Bài 1: (1 tiết) GIỮ GÌN VÀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA Ở QUẢNG TRỊ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Học sinh biết được những di sản văn hóa của quê hương Quảng Trị. - Tầm quan trọng của di sản văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Trách nhiệm của công dân và học sinh trong việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương. 2. Về kỹ năng: - Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương Quảng Trị, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và quê hương Quảng Trị nói riêng. 3. Về thái độ: - Hình thành ý thức tham gia bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn di sản văn hóa ở địa phương. II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý 1. Về nội dung: Khi dạy bài này, giáo viên cần lưu ý: - Giới thiệu một số di sản văn hóa ở Quảng Trị. - Làm rõ thực trạng di sản văn hóa và đời sống văn hóa của nhân dân Quảng Trị. - Trách nhiệm của công dân và học sinh trong việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương. - Cho học sinh tìm hiểu và giới thiệu một số di sản văn hóa ở địa phương. Phần này có thể cho HS chuẩn bị ở nhà theo nhóm, lên lớp cho học sinh giới thiệu. - Trau dồi ý thức, thói quen tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng bảo vệ di sản văn hóa. 2. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường, giáo viên có thể linh hoạt tiến hành dạy trong lớp hay ngoài trời hoặc đi dã ngoại. - Hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu và tìm hiểu về một số di sản văn hóa của tỉnh Quảng Trị. - Căn cứ vào nội dung tài liệu giáo dục địa phương dành cho học sinh để tiến hành dạy trên lớp, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp: Nêu vấn để; thảo luận nhóm; sắm vai; dự án… 1 3. Về tài liệu và phương tiện: - Tài liệu giáo dục địa phương lớp 8. - Tranh ảnh, phim tư liệu, thông tin về di sản văn hóa ở địa phương. - Máy vi tính, máy projector, ti vi (nếu có). III. GỢI Ý TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Giáo viên đặt câu hỏi: Em biết gì về di sản văn hóa ở địa phương? - Học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên liệt kê ý kiến của học sinh, sau đó chốt ý và vào bài mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu về di sản văn hóa ở Quảng Trị. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh, đọc thông tin ở phần thông tin, sự kiện và trả lời các câu hỏi ở phần gợi ý (Tài liệu giáo dục địa phương lớp 8). - Học sinh có thể quan sát và thảo luận nội dung trên theo nhóm đôi, sau đó trình bày, bổ sung, giáo viên chốt ý và kết luận nội dung 1 (Tài liệu giáo dục địa phương lớp 8). Hoạt động 3: Thảo luận tìm hiểu tầm quan trọng của di sản văn hóa địa phương. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nội dung câu hỏi sau: Vì sao cần bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương? - Học sinh thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận: (Nội dung 2 phần nội dung bài học ở tài liệu giáo dục địa phương lớp 8). Hoạt động 4: Trách nhiệm của nhân dân địa phương và học sinh trong việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa. - Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm ra những việc nên làm và không nên làm để góp phần bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương thông qua trò chơi: “TIẾP SỨC”. Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm: + Nhóm 1: Kể những việc nên làm để góp phần bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương. + Nhóm 2: Kể những việc không nên làm để góp phần bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương. (Lưu ý: Giáo viên có thể kẻ bảng thành 2 cột, đại diện các nhóm lần lượt lên ghi lại biểu hiện, trong thời gian quy định nhóm nào tìm được nhiều biểu hiện hơn, nhóm đó sẽ thắng, giáo viên có thể dùng quà hoặc điểm để làm phần thưởng cho nhóm thắng). - Giáo viên nhận xét, hướng dẫn học sinh chọn phương án đúng. 2 - Giáo viên kết luận nội dung 3 (phần nội dung bài học ở ở tài liệu giáo dục địa phương lớp 8). Hoạt động 5: Luyện tập và củng cố. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2, 4. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phần đọc thêm (tài liệu giáo dục địa phương lớp 8) để khắc sâu, mở rộng kiến thức. Hướng dẫn về nhà: - Hướng dẫn học sinh tự học và làm bài tập 1,3,5. - Hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu và tìm hiểu về một số di sản văn hóa của tỉnh Quảng Trị. 3 . địa phương. - Gi o viên tổ chức cho học sinh th o luận theo nội dung câu hỏi sau: Vì sao cần b o vệ di sản văn hóa ở địa phương? - Học sinh th o luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. - Gi o viên kết. dung trên theo nhóm đôi, sau đó trình bày, bổ sung, gi o viên chốt ý và kết luận nội dung 1 (Tài liệu gi o dục địa phương lớp 8) . Hoạt động 3: Th o luận tìm hiểu tầm quan trọng của di sản văn. Tùy v o điều kiện cụ thể của từng trường, gi o viên có thể linh hoạt tiến hành dạy trong lớp hay ngoài trời hoặc đi dã ngoại. - Hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu và tìm hiểu về một số di sản