Sinh viên thực tập: Lều Thị Minh Trang Giáo án LUẬN ĐIỂM TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu bài học Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Mục tiêu về kiến thức Trình bày được tính chất, yêu cầu của luận điểm trong bài văn nghị luận. 2. Mục tiêu về kĩ năng - Tìm được luận điểm của một văn bản nghị luận. - Rèn luyện kĩ năng tìm, xác lập và phân tích các luận điểm của đề văn nghị luận. 3. Mục tiêu về thái độ Thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng luận điểm khi viết bài văn nghị luận. II. Phương tiện, phương pháp dạy học 1. Phương pháp dạy học Phương pháp phát vấn và phương pháp thuyết trình 2. Phương tiện dạy học - Phương tiện: + Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án. + Bảng viết, phấn. - Học liệu: + Sách giáo khoa Ngữ văn 10 nâng cao- NXB Giáo dục III. Yêu cầu học sinh chuẩn bị Học sinh tìm hiểu trước bài học ở nhà (SGK Ngữ văn 10 nâng cao trang 96- 98) IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài mới Việc đầu tiên sau khi các em tiếp xúc với một đề văn thường là xây dựng cho bài của mình một dàn ý gồm những ý chính các em sẽ triển khai khi viết. Vậy trong một bài văn nghị luận, các ý chính đó là gì? Có những yêu cầu gì cho các ý đó và cách tìm các ý đó như thế nào, cô sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Luận điểm trong bài văn nghị luận. 4. Dạy bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về Tìm hiểu chung về luận điểm 1. Xét ví dụ 1 Sinh viên thực tập: Lều Thị Minh Trang luận điểm GV yêu cầu HS đọc ba cặp câu thơ trích từ Truyện Kiều ở bài tập 1 (SGK-98) và suy nghĩ trả lời câu hỏi: nội dung của các cặp lục bát đó là gì? GV mời một số học sinh trình bày câu trả lời của mình và nhận xét. GV bổ sung: Như vậy, các em đã tìm được nội dung, hay chính là những ý chính được rút ra từ các cặp lục bát trên. Đây chính là những ý chính làm nên dàn ý của bài văn nghị luận với đề tài: vai trò của đồng tiền đối với cuộc sống con người trong xã hội phong kiến. Vậy trong bài văn nghị luận, người ta gọi những ý chính đó là gì? Đó là luận điểm. - GV hỏi: Luận điểm là gì? GV giải thích thêm: Vậy, những ý chính của bài văn nghị luận chính là các luận điểm của bài văn đó. Các luận điểm này sẽ được làm sáng tỏ bởi các luận đề khi triển khai viết bài. Chúng ta không thể viết được một bài văn nghị luận nếu không xác định được các ý chính, chính là các luận điểm sẽ được phân tích HS đọc ví dụ và suy nghĩ trả lời câu hỏi. Học sinh dựa vào SGK và sự phân tích vừa rồi của GV để trả lời câu hỏi Ba cặp lục bát được trích từ Truyện Kiều có thể rút ra một số nội dung sau: Truyện Kiều vang lên lời than vãn, tuyệt vọng của dân nghèo trước thế lực của đồng tiền. Sức mạnh vạn năng của đồng tiền. … 2. Luận điểm là gì? Là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận trong bài văn. Được thể hiện dưới hình thức câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định. 3. Yêu cầu của luận điểm trong bài văn nghị luận Đúng đắn: luận điểm phải phù hợp với lẽ phải đã được thừa nhận. Sáng rõ: luận điểm được 2 Sinh viên thực tập: Lều Thị Minh Trang trong bài. Một bài văn nghị luận nếu không có luận điểm sẽ như cái xác không hồn bởi người ta không rõ bài văn ấy viết ra nhằm mục đích gì, bày tỏ tư tưởng, quan điểm nào. GV hỏi: Em hãy các yêu cầu khi xác định các luận điểm trong bài văn nghị luận? HS xem xét các tính chất của luận điểm trong bài văn nghị luận và các luận điểm mình tìm được trong câu hỏi thảo luận xem các luận điểm đó có phù hợp hay không? tương tự với hai luận điểm trong SGK. HS suy nghĩ và trả lời. diễn đạt chuẩn xác, không mập mờ, mâu thuẫn. Tập trung: các luận điểm trong bài đều hướng vào làm rõ vấn đề của bài văn. Mới mẻ: luận điểm không lặp lại giản đơn những điều đã biết mà phải nêu ra ý mới chưa ai đề xuất. Có tính định hướng: nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong thực tế đời sống. Hai VD trong SGK là những luận điểm đáp ứng được những tính chất của luận điểm trong văn nghị luận: vừa đúng đắn về mặt lí lẽ, vừa có cơ sở thực tế. Luận điểm đúng là luận điểm phù hợp với quy luật và có sức thuyết phục. Luận điểm hay là luận điểm đặt được ra những vấn đề mới mẻ và thiết thực với mọi người. 3 Sinh viên thực tập: Lều Thị Minh Trang GV hỏi: Từ việc chỉ ra các tính chất cần phải có của luận điểm trong bài văn nghị luận, em hãy xem xét xem các luận điểm em tìm được phần ví dụ đã phù hợp hay chưa. GV hỏi: Minh họa các tính chất trên qua hai ví dụ trong SGK. GV giải thích: Luận điểm 1: hợp với đạo lí kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc lại phù hợp với cuộc kháng chiến lúc chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra luận điểm ấy. Luận điểm 2: hợp với quy luật phát triển của tuổi trẻ, đồng thời đáp ứng đòi hỏi của bản thân mỗi người trong xã hội hiện nay. GV hỏi: Theo em, thế nào là luận điểm đúng và luận điểm hay? Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phương pháp tìm luận điểm và hình thành luận điểm GV hỏi: Em đã tìm những luận điểm cho câu hỏi thảo luận bằng HS suy nghĩ và trả lời Phương pháp tìm luận điểm và hình thành luận điểm Từ những lí lẽ đã được thừa nhận để đề ra các luận điểm mới. 4 Sinh viên thực tập: Lều Thị Minh Trang cách nào? Theo em có những cách nào để tìm được các luận điểm trong bài văn nghị luận Từ sự việc thực tế, phân tích ý nghĩa của nó để nêu luận điểm. Từ các luận điểm khác nhau của một vấn đề, thông qua phân tích nhận ra chỗ đúng sai của các luận điểm ấy đề xuất một luận điểm khác tránh được những cái sai và tổng hợp cái đúng. Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS luyện tập GV chia lớp thành hai nhóm, nhóm 1 làm bài tập 2, nhóm 2 làm bài tập 3 trong SGK. Sau 5 phút, GV gọi đại diên một HS của mỗi nhóm lên bảng viết những luận điểm của nhóm mình. GV nhận xét các luận điểm của HS tìm được, có thể nêu một số luận điể khác gợi ý cho HS. Luyện tập Bài 2: Có thể rút ra một số luận điểm sau: Học thầy không thể thiếu song học bạn cũng rất cần. Học thầy và học bạn là hai con đường dẫn đến ngôi nhà tri thức. Học thầy là quy luật còn học bạn là đức tính khiêm tốn của những người ham hiểu biết. … Bài 3: Có thể rút ra một số luận điểm sau: Sách là người bạn đồng hành của trí tuệ. Đọc sách mà không động não thì vô ích. Văn hóa đọc là thước đo trình độ văn minh của dân tộc. Đọc sách là một việc thú vị (từ câu d và e) 4. Củng cố kiến thức GV nhắc lại ngắn gọn các lí thuyết trong bài. 5. Dặn dò HS, bài tập về nhà. - HS hoàn thành các bài tập trong phần luyện tập vào vở bài tập. - HS chuẩn bị bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng. 5 . bài văn nghị luận? HS xem xét các tính chất của luận điểm trong bài văn nghị luận và các luận điểm mình tìm được trong câu hỏi thảo luận xem các luận điểm đó có phù hợp hay không? tương tự với hai luận. Trang Giáo án LUẬN ĐIỂM TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu bài học Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Mục tiêu về kiến thức Trình bày được tính chất, yêu cầu của luận điểm trong bài văn nghị luận. 2 điểm trong bài văn nghị luận Đúng đắn: luận điểm phải phù hợp với lẽ phải đã được thừa nhận. Sáng rõ: luận điểm được 2 Sinh viên thực tập: Lều Thị Minh Trang trong bài. Một bài văn nghị luận nếu