cách nào đó làm cho nền công vụ bị mất uy tín hoặc nói xấu chính phủ Đặc biệt, không có công chức nào được phép, trừ khi... tác tư vấn về chính sách và thực thi công tác đào tạo, tư vấn về các chương trình giảng dạy Đây là đầu mối liên hệ giữa Singapo và các nước về trao đổi kinh nghiệm và phương thức cải cách khu vực công Một số hoạt động của Học viện Công vụ: + Chương trình đào tạo các nhà quản lý cao cấp + Chương trình đào tạo chuyên môn quản lý bậc trung 14 - Viện Quản lý Singapo là nơi tổ chức nhiều chương trình ngắn... cả những người mới chuyển công tác từ nơi khác đến - Cơ bản: Đào tạo để công chức thích ứng với công tác của mình Tổ chức cho người mới tuyển dụng trong năm đầu tiên công tác - Nâng cao: Đào tạo bổ sung, giúp công chức đạt hiệu quả cao nhất trong công việc Tổ chức trong khoảng 1-3 năm đầu - Mở rộng: Tạo điều kiện cho công chức vượt ra khỏi công việc của mình, có 13 thể làm những công việc liên quan . công công chức thành các loại: hành chính và có liên quan; cơ khí và có iên quan; y tế và khoa học; xã hội và cộng đồng và nội chính. Loại hành chính bao gồm các công chức cao cấp và các nhân. ở Singapore là hệ thống hành chính nhà nước đô thị, chỉ có một cấp hành chính nhà nước. Ở Singapore không có khái niệm chính quyền địa phương, sự hình thành các đơn vị quản lý theo luật định và. ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC VÀ NỀN HÀNH CHÍNH SINGAPORE 1. Khái quát chung Tên nước: Cộng hòa Singapore (Republic of Singapore) Vị trí địa lý: nằm ở Bán đảo Mã

Ngày đăng: 18/04/2015, 09:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan