1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu về lạm phát và phân loại lạm phát

26 1,6K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 158,5 KB

Nội dung

Nghiên cứu , lạm phát, phân loại lạm phát

PHẦN MỞ ĐẦU Trong thời buổi nền kinh tế thị trường đã đang phát triển như hiện nay thì lạm phát như một hệ quả tất yếu của nó. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường luôn kéo theo lạm phát. Chúng luôn đi liền với nhau có sự tác động qua lại mật thiết với nhau. Sự tác động đó hết sức phức tạp.Ứng với từng quốc gia, hay từng thời kỳ khác nhau. Không phải lúc nào lạm phát cũng tuân theo những nguyên lý kinh tế. Lạm phát là một trong những vấn đề cơ bản vô cùng quan trọng trong quá trình nhà nước quản lý nền kinh tế vĩ mô. đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế hiện nay vấn đề này càng trở nên cần thiết Chính vì thế, vấn đề lạm phát ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế là một đề tài rất đáng quan tâm. Mục đích chính là phân tích để khẳng định tiến tới xác lập mối quan hệ định hướng giữa tăng trưởng kinh tế với lạm phát có thể sử dụng lạm phát là một trong các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu về lạm phát các vấn đề lạm phát xoay quanh đó một cách kỹ lưỡng, đúng đắn sẽ giúp đưa ra những phương án phát triển kinh tế hợp lý trong những thời kỳ phát triển của đất nước, là yếu tố nền tảng để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội… 1 Mục lục Tiêu Đề A.MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG PHẦN I: Cơ sở lý luận về lạm phát: I.1. Khái niệm, nguyên nhân phân loại lạm phát: I.1.1: Khái niệm lạm phát: I.1.1.1: Khái niệm lạm phát cơ sỏ: I.1.1.2: Khái niệm lạm phát trong điều kiện hiện đại I.1.2. Nguyên nhân phân loại lạm phát: I.2. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế I.2.1. Đối với lĩnh vực sản xuất I.2.2. Đối với lĩnh vực lưu thông I.2.3. Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng I.2.4. Đối với chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước I.2.5. Đối với thực tế cuộc sống, xã hội PHẦN II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG THỰC TIỄN KINH TẾ Ở VIỆT NAM. II.1. Thực trạng lam phát qua các thời kỳ phát triển ở Việt Nam II.1.1. Giai đoạn từ năm 1976 -1980: II.1.2. Giai đoạn 1981-1988 II.1.3. Giai đoạn 1988-1995 II.1.4. Lạm phát ở Việt Nam nhưng năm đầu thế kỷ 21 PHẦN III: KIỀM CHẾ LẠM PHÁT CHỐNG LẠM Trang 1 2 5 6 8 12 12 13 14 15 2 PHÁT Ở NƯỚC TA III.1. Mối quan hệ giữa lạm phát tăng trưởng kinh tế III.2. Các biện pháp ổn định, kiềm chế lạm phát ở Việt Nam III.2.1. Các giải pháp tièn tệ tài chính: III.2.2.Các biện pháp về ngân sách nhà nước. III.2.3.Các biện pháp về điều hành cung cầu thị trường: C. KÉT LUẬN 17 18 19 20 21 3 B. NỘI DUNG Phần I: Cơ sở lý luận về lạm phát: I.1. Khái niệm, nguyên nhân phân loại lạm phát: I.1.1: Khái niệm lạm phát: I.1.1.1: Khái niệm lạm phát cơ sỏ: Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát mỗi quan điểm đều có sự chắc chắn về luận điểm những lý luận của mình. Theo L.V.chandeler, D.C cliner với trường phái lạm phát giá cả thì khẳng định: lạm phát là sự tăng giá hàng bất kể dài hạn hay ngắn hạn, chu kỳ hay đột xuất. G.G. Mtrukhin lại cho rằng : Trong đời sống, tổng mức giá cả tăng trước hết thông qua việc tăng giá không đồng đều ở từng nhóm hàng hoá rút cuộc dẫn tới việc tăng giá cả nói chung. Với ý nghĩa như vậy có thể xem sự mất giá của đồng tiền là lạm phát. Ông cũng chỉ rõ: lạm phát, đó là hình thức tràn trề tư bản một cách tiềm tàng ( tự phát hoặc có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành kinh tế các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội. Ở mức bao quát hơn P.A.Samuelson W.D.Nordhaus trong cuốn “Kinh tế học” đã được dịch ra tiếng việt, xuất bản năm 1989 cho rằng lạm phát xẩy ra khi mức chung của giá cả chi phí tăng lên. Với luận thuyết “Lạm phát lưu thông tiền tệ “ J.Bondin M. Friendman lại cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên. M.Friedman nói “ lạm phát ở mọi lúc moị nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”. 4 Trọng bộ “Tư bản nổi tiếng của mình thì C.Mác đã viết:” Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình”. Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy giảm xuống tình trạng lạm phát xuất hiện…. còn nhiều những đinh nghĩa của nhiều nhà kinh tế khác nữa về lạm phát. Tất cả chúng đều cùng chung những quan điểm nhất định. Sau khi nghiên cứu đề tài này, tôi cũng xin đưa ra quan điểm của mình khái niệm lạm phát: Là một hiện tượng kinh tế, xuất hiện khi lượng tiền đi vào lưu thông vượt quá mực cho phép, đồng tiền sẽ bị mất giá so với các loại hàng hóa khác. I.1.1.2: Khái niệm lạm phát trong điều kiện hiện đại: Trong điều kiện hiện đại khi mà nền kinh tế của một nước luôn được gắn liền với nền kinh tế thế giới thì biểu hiện của lạm phát được thể hiện qua một số yếu tố mới. I.1.1.2.a. Sự mất giá của các loai chứng khoán có giá. Song song với sự tăng giá cả của các loai hàng hoá, giá trị các loại chứng khoán có giá trị bị sụt giảm nghiêm trọng, Vì việc mua tín phiếu là nhằm để thu các khoản lợi khi đáo hạn. Nhưng vì giá trị của đồng tiền sụt giảm nghiêm trọng nên người ta không thích tích luỹ tiền theo hình thức mua tín phiếu nữa. Người ta tích trữ vàng ngoại tệ. I.1.1.2.b. Sự giảm giá của đồng tiền so với ngoại tệ vàng. Trong điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế, vàng ngoại tệ mạnh được coi như là tiền chuẩn để đo lường sự mất giá của tiền quốc gia. Đồng tiền càng giảm giá so với vàng USD bao nhiêu nó lại tác động nâng giá hàng hoá lên cao bấy nhiêu. Ở đâu người ta bán hàng dựa trên cơ sở “qui đổi” giá 5 vàng hoặc ngoại tệ mạnh để bán mà không căn cứ vào tiền quốc gia nữa (tiền giấy do Ngân hàng Nhà nước phát hành) I.1.1.2.c. Lạm phát còn thể hiện ở chỗ khối lượng tiền ghi sổ tăng vọt nhanh chóng. Bên cạnh khối lượng tiền giấy phát ra trong lưu thông. Nhưng điều cần chú ý là khi khối lượng tiền ghi sổ tăng lên có nghĩa là khối lượng tín dụng tăng lên, nó có tác động lớn đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Như vậy lạm phát trong điều kiện hiện đại còn có nghĩa là sự gia tăng các phương tiện chi trả trong đó có khối lượng tín dụng ngắn hạn gia tăng nhanh I.1.1.2.d. Lạm phát trong điều kiện hiên đại còn là chính sách của Nhà nước Nhằm kích thích sản xuất, chống lại nạn thất nghiệp, bù đắp các chi phí thiếu hụt của ngân sách. I.1.2. Nguyên nhân phân loại lạm phát: Cũng như ở trên đã có rất nhiều cách hiểu ở các góc độ khác nhau về lạm phát thì ở phần này cũng như vậy người ta có thể phân loại lạm phát theo nhiều tiêu chí khác nhau. I.1.2.1. Căn cứ vào mức độ người ta chia lam ba loại - Lạm phát vừa phải : Loai lạm phát này xẩy ra với mức tăng chậm của gía cả được giới hạn ở mức độ một con số hàng năm (tức là > 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp gía cả tương đối thay đổi chậm được coi như là ổn đị - Lạm phát phi mã :Mức độ tăng của gía cả đã ở hai con số trở lên hàng năm trở lên. Lạm phát phi mã gây tác hại nghiêm trọng trong nền kinh tế. Đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng-lãi suất thực tế giảm xuống dưới 0 (có nơi lãi suất thực tế giảm xuống tới 50-100/năm), nhân dân tránh giữ tiền mặt. - Siêu lạm phát: Tiền giấy được phát hành ào ạt, gía cả tăng lên với tốc độ 6 chóng mặt trên 1000 lần/năm. Siêu lạm phát là thời kì mà tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã vô cùng không ổn định. I.1.2.2. Căn cứ vào nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát người ta phân biệt - Lạm phát để bù đắp các thiếu hụt của ngân sách: Đây là nguyên nhân thông thường nhất do sự thiếu hụt ngân sách chi tiêu của Nhà nước (y tế, giáo dục, quốc phòng) do nhu cầu khuếch trương nền kinh tế. Nhà nước của một quốc gia chủ trương phát hành thêm tiền vào lưu thông để bù đắp cho các chi phí nói trên đang thiếu hụt. Ở đây chúng ta thấy vốn đầu tư chi tiêu của Chính phủ được bù đắp bằng phát hành, kể cả tăng mức thuế nó sẽ đẩy nền kinh tế đi vào một thế mất cân đối vựợt quá sản lượng tiềm năng của nó. khi tổng mức cần của nền kinh tế vượt quá khả năng sản xuất của nền kinh tế (vì các yếu tố sản xuất của một nền kinh tế là có giới hạn) lúc đó cầu của đồng tiền sẽ vượt quá khả năng cung ứng hàng hoá lạm phát sẽ xẩy ra, gía cả hàng hoá tăng lên nhanh chóng. - Lạm phát chi phí đẩy: Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế . Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng. - Lạm phát cầu kéo : Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. Khi xảy ra lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền không lưu thông khối lượng tín dụng tăng đáng kể vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hóa. Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua 7 một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng. - Lạm phát ỳ: Là lạm phát chỉ tăng với một tỷ lệ không đổi hàng năm trong một thời gian dài. Ở những nước có lạm phát ỳ xẩy ra, có nghĩa là nền kinh tế ở nước đó có một sự cân bằng mong đợi, tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ được trông đợi dược đưa vào các hợp đồng các thoả thuận không chính thức. Tỷ lệ lạm phát đó được Ngân hàng Trung ương, chính sách tài chính của Nhà nước, giới tư bản cả giới lao động thừa nhận phê chuẩn nó. Đó là một sự lạm phát nằm trong kết cấu biểu hiện một sự cân bằng trung hoà nó chỉ biến đổi khi có sự chấn động kinh tế xảy ra (tỷ lệ ỳ tăng hoặc giảm). Nếu như không có sự chấn động nào về cung hoặc cầu thì lạm phát có xu hướng tiếp tục theo tỷ lệ cũ. I.1.2.3. Căn cứ vào quá trình bộc lộ hiện tình hình lạm phát người ta phân biệt: - Lạm phát ngầm :đây là loại lạm phát đang ở giai đoạn ẩn náu, bị kiềm chế về tốc độ tăng giá. - Lạm phát công khai: đây là loại lạm phát mà sự tăng giá cả hàng háo, dịch vụ rõ rệt trên thị trường. I.2. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế I.2.1. Đối với lĩnh vực sản xuất Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh - sản xuất ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi, gây ra những xáo động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn. I.2.2. Đối với lĩnh vực lưu thông 8 Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá. Các nhà doanh nghiệp thấy rằng việc đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu thông. Thậm chí khi lạm phát trở nên khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi ro cao. Do đó nhiều người tham gia vào lĩnh vực lưu thông nên lĩnh vực này trở nên hỗn loạn. Tiền ở trong tay những người vừa mới bán hàng xong lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưu thông, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt điều này làm thúc đẩy lạm phát gia tăng. I.2.3. Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại ngân hàng bị thu hẹp. Số người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều. Về phía hệ thống ngân hàng, do lượng tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những người hiện có lượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay. Về phía người đi vay, họ là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa. Chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởi khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt. I.2.4. Đối với chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả sản lượng hàng hoá. Khi lạm phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả làm cho thị trường bị rối loạn. Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt kém. Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếu vốn, do đó nhà nước không còn đủ sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm… các ngành, các lĩnh vực dự định được Chính phủ đầu tư hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có gì. 9 Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được. I.2.5. Đối với thực tế cuộc sống, xã hội Qua thực tế của lạm phát ta thấy rằng hậu quả của nó để lại cho nền kinh tế là rất trầm trọng, nó thể hiện về mọi mặt của nền kinh tế, đặc biệt là một số hậu quả sau: - Xã hội không thể tính toán hiệu qủa hay điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình một cách bình thường được do tiền tệ không còn giữ được chức năng thước đo giá trị hay nói đúng hơn là thước đo này bị co giãn thất thường. - Tiền tệ thuế là hai công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều tiết nền kinh tế đã bị vô hiệu hoá, vì tiền mất giá nên không ai tin vào đồng tiền nữa, các biểu thuế không thể điều chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ của lạm phát do vậy tác dụng điều chỉnh của thuế bị hạn chế, ngay cả trường hợp nhà nước có thể chỉ số hoá luật thuế thích hợp với mức lạm phát, thì tác dụng điều chỉnh của thuế cũng bị hạn chế. - Phân phối lại thu nhập làm cho một số người nắm giữ các hàng hoá có giá cả tăng đột biến giầu lên nhanh chóng những người có các hàng hoá mà giá cả của chúng không tăng hoặc tăng chậm người giữ tiền bị nghèo đi. - Kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hoá, bất động sản, vàng bạc . gây ra tình trạng khan hiếm hàng hoá không bình thường lãng phí. - Xuyên tạc, bóp méo các yếu tố của thị trường làm cho các điều kiện của thị trường bị biến dạng. hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện trên giá cả hàng hoá, giá cả tiền tệ, giá cả lao động . một khi những giá cả này tăng hay giảm đột biến liên tục , thì các yếu tố của thị trường không thể tránh khỏi bị thổi phồng hoặc bóp méo. 10 [...]... vì các tác hại trên của lạm phát nên việc kiểm soát lạm phát giữ lạm phát ở mức độ vừa phải đã trở thành một trong những mục tiêu lớn của mọi nền kinh tế hàng hoá Tuy nhiên, mục tiêu kiềm chế lạm phát không có nghĩa là phải đưa lạm phát ở mức bằng không tức là nền kinh tế không có lạm phát mà phải duy trì mức lạm phát ở một mức độ nào đó phù hợp vơí nền kinh tế bởi vì lạm phát không phải hoàn toàn... TẾ: Lạm phát thường gây tác động xấu đến nền kinh tế, nhưng nếu giữ được lạm phát ở mức phù hợp với đièu kiên kinh tế thì lại giúp kinh tế tăng trưởng một cách bền vững vì theed cần nghiên cứu mới quan hệ giữa lạm phát tăng trưởng kinh tế thật kĩ để có hướng đi đúng đắn Đối với Việt Nam không ai cho rằng có thể cần phải loại bỏ lạm phát trong điều kiên tăng trưởng ở mức hai con số Song lạm phát. .. trong nước nông dân; tăng lương cơ bản, tăng chi phí giáo dục, y tế; do chi tiêu ngân sách đầu tư công khá lớn những năm qua cả năm 2010; kết hợp tỷ giá tăng, giá vàng tăng, yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát trong dân dẫn đến tổng cầu tăng đột biến, làm giá tăng mạnh ở thời điểm quý 4/2010… PHẦN III: KIỀM CHẾ LẠM PHÁT CHỐNG LẠM PHÁT Ở NƯỚC TA 16 III.1 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT TĂNG TRƯỞNG... duy trì được mức lạm phát vừa phải kiềm chế, có lợi cho sự phát triển kinh tế thì ở quốc gia đó lạm phát không còn là mối nguy hại cho nền kinh tế nữa mà nó đã trở thành một công cụ đắc lực giúp điều tiết phát triển kinh tế một cách hiệu quả 11 PHẦN II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG THỰC TIỄN KINH TẾ Ở VIỆT NAM II.1 Thực trạng lam phát qua các thời kỳ phát triển ở Việt... tệ do đó gây ra lạm phát II.1.2 Giai đoạn 1981-1988 Là thời kỳ từ năm 1981 đến năm 1988: là thời kỳ lạm phát chuyển từ dạng “ẩn” sang dạng “mở”.Thực tế cho thấy rằng từ năm 1981 đến năm 1988 chỉ số tăng giá đều trên 100% một năm Vào năm 1983 1984 đã giãm xuống, nhưng năm 1986 đã tăng vọt tới mức cao nhất là 557% sau đó có giảm Nhu vậy mức lạm phát cao không ổn định song vấn đề lạm phát. .. năm gần đây, cuộc đấu tranh kiềm chế đẩy lùi lạm phát tuy đã thu được kết quả nhất định, nhưng kết quả chưa thật vững chắc nguy cơ tái lạm phát cao vẫn còn tiềm ẩn Do đó kiềm chế kiểm soát lạm phátvẫn là một nhiệm vụ quan trọng Để kiềm chế kiểm soát có hiệu quả, cần áp dụng tổng thể các giải pháp: đây mạnh phát triển sản xuất, giảm chi phí sản xuất lưu thông, triệt để tiết kiệm trong... tệ quốc gia đã giải thích lạm phát ở Việt Nam năm 2010: Đánh giá đưa ra là: đến quý 3/2010, về cơ bản, lạm phát được kiềm chế; nhưng sang quý 4/2010, lạm phát tăng cao ngoài khả năng dự đoán “ Nguyên nhân chủ yếu không phải do sai lầm của chính sách điều hành vĩ mô, chính sách tiền tệ trong năm cũng không phải là nhân tố làm cho lạm phát tăng cao Nguyên nhân chính là xuất phát từ những nhân tố khách... nam khi đó vẵn có lạm phát, thể hiện ỏ sự khan hiếm hàng hoá ,dịch vụ sự giảm sút của chúng, đồng thời được hi nhận trong sự diễn biến gia tăng giá bán lẻ hàng hoá dịch vụ tiêu dùng trên thị trường xã hội trên dưới 20% trên một năm đó là lạm phát của nền kinh tế kém phát triển đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế , nơi độc quyền nhà nước còn mang đậm tính chất phi kinh tế được dung dưỡng... còn kiểm soát được nữa nềnkinh tế rơi vào thế không ổn định - Thứ hai, nếu chú ý tới mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát tăng trưởng, thì có thể thấy vòng xoáy như sau: lạm phát cao -> lãi suất cao -> đầu tư thấp ->tăng trưởng chậm Ví dụ lạm phát là 15% thi lãi suất phải là 22- 27% với mức lãi suất này các foanh nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư 17 do đó tỷ lệ đầu tư sẽ thấp tốc độ tăng trưởng... tập trung vào kiềm chế, đẩy lùi lạm phát từ mức 3 chữ số xuống còn 1 chữ số Đây là kết quả của quá trình đổi mới phát triển kinh tế ở Việt Nam Trong khi lạm phát 13 được kéo xuống thì kinh tế vẫn tăng trưởng cao khá ổn định, bình quân hàng năm tăng 7 – 8% Năm Tăng 1988 5.1 1989 8.0 1990 5.1 1991 6.0 1992 8.6 1993 8.1 1994 8.8 1995 9.5 trưởng Lạm 410.9 34.8 67.2 67.4 17.2 5.2 14.4 12.7 phát Công . về lạm phát: I.1. Khái niệm, nguyên nhân và phân loại lạm phát: I.1.1: Khái niệm lạm phát: I.1.1.1: Khái niệm lạm phát cơ sỏ: I.1.1.2: Khái niệm lạm phát. I: Cơ sở lý luận về lạm phát: I.1. Khái niệm, nguyên nhân và phân loại lạm phát: I.1.1: Khái niệm lạm phát: I.1.1.1: Khái niệm lạm phát cơ sỏ: Đã có rất

Ngày đăng: 04/04/2013, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w