Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
438,33 KB
Nội dung
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp thì TSCĐ là một trong những yếu tố quyết định vị thế của Doanh nghiệp trên thị trường vì nó quyết định đến giá thành sản xuất. TSCĐ bao gồm toàn bộ các tư liệu lao động để con người tác động và làm thay đổi đối tượng lao động, là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động, nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực của Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong tình hình hiện nay khi nước ta ra nhập WTO, đất nước lại trong quá trình CNH, HĐH, khoa học kỹ thuật trở thành năng lực sản xuất thì TSCĐ là một yếu tố quan trọng tạo nên tạo nên thế mạnh cạnh tranh đối với các Doanh nghiệp khác. Khác với đối tượng lao động, TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm và không thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn, giá trị hao mòn của TSCĐ được dịch chuyển dần vào trong giá trị của sản phẩm chỉ khi nào TSCĐ bị hư hỏng hoàn toàn thì khi đó mới thay thế, đổi mới vì thế Doanh nghiệp phải tìm cách thu hồi lại vốn để tái đầu tư tài sản mới bằng cách trích khấu hao. Như vậy, Việc tính và trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và lợi nhuận của Doanh nghiệp, không những vậy nó còn ảnh hưởng đến báo cáo tài chính cuả Doanh nghiệp trong phần tài sản. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tính khấu hao các Doanh nghiệp phải tìm cách tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào kinh doanh trong từng kỳ hạch toán cho phù hợp. Hiện nay, ở nước ta có ba phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ, Doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp, tuân theo quy định của pháp luật, đảm bảo thu hồi vốn nhanh, đầy đủ, phù hợp với khái niệm cạnh tranh của Doanh nghiệp. Trong các Doanh nghiệp hiện nay, công tác quản lý và và sử dụng TSCĐ SV: Lục Thị Thảo Lớp: 18B15 1 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ còn nhiều hạn chế, Do có trường hợp TSCĐ không sử dụng hoặc sử dụng không hết công suất để mất mát hư hỏng trước thời hạn sử dụng dẫn đến việc ghi chép không rõ ràng, trích khấu hao không đầy đủ là hiện tượng không những ảnh hưởng đến Doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước, nên yêu cầu đặt ra là phải đúng, tính đủ trong việc trích khấu hao TSCĐ. Chính vì những lý do đó trên, em đã nhận biết được tầm quan trọng của việc tính và trích khấu hao TSCĐ nên em đã chọn đề tài “Bàn về công tác kế toán khấu hao TSCĐ trong các Doanh nghiệp” làm đề án môn học. Nội dung đề án gồm ba phần: Phần I: Cơ sở lý luận về công tác kế toán khấu hao TSCĐ. Phần II: Thực tế công tác kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp hiện nay. Phần III: Kiến nghị và nhận xét. SV: Lục Thị Thảo Lớp: 18B15 2 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ 1. Các quan điểm về hao mòn và khấu hao TSCĐ Trên đây là các quan điểm chung về hao mòn và khấu hao TSCĐ. Tuy nhiên trải qua một quá trình lịch sử lâu dài thì quan điểm về hao mòn và KHTSCĐ của những nhà kinh tế học đương thời có những nét khác nhau rõ rệt. Quan đi ểm của Adam smith: Adam smith cho rằng: Giá cả của sản phẩm không những hoàn lại giá cả của vật liệu, của sức lao động mà còn hoàn lại cả bộ phận giá trị của những công cụ lao động được chuyển vào sản phẩm do hao mòn của những công cụ này. Tuỳ theo giá trị của những tài sản ứng trước để chế tạo ra sản phẩm được hoàn lại bằng cách bán sản phẩm này toàn bộ hay từng phần, bán luôn một lúc hay bán dần, mà chỉ có phương thức và thời gian hoàn lại là thay đổi. Trong cả hai trường hợp đó là chi phí chứ không phải giá trị thặng dư. Như vậy Adam smith cho rằng TBCĐ chỉ gồm những tư liệu lao động. Chúng không thay đổi trong quá trình sản xuất và tiếp tục sử dụng cho tới khi hao mòn hết. Quan Đi ểm của Ricacdo: Ricacdo thì cho rằng: Mức độ cố định của các tư liệu lao động tuỳ thuộc vào mức độ bền lâu của chúng nghĩa là thuộc tính vật lý của chúng. Tuỳ theo mức độ bền lâu, trong những điều kiện khác không thay đổi, chúng sẽ hao mòn nhanh hay chậm nghĩa là hoạt động với tư cách là TBCĐ trong một thời gian dài hay ngắn nhưng quyết không phải do một mình thuộc tính vật lý ấy của việc bên lâu mà chúng hoạt động với tư cách là TBCĐ. Cả Adam smith và Ricacdo đã nhầm lẫn giữa TBCĐ và tư bản lưu động. SV: Lục Thị Thảo Lớp: 18B15 3 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Nhầm lẫn giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến, nên việc nghiên cứu vấn đề khấu hao và một số vấn đề khác bị sai lệch. Quan đi ểm của Các Mác: Trước đây thông qua nghiên cứu đường ray và xe lửa. Mác đã nhận thấy rằng: Hao mòn trước hết là do bản thân việc sử dụng gây ra. Và việc hao mòn đó sẽ tăng lên tỷ lệ thuận với sự tăng lên của tốc độ. Tiếp nữa nguyên nhân của hao mòn còn là sự tác động của tự nhiên (ăn mòn, mục nát, rỉ ) sau hết sự hao mòn ở đây cũng như trong khắp ngành đại công nghiệp, đó là sự hao mòn tinh thần cũng có tác dụng. Do sự cải tiến của công nghệ thì các tư liệu lao động thường được cải biến không ngừng. Vì thế chúng được thay thế không phải dưới hình thức ban đầu của nó mà dưới một hình thái đã được cải biến. Và Mác đã rút ra hao mòn (không kể hao mòn tinh thần) là bộ phận mà TBCĐ do được sử dụng nên chuyển dần vào sản phẩm theo mức giá trị trung bình mà giá trị sử dụng của nó bị mất đi. Sự hao mòn đó cho ta thấy TBCĐ có một thời gian tồn tại nào đó và mỗi một TBCĐ có một hình thức hao mòn khác nhau. Sự hao mòn đó được hoàn lại từng năm hoặc từng giai đoạn ngắn hơn, hay thậm chí thường được chuyển lại dưới hình thái tự nhiên của số tư bản đó. Vì Thế mà cần có một quỹ khấu hao dùng cho các bộ phận TBCĐ là chỉ sau nhiều năm mới đến kỳ hạn sản xuất, thay thế toàn bộ. Nhờ việc hình thành quỹ khấu hao theo tỷ lệ hao mòn của nó, giá trị tư bản cố định quay trở về quỹ này như điểm xuất phát của nó, một bộ phận của lưu thông và tiền tích trữ. Mác đã nhận ra rằng với sự phát tiển của tín dụng, phát triển này tất nhiên phải đi đôi với sự phát triển của nền đại công nghiệp và nền sản xuất tư bản công nghiệp. Số tiền nói trên không phải hoạt động với tư cách là tiền tích trữ nữa, mà làm tư bản nhưng không phải trong tay người sử dụng nó mà trong tay những nhà tư bản khác được quyền sử dụng nó. 2. Một số vấn đề chung về Tài sản cố định. 2.1. Khái niệm TSCĐ. TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu làm thoả mãn đồng thời các tiêu chuẩn sau: SV: Lục Thị Thảo Lớp: 18B15 4 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ + Có lợi ích kinh tế trong tương lai. + Nguyên giá được xác định một cách đáng tin cậy + Thoả mãn tiêu chuẩn giá trị theo quy định (Theo Quyết định 206/2003/ QĐ-BTC ngày12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài Chính thì TSCĐ phải có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên). + Thời gian sử dụng là từ một năm trở lên. 2.2. Đặc điểm của TSCĐ. TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao động, TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng. 2.3. Phân loại TSCĐ. Phân loại TSCĐ là sắp xếp TSCĐ thành từng loại từng nhóm có đặc điểm tương đồng theo tiêu thức nhất định. TSCĐ có nhiều loại, nhiều thứ có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. Để việc tính khấu hao TSCĐ được thực hiện một cách hợp lý, chính xác thì sự phân loại TSCĐ là cần thiết. Nhờ vào việc phân loại chúng ta sẽ biết được chất lượng, cơ cấu của từng TSCĐ hiện có trong doanh nghiệp để từ đó có thể đưa ra các phương pháp quản lý tốt: như đưa ra tỷ lệ khấu hao, giá trị năm sử dụng để thay đổi, cập nhật công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, khuyến khích tiêu thụ sản xuất. Căn cứ vào tính chất của TSCĐ trong doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành phân loại TSCĐ theo các tiêu thức sau: Phân loại TSCĐ theo hình thái có: - TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể bao gồm: + Nhà cửa vật, kiến trúc + Máy móc, thiết bị + Phương tiện vận tải + Thiết bị, dụng cụ quản lý SV: Lục Thị Thảo Lớp: 18B15 5 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ + Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật cho sản phẩm + TSCĐ hữu hình khác - TSCĐ vô hình: là TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng có giá trị và giá trị sử dụng bao gồm: + Quyền sử dụng đất có thời hạn + Quyền phát hành + Bản quyền, bằng sáng chế + Nhãn hiệu hàng hoá + Phần mềm máy tính nếu phần mềm độc lập với phần cứng + Giấy phép và giấy nhượng quyền + TSCĐ vô hình khác Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu có: - TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: là những TSCĐ do nhà nước cấp hoặc do các cá nhân, cổ đông góp vốn khi thành lập doanh nghiệp hoặc mua bằng nguồn vốn bổ sung của doanh nghiệp. - TSCĐ đi thuê: là TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian nhất định ghi trong hợp đồng thuê (TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động). Phân loại theo tình hình sử dụng: - TSCĐ sử dụng cho hoạt động kinh doanh - TSCĐ sử dụng cho phúc lợi, sự nghiệp, cho chương trình dự án - TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ nhà nước - TSCĐ sử dụng cho hoạt động khác - TSCĐ chờ thanh lý Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành có: - TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách - TSCĐ được đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn bổ sung (quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển) - TSCĐ được đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn vay SV: Lục Thị Thảo Lớp: 18B15 6 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ - TSCĐ được đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn liên doanh 2.4. Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ. Hạch toán TSCĐ phải đảm bảo các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Theo dõi phản ánh chính xác tình hình tăng, giảm TSCĐ cả về giá trị và số lượng tài sản hiện có trong phạm vi toàn bộ đơn vị cũng như ở từng bộ phận sử dụng. - Tính toán và phân bổ chính xác khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn cuả tài sản và chế độ quy định. - Tập hợp và phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ. - Tham gia kiểm tra đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nhà nước và yêu cầu bảo quản vốn. - Tiến hành phân tích sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ. 3. Một số vấn đề chung về Khấu hao Tài sản cố định. 3.1. Hao mòn TSCĐ. Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của TSCĐ.Khi sử dụng TSCĐ, tuy rằng nó vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng thực tế đã giảm dần giá trị do chuyển phần hao mòn vào giá trị sản phẩm. - Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn vật lỷ trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận. Hao mòn hữu hình của TSCĐ diễn ra ở hai dạng sau: + Hao mòn dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng. + Hao mòn do tác động của thiên nhiên (độ ẩm, hơi nước, không khí), hao mòn này xảy ra thường xuyên và không phụ thuộc vào việc sử dụng. - Hao mòn vô hình: là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hao mòn loại này không kèm theo sự giảm thấp về giá trị sử dụng. Nhờ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh tế càng nhanh và quy mô lớn thì TSCĐ được sản xuất càng có nhiều tính năng với năng suất cao và chi phí thấp làm cho TSCĐ cũ SV: Lục Thị Thảo Lớp: 18B15 7 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ bị mất giá, lạc hậu so với công nghệ mới. 3.2. Khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách hợp lý, khoa học nguyên giá TSCĐ vào chi phí kinh doanh thông qua thời gian sử dụng TSCĐ.Thực chất khấu hao TSCĐ là hình thức thu hồi vốn cố định ở TSCĐ tương ứng với giá trị hao mòn trong sản xuất kinh doanh. Phần giá trị hao mòn của TSCĐ được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm mới sản xuất ra thông qua việc trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo những tỷ lệ khấu hao khác nhau đối với mỗi loại TSCĐ. Về phương diện kế toán, khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của TSCĐ. Về phương diện kinh tế, khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản, đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Về phương diện tài chính, khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanh nghiệp thu được bộ phận giá trị đã mất của TSCĐ. 3.3. Mối quan hệ giữa hao mòn và khấu hao. Để thu hồi giá trị hao mòn của TSCĐ, người ta tiến hành trích khấu hao phần giá trị hao mòn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm làm ra. Do vậy, hao mòn quyết định khấu hao và có hao mòn thì mới có khấu hao. Hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, hao mòn là một khái niệm trìu tượng và không dự đoán được. Còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi giá trị hao mòn của TSCĐ. Khấu hao là một khái niệm cụ thể, trong kế toán dùng khấu hao để phản ánh hao mòn. 3.4. Các phương pháp tính Khấu hao TSCĐ Hiện nay, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thì có ba phương pháp khấu hao: 3.4.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng. Phương pháp này căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao TSCĐ để tính ra mức khấu hao và Doanh nghiệp phải xác định được thời gian sử dụng của TSCĐ Xác định mức tính khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công SV: Lục Thị Thảo Lớp: 18B15 8 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ thức sau đây: Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng Nếu doanh nghiệp trích khấu hao cho từng tháng thì lấy số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của TSCĐ. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao lũy kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó. Khi sửa chữa nâng cấp TSCĐ làm tăng nguyên giá TSCĐ thì mức khấu hao mới trích hàng tháng thay đổi và được tính theo công thức sau: Mức khấu hao phải trích trong tháng = Giá trị còn lại trước khi nâng cấp + Giá trị nâng cấp Số năm ước tính sử dụng sau khi nâng cấp x 12 Ưu điểm: - Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng tính một phần như nhau cho một kỳ kế toán, phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian, do đó số tiền khấu hao được phân bổ đều đặn vào giá thành sản phẩm trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra để hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhược điểm: SV: Lục Thị Thảo Lớp: 18B15 9 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ - Do áp dụng tỷ lệ khấu hao như nhau nên việc thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến việc đổi mới công nghệ, tái đầu tư TSCĐ, thời gian thu hồi vốn lâu nên không theo kịp hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình làm giảm giá trị tài sản so với giá trị trên sổ kế toán, cất trữ và quản lý TSCĐ, thường xuyên phải kiểm tra đánh giá hiệu suất hoạt động của TSCĐ để có phương án kịp thời như sửa chữa, nâng cấp. - Nếu TSCĐ được sử dụng với công suất như nhau trong mỗi kỳ kế toán thì phương pháp này phân bổ rất công bằng tổng chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm. 3.4.2. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. - Căn cứ vào hồ sơ kinh tế- kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế. - Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ. * Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của TSCĐ Sản lượng theo công suất thiết kế Mức trích khấu hao năm của TSCĐ băng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao năm của = Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho SV: Lục Thị Thảo Lớp: 18B15 10 [...]... theo thước đo về sản lượng Khấu hao TSCĐ sẽ tăng khi doanh nghiệp sản xuất nhiều và tạo ra nhiều sản phẩm tương đương, nếu doanh nghiệp sản xuất ít thì mức khấu hao tương ứng trong kỳ sẽ ít - Phương pháp khấu hao theo sản lượng làm cho kết quả kinh doanh trong kỳ phản ánh đúng tình hình hoạt động của doanh nghiệp Nhược điểm: Mức khấu hao trên một đơn vị là bằng nhau do vậy khấu hao trích trong tháng... THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 1 Những văn bản và quy chế tài chính của Việt Nam về kế toán và tính khấu hao TSCĐ * Thông tư 203/2009/TT-BTC Thông tư 203/2009/TT-BTC khấu hao TSCĐ Nguyên tắc khấu hao TSCĐ và sử dụng tiền trích khấu hao TSCĐ hiện nay được Quyết định mới nhất đó là Thông tư 203/2009/TT-BTC, có nội dung như sau 1 Mọi tài sản của doanh nghiệp. .. ngành Các doanh nghiệp ở Mỹ áp dụng phương pháp khấu hao theo nhóm TSCĐ có bản chất giống nhau hoặc khấu hao kết hợp các TSCĐ có bản chất và thời gian sử dụng khác nhau Khi xác định được số khấu hao phải trích hàng tháng, kế toán ghi: Nợ TK “Chi phí KHTSCĐ” Có TK Hao mòn luỹ kế Kế toán Pháp: phương pháp khấu hao sử dụng có nhiều, tuy nhiên trong các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng hai phương pháp khấu hao. .. 2,16 triệu Có những Doanh nghiệp lại áp dụng phương pháp tính khấu hao theo khối lượng sản phẩm, Đó thường là các Doanh nghiệp xây dựng Nếu áp dụng theo phương pháp này thì Doanh nghiệp phải xác định số lượng sản phẩm sản xuất ra trong mỗi kỳ kế toán Phương pháp này thì tùy theo mức sản lượng sản phẩm sản xuất mà xác định được mức khấu hao cho phù hợp Nếu Doanh nghiệp muốn khấu hao nhanh để đổi mới... dụ về phương pháp khấu hao mà các doanhnghiệp áp dụng Dù áp dụng theo phương pháp nào thì mức khấu hao qua các năm sẽ được khấu hao dần và Doanh nghiệp sẽ thu hồi đựoc vốn để đầu tư mua sắm TSCĐ mới, các phương pháp đó đều có những ưu nhược điểm riêng nhưng trong một Doanh nghiệp thì trong kỳ chỉ đượ chọn một trong ba phương pháp đó để tính khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp mình Vì vậy, các Doanh nghiệp. .. một tài sản tự xây dựng Các nguyên tắc chuẩn mực kế toán quốc tế quy định là: + Số khấu hao được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng + Phương pháp khấu hao phản ánh tiêu dùng dự tính bao gồm 3 phương pháp: Khấu hao theo đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần, khấu hao theo số lượng sản phẩm Từ đó ta thấy rằng đã có sự phù hợp giữa kế toán việt Nam và kế toán quốc tế So sánh kế toán. .. giá nhng không đ ợc trích khấu hao SV: Lục Thị Thảo Lớp: 18B15 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ 2 Thực tế công tác Kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam Hiện nay, các doanh nghiệp thực hiện việc tính trích khấu hao TSCĐ tương đối tốt và đúng theo quy định của BTC ban hành tại Quyết đinh 206/2003/QĐ – BTC các doanh nghiệp được trích khấu hao TSCĐ khi doanh nghiệp có đầy đủ hợp đồng,... phương phấp cho phù hợp để đảm bảo giá thành sản xuất sản phẩm và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dựa trên chuẩn mực kế toán hiện nay đa số các công ty sử dụng phư ng pháp khâú hao đường thẳng để phân bổ khấu hao trong các sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của họ Một số tài sản được khấu hao theo phương pháp sản lượng Còn phương pháp khấu hao nhanh được áp dụng cho mục đích tính thuế... pháp khấu hao theo đường thẳng và khấu hao giảm dần TSCĐ sử dụng ngày nào thì trích khấu hao sử dụng ngày đó khác với khấu hao của Việt Nam trước đây là khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng Khi trích khấu hao, kế toán ghi: Nợ TK “Niên khoản khấu hao dự phòng-chi phí kinh doanh Có các TK Khấu hao bất động sản Đơn giản hơn kế toán Việt Nam rất nhiều Lịch sử kế toán - kiểm toán đã có từ rất lâu trên thế... chung về kế toán còn chuẩn mực về kiểm toán mới đang dần dần hình thành, tất cả đã chứng tỏ sự mới mẻ của lĩnh vực này Vì vậy Việt Nam cần phải cố gắng tích luỹ, học hỏi và hoàn thiện dần chế độ tài chính kế toán và đưa hệ thống kế toán Việt Nam từng bước tương thích với những thông lệ kế toán quốc tế, dưới đây là một số giải pháp kiến nghị về KHTSCĐ: 5 Nội dung công tác kế toán Khấu hao Tài sản cố định . TSCĐ trong các Doanh nghiệp làm đề án môn học. Nội dung đề án gồm ba phần: Phần I: Cơ sở lý luận về công tác kế toán khấu hao TSCĐ. Phần II: Thực tế công tác kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh. trích khấu hao, kế toán ghi: Nợ TK “Niên khoản khấu hao dự phòng-chi phí kinh doanh Có các TK Khấu hao bất động sản Đơn giản hơn kế toán Việt Nam rất nhiều. Lịch sử kế toán - kiểm toán đã. đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ. Ưu điểm: - Phương pháp tính khấu hao theo sản lượng đã giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc trích khấu hao TSCĐ. Cách