Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
759 KB
Nội dung
MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin dần đi vào cuộc sống, internet không còn là chuyện xa lạ đối với mọi người. Không như những năm đầu thế kỷ XXI, việc tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng dễ dàng và nhanh chóng, từ những đường truyền chậm chạp trên mạng cáp điện thoại nay được nâng lên bằng công nghệ ADSL rồi cáp quang đã làm cho tốc độ truy cập internet tăng lên một cách chóng mặt. Rồi từ giá cước truy cập trước đây chỉ dành cho những doanh nhiệp, những người có thu nhập cao, nay cũng trở thành “có thể chấp nhận được” đối với những người có thu nhập ở mức độ trung bình. Chính nhờ những sự tiến bộ đó mà mọi tầng lớp trong xã hội được tiếp cận với những thông tin mới mẻ nhất, những công nghệ tiến nhất, những phần mềm tiện dụng nhất. Trong những ngành hưởng lợi nhiều nhất có ngành giáo dục chúng ta. Chính nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, các giáo viên đã có thêm rất nhiều tư liệu, hình ảnh, video… có thêm nhiều diễn đàn để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp hầu bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, có cơ hội để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng, đổi mới các phương pháp dạy và học, đem lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục. Ở ngành giáo dục mầm non, việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy, tổ chức các hoạt động vui chơi không là chuyện xa lạ nữa, dù ở một phương diện nào đó, nó cũng còn tương đối mới mẻ. Từ những năm 2006, một số giáo viên mầm non ở huyện Núi Thành đã dùng chương trình Powerpoint để soạn một số trò chơi cho trẻ trong tiết dạy của mình và đạt kết quá rất cao. Điều này làm bản thân tôi, là một giáo viên trong ngành rất phấn khích và từ đó tôi có tâm nguyện cố gắng khắc phục mọi khó khăn để học tập cho được công nghệ mới này vì tôi biết chắc đây sẽ là phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiệu quả và có nhiều ưu điểm mà ngành giáo dục – nhất là giáo dục mầm non – cần phải thực hiện và triển khai. Nhận định như vậy, đồng thời được sự động viên của các chị em đồng nghiệp, của Ban Giám hiệu nhà trường, tôi quyết tâm đi học Tin học và cố gắng hoàn thành tốt việc tiếp thu kiến thức để có căn bản, nền tảng phục vụ chuyên môn sau này. Tuy nhiên do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan, trong những năm sau đó, bản thân tôi vẫn chưa thực hiện được mong ước của mình. Đến đầu năm học 2007-2008, cùng với chủ trương của ngành, đưa công nghệ thông tin vào việc giảng dạy, nhà trường đã tạo điều kiện cho bản thân 1 tôi và một số chị em tham gia một lớp học về soạn giáo án điện tử bằng chương trình Powerpoint. Qua khóa học, chúng tôi đã nắm bắt được một số kỹ năng cơ bản để soạn một giáo án để phục vụ cho tiết dạy trên lớp. Từ đó tôi cùng các chị em trong trường chuyên tâm học hỏi, rèn luyện thêm, đồng thời tham khảo thêm các giáo án có trên mạng internet để bổ sung cho những khiếm khuyết của mình. Cho đến nay, dù thời gian soạn và sử dụng giáo án điện tử chưa được lâu, nhưng bản thân tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ, mong được trao đổi cùng với chị em đồng nghiệp để có thêm cơ hội học tập đồng thời nhận được nhiều sự góp ý bổ sung để chúng ta cùng nhau tiến bộ, cùng có thêm nhiều điều kiện nâng cao chuyên môn, góp phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục chung của ngành. Vì thế tôi chọn đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ với mục đich tổng kết một vài kinh nghiêm nhỏ trong quá trình soạn giáo án điện tử hầu giúp cho bản thân củng cố lại những kiến thức của mình đồng thời giúp cho các đồng nghiệp có thêm những tham khảo nhỏ cho quá trình giảng dạy của mình. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Nói một cách trung thực, giáo án điện tử đóng góp một phần quan trọng vào sự thành công của một tiết dạy, nhưng một tiết dạy không chỉ là giáo án điện tử. Vì thế điều đầu tiên chúng ta nói ở đây là không nên lạm dụng giáo án điện tử mà chỉ nên xem nó là một công cụ hỗ trợ đắc lực, nếu cô giáo biết vận dụng giáo án điện tử một cách phù hợp thì tiết dạy sẽ rất tốt. Giáo án điện tử có những ưu điểm nổi bật riêng của nó: màu sắc bắt mắt, nhưng hiệu ứng hấp dẫn làm thu hút trẻ, tích hợp được nhiều phương tiện: hình ảnh, âm thanh…, dễ làm (nếu đã quen), tạo thêm nhiều cơ hội để trẻ tiếp xúc với công nghệ thông tin… Tuy việc soạn gián án điện tử đòi hỏi người giáo viên phải có một số kiến thức cơ bản về máy tính, về soạn thảo văn bản, về thiết kế… nhưng nói chung trong một tiết dạy bình thường ở lớp, yêu cầu này không cao lắm và theo bản thân tôi nghĩ, mọi giáo viên trong ngành mầm non ta đều có thể làm được nếu có phương tiện và được học hỏi cơ bản. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Từ năm 2007, trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, Ban Giám hiệu nhà trưỡng cũng đã nhiều lần động viên chị em trong trường tiếp cận dần với công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử. 2 Đến năm 2008, như đã nói trên, nhà trường đã tổ chức một lớp học về giáo án điện tử cho chị em trong trường học tập và làm quen với giáo án điện tử. Khóa học tuy chỉ kéo dài khoảng 2 tuần, nhưng qua đó đa số chị em trong trường cũng có cái nhìn tổng quan về việc soạn và dạy giáo án điện tử, nó không còn xa lạ với họ và bản thân họ cảm thấy tự tin lên rất nhiều. Trong điều kiện hiện nay, trường mẫu giáo nào cũng được trang bị máy vi tính, cũng có cài bộ Office, và trong đó có chương trình Powerpoint. Chỉ chừng đó là chúng ta đủ để làm giáo án điện tử để dạy cho trẻ. Ở trường chúng tôi – trường Mẫu giáo Bán công Tuổi thơ – là một trường vùng nông thôn, nhưng vài năm học gần đây, nhà trường cũng đã có nhiều cố gắng trong việc đưa công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. Hiện tại, ở trường chúng tôi đã có được 3 máy vi tính do trường mua sắm và 4 máy tính xách tay của cá nhân. Tuy máy vi tính chưa đủ đáp ứng nhu cầu của tất cả các lớp, nhưng chúng tôi vẫn tận dụng những điều kiện này để soạn và góp ý xây dựng các giáo án điện tử cho nhau. Riêng lớp tôi, được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường nên bản thân tôi đã sử dụng máy vi tính để cho trẻ chơi trò chơi Kidsmart và các trò chơi do tôi soạn trên Powerpoint. Từ những giáo án soạn ban đầu còn nhiều thiếu sót, được sự góp ý của Ban Giám hiệu, các chị em đồng nghiệp, bản thân tôi dần hoàn thiện những phương cách mà tôi cho là tốt nhất (?) để chúng ta có thể soạn giáo án điện tử mà không mất nhiều thời gian. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Do trình độ có hạn nên trong đề tài chỉ hạn chế trong việc soạn giáo án điện cho một tiết dạy ở ngành học mầm non. So với các giáo án điện tử của các ngành học khác, giáo án điện tử mầm non có những đặc thù riêng: font chữ, màu sắc, đơn giản, rõ ràng, trò chơi hấp dẫn… vì thế ở một mặt nào đó, chắc chắn kinh nghiệm của bản thân tôi không thể thể hiện được hết các nét riêng biệt này, mong quí vị thông cảm. Mặc khác vì cũng mới làm quen với giáo án điện tử trong một thời gian không dài nên rõ ràng bản thân tôi và các chị em trong trường cũng chỉ mới có những hiểu biết cơ bản về việc soạn và ứng dụng giáo án điện tử trong việc giảng dạy. Việc khai thác hết tất cả những ưu điểm của giáo án điện tử trên Powerpoint đòi hỏi phải có một quá trình tương đối lâu dài và một trình độ chuyên môn nhất định. Vì vậy, bản thân tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ”, mà chỉ xin góp một phần kinh nghiệm nhỏ này để các chị em đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến xây dựng thêm. V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 3 Sau một thời gian học hỏi, soạn và dạy bẳng giáo án điện tử, bản thân tôi thấy việc soạn một giáo án bình thường dạy ở lớp không còn là chuyện khó khăn như lúc ban đầu. Điều đầu tiên phải nói ở đây là do kiến thức bản thân hạn chế nên có thể những điều mà bản thân thấy là mới thì so với những người giỏi về tin học thì điều đó không mới, thậm chí đối với họ là rất bình thường. Tuy nhiên, do đa số chị em trong ngành giáo dục mầm non, nhất là các trường nông thôn như chúng tôi, sự hiểu biết còn hạn chế thì những điều này rất thiết thực và gần gũi. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số việc đã làm và đã đem lại những kết quả khả quan, mong một phần nào giúp được các chị em đang bước đầu làm quen với việc soạn, giảng bằng giáo án điện tử bằng Powerpoint. a. Cài đặt phiên bản tiếng Việt nếu không rành tiếng Anh: Bản thân tôi không phải là người giỏi tiếng Anh nên rất khó khăn trong việc sử dụng một phần mềm tin học. May mắn là người hướng dẫn tin học của tôi đã bày cho tôi cách cài đặt một phiên bản tiếng Việt cho bộ Office 2007, nên tôi sử dụng tương đối dễ dàng. Vì vậy, với tinh thần “có gì nói nầy”, tôi chỉ muốn khuyên chị em đồng nghiệp, nếu nhận thấy bản thân không giỏi tiếng Anh thì nên cài bộ phiên bản tiếng Việt như tôi để dễ sử dụng, vả lại việc chuyển đổi giữa 2 phiên bản tiếng Việt sang tiếng Anh rất đơn giản và nhanh chóng, nên khi cần chúng ta có thể chuyển đổi sang tiếng Anh một cách dễ dàng. Phần mềm này được tải từ mạng internet xuống một cách miễn phí và không có CD key, không có thời hạn dùng. Trước đây một số chị em thường e ngại khi chuyển sang tiếng Việt viện cớ dùng bản tiếng Anh để cho có điều kiện học ngoại ngữ này, nhưng qua một thời gian, tiếng Anh của họ chẳng khá lên mà sử dụng chương trình cũng chẳng tiến bộ bao nhiêu nếu không có người chỉ bảo thành thử tôi nghĩ một cách chân chất, trước mắt dùng cái gì dễ và phù hợp nhất với bản thân hiện tại. Sau đây là cách cài bản tiếng Việt. Sau khi bung bộ giải nén chương trình tiếng Việt (dung lượng rất nhỏ: chỉ có 14,3 MB), chúng ta vào một chương trình bất kỳ của bộ Office 2007, đưa chuột lên ngang với thanh Menu, nhấp chuột phải, chọn “Customize Quick Access Toolbar…”, sau đó chọn “Popular”, chọn “Language Setting…”, trong mục Dislay Microsoft Office Menus… nhấp chọn dấu nhọn xuống dưới, chọn “Tiếng Việt Nam”, OK 2 lần. Thoát khỏi chương trình rồi vào trở lại, chúng ta sẽ thấy tiếng Việt trên các menu và thanh công cụ. 4 Trong sáng kiến này, tôi chỉ dùng tiếng Viêt, phần tiếng Anh sẽ được ghi chú thêm. Mong các chị em thông cảm. b. Chuẩn bị soạn giáo án điện tử: Nên tạo 1 thư mục (folder) mang tên giáo án để tiện việc lưu trữ dữ liệu. Cần chú ý các nguồn dữ liệu như âm thanh, phim ảnh không được dời đi nơi khác (không thay đổi đường dẫn), khi copy giáo án vào máy, nên copy cả thư mục đã tạo. Trước khi soạn giáo án điện tử, chúng ta cũng nên soạn sơ lược một giáo án bằng văn bản theo cách bình thường, sau đó chúng ta thiết kế một lược đồ để ghi chú nội dung từng Slide, những phần nào cần làm trên máy để làm Powerpoint, những phần nào không thể đưa lên máy (ví dụ như các trò chơi động trên lớp ) Ví dụ ta cần soạn 1 giáo án điện tử có các mục như sau (mỗi mục ít nhất 1 slide – còn gọi là bản chiếu): LÀM QUEN CHỮ A, Ă, Â LƯỢC ĐỒ BẢN CHIẾU GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ • Slide 1: Phần giới thiệu đề bài: trong đó có các nội dung như chủ điểm, chủ đề chính, chủ đề nhánh, tên đề tài, tên hoạt động, tên giáo viên, lớp… • Slide 2: Hình ảnh “Bạn trai hát”: chọn hình hoặc chụp hình một bạn trai đang hát. • Slide 3: Tìm nét còn thiếu cho chữ a: gồm các nét của chữ a và một số nét khác, sử dụng hiệu ứng kích chuột để các 5 Tạo folder mới, trong folder này, chúng ta chưa tất cà các file âm thanh, phim, và cả file powerpoint giáo án. Chương trình chỉ chạy suông sẻ khi có đầy đủ các file này. nét (đúng) hợp thành chữ a, nếu trẻ chọn sai có thể cho ra câu nói: “bé làm sai rôi” hoặc một tình huống khác… • Slide 4: Giới thiệu chữ a: hình các chữ a in hoa, in thường và viết tay • Slide 5: Tìm nét còn thiếu cho chữ ă: tương tự như slide 3 • Slide 6: Giới thiệu chữ ă: tương tự như slide 4 • Slide 7: Tìm nét còn thiếu cho chữ â: tương tự như slide 3 • Slide 8: Giới thiệu chữ â: tương tự như slide 4 • Slide 9: Kết thúc: có thể chèn một bài hát có chữ a hoặc có những từ có chữ a như ba, má… quen thuộc đối với trẻ Khi có được lược đồ trên ta có thể bắt đầu soạn giáo án mà không sợ bị thừa hoặc thiếu. Dĩ nhiên sau khi hoàn thành, có thể chạy chương trình để xem thử đã hợp lý chưa, theo kinh nghiệm của bản thân thì thường chỉ cần chỉnh sửa thêm một vài chi tiết nhỏ là giáo án đã hoàn thành. Tóm lại, trước khi soạn giáo án điện tử chúng ta nên soạn sẵn sườn giáo án gồm những slide (bản chiếu) nào, từ đó chúng ta tạo ra nguồn dữ liệu cung cấp (tạm gọi là thư viện) đề phục vụ cho giáo án. c. Bắt tay vào soạn giáo án điện tử: 1) Font chữ: font chữ dùng để dạy trẻ là font VNI- AVO, vì thế tốt nhất là chúng ta nên cài đặt font chữ này vào máy để sử dụng cho thuận tiện. Các bộ font khác cũng có các font chữ gần với font chữ đặc thù của mẫu giáo nhưng không đẹp bằng font nói trên. Chú ý không nên dùng nhiều font chữ rườm rà, hoặc font chữ màu sắc lòe loẹt làm rối mắt trẻ, phản tác dụng, làm trẻ mất tập trung… 2) Nền bản chiếu: thường những nền bản chiếu có sẵn trong máy tính không phù hợp với yêu cầu của đặc thù giáo dục mầm non vì thực chất chương trinh Powerpoint không phải được viết ra để phục vụ việc soạn giáo án điện tử (?), vì thế để chủ động trong việc chọn nền, chọn hình minh họa cho giáo án điện tử, giáo viên cần phải vào mạng để sưu tầm thêm các hình nền (có tính “mẫu giáo”), sau đó lưu lại để dùng cho việc soạn giáo án. Tôi xin giới thiệu một vài hình nền đẹp mà tôi đã sưu tầm được. 3) Dùng các hiệu ứng: đối với một số giáo viên khi mới tiếp cận với chương trình Powerpoint thường xảy ra tình trạng: không biết dùng những hiệu ứng để áp dụng cho các chuyển động trong chương 6 trình, hoặc là dùng quá nhiều hiệu ứng dẫn đến khi khó khăn khi hiệu chỉnh chương trinh. Cả hai vấn đề này đều dẫn đến những kết quả không tốt, vì vậy việc áp dụng, kết hợp, sắp xếp những hiệu ứng động là cả một nghệ thuật để sao cho khi nhìn vào chúng ta có thể biết đâu là hiệu ứng chính, đâu là hiệu ứng phụ, cái nào quản lý cái nào, thứ tự các hiệu ứng… 1. Khóa các hiệu ứng bằng lệnh lẫy (triggers): đây là một lệnh rất hay, dùng để điều khiển một đối tượng A bằng một đối tượng B nào đó. Điều này rất cần thiết vì trên 1 Slide, nếu chúng ta muốn dùng chuột để điều khiển từ 2 đối tượng trở lên thì chúng ta có 2 cách, chạy tuần tự: cái nào cài đặt trước (sắp xếp ở trên) thì chạy trước, chạy ngẫu nhiên: bám cái nào thì cái đó chạy không quan tâm đến thứ tự cài đặt trước, sau. Hiệu ứng tuần tự: hình 1 chạy, tiếp theo hình là hình 2. Hiệu ứng ngẫu nhiên: Bấm hình 3 thì hiệu ứng hình 1, bấm hình 4 thì hiệu ứng hình 2, không thứ tự. Một điều thú vị nữa là nếu ta chọn một số hiệu ứng đặt nằm dưới các lệnh lẫy và đặt thời điểm được kích hoạt sau đối tượng được lẫy thì tất cả các lệnh phía sau này đều được tự động lẫy theo. 7 4) Các chế độ xem trước: bộ office 2007 có điều hay là ta có thể xem trước hiệu ứng được chọn xảy ra như thế nào. Thực tế, mặc dù là lệnh tiếng Việt, nhưng chúng ta phải thấy nó biểu diễn như thế nào thì mới hiểu được công dụng của nó, vì vậy việc xem trước hiệu ứng là một việc rất cần thiết cho những người sử dụng, nhất là đối với chị em giáo viên mẫu giáo, những người mới tiếp cận và làm quen công nghệ thông tin. 8 Chọn bất cứ hiệu ứng nào ở đây, chương trình sẽ trình diễn cho chúng ta xem trước. nếu muốn chọn, ta bấm OK 5) Chọn âm thanh chuyển tiếp: nếu muốn chèn âm thanh vào Slide mà không muốn chèn (insert) theo lối thông thường thì ta chèn theo dạng âm thanh chuyển tiếp bản chiếu: Ta vào Other sound để chọn đường dẫn cho file âm thanh cần cài đặt (cụ thể như một bài hát nào đó ). Khi đó chương trình sẽ “nhập” file âm thanh này vào và khi di chuyển, nó tự “mang theo” chứ không cần chú ta phải copy file âm thanh này theo như lối bình thường. Tuy nhiên làm theo các này, thì file âm thanh chỉ có tác dụng trong 1 Slide, còn cài đặt theo lối thông thường ta có thế cho nó kéo dài (hoặc lặp lại) bao nhiêu Slide tùy thich. Muốn cho file âm thanh lặp lại bao nhiêu lần ta vào nhắp chuột phải vào hiệu ứng âm thanh, vào trong Play Sound, chọn Repeat trong đó chọn số lần lặp lại của file âm thanh. Muốn cho file âm thanh trình diễn liên tục trên bao nhiêu Slide ta cũng nhắp chuột phải vào hiệu ứng âm thanh, chọn thẻ Effect, Start playing và Stop playing chính là 2 điểm bắt đầu và kết thúc của file âm thanh mà ta muốn thực hiện. 6) Tách nền ảnh đơn giản: đôi khi ta có một ảnh mà nền quá tối, đưa lên slide không đẹp thì có thể dùng lệnh Recolor/ Set Transparent Color để loại bỏ nền hoặc tạo ra một màu nền mới. Việc này rất 9 cần khi ta chèn một hình (ví dụ con gà) vào một hình khác (bãi cỏ) để tạo ra một hình mới. Tuy nhiên, vì Powerpoint không phải là một chương trinh sửa ảnh chuyên nghiệp nên nó chỉ tách được 1 màu duy nhất, vì vậy đối với những hình có nhiều mức độ màu khác nhau thì tốt hơn nên dùng những chương trình xử lý tốt hơn như Photoshop hoặc Corel Photopaint để thực hiện. 7) Tận dụng tối đa những ưu điểm chương trình Powerpoint. Trong Powerpoint 2007 có nhiều điểm vượt trội so với các phiên bản trước. Ví dụ: 8) Lưu và sử dụng lại các giáo án: thường lần đầu tiên soạn giáo án mất rất nhiều thời gian nên ta phải biết tận dụng những giáo án đã có để soạn lại những giáo án sau này. Kinh nghiệm cho thấy thường những giáo án trong một hoạt động đều có những bước dạy giống nhau nên ta có thể thay đổi một vài hình ảnh trong Slide của giáo án này để dùng cho một giáo 10 [...]... với giáo án mới Ví dụ như trước đây phải cần 4-5 ngày tôi mới soạn và làm đồ dùng cho 1 giáo án thì hiện nay thời gian có thể rút xuống còn 1 ngày (giáo án khó) hoặc 1 buổi (giáo án bình thường), có khi tôi chỉ cần dùng lại giáo án đã soạn, thay đổi một số chi tiết, thêm thắt vài slide (bản chiếu) là có một giáo án để dạy • Càng ngày giáo án của bản thân tôi càng phong phú, hấp dẫn trẻ và đạt kết quả... một thời gian thực hiện việc soạn giáo án điện tử trên Powerpoint, bản thân tôi thấy với những phương pháp trên đã giúp cho rất nhiều lợi ích: • Việc chuẩn bị cho một giáo án trước đây khá vất vả, nhưng hiện nay bất kỳ lúc nào tôi cũng có thể soạn giáo án điện tử được nhờ thư viện dữ liệu đã có sẵn, chỉ cần bổ sung những hình ảnh, bài hát, đoạn phim hoặc một vài chi tiết khác cho phù hợp với giáo án. .. sẵn, các trò chơi sinh động và lôi cuốn • Chính nhờ thời gian soạn giáo án nhanh hơn trước nhiều nên tôi có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào những nội dung chuyên sâu để soạn giáo án điện tử, hiểu biết thêm về các hiệu ứng… để giáo án điện tử ngày càng có tính hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn đối với ngành học mầm non • Giáo án điện tử giúp cho giáo viên bớt thời gian làm đồ dùng (mà ngành học mầm non thì... phong phú vừa có thêm những kinh nghiêm quí báu từ các đồng nghiệp trên cả nước Một điều đáng chú ý là muốn tải được các giáo án này, phải đăng ký làm thành viên Thủ tục rất đơn giản, và sau mỗi lần tải, chúng ta bị trừ một số điểm nào đó, còn khi đưa lên một giáo án thì ta lại được thưởng điểm nếu đã hết điểm thì đành phải đăng ký lại với một tên khác… 10) Một số kinh nghiệm khác: Về hình ảnh, trước... nên lạm dụng quá vào giáo án điện tử để cuối cùng quá phụ thuộc vào nó, mà chỉ xem giáo án điện tử là một phương tiện phối kết hợp trong việc tổ chức giảng dạy, nhân tố chính bao giờ cũng là kỹ năng, sự nổ lực của giáo viên, sự hứng thú trong việc tham gia học tập của cháu… những điều đó sẽ đóng góp phần quan trọng trong việc quyết định sự thành công của công tác giáo dục trẻ mẫu giáo nói riêng và trẻ... tranh khổ) thì ta có thể dùng máy ảnh chụp Khi chụp cần để tranh ở nơi có đủ ánh sáng, và tuyệt đối không chụp ở chế độ đèn flash, bởi đèn flash sẽ để lại những vùng sáng rất chịu trên hình chụp Điều chú ý là nên để hình chụp ở chế độ dung lượng lớn nhất (7M), khi xem trong máy vi tính hình sẽ rất to và rõ Nếu hình chưa được đẹp có thể dùng các hiệu ứng về ánh sáng (brightness), và độ tương phản (contrast)...mới cùng trong một hoạt động Ví dụ giáo án dạy về con cá (có 3 phần: đầu, mình, đuôi) thì có thể dùng để dạy con gà (có 4 phần: đầu, mình, đuôi, chân), ta chỉ cần thay hình ảnh con cá bằng con gà, thêm 1 phần nữa (chân chẳng hạn), những trò chơi có thể sử dụng lại hoặc nâng cao lên nếu trẻ đã quen với trò chơi cũ… 9) Tham khảo các giáo án trên trang Web Bạch Kim và Thư viện giáo án điện tử: Nếu chưa... hiện việc soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử tuy không nhiều những đã giúp bản thân tôi cùng các chị em trong trường có cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin, mở mang kiến thức, học hỏi được nhiều phương pháp giảng dạy, các phương cách tổ chức trò chơi ngày càng thêm phong phú, sinh động Tuy nhiên, theo quan điểm của bản thân tôi, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy là một việc... nhờ người lên mạng giúp Bản thân tôi thời gian đầu cũng vậy, sau này khi thành thạo thì tôi thường tranh thủ những thời gian rảnh ở nhà để vào mạng và tham khảo thêm những giáo được đưa lên Dĩ nhiên ta không thể bắt chước những giáo án kia một cách máy móc, nhưng ta có thể vận dụng những cách trình bày, cách tổ chức trò chơi hoặc một vài hình ảnh mà ta chưa có để bổ sung vào kho tư liệu (thư viện)... thân tôi cũng như các chị em đồng nghiệp cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc tiếp cận, học hỏi bởi kiến thức là vô hạn, sự hiểu biết của chúng ta quá ít ỏi VII ĐỀ NGHỊ: Việc học tập, rèn luyện không ngừng là nhân tố góp phần quan trọng vào sự thành công của một giáo viên Tuy nhiên, nỗ lực của một giáo viên, dù có cố gắng đến đâu, nếu không có sự hỗ trợ của tập thể hội đồng sư phạm, của nhà trường, . sự nghiệp giáo dục chung của ngành. Vì thế tôi chọn đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ với mục đich tổng kết một vài kinh nghiêm nhỏ trong quá trình soạn giáo án điện tử hầu giúp. thân 1 tôi và một số chị em tham gia một lớp học về soạn giáo án điện tử bằng chương trình Powerpoint. Qua khóa học, chúng tôi đã nắm bắt được một số kỹ năng cơ bản để soạn một giáo án để phục vụ. thông tin để soạn giáo án điện tử. 2 Đến năm 2008, như đã nói trên, nhà trường đã tổ chức một lớp học về giáo án điện tử cho chị em trong trường học tập và làm quen với giáo án điện tử. Khóa học