Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
349,5 KB
Nội dung
1 Vệ sinh môi trường không khí và ô nhiễm không khí YHP-Khoa YTCC, Dương Thị Hương MỤC TIÊU: 1. Định nghĩa môi trường không khí, mô tả được vai trò của không khí đối với sự sống con người và sinh vật. 2. Liệt kê được các chỉ số đánh giá vệ sinh trong môi trường không khí, tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí cho phép ngưỡng tối đa của một số chất khí. 3. Định nghĩa được thế nào là ô nhiễm không khí, nêu khái quát về lịch sử của sự ô nhiễm không khí. 4. Nêu được các nguồn gây ô nhiễm, các tác nhân gây ô nhiễm, và quá trình gây ô nhiễm, các tác hại của ô nhiễm không khí. 5. Đề xuất được các biện pháp bảo vệ và khống chế sự ô nhiễm môi trường không khí. NỘI DUNG: 1. Tổng quan về ô nhiễm không khí 1.1 Thành phần khí quyển Khí quyển là hỗn hợp của không khí khô và hơi nước. Hơi nước được đánh giá theo độ ẩm (%). Còn không khí khô, khi chưa bị ô nhiễm có thành phần chủ yếu: nitơ 78%, oxy 21%, và các khí khác CO 2 , CO, SO 2 , NO khoảng 1-2%. Con người và mọi sinh vật sống cần có quá trình trao đổi không khí, hít thở oxy và thải khí cacsbonic. Không có oxy con người không sống được. 1.2 Ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi. 2 Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO 2 , đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO 2 , nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH 4 là 13%,, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3% Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO 2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng. 1.2.1 Tính chất của chất gây ô nhiễm không khí 3 Mặc dù con người đã gây ô nhiễm không khí kể từ khi họ biết sử dụng lửa trong sinh hoạt nhưng tính nghiêm trọng của vấn đề ô nhiễm không khí nhân tạo thực sự gia tăng nhanh chóng khi công nghiệp hóa bắt đầu khởi phát ở nhiều quốc gia trên Thế giới. Ngoài những chất gây ô nhiễm không khí phổ biến thì nhiều hợp chất hữu cơ bay hơi và các hợp chất vô cơ và kim loại vi lượng đang được thải vào không khí từ những hoạt động của con người. Các vật gây ô nhiễm không khí có thể ở thể rắn(bụi, bồ hóng, muội than), ở dưới dạng giọt (sương mù sunphat) hay ở thể khí (SO 2 , NO 2 , CO) [2]. • Các sol khí: các hạt nhỏ ở thể rắn hoặc lỏng lơ lửng trong không khí tạo nên một hỗn hợp gọi là sol khí. Các sol khí thường gồm một hỗn hợp các hạt vật chất ở thể rắn, sự kết hợp các hạt thể rắn và lỏng, đôi khi là các giọt nhỏ chất lỏng lơ lửng. • Bụi: gồm các hạt vật chất ở trạng thái rắn. Khi bụi ở trong không khí được gọi là các hạt vật chất lơ lửng • Khói gồm hỗn hợp các hạt ở thể rắn, đôi khi ở thể lỏng và các khí thải ra từ quá trình đốt cháy. Khói là hỗn hợp phức tạp về hóa học và thường thay đổi về thành phần, phụ thuộc vào nhiên liệu đốt. • Tro là dạng rắn của khói đặc biệt sau khi chúng đọng thành các hạt bụi cực nhỏ • Sương mù: Thành phần chất lỏng của ô nhiễm không khí thường là nước hoặc dạng nước vì những giọt hợp chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ nhanh chóng trở thành chất ở dạng khí. Một đám mây hay một tập hợp các giọt nhỏ với mật độ dày được gọi là sương mù • Khí: ô nhiễm không khí có thể do hỗn hợp nhiều khí khác nhau và đặc tính quan trọng nhất của chúng là khả năng hòa tan trong nước cũng như hoạt tính hóa học. 4 Kích cỡ và thành phần hóa học là hai đặc điểm quan trọng của các sol khí và quyết định hoạt động của chúng. Kích cỡ quyết định các hạt chuyển động trong không khí và lắng đọng ở bề mặt các vật. Những hạt vật chất lớn hơn được gió và chuyển động của không khí giữ lại trong khí quyển và chúng thường có xu hướng lắng xuống dưới tác động của trọng lực tro trong điều kiện không khi không chuyển động. Các hạt có kích thước nhỏ hơn thường giữ lại trong không khí, chuyển động, hiện tượng chuyển động Brown [11]. Kích thước của các hạt trong sol khí quyết định khả năng xâm nhập sâu vào đường hô hấp và do đó xác định những ảnh hưởng gây ra cho phổi. Đồng thời kích cỡ cũng liên quan tới khối lượng; các hạt có kích thước càng nhỏ thì càng nhẹ. Trong tất cả các sol khí đa phân tán, số lượng lớn các hạt nhỏ chỉ chiếm một phần trăm nhỏ trong tổng khối lượng sol khí, trong khi với một số lượng ít của các hạt có kích thước lớn hơn lại chiếm phần lớn khối lượng của sol khí. Điều này rất quan trọng vì một số hạt như những hạt chứa chì hoặc thủy ngân có thể không gây tổn thương cho phổi nhưng với một lượng lớn các hạt có chứa các chất có độc tính này có thể được hấp thụ vào và gây ảnh hưởng tiêu cực tới một số bộ phận trong cơ thể. Các hạt được tạo ra với kích cỡ khác nhau phụ thuộc vào nguồn phát sinh chúng. Thành phần của các hạt cũng phụ thuộc vào các nguồn phát sinh. Các hạt từ các nguồn khác nhau có thể có sự phân bố kích cỡ khác nhau. Những hạt lớn có thể là bụi lơ lửng hoặc muội than thải ra từ các hoạt động đốt cháy ngoài trời, một số thì được tạo thành từ sự kết hợp giữa nhiều hạt nhỏ hơn. Những hạt lớn thường là ở trạng thái rắn nhưng cũng có thể hấp thụ các khí hoặc phần bề mặt của chúng có thể là ở thể lỏng. Những hạt nhỏ, đặc biệt là loại siêu nhỏ thường được tạo thành từ một số dạng hoạt động đốt cháy như liên quan với khí thải ống xả diezen, các nhà máy nhiệt điện hoặc các phản ứng đốt cháy nhanh ở nhiệt độ cao. Những hạt nhỏ với kích thước khoảng 10µ còn có thể được hình thành từ sự kết hợp của các 5 hạt bụi siêu nhỏ với kích thước khoảng 2,5µ. Các hạt siêu nhỏ thường gồm một hỗn hợp các hợp chất chứa cacbon và sulphat ở dạng hòa tan, hấp thụ hay rắn, các kim loại vi lượng và hơi nước. Những hạt vật chất có kích thước nhỏ và siêu nhỏ thường nguy hiểm hơn so với hạt có kích thước lớn. Thành phần của một sol khí sẽ quyết định phản ứng hóa học và mật độ của các hạt. Kích thước hạt bụi cho phép bụi vào sâu trong đường hô hấp hay không. Ảnh hưởng của các hạt ô nhiễm không khí gây ra cho cơ thể phản ánh khả năng xâm nhập sâu vào trong phổi và hoạt động hóa học của chúng cũng như độc tính khi chúng tiếp xúc với phổi hay các cơ quan khác trong cơ thể. Các hạt có kích thước 100µ có thể gây kích thích đối với màng nhày mắt, mũi, họng nhưng không thể vào sâu hơn trong đường hô hấp Hạt có kích thước dưới 100µ và trên 20µ: có thể vào đường hô hấp nhưng không vào đến đường hô hấp dưới (tính từ thanh quản xuống dưới) Hạt bụi có kích thước dưới 20µ và trên 10µ vào tới khí quản và phế quản lớn Các hạt bụi có kích thước dưới 10µ và trên 0,1µ (được gọi là bụi hô hấp) dễ dàng vào phế nang và đọng lại Các hạt bụi có kích thước siêu hiểm vi (dưới 0,1µ) có khả năng đi sâu vào phế nang thường tồn tại lơ lửng và thở ra ngoài trừ khi chúng tích điện Hình 1:Mức độ thâm nhập bụi vào đường hô hấp và kích cỡ bụi [11], [9] 100µ 10 µ <5 µ 20 µ Hít thở Thanh quản Vùng mũi hầu họng Vùng khí phế quản Vùng phế nang 6 Mặc dù hình dạng hạt thường không được chú ý khi tính kích cỡ nhưng hình dạng hạt có ảnh hưởng quan trọng quyết định ảnh hưởng hạt có thể gây ra cho cơ thể. Amiang với hình dạng sợi dài và mảnh đã làm tổn thương tới phổi và có thể gây ung thư phổi và u trung biểu mô ở màng phổi. Những hạt có chiều dài gấp 5 lần chiều rộng trở lên được gọi là sợi Ô nhiễm không khí có thể do hỗn hợp nhiều khí khác nhau và đặc tính tính quan trọng nhất là khả năng tan trong nước và hoạt tính hóa học. Những chất ô nhiễm khí tương đối dễ hòa tan trong nước là NO x hoặc SO x và những khí này có thể bị ion hóa trong nước. Trong không khí chúng có thể kết hợp để tạo thành những hạt siêu hiểm vi và hạt hiểm vi. Những khí như O 3 , SH 2 và các hợp chất hữu cơ thì ít tan trong nước hơn. Khả năng tan trong nước của các khí cũng quan trọng như kích cỡ các hạt, quyết định khả năng đi sâu vào trong đường hô hấp. Một khí dễ tan trong nước bao ngoài màng nhầy đường hô hấp trên sẽ được loại ra khỏi lượng khí vào sâu trong phổi. Một khí và không tan trong nước sẽ không được đào thải ra và sẽ dễ dàng xâm nhập sâu vào phế nang. Những khí có hoạt tính cao như ozone mặc dù ít tan trong nước nhưng thường có xu hướng tác động tới đường hô hấp chứ không phải phế nang trừ khi ở nồng độ cao Các chất gây ô nhiễm nhân tạo chính trong môi trường không khí: Các khí NO x (NO 2 , NO, N 2 O), SO 2 , H 2 O, CrO, các khí halogen (clo, brom, iot ) Các loại khí flor Các chất tổng hợp etsxăng (benzpyene, acetic, acid ete ) Các chất lơ lửng như bụi lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật, nitrat, sulfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa… Các loại bụi nặng: bụi đất, đá, bụi kim loại đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, catmi 7 Khí quang hóa như ozone, N, NO x , andehyt, etylen… Chất thải phóng xạ Nhiệt Tiếng ồn Các thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất ô nhiễm do quá trình đốt cháy nhiên liệu và sản xuất công nghiệp sinh ra. Có hai nguồn gây ra ô nhiễm cơ bản đối với môi trường không khí nói chung: Nguồn ô nhiễm tự nhiên Nguồn ô nhiễm do hoạt động của con người 1.2.2 Đơn vị đo lường ô nhiễm không khí và biểu thị mức độ ô nhiễm Các chỉ số đánh giá: - Tổng sol khí lơ lửng được đo bằng tổng số hạt lơ lửng (TSP) hoặc sử dụng đo kích cỡ (PM) với kích thước hạt dưới 10µ (PM 10 ) và dưới 2,5µ (PM 2,5 ). - Đo lường các khí theo đơn vị µ g/m 3 theo giờ hay 24 giờ Các tiêu chuẩn về chất lượng không khí, giới hạn các mức phát thải cho phép hoặc mức phát thải không làm giảm chất lượng không khí vượt quá giới hạn nào đó. Các tiêu chuẩn có thể ở hai dạng: - Các tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh: là chất lượng chung của không khí ngoài trời ở một vùng nào đó. - Các tiêu chuẩn phát thải qui định lượng ô nhiễm được thải ra từ một nguồn nào đó Các tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn về chất lượng không khí xung quanh là những giá trị về chất lượng không khí mà chính quyền ở vùng đó không cho phép vượt quá. Chất lượng không khí xung quanh được quan trắc tại nhiều điểm khác nhau trong vùng; vượt ngưỡng xảy ra khi nồng độ của một chất OONKK nào đó vượt quá mức cho phép. 8 Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ biểu thị ô nhiễm không khí bằng chỉ số chuẩn ô nhiễm (PSI-Product Sustainbility Index), theo ngưỡng an toàn và nguy hiểm đối với sức khoẻ của người. PSI là một chỉ số thu được khi tính tới nhiều chỉ sống ô nhiễm, ví dụ tổng các hạt lơ lửng, SO 2 ,CO, O 3 , NO 2 được tính theo m g/m 3 /giờ hoặc trong 1 ngày. Nếu PSI từ 0-49 là không khí có chất lượng tốt. Nếu PSI từ 50-100 là trung bình, không ảnh hưởng tới sức khoẻ của người. Nếu PSI từ 100-199 là không tốt. Nếu PSI từ 200-299 là rất không tốt. Nếu PSI từ 300-399 là nguy hiểm, làm phát sinh một số bệnh. Nếu PSI trên 400 là rất nguy hiểm, có thể gây chết người. Bảng 1: PSI tại điểm quan trắc chất lượng không khí tại bưu điện Darussalam, Brunei trong năm 1998 [5] Chỉ số Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 PSI PM 10 18 12 12 - 23 12 13 12 24 PSI NO 2 9 12 12 - 23 21 20 18 19 PSI O 3 32 35 39 37 29 25 23 27 PSI CO 19 34 65 6 36 37 43 46 47 PSI SO 2 3 2 6 0 3 3 4 5 2 Tiêu chuẩn Việt Nam: Tiêu chuẩn chất lượng không khí TCVN 5937 qui định về các thông số cơ bản: SO 2 CO, NO x O 3 , bụi lơ lửng PM 10 (bụi kích thước dưới 10µ) và chì trong không khí xung quanh Bảng 2: tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh đơn vị tính µg/m 3 [TCVN5837] Thống TB/1 TB/8 TB/24 Trung Phương pháp xác định 9 số giờ giờ giờ bình/năm SO 2 350 - 125 50 Parasosalin hoặc huỳnh quang cực tím CO 30000 10000 - - Quang phổ hồng ngoại không phân tán NO 2 200 - - 40 Huỳnh quang hóa học pha khí O 3 180 120 80 - Trắc quang tử ngoại Bụi TSP 300 - 200 140 Lấy mẫu thể tích lớn Phân tích khối lượng PM 10 - - 150 50 Phân tích khối lượng hoặc tách quán tính Pb - - 1,5 0,5 Lấy mẫu thể tích lớn và quang phổ hấp thụ nguyên tử Ghi chú PM 10 : bụi có kích thước khí động nhỏ hơn hoặc bằng 10µ Dấu gạch ngang (-): không qui định 1.2.3 Nguồn ô nhiễm do hoạt động của con người Công nghiệp hóa và quá trình đốt cháy nhiên liệu đã thải vào không khí các thành phần gây ô nhiễm. Trên thế giới, khoảng 100.10 9 tấn SO x , 68. 10 9 tấn NO x , 57. 10 9 tấn các loại hạt lơ lửng (SPM) và 177. 10 9 tấn CO được thải vào không khí năm 1990 [11] do hoạt động của con người. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính ước tính có thể tăng từ 45. 10 9 tấn CO 2 trong năm 2005 lên 56. 10 9 tấn năm 2020 [7]. Con người trong quá trình sống, phát triển đều gây ô nhiễm không khí ở mọi lĩnh vực như: gia tăng đô thị hóa, tăng dân số đô thị; tăng các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp; tăng sản xuất và sử dụng năng lượng từ các nguồn; tăng các phương tiện giao thông-; Ô nhiễm từ sinh hoạt của con người; các nguồn ô nhiễm khác như đốt rác thải, xây dựng… • Nguồn gây ô nhiễm trong công nhiệp Ô nhiễm công nghiệp là do các nhà máy, xí nghiệp sản xuất thải khí trong quá trình đốt chất nhiên liệu và khí từ công nghệ sử dụng nguyên liệu ra môi trường. Đặc điểm của chất thải do quá trình công nghệ là nồng độ chất độc hại cao, tập trung trong khoảng không gian nhỏ, thường là hỗn hợp khí. 10 Các nhà máy có nguồn ô nhiễm không khí lớn: nhà máy nhiệt điện, xí nghiệp hóa chất, nhà máy luyện kim, xí nghiệp cơ khí, nhà máy công nghiệp nhẹ, sản xuất vật liệu xây dựng • Nguồn ô nhiễm từ giao thông Nguồn ô nhiễm này sản sinh ra gần 2/3 khí CO, ½ khí hydro cacbon và khí oxitnitơ. Gia tăng đô thị hóa và gia tăng phương tiện giao thông làm tăng nhanh mức độ ô nhiễm tại các đô thị lớn. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy chất lượng không khí ở khu vực ngoại thành Hà nội chưa bị ô nhiễm bởi các khí thải từ phương tiện giao thông như SO 2 , NO 2 , CO và TSP ngoại trừ các khu công nghiệp và các khu gần tuyến giao thông liên tỉnh và đường cao tốc. Khu vực nội thành thì hầu hết các tuyến giao thông chính đều bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Tại các tuyến giao thông, ô nhiễm bụi lơ lửng (TSP) là chủ yếu, với nồng độ đo được cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3-4 lần. Nồng độ các khí SO 2 NO 2 trung bình hàng năm tăng khoảng 10%-60%, nồng độ CO tại trục giao thông chính cao 2,5 – 4,5 lần so với TCCP [1] Hình 2, cho thấy tỷ lệ gia tăng các xe cơ giới và các khí ô nhiễm NO x , SO x , CO phát sinh từ nguồn phương tiện giao thông [...]... phát thải không làm giảm chất lượng không khí - Luật bảo vệ môi trường Thành lập các cơ quan chuyên trách về quản lý môi trường: - Tiến hành kiểm soát và quản lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường, 25 - Quản lý kiểm soát gia tăng phương tiện giao thông - Có hệ thống giám sát mức độ ô nhiễm môi trường không khí trong phạm vi ô thị hay khu công nghiệp, nhà máy và có biện pháp xử lý khi gia tăng ô nhiễm Tổ... phòng ô nhiễm không khí TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đặng Mạnh Đoàn, Trần thị Diệu Hằng, Phan Ban Mai (2007) Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội và kiến nghị nhằm giảm thiểu ô nhiễm Hội nghị khoa học 10 Viện KH KTTV & MT Hà nội tr: 110 27 2 Đào Ngọc Phong, 1997, Vệ sinh môi trường không khí , Vệ sinh môi trường dịch tễ, NXB y học, Hà nội, tập 1, tr: 22-30 3 Đào Ngọc Phong, 1997, “Dịch tễ học môi trường. .. xảy ra trong nhiều ngày và lớp khí quyển ở dưới bị ô nhiễm bởi các chất ô nhiễm không khí từ ngày này sang ngày khác nhưng không có gió để hòa lẫn và làm loãng nồng độ [11] Ô nhiễm không khí là một phức hợp hóa học và vật lý rất phức tạp Chất gây ô nhiễm có thể là hỗn hợp các khí hòa tan và các hạt vật chất lơ lửng trong không khí Các chất ô nhiễm không khí tương tác lẫn nhau và gây ra nhiều hậu quả... trong khí quyển 6 Ô nhiễm không khí và cộng đồng Mức độ và các nguồn gây ô nhiễm xung quanh: Phát triển công nghiệp dẫn tới phát thải một lượng lớn các khí và hạt vật chất làm ô nhiễm không khí, các hoạt động gây ô nhiễm không khí có thể từ các hoạt động 23 sản xuất nông nghiệp hay đốt cháy nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng và vận tải Phơi nhiễm với các chất ô nhiễm là một phần của cuộc sống ô. .. động công nghiệp, giao thông cũng đang ngày càng gia tăng gây ra các vấn đề về chất lượng không khí Trên thế giới hiện có hơn một tỉ người đang phải sống ở những ô thị với điều kiện chất lượng môi trường không khí ở mức không thể chấp nhận được Một số trường hợp tồi tệ nhất là ở các thành phố lớn ví dụ như Mehico và Saul Paul (Brazil) Ô nhiễm không khí trong nhà: Tại nhiều cộng đồng, ô nhiễm không khí. .. lượng giá cuối bài: 1 Mô tả đặc trưng của các hạt vật chất gây ô nhiễm không khí, nêu các chất gây ô nhiễm chính trong cộng đồng, các tiêu chí đánh giá 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khuyếch tán ô nhiễm 3 ÔNKK có là một vấn đề ở địa phương bạn không? Là vấn đề gì? Nêu nguồn và mức độ ảnh hưởng 4 ảnh hưởng ô nhiễm không khí đối với khí hậu toàn cầu 5 Trình bày ảnh hưởng ô nhiễm không khí đối với sức khỏe... nhiễm không khí và các biện pháp dự phòng giảm thiểu ô nhiễm 7.1 Quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường Quản lý và kiểm soát ô nhiễm phải tại từng nguồn thải đề phòng việc thải ô nhiễm vào môi trường ngay từ đầu.[3] Trên cơ sở văn bản, pháp luật: - Xây dựng các tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn tiêu chuẩn không khí xung quanh và tiêu chuẩn nguồn phát thải - Luật lệ giới hạn các mức phát thải cho phép và mức... các khí từ lòng đất phun ra Nước bẩn bốc hơi, sóng biển tung bọt mang theo bụi muối biển lan tràn vào không khí Các quá trình hủy hoại, thối rữa thực vật và động vật tự nhiên cũng thải ra một số hóa chất ô nhiễm môi trường 1.2.5 Phát tán ô nhiễm không khí và các yếu tố ảnh hưởng Các yếu tố ảnh hưởng đến phát tán ô nhiễm - Bản chất chất ô nhiễm và dạng tồn tại, kích thước - Đặc điểm địa hình, không. .. trung ương và có thể làm giảm khả năng hấp thụ của trẻ em Ô nhiễm không khí liên quan với tỷ lệ tử vong cao và thường xảy ra ở những người bị rối loạn đường hô hấp và tim mạch Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy mối tương quan giữa nồng độ các hạt ô nhiễm không khí trong môi trường ô thị và tỷ lệ tử vong từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả bệnh liên quan tới phổi Theo Pruss Ustun Anette và cộng... biến do ô nhiễm không khí xung quanh Bảng 2: Các bệnh thường gặp khi phơi nhiễm với ô nhiễm không khí [11] Bệnh/Tình trạng sức Ảnh hưởng không đặc trưng Các yếu tố liên quan khỏe Viêm phế quản cấp SO2, bò hóng, các chất ô Khói thuốc lá có thể làm nhiễm từ sản phẩm dầu mỏ tăng ảnh hưởng kích thích trực tiếp đường Nhiễm khuẩn hô hấp hô hấp Nguy cơ tăng ở trẻ em Nghèo, suy dinh dưỡng, cấp phơi nhiễm với . 1 Vệ sinh môi trường không khí và ô nhiễm không khí YHP-Khoa YTCC, Dương Thị Hương MỤC TIÊU: 1. Định nghĩa môi trường không khí, mô tả được vai trò của không khí đối với sự sống con người và sinh. số đánh giá vệ sinh trong môi trường không khí, tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí cho phép ngưỡng tối đa của một số chất khí. 3. Định nghĩa được thế nào là ô nhiễm không khí, nêu khái. pháp bảo vệ và khống chế sự ô nhiễm môi trường không khí. NỘI DUNG: 1. Tổng quan về ô nhiễm không khí 1.1 Thành phần khí quyển Khí quyển là hỗn hợp của không khí khô và hơi nước. Hơi nước được