Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
558,98 KB
Nội dung
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Chủ đề: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN VÌ MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH Sinh viên thực hiện: Lớp 11090201 1. Nguyễn Thanh Vân Anh 91102005 2. Nguyễn Khánh Như 91102086 3. Lữ Ngọc Linh 91102203 4. Nguyễn Thị Thanh Nữ 91102087 5. Nguyễn Hồng Thanh 91102245 6. Nguyễn Anh Khoa 91102053 Tp. Hồ Chí Minh, 27 tháng 08 năm 2014 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Nangluongvietnam.vn : Năng lượng Việt Nam - Luanvan.com : Thư viện chia sẻ luận văn - Thuvienphapluat.vn : Thư viện pháp luật Việt Nam - Wikipedia.org.vn : Bách khoa toàn thư mở - Varans.vn : Cục an toàn bức xạ và hạt nhân I- GIỚI THIỆU Năng lượng hạt nhân là một loại công nghệ hạt nhân được thiết kế để tách năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát. Phương pháp duy nhất được sử dụng hiện nay là phân hạch hạt nhân, mặc dù các phương pháp khác có thể bao gồm tổng hợp hạt nhân và phân rã phóng xạ. Tất cả các lò phản ứng với nhiều kích thước và mục đích sử dụng khác nhau đều dùng nước được nung nóng để tạo ra hơi nước và sau đó được chuyển thành cơ năng để phát điện hoặc tạo lực đẩy Mỗi ngày, hàng triệu người trên khắp thế giới đang được hưởng các lợi ích từ công nghệ hạt nhân. Từ châu Phi đến châu Á, từ châu Âu đến châu Mỹ, công nghệ hạt nhân được sử dụng hàng ngày để phát hiện và bảo vệ các nguồn nước ngọt bền vững, tạo ra 2 năng lượng và thực phẩm cũng như cung cấp cho các nhà khoa học công cụ để nghiên cứu về quá khứ và dự đoán tương lai của đại dương. II - SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN CHO MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH Trong khi cả thế giới đang hướng về Rio de Janeiro, Brazil với Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển bền vững ('Rio+20'), IAEA đã xuất bản cuốn IAEA tại Rio+20: Công nghệ hạt nhân cho một tương lai bền vững nêu bật các đóng góp của IAEA cho các mục tiêu phát triển được đề cập tại hội nghị toàn cầu này, góp phần bảo đảm hòa bình, sức khỏe và thịnh vượng trên toàn thế giới. Công nghệ hạt nhân góp phần “xây dựng một tương lai mà chúng ta mong muốn' trong một số lĩnh vực: 1. Tăng trưởng dân số, thúc đẩy phát triển kinh tế, và thay đổi lối sống đòi hỏi nguồn tài nguyên hơn bao giờ hết. Khai thác quá mức nguồn tài nguyên đã bắt đầu làm tổn hại đến tự nhiên như đa dạng sinh học, không khí sạch, nước sạch và đất canh tác, một xu hướng đe dọa tính bền vững của phát triển. Để giúp chính phủ các nước thành viên đạt được khả năng áp dụng lớn hơn, IAEA đã phát triển một phương pháp mới để mô hình hóa các tương tác phức tạp này gọi là CLEWS (Chiến lược khí hậu, sử dụng đất, năng lượng và nước) cho phép phân tích đồng thời và gắn kết tất cả các lĩnh vực này. 2. Cơ hội sử dụng nước đủ, an toàn ngày càng tăng có thể được thực hiện thông qua các kỹ thuật hạt nhân. Kỹ thuật này giúp chỉ ra các nguồn nước ngầm với chi phí thấp và nhanh hơn bất kỳ phương pháp nào khác. Kỹ thuật hạt nhân cũng nâng cao hiệu quả của hệ thống thủy lợi, sử dụng 70% tất cả các nguồn nước ngọt. 3. Cơ hội sử dụng năng lượng giá rẻ trực tiếp cải thiện phúc lợi của con người. Dự báo hiện nay cho thấy nhu cầu điện tăng tới 60 đến 100% vào năm 2030. Là một nguồn năng lượng carbon thấp, điện hạt nhân có thể giảm tối đa phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. IAEA giúp các nước đang sử dụng hoặc đưa vào điện hạt nhân thực hiện 3 một cách an toàn, an ninh, kinh tế và bền vững. Các tiêu chuẩn an toàn, sự hỗ trợ và các đánh giá của IAEA đang làm tăng tính an toàn cho lĩnh vực này. IAEA cũng xác minh năng lượng hạt nhân chỉ được sử dụng cho mục đích hòa bình, trực tiếp góp phần vào hòa bình và an ninh. 4. Cơ hội sử dụng nguồn lương thực bền vững sẽ vẫn là một thách thức lớn trong những thập kỷ tới. Dựa trên thực tế và tiêu thụ hiện nay, sản xuất nông nghiệp sẽ phải tăng khoảng 70% vào năm 2050 để đáp ứng nhu cầu. Kỹ thuật hạt nhân được sử dụng ở các nước đang phát triển để tăng sản xuất một cách bền vững bằng cách nhân giống cây trồng được cải tiến, tăng cường chăn nuôi và sinh sản gia súc, cũng như kiểm soát sâu bệnh và dịch bệnh ở động vật và thực vật. Tổn thất sau thu hoạch có thể được giảm và gia tăng an toàn với công nghệ hạt nhân. Đất có thể được đánh giá với các kỹ thuật hạt nhân để giữ và cải thiện năng suất đất và quản lý nước. 5. Giúp hiểu rõ hơn và bảo vệ đại dương, kỹ thuật hạt nhân được sử dụng để theo dõi cân bằng hóa học thay đổi của đại dương gây ra bởi quá trình axit hóa đại dương, có thể làm chậm sự phát triển và gây nguy hiểm cho san hô và tăng trưởng của vi sinh vật . Kỹ thuật hạt nhân cũng là công cụ mạnh được sử dụng để có được một bức tranh chính xác của quá khứ trước đây của đại dương. 6. Sức khỏe cho hàng triệu bệnh nhân dựa vào chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn và hiệu quả. Kỹ thuật hạt nhân cung cấp thông tin chẩn đoán chính xác, rất quan trọng trong việc phát hiện và chữa cả bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm như ung thư. Dược chất phóng xạ được sử dụng để điều trị bệnh và cho phép chụp ảnh chẩn đoán. Xạ trị cũng sử dụng chùm tia bức xạ hội tụ, rất cần thiết trong chữa bệnh. Trong thế giới đang phát triển, các bệnh truyền nhiễm và không lây, cũng như suy dinh dưỡng, tạo ra một gánh nặng kinh tế - xã hội, đe dọa tính bền vững. Sử dụng phối hợp tốt, an toàn kỹ thuật hạt nhân để phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh và chống suy dinh dưỡng góp phần cải thiện sức khỏe và sự ổn định xã hội trên toàn thế giới. III- Ý KIẾN CỦA NHÓM 4 Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, nhu cầu năng lượng của trong những thập kỷ tới ngày càng lớn, trong khi các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, việc phát triển chương trình điện hạt nhân nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, phục vụ chính sách đa dạng hóa và phát triển cơ cấu năng lượng bền vững là đièu cần thiết và nên làm. Chúng tôi rất đồng tình với chính sách nhất quán của Việt Nam là sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh và có trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế; ủng hộ quyền của các quốc gia được sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, ủng hộ các nỗ lực giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Lý do chúng tôi đồng tình việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình: 1. Phát triển năng lượng hạt nhân phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2. Kỹ thuật hạt nhân trong nghiên cứu và bảo vệ môi trường 3. Công nghệ hạt nhân cho một tương lai bền vững Ngành hạt nhân ở nước ta ra đời từ năm 1976 và công trình khôi phục Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hoàn thành vào cuối năm 1983 đã tạo ra bước phát triển vượt bậc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng của lĩnh vực này. Ngày nay, kỹ thuật hạt nhân được ứng dụng có hiệu quả trong nhiều ngành khác nhau. 3.1- Phát triển năng lượng hạt nhân phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 5 Chính sách phát triển năng lượng bền vững mà nội dung cơ bản là đa dạng hóa các nguồn năng lượng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Ngành Hạt nhân đã tham gia nghiên cứu xây dựng nhà máy điện nguyên tử trong quy hoạch dài hạn. Trên cơ sở phân tích một cách khoa học và đã khẳng định rằng Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để thực thi chương trình điện hạt nhân trong những năm đầu của thế kỷ 21 Sau gần 25 năm hình thành và phát triển, ngành Hạt nhân nước ta đang phấn đấu để bước sang một giai đoạn mới. Với khả năng và tiềm lực hiện có, với nhu cầu của đất nước đối với khoa học kỹ thuật hạt nhân ngày càng cao; trong tương lai ngành Hạt nhân nước ta sẽ có đóng góp ngày càng hữu hiệu và thiết thực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3.2- Kỹ thuật hạt nhân trong nghiên cứu và bảo vệ môi trường 6 Nghiên cứu ô nhiễm môi trường sử dụng các kỹ thuật phân tích hạt nhân và liên quan cho phép theo dõi biến động của phóng xạ và tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước và biển trên một số địa bàn trong nước. Hiện nay cả nước ta đã có 3 trạm quan trắc môi trường phóng xạ thuộc mạng lưới của 18 trạm quan trắc môi trường quốc gia cho phép theo dõi thường xuyên tình trạng phóng xạ môi trường của một số địa dư điển hình trong nước. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khảo sát nồng độ các nhân phóng xạ nhân tạo Cs-137 sinh ra do các vụ thử vũ khí và sự cố hạt nhân trên thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam cũng được thực hiện trong thời gian qua. 7 Sử dụng phóng xạ môi trường kết hợp với kỹ thuật đánh dấu phóng xạ để nghiên cứu diễn biến các quá trình sa bồi, bồi lấp, xói mòn và rò rỉ, chẳng hạn như xác định quá trình di chuyển của sa bồi lớp đáy tại luồng tàu cảng Hải Phòng để xác định hướng, tốc độ và độ dày lớp sa bồi di chuyển nhằm giúp cho các nhà quản lý thực hiện việc duy tu, nạo vét hợp lý; đánh giá tốc độ và nguồn gốc bồi lấp của các lòng hồ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như Tuyền Lâm, Đạ Hàm, Đạ Tẻh, tây Di Linh, Chiến Thắng, Pró; xác định vị trí và tốc độ rò rỉ của các hồ chứa nước và các đập thủy điện Hòa Bình, Trị An, Đa Nhim; xác định các nguồn nước ngầm và nghiên cứu đánh giá khả năng nhiễm bẩn các nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn một số tỉnh phía Nam. 3.3- Công nghệ hạt nhân cho một tương lai bền vững ỨNG DỤNG TRONG Y TẾ Các nguồn bức xạ Co-60 hoạt độ cao dùng trong xạ trị được sử dụng tại một số bệnh viện trong nước từ những năm 1960. Năm 1971, Khoa Y học hạt nhân được hình thành với một số thiết bị đo và chuẩn đoán bệnh đơn giản. Từ tháng 3/1984, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được đưa vào hoạt động, cho phép sản xuất các chất đồng vị và dược chất phóng xạ thì số lượng các Khoa Y học hạt nhân tăng nhanh và đến nay, trong cả nước trên 30 khoa được hình thành, nhiều thiết bị hiện đại được trang bị như máy hiện hình Gamma Camera, máy chụp cắt lát CT. Trung bình hàng tháng khoảng 100 bệnh nhân đối với các khoa có quy mô nhỏ và gần 1.000 bệnh nhân với các khoa có quy mô lớn được chẩn đoán và điều trị bệnh. Các loại đồng vị chính được sản xuất tại Lò phản ứng hạt nhân là tấm áp P-32 để điều trị các bệnh ngoài da; dung dịch I-131 dưới dạng tiêm hoặc uống để chẩn đoán và điều 8 trị bệnh tuyến giáp; Tc-99m và các dược chất dưới dạng kit in-vivo đánh dấu với Tc- 99m để hiện hình tìm các khối u bất thường trong não, chẩn đoán chức năng và bệnh lý các cơ quan nội tạng của cơ thể như thận, gan, phổi, hệ tiêu hóa. Các kit in-vitro miễn dịch học phóng xạ T3, T4 cũng được sản xuất và sử dụng tại một số bệnh viện. Hàng năm, khoảng 150Ci chất phóng xạ các loại được sản xuất tại Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, cung cấp cho ngành Y tế. ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP Sử dụng các nguồn phóng xạ và các thiết bị hạt nhân để xây dựng các hệ đo và tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất của các nhà máy như đo mức của các bể đựng phối liệu của các nhà máy xi măng và nhà máy giấy; xác định mức trong các hộp bia và nước giải khát; xác định độ ẩm và mật độ giấy trong các nhà máy giấy; các hệ đo phóng xạ trong các giếng khoan của công nghiệp dầu khí Ưu điểm của phương pháp hạt nhân là không làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của các hệ công nghệ, cho phép đo trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao và với các dung dịch hóa chất độc hại. Kỹ thuật đồng vị xạ đánh dấu cũng được sử dụng phổ biến, chẳng hạn, việc tối ưu hóa quy trình và thời gian pha trộn phế liệu trong các dây chuyền của các nhà máy. Trong lĩnh vực khai thác dầu khí, kỹ thuật đánh dấu phóng xạ được sử dụng để xác định mặt cắt nước bơm ép trong các giếng bơm ép, hiện tượng ngập lụt trong các giếng khai thác của mỏ dầu Bạch Hổ. 9 Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy mẫu cũng là một trong các hướng đặc thù, chẳng hạn sử dụng phương pháp bức xạ truyền qua để chụp kiểm tra chất lượng mối hàn các đường ống kim loại, kiểm tra đánh giá tình trạng bên trong của các tháp công nghiệp với đường kính đến 4m và chiều cao đến 30m, kiểm tra chất lượng các cọc nhồi của các công trình xây dựng; sử dụng phương pháp bức xạ tán xạ ngược để xác định chất lượng của các công trình đường giao thông ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HẠT NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP Nghiên cứu sử dụng bức xạ Gamma kết hợp với những tác nhân khác để cải tạo giống cây trồng, sử dụng đồng vị đánh dấu để nghiên cứu các quá trình sinh học như vấn đề dinh dưỡng cây, con được ngành Hạt nhân kết hợp với các ngành khác thực hiện từ nhiều năm qua. Các nghiên cứu chiếu xạ một số giống cây (ngô, khoai, lúa, một số loài hoa, dâu tằm, ) ở liều kích thích hoặc đột biến để tạo giống có năng suất cao hơn hoặc thích hợp hơn với điều kiện môi trường khắc nghiệt, nghiên cứu quy trình nhân giống vô tính in-vitro, nuôi cấy tế bào một số loài hoa, cây đặc sản và cây rừng quý hiếm cũng được tiến hành. Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghệ nuôi trồng nấm là một thành quả có ý nghĩa thực tế. Từ các kết quả nghiên cứu, cho phép tuyển chọn, nuôi trồng và chuyển giao công nghệ trồng các loại nấm quý như linh chi, bào ngư, cho nông dân nhằm tận thu nguồn phụ phế liệu xơ - sợi nông nghiệp. Ngoài ra, sử dụng kỹ thuật hạt nhân để xử 10 [...]... xuất và tiêu thụ với nhịp độ ngày càng cao, điện năng và các dạng nhiên liệu này như dầu mỏ, khí tự nhiên, than, dù có lớn đến đâu thì giờ đây có vẻ như cũng chỉ đảm bảo cho sự tồn tại của nền văn minh đó không quá 20 – 50 năm nữa Trước tình hình đó, việc ngiên cứu và sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân chính là giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề khủng hoảng năng lượng trên Trái Đất, hạt nhân là giải pháp... hoảng năng lượng trên Trái Đất, hạt nhân là giải pháp bảo vệ môi trường, là cách giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính Nên việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình là một quá trình tiến hóa mới cho nhân loại, mở ra cuộc cách mạng kỹ thuật về công nghệ và năng lượng cho nền kinh tế hiện nay 11 . Thị Thanh Nữ 911020 87 5. Nguyễn Hồng Thanh 91102245 6. Nguyễn Anh Khoa 91102053 Tp. Hồ Chí Minh, 27 tháng 08 năm 2014 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Nangluongvietnam.vn : Năng lượng Việt Nam -. thể được thực hiện thông qua các kỹ thuật hạt nhân. Kỹ thuật này giúp chỉ ra các nguồn nước ngầm với chi phí thấp và nhanh hơn bất kỳ phương pháp nào khác. Kỹ thuật hạt nhân cũng nâng cao hiệu. nhân. Đất có thể được đánh giá với các kỹ thuật hạt nhân để giữ và cải thiện năng suất đất và quản lý nước. 5. Giúp hiểu rõ hơn và bảo vệ đại dương, kỹ thuật hạt nhân được sử dụng để theo dõi