Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
1,99 MB
Nội dung
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. “Hợp tác cùng phát triển” 1 Sự khởi nguồn của thành công Việt Nam là thành viên ( WTO ) TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI I. Lí do chọn đề tài 1. Cơ sở lí luận . Sự tồn tại của mỗi Quốc gia không chỉ đơn thuần là phát huy nội lực của bản thân mà còn là kết hợp ngoại lực.Trong thực tế đã có nhiều quốc gia hùng mạnh và cường thịnh lên nhờ sự hợp tác cao trên trường quốc tế, chính sự hợp tác ấy đã thúc đẩy các nước ngày càng phát triển mạnh như: Anh - Pháp - Mĩ - Nhật vv , kể cả Việt Nam cũng đang trở mình để cuốn theo guồng quay ấy mà nền tảng vững chắc cho sự lớn mạnh của một dân tộc nói riêng, tất cả các Quốc gia nói chung là “Hợp tác cùng phát triển” Hiện nay trên thực tế, không một Quốc gia nào vững mạnh mà không có sự hỗ trợ hay hợp tác với các nước khác. Với xu thế chung là mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi và học hỏi lẫn nhau, cùng chung sức làm việc để phát triển. Trước dòng chảy ấy Việt Nam không thể đứng ngoài hay lội ngược dòng mà cùng hoà mình để tạo ra nguồn nước nhỏ chảy cùng dòng nước lớn của thời đại, của thế giới. Đơn giản như sự thành công của cuộc thi “Rô bô con” hàng năm, đều nhờ vào sự hợp tác của các nhà sáng tạo “Rô bốt” Cùng các chuyên gia kĩ thuật nên Việt Nam mới đạt giải cao trong các cuộc thi toàn quốc. Đúng vậy “Đoàn kết là sức mạnh” Hợp tác chính là đoàn kết, cùng nhau phát triển về mọi mặt. Vì lẽ đó mà tất cả các nước nói chung, Việt Nam nói riêng đã tăng cường mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới ở nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục v.v và đến nay Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức Quốc tế như: Liên Hợp Quốc, hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) Tổ chức y tế thế giới (WHO) Không dừng lại ở đó, Việt Nam còn là nước tham gia vào lĩnh vực “Bảo vệ môi trường” Cùng cộng đồng thế giới như tham gia “Giờ trái đất” “Tôi và bạn hãy cùng hành động” Là hoạt động tiêu điểm của chiến dịch Giờ Trái đất 2012 tại Việt Nam - sự kiện môi trường thường niên lớn nhất trong lịch sử. Việt Nam đã có hơn 30 tỉnh thành và 4.600 tổ chức, doanh nghiệp cùng hàng triệu gia đình trên phạm vi toàn quốc đồng hành cùng 133 quốc gia và lãnh thổ, hàng nghìn biểu tượng và công trình công cộng tắt đèn nhằm tôn vinh hành động vì Trái đất. Ngày 12-11-2011, trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị APEC 19. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ: “Chúng tôi hoan nghênh chính sách tăng cường hợp tác với châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tôi tin tưởng APEC 19 dưới sự chủ trì của Tổng thống Obama sẽ góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế thế giới hiện nay, để khu vực này tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn cầu một cách mạnh mẽ”. Chủ tịch khẳng định Việt Nam sẽ tích cực tham gia tiến trình hội nghị APEC, và đang tích cực tham gia, trong phạm vi khả năng của mình, đóng góp giải quyết các vấn đề toàn cầu như an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, chống “Hợp tác cùng phát triển” 2 Sự khởi nguồn của thành công bệnh dịch, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, cứu hộ cứu nạn trên biển, an toàn an ninh biển Chủ tịch nước đã dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Mỹ và gặp gỡ lãnh đạo một số tập đoàn lớn thuộc các nền kinh tế APEC. Chủ tịch nước đề nghị các doanh nghiệp thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam đang ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài như công nghệ hiện đại, công nghiệp hỗ trợ, phát triển kết cấu hạ tầng, năng lượng Các doanh nghiệp khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện. Ngày 15/11/2011, tại Hà Nội trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Việt Nam của Ông Igor Shuvalov, Phó Thủ thướng Chính phủ Liên bang Nga, về hợp tác kinh tế thương mại, theo số liệu của Bộ Công Thương Việt Nam, kim ngạch thương mại Việt-Nga năm 2011 đạt 2,12 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2010. Đặc biệt là Việt Nam đã khắc phục được tình trạng nhập siêu cố hữu trong thương mại với Liên bang Nga và lần đầu tiên Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường Nga. Xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga năm 2011 đạt 1,38 tỷ USD, tăng 66,2% so với năm 2010; trong khi nhập khẩu từ Liên bang Nga là 740 triệu USD, giảm 26% so với năm 2010. Như vậy, hợp tác là để giúp đỡ nhau, cùng nhau làm việc, hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích chung. Đến đây chúng ta càng thấy rõ tầm quan trọng của hợp tác. Đối với Việt Nam, một đất nước tươi trẻ đầy sức sống, trong lúc đang đối mặt với nhiều vấn đề mang tính toàn cầu như: Môi trường, đói nghèo, dịch bệnh hay đại dịch HIV/AIDS thì hợp tác là vấn đề tất yếu. Đây cũng là việc mà Đảng, nhà nước ta luôn coi trọng, tăng cường và như một trải nghiệm của đất nước, của dân tộc. Nên tôi tìm “Hợp tác cùng phát triển” 3 Sự khởi nguồn của thành công Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Sebastián Pinera Echenique hiểu để biết về sự hợp tác, phát triển của đất nước mình. cũng như góp phần nhỏ trong giảng dạy phân môn GDCD. 2.cơ sở thực tiễn. Từ thực trạng chung của thế giới, của Việt Nam vấn đề hợp tác luôn được coi trọng và tăng cường, nhưng thực tế đối với học sinh lớp 9, nhất là ở vùng nông thôn ít được tiếp cận vấn đề chung của đất nước, mà đây là bài học khá trừu tượng nên các em còn rất mơ hồ. Khi đọc các ví dụ ở sách giáo khoa HS chỉ biết những thành quả ấy mà chưa hiểu vì sao có được những thành quả ấy. Nên tôi mạnh dạn đưa ra những phương pháp giảng dạy gắn với thực tiễn của đất nước, phân tích dẫn chứng, cùng những việc làm, kết quả cụ thể của hợp tác qua mỗi thời đại, mỗi thế hệ, học sinh có thể nhận biết tầm quan trọng của hợp tác đối với đất nước, với sự đi lên của dân tộc. Từ đó các em có thể, dễ dàng nhận biết và phân biệt với các khái niệm khác như ở bài học trước “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”. Song nói đến hợp tác của đất nước học sinh được tiếp cận quá ít. Sự ít ỏi đó không phải do hoàn cảnh của đất nước hay gia đình, mà do chính sự phát triển của lứa tuổi. Là học sinh lớp 9, Đứng trước ngưỡng cửa của tuổi thanh niên - Tập làm người lớn, các em đang tìm tòi, khám phá những mới lạ của tuổi trẻ, đồng thời khả năng nhận biết giá trị cuộc sống chưa cao nên chưa có những nhu cầu tìm hiểu về đất nước, về những ngoại giao, hợp tác, phát triển hay những mục đích khác mà chủ trương của Đảng và nhà nước đã đề ra. Cho nên, khi dạy bài học này quả là một khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Hơn thế nữa đối tượng tiếp nhận còn ở tuổi thiếu niên mà nội dung kiến thức bài học là cả một con đường, quá trình phát triển của đất nước đã trải qua nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc, được hình thành bằng những thử thách cống hiến của nhiều nhân tài mang tầm vóc lớn lao mới thực hiện được. Tuy vậy, tôi thấy đây cũng là một bài học hay, bởi qua đây đã hình thành những kiến thức cơ bản về con đường phát triển của đất nước. Đó cũng là lối đi đúng đắn, sáng tạo để đưa đất nước ngày càng vững mạnh và đi lên, mà các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Từ đó bồi đắp cho các em niềm tự hào về sự phát triển của đất nước và nung nấu hoài bão, ý chí chăm lo học tập, có những đóng góp, cống hiến của bản thân cho dân tộc mình cũng như việc tiếp nối bước đi của các thế hệ cha anh trước. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào, trong tình hình đất nước ngày nay đều cần đến sự hợp tác, bởi có hợp tác mới phát triển được, còn không mở rộng hợp tác lại tự cô lập mình mà không thoát khỏi được thực trạng đi xuống, đói nghèo của đất nước. Đây là con đường duy nhất đưa đất nước bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và dễ dàng bước vào thế kỉ mới - Một thế kỉ đầy sự kiện và có nhiều đổi mới. Thực tế trên, tôi thấy việc hình thành ở các em những kiến thức cơ bản về "Hợp tác cùng phát triển" Là rất cần thiết, nên tôi lấy làm kinh nghiệm cho mình và bồi đắp ở các em những kĩ năng về hợp tác trong cuộc sống, cũng như góp phần vào sự nghiệp “Hợp tác cùng phát triển” 4 Sự khởi nguồn của thành công chung của đất nước, đặc biệt cho nền giáo dục nước nhà và nhân lên những mầm xanh cho đất nước. Với đề tài này tôi đã nghiên cứu năm học 2009- 2010. nhưng do còn hạn chế và bản thân nhận thấy đất nước ngày càng đổi mới, hợp tác vẫn là điểm tựa duy nhất cho sự nghiệp chung của dân tộc, tôi tiếp tục nghiên cứu, phát triển thêm để được nhận thấy sự thay đổi của đất nước trên cơ sở "hợp tác" so với những năm trước , nên tôi xin tiếp tục phát triển thêm đề tài đã thục hiện. II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 1.Mục đích: Giúp giáo viên thực hiện các hoạt động có hiệu quả, tạo hứng thú trong học tập. - Giúp HS nhận thức đúng, đầy đủ chuẩn mực về nội dung kiến thức bài học. Từ đó có thái độ việc làm đúng đắn, có ý chí tự học, biết hợp tác. Để tiếp nối và thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước trong tương lai. 2. Nhiệm vụ: Làm nổi bật tầm quan trọng ý nghĩa của việc hợp tác cùng phát triển. III. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phân tích, diễn giảng, nêu ví dụ, thảo luận nhóm, thực nghiệm sư phạm, xử lí số liệu IV. Giới hạn đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức của bản thân có hạn , nên phạm vi đề tài chỉ trong một bài học cụ thể. Đó là bài 6 “Hợp tác cùng phát triển” (GDCD9). Mong rằng đây là đóng góp nhỏ của bản thân trong quá trình dạy học nói chung và đối với phân môn GDCD nói riêng. PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Tôi xin trình bày giáo án sau theo góc độ là một đề tài, với các bước lên lớp cơ bản khi dạy bài “Hợp tác cùng phát triển” Đó là những phương pháp chủ yếu và hệ thống câu hỏi cùng những gợi ý trả lời cho câu hỏi ấy. Đặc biệt là những lời diễn giảng, phân tích của giáo viên trong quá trình dạy học. Còn phần mục tiêu bài học, phương tiện, tài liệu đều dựa vào SGK, SGV, sách thiết kế GDCD9. Tuy nhiên, để một giờ dạy thành công trên thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thời gian, đối tượng học sinh, môi trường, hoàn cảnh sống của các em Nhưng nếu so với một tiết dạy trên lớp thì chênh lệch về thời gian, nên giáo viên chỉ có thể áp dụng qua việc minh họa các bức ảnh khi dạy, còn các dẫn chứng, số liệu cụ thể thì không thực hiện hết được. Dù vậy, nội dung, kiến thức cơ bản của bài học vẫn được đảm bảo và đầy đủ. “Hợp tác cùng phát triển” 5 Sự khởi nguồn của thành công “HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN” Tiết 6. Bài 6 A. Mục tiêu bài học. - Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển, các nguyên tắc hợp tác, vì sao phải phải hợp tác quốc tế. Đường lối của Đảng và nhà nước, trách nhiệm của học sinh trong vấn đề hợp tác, nêu được một vài ví dụ về hợp tác cùng phát triển. - Kĩ năng sống: Rèn luyện kĩ năng xác định giá trị, tư duy phê phán, biết tìm kiếm, xử lí thông tin về các hoạt động hợp tác trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt là kĩ năng hợp tác. - Thái độ: HS biết tôn trọng, tuyên truyền, vận động mọi người ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về quá trình hợp tác quốc tế. B. Chuẩn bị: - GV: Tìm hiểu tranh ảnh, tài liệu về hợp tác của Đảng, nhà nước, hợp tác trong lao động và cuộc sống hàng ngày. - HS: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về hợp tác của Đảng, nhà nước qua báo, đài C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Nêu chính sách của Đảng và nhà nước trong việc thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Nền tảng vững chắc cho sự tồn tại của mỗi Quốc gia dân tộc trên thế giới cũng như mỗi con người trong cuộc sống, không gì có thể khác được đó chính là hợp tác. Chúng ta được sống trong hoà bình cho đến ngày nay chính là những đóng góp không nhỏ của hợp tác. Vậy mục đích của hợp tác là gì? Vì sao chúng ta cần hợp tác? Bài học hôm nay sẽ trả lời cho nhũng câu hỏi quan trọng ấy. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh “Hợp tác cùng phát triển” 6 Sự khởi nguồn của thành công HS đọc thông tin và quan sát ảnh ở SGK. GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận, sau đó đại diện nhóm trình bày với các câu hỏi cụ thể. Nhóm 1.Qua thông tin trên em có nhận xét gì về Việt Nam trong việc hợp tác? Nhóm 2.Từ thông tin (1) và (2) hãy chỉ ra các lĩnh vực hợp tác của Việt Nam? (GV: Việt Nam mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực như: Thương mại, y tế, giáo dục, lương thực, nông nghiệp, khoa học, quỹ nhi đồng ) Nhóm 3. Nêu ý nghĩa và các lĩnh vực hợp tác từ 3 bức ảnh ở SGK? (GV: Ảnh (1) Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ với sự hợp tác của Liên Xô cũ. Bên cạnh đó còn có công trình I. Tìm hiểu đặt vấn đề. - Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực khác nhau. - Đến tháng 10/năm 2011 Việt Nam có quan hệ thương mại với 224/255 Quốc gia và vùng lãnh thổ - ( HS trình bày) - (HS trình bày) “Hợp tác cùng phát triển” 7 Sự khởi nguồn của thành công Bác sĩ Mỹ phẫu thuật đem lại nụ cười cho em Đỗ Đình Độ - 6 tuổi- huyện Lương Tài - Bắc Ninh. Phi công vũ trụ đầu tiên của Việt Nam- Trung tướng Phạm Tuân nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Ảnh (2) đánh dấu mốc hợp tác giữa Việt Nam với Liên Xô. Có 6 chuyên gia Liên Xô đã hi sinh trong quá trình xây dựng nhà máy thuỷ điện ở nước ta. (2) Ảnh (3) Hợp tác giữa Việt Nam với Ôxtrâylia đem đến những thuận lợi trong lĩnh vực giao thông vận tải. Cầu khởi công xây dựng ngày 6/7/1997, khánh thành ngày 21/5/2000, chiều dài: 1535m, rộng: 23,6m.Gồm 4 làn xe cơ giới phân cách, hai lề đi bộ. Kinh phí: 95,6 triệu đô la, trong đó Ôtraylia đầu tư 66%, Việt Nam: 34% . Cầu ra đời góp phần vào chiến lược xoá đói giảm nghèo, tăng cường toàn diện về kinh tế nước ta. (3) Ảnh (4) Hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực y tế. Việc làm có ý nghĩa nhân đạo cao cả sâu sắc, đem lại cho hàng nghìn trẻ em Việt Nam những nụ cười xinh xắn nở trên khuôn mặt các em. Thành quả đó là nhờ hợp tác cao giữa bác sĩ Việt Nam với các bác sĩ ở Hoa Kỳ) GV gián lên bảng một số bức ảnh về hợp tác của Việt Nam để các em quan sát, GV chỉ thêm các lĩnh vực hợp tác và thành quả của sự hợp tác ấy. Qua thông tin và những bức ảnh Việt Nam - Ôxtraylia hợp tác xây dựng cầu Mỹ Thuận Bác sĩ Hoa kỳ đang phẩu thuật cho em Đỗ đình Độ Bắc Ninh “Hợp tác cùng phát triển” 8 Sự khởi nguồn của thành công Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên đã đem lại lợi ích gì cho Việt Nam và các nước khác? Theo em, mục đích của hợp tác là gì? ( HS trình bày) -> Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước. Sau khi HS trả lời, GV ghi bảng những nội dung chính và lấy ví dụ cụ thể phân tích cho HS hiểu. Ví dụ: Trong lĩnh vực y tế: Bác sĩ William pmagee - Người đồng sáng lập và tổ chức phẫu thuật nụ cười trẻ thơ. Đã tổ chức phẫu thuật toàn cầu. Đặc biệt đối với Việt Nam, có 160.000 trẻ em sinh ra bị dị tật hàm ếch, trong cuộc phẫu thuật ấy tiến sĩ y khoa này đã tìm được 150.000 tình nguyện viên bác sĩ khám và chữa cho hơn 130.000 em bé. Hiện nay Việt Nam tổ chức lưu động đi khắp đất nước để phẫu thuật đem lại nụ cười cho hàng nghìn trẻ thơ . Từ những việc làm có ý nghĩa trên, thể hiện rõ mối quan hệ Việt - Mỹ ngày càng sâu sắc và được mở rộng. “Hợp tác cùng phát triển” 9 Sự khởi nguồn của thành công Các tình nguyện viên động viên các cháu bé (Nghệ An) trước giờ phẫu thuật. Những khuôn mặt rạng rỡ sau khi phẫu thuật. Những khuôn mặt rạng rỡ sau khi phẫu thuật. Hiện nay ở nước ta tình trạng sử dụng Hêrôin trở thành phổ biến và rất nguy hiểm. Nhưng nhờ việc sủ dụng, điều trị thuốc “Mêtarôn” Nên đã giảm 16%. Do các chuyên gia Quốc tế phối hợp hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu và sản xuất ra loại thuốc này. - Lĩnh vực thương mại: Ngày 06/3/2012 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế nhật bản Keidanren. Ngài Y.Hi-rô-ma-xa, Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản khẳng định: Thời gian qua, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đã có bước phát triển tích cực. Nhật Bản mong muốn Việt Nam thúc đẩy phương thức hợp tác mới như mô hình hợp tác công - tư (PPP) thực hiện hiệu quả các dự án hợp tác trong những lĩnh vực ưu tiên. Ngài Chủ tịch Y.Hi-rô-ma-xa cũng cho rằng, là một nền kinh tế hàng đầu thế giới với vị thế quốc tế, khu vực quan trọng, Nhật Bản tham gia Hiệp định đối tác châu Á-Thái Bình Dương - Lĩnh vực kinh tế: Ngày 16/3/2012 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đoàn Bộ Ngoại giao Lào do đồng chí Thongloun Sisulit, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương. Hai nước tăng cường hợp tác về kinh tế ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Giữa hai nước Việt Nam-Lào có những bước phát triển tích cực, giúp kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào luôn tăng cao. “Hợp tác cùng phát triển” 10 Sự khởi nguồn của thành công Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản(Keidanren) do Chủ tịch Hiromasa Yonekura Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đồng chí Thongloun Sisulit. [...]... cùng nhau có lợi và phát triển thì còn ít Nên những câu hỏi đó HS không trả lời được cũng là hiển nhiên Hợp tác cùng phát triển 19 Sự khởi nguồn của thành công Nhưng, sau khi học bài này tôi thấy HS tích cực hơn, nhận biết cụ thể hơn về hợp tác cùng phát triển, các em không lẫn lộn giũa nội dung của bài 5 đã học nữa Mà còn biết hợp tác với mọi người và hiểu được tác dụng của hợp tác trong cuộc sống... sưu tầm tranh ảnh, nội dung về hợp tác đã đạt được kết quả: Đối tượng HS lớp 9c trường tôi, tổng số 40 em chia làm hai nhóm Mỗi nhóm 20 em (Một nhóm trưởng, hai nhóm phó tập hợp kết quả) Kết quả Thời gian Tranh ảnh hợp tác của đất Nội dung - kết quả hợp tác nước.(Nhóm 1) của đất nước (Nhóm 2) Khi dạy bài Hợp tác cùng 0 phát triển 2 Sau khi dạy bài Hợp tác 15 cùng phát triển 6 Sản phẩm của hai nhóm... trưởng thành và phát triển toàn diện Để hiểu rõ hơn về tầm quan trong của hợp tác chúng ta chuyển sang phần II II Nội dung bài học Từ việc phân tích trên em hiểu thế nào là 1.Khái niệm: Hợp tác là cùng chung sức hợp tác? làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc lĩnh vực nào đó vì mục đích chung - Nguyên tắc: Bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không hại đến lợi ích của người khác Hợp tác dựa... dựa trên nguyên tắc nào? Hợp tác cùng phát triển 12 Sự khởi nguồn của thành công GV phân tích, diễn giảng: Hợp tác có nghĩa là cùng nhau bàn bạc, làm việc luôn vì mục tiêu chung cho mỗi thành viên tham gia hợp tác, không phân biệt giai cấp, màu da, dân tộc giúp đỡ, hỗ trợ nhau, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân Đồng thời hợp tác dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, ngang hàng... 1.000 em Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận cùng bà Dorothea Henzler Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục bang Hessen CHLB Đức Hợp tác cùng phát triển 11 Sự khởi nguồn của thành công GV hỏi: Từ những mối quan hệ trao đổi và hợp tác trên hãy nêu một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác? ( Học sinh tự trình bày ) Giáo viên nhận xét bổ sung: Đạt thành quả trên nhiều lĩnh vực cụ thể như:... chính trị Về Kinh tế tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và quá trình Quốc tế hoá nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội; Về chính trị chủ nghĩa xã hội đang khủng hoảng trầm trọng, vì vậy chính sách hữu nghị hợp tác càng có vai trò quan trọng trong việc góp Hợp tác cùng phát triển 18 Sự khởi nguồn của thành công phần tạo ra các điều kiện để đất nước có thể phát triển nhanh về Kinh... những thành tựu khoa học của loài người để vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa Là một công dân tương lai của đất nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và hợp tác với các nước nói riêng PHẦN III KẾT THÚC VẤN ĐỀ Trên đây là nội dung phương pháp cơ bản góp phần dạy tốt bài Hợp tác cùng phát triển Phân môn GDCD 9 Tuy một bài. .. chân thành cảm ơn ! PHẦN V TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa - sách giáo viên - sách thiết kế GDCD 9 Sách bài tập tình huống GDCD 9 Sách dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Sách giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD ở trường THCS Báo chí, tin tức qua thời sự Hợp tác cùng phát triển 22 Sự khởi nguồn của thành công ... trường của ASEAN và các cơ chế hợp tác của các Quốc gia lưu vực sông Mê Kông về Biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường Hợp tác cùng phát triển 15 Biến đổi khí hậu làm mực nước biển dâng cao, ViệtViệt Nam – ảnh Việt Nam – Nam - Anh hưởng trực Anh đối phó hợp Anh trao đổi tác trao đổi tiếp đến đời vấn đề hợp biếnvấn đề hợp đổi khí hậu tác làm lĩnh sống người hậutrong mực khí tác trong lĩnh dân khu vực vực... định mong muốn tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam và Uzbekistan Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, hợp tác dầu khí là lĩnh vực hợp tác mũi nhọn giữa Việt Nam và Uzbekistan Thủ tướng đề nghị phía Uzbekistan sớm hoàn thành thủ tục nội bộ để ký chính thức hợp đồng giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Công ty Dầu khí quốc gia Uzbekistan . thể. Đó là bài 6 “Hợp tác cùng phát triển” (GDCD9 ). Mong rằng đây là đóng góp nhỏ của bản thân trong quá trình dạy học nói chung và đối với phân môn GDCD nói riêng. PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Tôi. Cầu khởi công xây dựng ngày 6/7/ 199 7, khánh thành ngày 21/5/2000, chiều dài: 1535m, rộng: 23,6m.Gồm 4 làn xe cơ giới phân cách, hai lề đi bộ. Kinh phí: 95 ,6 triệu đô la, trong đó Ôtraylia. APEC 19. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ: “Chúng tôi hoan nghênh chính sách tăng cường hợp tác với châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tôi tin tưởng APEC 19 dưới