Đánh giá chung về công tác kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bàn về công tác kế toán khấu hao Tài sản cố định trong các Doanh nghiệp (Trang 29)

1. Đánh giá chung về công tác kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp nghiệp

1.1. Những ưu điểm.

- Khấu hao là để thu lại, để hoàn trả lại nguồn vốn hay phần giá trị bị giảm đi của TSCĐ đã đầu tư.

- NVKH là nguồn vốn tiền tệ quan trọng để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất TSCĐ vì tổng số khấu hao được chia làm hai phần: Một dùng để khôi phục hoàn toàn TSCĐ và phần để khôi phục bộ phận TSCĐ cũng như hiện đại hoá TSCĐ.

- Việc phân chia, sử dụng nhiều phương pháp khấu hao giúp cho các doanh nghệp có thể lựu chọn cho mình phương pháp phù hợp để hoạt động có hiệu quả, tạo sự thuận lợi trong hợp tác liên doanh để đánh giá đúng đắn KHTSCĐ và tìm ra giải pháp chung giữa các bên đồng thời cũng khuyến khích đầu tư, tạo thuận lợi cho việc tính thuế... Điều đó cũng ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

- Hạch toán KHTSCĐ được phân chia làm các trường hợp cụ thể giúp cho kế toán có thể xử lí đúng đắn kịp thời và chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời giúp nâng cao trình độ nghiệp vụ.

1.2.Những tồn tại

Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng đều có tính hai mặt, chúng tồn tại song song cạnh tranh và thúc đẩy nhau giúp cho sự vật hiện tượng đó phát triển. KHTSCĐ bên cạnh những ưu điểm còn tồn tại cả những hạn chế:

-Tính chủ quan trong việc trích KHTSCĐ thể hiện ở việc xác định GTCL của TSCĐ. Trên thực tế hao mòn TSCĐ là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ còn việc trích KHTSCĐ lại là biện pháp chủ quan vì những tiêu thức phân bổ hay việc đánh giá GTCL là do con người thực hiện, do vậy, có thể không sát với thực tế gây ra những tổn thất thoát làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

-Căn cứ vào các quy định trong chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC thì công thức tính khấu hao TSCĐ hiện nay là:

Mức khấu hao trung bình

hàng năm =

Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng

Trong công thức này không đề cập đến giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ . Đây là chỉ tiêu nói lên số tiền có thu hồi được khi tiến hành thanh lý những tài sản đã hết khấu hao. Một trong những đặc điểm của TSCĐ là dù tài sản đó có cũ, lạc hậu, hư hỏng tới mức nào thì vẫn còn là một lượng giá trị có thể thu hồi được kể cả trường hợp 100% hình thái vật chất của TSCĐ thu hồi dưới dạng phế liệu. Mặc dù công thức trên là đơn giản nhưng nhưng lại chưa phù hợp vì trên thực tế có rất nhiều TSCĐ khi thanh lý thu hồi được hoặc là bán được với số tiền lớn như nhà cửa, ô tô. Nếu không tính toán đến giá trị thu hồi ước tính cúng ta sẽ khấu hao một mức lớn chi phí vào sản phẩm. Vì vậy dẫn đến giá thành quá cao.

- Việc quản lí TSCĐ đã khấu hao hết vẫn còn sử dụng cũng còn nhiều bất cập vì những TSCĐ này không phải tính và trích khấu hao nữa. Điều này cũng có nghĩa rằng giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên tương ứng với mức khấu hao không phải tính của TSCĐ này và số tiền khấu hao đó được chia làm 2 phần:Nộp ngân sách Nhà nước theo tỷ lệ qui định dưới dạng thuế thu nhập doanh nghịêp, còn để lại doanh nghiệp.

-Bản chất của hạch toán tài chính doanh nghiệp dựa vào việc trích KHTSCĐ:Trong lĩnh vực tài chính thì số liệu kế toán có ảnh hưởng quan trọng tới

phân tích hoạt động tài chính của bản thân doanh nghiệp, của Nhà nước cũng như các bên thứ ba trong quan hệ SX-KD với doanh nghiệp. Trên thực tế, nếu các doanh nghiệp làm ăn sa sút, bị lỗ trong kinh doanh sẽ thấy ngay con đường giảm số lỗ đó nhanh nhất là cắt bỏ bớt chi phí KHTSCĐ. Lúc đó doanh nghiệp không lấy đâu ra lợi nhuận để chịu thuế, vì vậy không thể nói rằng họ xin giảm chi phí khấu hao TSCĐ để giảm thuế phải nộp mà chỉ đơn thuần là để giữ sổ sách kế toán bớt xấu hơn vì khi đó doanh nghiệp không tạo ra lợi nhuận để chịu thuế…

Một phần của tài liệu Bàn về công tác kế toán khấu hao Tài sản cố định trong các Doanh nghiệp (Trang 29)