1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Xét nghiệm nước

25 765 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 178 KB

Nội dung

Xét nghiệm nước Trần thị Thoa, Đại học Y Hà Nội MỤC TIẾU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các chỉ số cơ bản để đánh giá chất lượng một mẫu nước về phương diện vệ sinh 2. Thao tác được cách lấy mẫu nước và xét nghiệm một số chỉ số lý hoá của nước. 3. Trình bày được nguyên tắc phát hiện, định lượng một số chỉ số hoá lý của nước 4. Nhận định kết quả xét nghiệm và trình bày được ý nghĩa vệ sinh của một số chỉ số xét nghiệm. NỘI DUNG 1. Cách lấy mẫu nước để xét nghiệm lý hoá Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác cần thực hiện đúng các quy định lấy mẫu nước. Mẫu phải đủ hai điều kiện: - Nước vào trong dụng cụ lấy mẫu phải đại diện được cho nước nơi lấy mẫu - Nồng độ các chất được xác định không được thay đổi kể từ khi lấy mẫu đến khi phân tích. 1.1.Dụng cụ lấy mẫu: 1.1.1. Dụng cụ chứa mẫu Dụng cụ chứa mẫu phải giữ cho thành phần mẫu không bị hấp phụ và bay hơi, hoặc bị nhiễm bẩn bởi chất lạ. Các tiêu chuẩn chính để lựa chọn bình chứa mẫu là: - Hạn chế đến mức tối thiểu khả năng gây ô nhiễm mẫu do vật liệu chế tạo bình và nút. Ví dụ sự tan ra các chất vô cơ từ thuỷ tinh (đặc biệt thuỷ tinh mềm), các chất hữu cơ cũng như kim loại từ các chất dẻo và chất dẻo hoá (nút bằng vinyl được dẻo hoá, vỏ bằng cao su tổng hợp). - Dễ làm sạch và xử lý thành bình để loại các vết bẩn. - Vật liệu làm bình phải trơ về hoá học và sinh vật học để tránh hoặc làm giảm đến mức tối thiểu phản ứng giữa mẫu và bình chứa. - Bình chứa mẫu cũng có thể gây sai số do hấp phụ các chất cần xác định. Ngoài ra việc lựa chọn bình chứa mẫu cần phải xem xét đến độ bền nhiệt, khó vỡ, dễ đóng, mở, kích thước, dạng, khối lượng, khả năng dễ kiếm, khả năng làm sạch và dùng lại. Tuỳ theo yêu cầu xét nghiệm các chỉ số gì để lựa chọn bình chứa mẫu thích hợp. 1 Khi lấy mẫu thông thường để xác định các thông số vật lý, hoá học của nước tự nhiên, các bình hoặc chai bằng PE, PET và thuỷ tinh bosilicat là thích hợp nhất. 1.1.2. Thiết bị lấy mẫu - Dụng cụ thủ công; - Quang chai lấy mẫu hoặc dụng cụ lấy mẫu ở những độ sâu khác nhau - Bình chân không - Thiết bị lấy mẫu tự động 1.2.Thao tác lấy mẫu - Trước khi lấy mẫu cần có nhãn ghi rõ địa điểm, thời gian lấy mẫu. - Tuỳ thuộc nguồn cung cấp nước, các thao tác lấy mẫu có khác nhau: Có vòi nước: Như nước máy, giếng lắp bơm cần mở nước chảy hết cỡ trong khoảng 2-3 phút rồi điều chỉnh chảy vừa đủ để lấy mẫu vào bình chứa mà không gây văng bắn ra xung quanh. Không có vòi nước: Như giếng khơi, ao, hồ dùng xô ca nếu có thể (ao, hồ) hoặc dụng cụ lấy mẫu ở độ sâu, lấy nước dưới mặt nước khoảng 50 cm hoặc ở các độ sâu khác nhau tuỳ theo yêu cầu xét nghiệm. Bể chứa: Mẫu cần được lấy từ ống vào và ống ra của bể chứa và càng gần bể càng tốt. Nói chung cần phải để 2-3 phút nước chảy tự do để xả hết nước cũ trong đường lấy mẫu rồi mới lấy. Trong trường hợp không có van lấy mẫu trên đường ống ra thì có thể lấy mẫu múc từ bể nước đang dùng mặc dầu cách này nên tránh. Tại nơi có dòng chảy như sông suối, dùng xô, ca nhúng vào dòng sông hoặc suối, lấy mẫu lớp nước dưới bề mặt khoảng 50cm hướng về phía dòng chảy sau đó chuyển nước vào bình chứa mẫu. Khi muốn lấy ở độ sâu đã định, cần dùng thiết bị lấy mẫu. 1.3. Địa điểm, số lượng và thời gian lấy mẫu. Số lượng, địa điểm và thời gian lấy mẫu tuỳ thuộc vào nguồn nước và mục đích nghiên cứu. - Nếu là nước máy của nhà máy cung cấp nước, lấy mẫu sao cho là những mẫu đại diện, đủ để đánh giá chất lượng nước trong toàn bộ hệ thống cung cấp nước. Ở nhà máy nước, cần theo dõi chất lượng nước trước, trong và sau xử lý. Trong hệ thống cung cấp nước thông thường, theo dõi ở đường ống trực tiếp từ đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn. Mẫu được lấy theo các mùa trong năm. - Nước ao hồ thường lấy xung quanh và giữa trung tâm, hoặc những điểm cung cấp tới người dùng. 2 - Nước sông suối: Thường lấy hai bên bờ và giữa dòng ở những nơi đại diện cho nguồn cung cấp nước. Không lấy quá gần bờ hoặc gần đáy, làm nước bẩn và không đại diện nguồn nước. Mẫu nước cũng được lấy theo các mùa khác nhau trong năm. Số lượng mẫu tùy theo yêu cầu xét nghiệm: − Xét nghiệm các chỉ số thông thường: Thể tích cần lấy khoảng 1-2 lít − Khi cần xét nghiệm chất lượng tổng thể của nguồn nước: Cần lấy khoảng 3-5 lít nước. 1.4.Đưa mẫu nước đến phòng thí nghiêm: Khi lấy mẫu xong, cần phải đưa ngay đến phòng thí nghiệm, kèm theo bảng yêu cầu phân tích. Nước cần phải được phân tích ngay trong ngày. Nếu không có điều kiện làm ngay, mẫu phải được bảo quản lạnh và tối hoặc tuỳ theo chỉ tiêu phân tích có thể cho thêm chất bảo quản thích hợp. Tuy nhiên, dù được bảo quản, mẫu nước cũng chỉ được để trong thời gian có hạn, qui định riêng đối với từng chỉ tiêu phân tích. Khi phân tích một mẫu nước, cần ưu tiên phân tích trước các chỉ số: pH, màu, mùi, vị, độ đục, độ oxy hoá, NH 4 + , NO 2 - . 1.5. Báo cáo lấy mẫu Phân tích nước sẽ ít giá trị nếu không kèm theo thông tin chi tiết về mẫu. Báo cáo lấy mẫu ít nhất phải có những thông tin sau: a, Địa điểm lấy mẫu, có toạ độ và mọi thông tin về địa điểm b, Chi tiết về điểm lấy mẫu c, Ngày tháng lấy mẫu d, Phương pháp lấy e, Thời gian lấy mẫu f, Người lấy mẫu g, Điều kiện thời tiết h, Cách xử lý trước i, Chất bảo vệ hoặc chất ổn định đã đưa thêm vào mẫu k, Dữ liệu thu tại hiện trường. Ngoài ra tuỳ theo nguồn nước, còn có báo cáo lấy mẫu riêng cho từng loại nguồn nước, có thể tham khảo ở các TCVN. 2. Xét nghiệm các chỉ số lý học 3 2.1.Xác định màu: 2.1.1. Định nghĩa: - Màu sắc của nước: Là đặc tính quang học của sự thay đổi thành phần quang phổ của ánh sáng trông thấy được truyền qua. - Màu sắc bên ngoài của nước: Màu sắc do các chất hoà tan và chất huyền phù không hoà tan, được xác định trong mẫu nước ban đầu chưa lọc hoặc ly tâm. - Màu sắc thật của nước: Màu sắc chỉ do các chất hoà tan, được xác định sau khi lọc mẫu nước qua màng lọc có kích thước lỗ 0.45µm. Đơn vị tính độ màu là TCU (True color unit). Bình thường nước không có màu, nước có thể có màu do các nguyên nhân: Do các chất hữu cơ có màu được tạo thành do sự phân giải mùn hoặc do có nhiều sắt, hoặc do rong rêu. Màu sắc cũng có thể do nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp và vì vậy nó là chỉ thị đầu tiên về tình trạng nguy hại. 2.1.2. Phương pháp xác định: 2.1.2.1 Phương pháp kiểm tra màu bằng cách quan sát nước trong chai: Phương pháp này cho thông tin ban đầu, chỉ có thể ghi được màu sắc bên ngoài. ♦ Thiết bị : Chai thuỷ tinh trong suốt và sạch, có dung tích 1l. ♦ Cách tiến hành: Cho mẫu nước chưa lọc vào chai và kiểm tra cường độ màu và màu sắc của mẫu trong ánh sáng khuyếch tán trên phông trắng. Nếu mẫu có chứa chất huyền phù, nếu có thể nên làm lắng trước khi kiểm tra. ♦ Báo cáo kết quả: Kết quả gồm những thông tin sau: - Màu sắc của mẫu - Cường độ màu (không màu, màu nhạt hoặc màu sẫm) - Độ trong của mẫu (trong, đục hoặc mờ đục). 2.1.2.2. Phương pháp quang phổ: ♦ Nguyên tắc: Mô tả đặc điểm cường độ màu của mẫu nước bằng cách đo độ giảm cường độ (độ hấp thu) của ánh sáng. Các màu khác nhau tạo ra độ hấp thu cực đại bức xạ tới ở các bước sóng khác nhau. Bước sóng có độ hấp thu cực đại phải được xác định trước khi đo độ giảm cường độ (độ hấp thu) ở bước sóng đó. 4 Quang phổ hấp thụ của nước tự nhiên có màu nâu vàng nhạt, bước sóng thích hợp để đo màu của nước tự nhiên là 436nm. Các loại nước khác có thể có màu cho độ hấp thu mạnh ở các vùng khác của quang phổ nhìn thấy. Do vậy kết quả thu được tốt nhất nếu phép đo được thực hiện ở bước sóng có độ hấp thu cực đại đến bức xạ tới của mẫu thử. ♦ Thiết bị: Máy Quang phổ, thích hợp nhất là có thiết bị tự ghi. ♦ Cách tiến hành: - Nếu mẫu thử đục: lọc qua màng lọc có kích thước lỗ 0.45µm. - Nếu mẫu thử có đất sét hoặc các chất phân tán mịn, có thể không thu được dịch lọc trong. Trong trường hợp này chỉ có thể đo được mầu sắc bên ngoài theo phương pháp trên. - Nếu cần thiết có thể pha loãng mẫu với lượng xác định nước tinh khiết dùng để phân tích quang học. Xác định màu sắc: - Đối với nước tự nhiên, cho mẫu thử vào cuvet và đo độ hấp thu của mẫu ở bước sóng 436nm. - Đối với nước có màu khác, xác định bước sóng của độ hấp thu cực đại bằng cách quét phổ qua suốt dải từ 350-780nm và tìm trên đồ thị bước sóng có độ hấp thu cực đại. Sau đó đo độ hấp thu của mẫu trong cuvet ở bước sóng có độ hấp thu cực đại vừa xác định. - Cuvét dùng để đo mẫu trắng hoặc để đối chứng phải đổ đầy bằng nước tinh khiết dùng để phân tích quang hoc. - Ghi chiều dày của cuvét đã sử dụng. ♦ Biểu thị kết quả: Hệ số hấp thu quang phổ , a (λ), tính theo giá trị nghịch đảo của mét (m -1 ) ở bước sóng λ tính theo công thức: A a (λ) =  x 1000 l Trong đó: A là độ hấp thụ của mẫu ở λ nm l là độ dày của cuvet sử dụng tính theo milimét Và được biểu thị bằng đơn vị độ màu TCU 5 2.2. Xác định mùi: Nước có mùi đều làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Nước có mùi do các quá trình sinh vật (vi sinh vật thuỷ cư), từ ô nhiễm hoá học, sản phẩm trung gian của khử trùng. Mùi trong nước có thể biểu thị một vài loại nhiễm bẩn hoặc sự khiếm khuyết trong quy trình xử lý và phân phối nước. Mùi bất thường có thể là chỉ thị về sự hiện diện của các chất độc hại. Phương pháp xác định: Cảm quan. 2.2.1. Cách tiến hành: Có thể ngửi mùi của nước ngay hoặc đun nóng rồi mới ngửi. Cho khoảng 100 ml nước kiểm nghiệm vào một cốc thuỷ tinh, đậy nắp, đun gần sôi, rồi mở nắp ngửi mùi. Có thể ngửi thấy các mùi: mùi tanh, mùi gỗ ải, mùi mốc, mùi hoá chất. Tiêu chuẩn: Không phát hiện ra có mùi lạ 2.3.Xác định độ đục của nước Phương pháp xác định : Phương pháp Nephelometric Độ đục của nước đặc trưng cho các tạp chất hữu cơ và vô cơ không hoà tan hoặc chất keo có các nguồn gốc khác nhau. Nước bị đục là do trong nước có các loại bùn, acid silic, hydroxit sắt, hydroxit nhôm, các keo hữu cơ, tảo và vi sinh vật. Nước ngầm bị đục là do trong nước có các chất khoáng không hoà tan hoặc các chất hữu cơ, vô cơ từ nước thải xâm nhập vào. 2.3.1. Nguyên tắc: Dựa trên sự so sánh của cường độ phân tán ánh sáng bởi một chất lơ lửng trong những điều kiện xác định và cường độ phân tán ánh sáng của mẫu ở cùng điều kiện. Cường độ phân tán ánh sáng càng cao thì độ đục càng cao. Chất chuẩn thường dùng là polyme focmazin. Đơn vị đo độ đục là NTU (Nephelometric Turbidity Unit). 2.3.2. Lấy mẫu. - Theo quy định chung . - Mẫu phải được phân tích ngay, không để quá 24 h. 2.3.3. Cách tiến hành. 2.3.3.1. Chuẩn hoá máy: Dựa theo chỉ dẫn của máy đo độ đục. 6 2.3.3.1. Đo mẫu : Lắc kỹ mẫu, chú ý đợi để mẫu hết bọt khí, rót mẫu vào ống đo. Bật máy và đọc giá trị độ đục. Nếu mẫu có độ đục quá lớn phải pha loãng mẫu để mẫu nằm trong khoảng thang đo. 2.3.4. Tính kết quả. Độ đục của nước được tính bằng công thức: A x (B+C) (NTU) C A = NTU của mẫu pha loãng B = Thể tích nước pha loãng (ml) C = Thể tích mẫu phân tích. 3. Xét nghiệm các chỉ số hoá học 3.1.Xác định pH. Giá trị pH là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định chất lượng nước về mặt hoá học. Việc xử lý nước kể cả nước sạch và nước thải luôn phải dựa vào giá trị pH để làm trung hoà, làm mềm nước, làm kết tủa, đông tụ, khử trùng và kiểm tra độ ăn mòn. Phương pháp xác định. Phương pháp điện thế: Dùng máy đo pH với điện cực thuỷ tinh 3.1.1. Nguyên tắc. Phương pháp điện thế xác định pH với điện cực pH dựa trên sự đo hiệu điện thế xuất hiện trên bề mặt phân cách màng điện cực và dung dịch. Dùng điện cực pH có thể đo chính xác nồng độ ion H + , loại bỏ những hạn chế mà phương pháp đo màu không khắc phục được. Độ chính xác của phương pháp phụ thuộc vào chất lượng của điện cực pH và độ chính xác của máy đo pH. Các kết quả xác định còn phụ thuộc vào nhiệt độ của dung dịch. Các máy đo pH hiện nay phần lớn có bộ phận hiệu chỉnh đưa nhiệt độ của dung dịch về 20 O C. Khi đo dung dịch có pH >10 không nên dùng điện cực thuỷ tinh mà phải dùng loại điện cực khác. Trên thị trường hiện nay có bán một số loại máy đo pH với khoảng thang đo rộng (0-14). 7 3.1.2. Dụng cụ và hoá chất Máy đo pH với điện cực pH Các dung dịch đệm: Thường dùng các dung dịch đệm bán sẵn kèm theo máy như các loại đệm có pH = 4.01, pH = 7.00. Tuy nhiên cũng cần chuẩn bị sẵn một số dung dịch đệm để dùng khi cần thiết. - Dung dịch đệm có pH = 4.00: Hoà tan 10.211 g Kali hydrophtalat (KHC 8 H 4 O 4 ) tinh khiết (đã được sấy ở 110 0 C và để nguội trong bình hút ẩm) trong nước cất mới đun sôi. Để nguội đến 20 0 C thêm nước cất vừa đủ 1000ml. - Dung dịch có pH = 6.88: Hoà tan 3,40g KH 2 PO 4 và 3.55g Na 2 HPO 4 tinh khiết (đã được sấy ở 110 0 C và để nguội trong bình hút ẩm) trong nước cất mới đun sôi. Để nguội đến 20 0 C thêm nước cất vừa đủ 1000ml. 3.1.3. Tiến hành xác định. - Chuẩn hoá máy: Bật máy, để ổn định. Rửa sạch điện cực bằng bình tia nước cất, dùng giấy mềm thấm nhẹ đầu điện cực. Sau đó dùng các dung dịch đệm có pH biết trước để chuẩn hoá máy theo hướng dẫn sử dụng máy. Sau khi chuẩn hoá máy, rửa sạch lại điện cực và tiến hành đo. - Đo mẫu: Cho dung dịch mẫu cần đo vào cốc, nhúng ngập khoảng 1/3 bầu thuỷ tinh của điện cực. Dung dịch mẫu phải có cùng nhiệt độ với dung dịch đệm lúc chuẩn hoá máy. Bật máy, lắc nhẹ mẫu nước hoặc dùng máy khuấy từ. Máy sẽ tự động dừng khi kết quả ổn định. Đọc trị số pH. Tiêu chuẩn đối với nước uống: pH từ 6.0-8.5. 3.2.Xác định độ oxy hoá Các chất bị oxy hoá trong nước gồm 3 nhóm: Nhóm cacbon hữu cơ từ thực vật, động vật, vi sinh , nhóm thuộc chu trình nitơ và nhóm các chất vô cơ như sunphua, ion sắt II Nồng độ các chất này tương đương với lượng oxy tiêu thụ do các chất oxy hoá mạnh giải phóng ra dùng để oxy hoá chúng. Phương pháp xác định: Chuẩn độ bằng KMnO 4 . 3.2.1. Nguyên tắc Trong môi trường acid, các chất hữu cơ và các chất khử bị oxy hoá bởi KMnO 4 (thuốc tím). Lượng oxy tiêu thụ tương ứng với lượng KMnO 4 phản ứng và được xác định bằng phương pháp chuẩn độ ngược. 8 Ngoài ra ở môi trường kiềm, KMnO 4 oxy hoá được các chất hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và cũng được xác định bằng phương pháp chuẩn độ ngược như trên. 3.2.2. Dụng cụ: Buret, pipet, bếp điện, bình nón 250ml 3.2.3. Thuốc thử: - Dung dịch acid Oxalic 0,1N: Cân chính xác 0,6304 g acid Oxic hoà tan vừa đủ trong nước cất 2 lần trong bình định mức 100ml. - Dung dich KMnO 4 0,1N: Cân chính xác 0.32 g KMnO 4 hoà tan trong nước cất 2 lần trong bình định mức 100ml. Bảo quản trong chai nâu và kiểm tra lại độ chuẩn trước khi tiến hành phân tích mẫu. - Dung dịch acid Oxalic 0,02N: Lấy chính xác100ml dung dịch acid Oxalic 0,1N pha loãng bằng nước cất vừa đủ 500ml. - Dung dịch KMnO 4 0,02N: Lấy chính xác100ml dung dịch KMnO 4 0,1N pha loãng bằng nước cất 2 lần vừa đủ 500ml. - Acid H 2 SO 4 đậm đặc. - Acid H 2 SO 4 1/3 - Dung dịch NaHCO 3 3.2.4. Cách tiến hành: Phép định lượng thực hiện trong môi trường nhiệt độ cao 80-90 0 C. ♦ Thực hiện trong môi trường acid: - Trong bình nón dung tích 250ml, lấy chính xác 100ml mẫu nước hay một lượng ít hơn pha loãng với nước cất thành 100ml (nếu nước bẩn). - Acid hoá bằng 2ml acid H 2 SO 4 đậm đặc hoặc 5ml acid H 2 SO 4 1/3. Thêm chính xác 10ml dung dịch KMnO 4 0,02N, lắc đều. - Đun sôi trong 10 phút. - Lấy bình ra, thêm ngay vào bình nón chính xác 10ml dung dịch acid Oxalic 0,02N. - Chuẩn độ nóng bằng dung dịch KMnO 4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng nhạt. Ghi số ml dung dịch KMnO 4 0,02N đã dùng là n ml. - Song song thực hiện một mẫu trắng với nước cất, ghi kết quả hết n 1 ml dung dịch KMnO 4 0,02N đã dùng. 3.2.5. Tính kết quả: Lượng oxy tiêu thụ để oxy hóa nước: (n-n 1 )x 0,02 x 8 x1000 9 mg O 2 /l =  V ml Trong đó: n: số ml KMnO 4 0,02N để chuẩn độ mẫu kiểm nghiệm n 1 : số ml KMnO 4 0,02N để chuẩn độ mẫu trắng. 8 : số mg Oxy do 1ml dung dịch KMnO 4 giải phóng ra. V: số ml mẫu nước kiểm nghiệm ♦ Định lượng trong môi trường kiềm: Xác định chất hữu cơ động vật. - Lấy chính xác 100ml mẫu nước, thêm 10 NaHCO 3 12%, thêm chính xác 10ml dung dịch KMnO 4 0,02N. - Đun sôi, duy trì nhiệt độ sôi trong 10 phút. - Thêm 5ml dung dịch acid H 2 SO 4 1/3 va thêm chính xác 10ml dung dịch acid Oxalic 0,02N. - Chuẩn độ nóng acid Oxalic dư bằng dung dịch KMnO 4 0,02N đến màu hồng nhạt - Song song tiến hành làm mẫu trắng với nước cất . Tính kết quả như trên. 3.2.6. Nhận định kết quả: Độ oxy hoá (tính theo mg Oxy/l) tối đa cho phép: 2mg Oxy/l. 3.3.Xác định hàm lượng Amoni Thuật ngữ Amoni bao gồm cả 2 dạng: dạng không ion hoá (NH 3 ) và dạng ion hoá (NH 4 + ) Amoni có mặt trong môi trường có nguồn gốc từ các quá trình chuyển hoá các chất hữu cơ có Nitơ, trong nông nghiệp, công nghiệp và từ sự khử trùng nước bằng Cloramin. Việc chăn nuôi gia súc qui mô lớn có thể làm gia tăng mạnh lượng amoni trong nước bề mặt. Amoni trong nước là một chỉ danh ô nhiễm do chất thải động vật, nước cống và khả năng nhiễm khuẩn. 3.3.1. Nguyên tắc: Trong môi trường kiềm Amoni phản ứng với thuốc thử Nessler (K 2 HgI 4 ) cho tủa hoặc màu vàng nâu phụ thuộc vào hàm lượng Amoni. Đo mật độ quang hoặc so màu của dung dịch thử với thang chuẩn sẽ xác định được hàm lượng của Amoni. 3.3.2. Ảnh hưởng cản trở: - Các ion sắt, độ cứng cao gây cản trở phản ứng, được loại bỏ bằng dung dịch Seignette hoặc dung dich Complexon III 10 [...]... quả: Nồng độ NO2- trong nước không được quá 3mg/l 3.5 Xác định hàm lượng Clorua trong nước Clorua là một anion chính trong nước Nó kết hợp với các Cation trong nước tạo nên vị mặn nhưng điều này phụ thuộc vào Cation phối hợp Nếu là Na + thì cảm giác mặn hơn là Ca++, Mg++ Những vùng ven biển, nước có hàm lượng Clorua khá cao do nước biển xâm thực Hàm lượng Clorua cao còn có thể do nước bị nhiễm bẩn bởi... A: Thuỷ ngân II clorua (HgCl2) 13,55g Kali Iodua 36,0 g Nước cất vừa đủ 1000ml Nghiền HgCl2 trong cối sứ với lượng nhỏ nước cất thêm Kali Iodua vào, hoà trong 100 ml nước cất, trộn đều, thêm nước vừa đủ 1000ml Dung dịch B: Natri Hydroxit 50,0 g Nước cất vđ 100ml Khi dùng pha hỗn hợp: Dung dịch A 100ml Dung dịch B 30ml Lắc đều, để lắng, gạn phần nước trong đựng trong chai màu 3.3.4 Xây dựng đường chuẩn... lý nước bị đục bằng dung dịch ZnSO4 5% - Loại trừ Clo dư trong nước bằng dung dịch Na2S2O3 5% 3.3.3 Thuốc thử: - Dung dịch tiêu chuẩn Amoni : 1ml ~ 0,1000mg NH4+ Hoà tan 0,2965g Amoni clorua vào vừa đủ 1lít nước - Dung dịch Seignette 50% - Thuốc thử Nessler: ♦ Cách pha 1: Nghiền 10g Thuỷ ngân Iodua HgI 2 trong cối sứ với một lượng nhỏ nước cất, thêm 5 g KOH, hoà vào 50ml nước cất, trộn đều, thêm nước. .. trong và khử trùng nước Một trong những tiêu chuẩn của nước dùng để ăn uống sinh hoạt là phải trong sạch và phải được khử trùng Hai khâu xử lý quan trọng được thực hiện ở các nhà máy nước có thể bằng những phương pháp khác nhau nhưng đều thực hiện mục đích: 20 - Làm trong nước - Khử trùng nước Muốn tính chính xác lượng hoá chất đưa vào để thực hiện mục đích trên, người ta phải làm thử nghiệm bằng cách... hoạt động trong nước Javen - Pha loãng để có dung dịch nước Javen kiểm nghiệm 10% Trong một bình nón cho vào: 10 ml dung dịch nước Javen 10% 2 ml acid acetic đặc 20 ml dung dịch KI 10% 23 Để yên 10 phút ở chỗ tối rồi tiếp tục tiến hành như trên Kết quả được tính theo công thức: V x 3,55 x 100 x1000 X (g) Clo/lít nước Javen =  10 x 10 x1000 = V x 3,55 g 4.3 Phương pháp làm trong nước bằng phèn... 3 chai nước qua lọc vẫn còn đục mờ thì cần phải tăng lượng phèn - Nếu cả 3 chai nước lọc đều trong thì làm lại với lượng phèn thấp hơn - Lượng phèn thích hợp để làm trong 1m3 nước được tính theo công thức: 0,001 x Nml phèn 1%o x 1000  = 2N gr phèn cho 1m3 nước 0,5 Nếu làm trong nước bằng phèn sắt ta cũng tiến hành như trên nhưng cần chú ý: - Lượng phèn sắt cần thiết để làm trong nước ít,... 4 giọt Lắc đều, để 5 phút rồi nhận xét màu bằng cách nhìn cột nước từ trên xuống nền giấy trắng: Không màu nồng độ khoảng 0,05 mg/l Hồng nhạt 0,2 mg/l Hồng rõ 0,5 mg/l Đỏ gạch 2 mg/l Đỏ xẫm 5 mg/l Định lượng: Theo phương pháp chuẩn độ so màu: Phương pháp xác định khi hàm lượng sắt thấp Trong 2 bình nón 250 ml lần lượt cho: Thuốc thử Bình 1 2 Nước kiểm nghiệm 100 0 Nước cất 0 100 Acid HCl 1/1 2 ml 2... V2: Thể tích sau khi pha loãng bằng nước cất 3.7 Xác định hàm lượng Clo (Cl2) thừa trong nước Khi tiệt trùng nước người ta hay dùng Clo lỏng và các dẫn chất của Clo như nước Javen, Clorua vôi, Cloramin có dưới dạng Acid hypochlore hoặc hypochlorit, hay hỗn hợp cả 2 chất Clo đó gọi là Clo tự do Ngoài ra còn có một số dạng Clo hoạt động khác được dùng để tiệt khuẩn nước như Chloramin là Clo hợp chất... bước sóng 430-440nm Clo trong nước không bền Vì vậy cần phải tiến hành đo ngay sau khi lấy mẫu 3.7.2 Ảnh hưởng: - Nước có màu, nước đục gây cản trở đến việc xác định - Các ion Fe+++, NO-2 nồng độ cao gây sai số thừa 3.7.3 Thuốc thử: - Dung dịch O Tolidin 0,1%: Cân 0,135g O.Tolidin hoà tan vào 50ml nước cất, sau đó thêm vào 50ml acid HCl 1/3 (15mlHCl đặc pha trong 35ml nước cất) Bảo quản trong chai... cho vào bình định mức hoặc ống nghiệm Nesler, thêm 0,5 ml thuốc thử O Tolidin, Lắc đều để yên 5 phút rồi đo màu trên máy ở bước sóng 440nm hoặc so sánh với dãy chuẩn được chuẩn bị như trên - Hoặc có thể thực hiện như sau: Lấy chính xác 10 ml nước kiểm nghiệm cho vào ống nghiệm, thêm 0,25ml thuốc thử O.Toliđin, lắc đều rồi làm tiếp như bước trên Cách này sử dụng được ống nghiệm nhưng gây sai số thêm khoảng . chỉ số xét nghiệm. NỘI DUNG 1. Cách lấy mẫu nước để xét nghiệm lý hoá Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác cần thực hiện đúng các quy định lấy mẫu nước. Mẫu phải đủ hai điều kiện: - Nước vào. được cách lấy mẫu nước và xét nghiệm một số chỉ số lý hoá của nước. 3. Trình bày được nguyên tắc phát hiện, định lượng một số chỉ số hoá lý của nước 4. Nhận định kết quả xét nghiệm và trình bày. gần bờ hoặc gần đáy, làm nước bẩn và không đại diện nguồn nước. Mẫu nước cũng được lấy theo các mùa khác nhau trong năm. Số lượng mẫu tùy theo yêu cầu xét nghiệm: − Xét nghiệm các chỉ số thông

Ngày đăng: 17/04/2015, 09:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w