1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy

20 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 867,96 KB

Nội dung

Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy GVHD: Nguyễn Thị Hường GIỚI THIỆU CHUNG Giấy là một sản phẩm xơ sợi xenlulose có dạng tấm, trong đó sợi và các phần sợi được liên kết với nhau tạo mạng không gian 3 chiều. Giấy là sản phẩm có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ khác, nhu cầu về các sản phẩm giấy ngày càng tăng. Giấy được sản xuất từ bột giấy, bột giấy lại được sản xuất ra từ nguyên liệu ban đầu là các loài thực vật như gỗ, tre nứa, các loài cây thân thảo…Bột giấy có thành phần hóa học chủ yếu là xenluloza. Ở các loài thực vật nói chung có thành phần chính như sau: Xenluloza, hemoxenluloza, lignin và các hợp chất khác. Công nghiệp sản xuất giấy chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng giấy ngày càng tăng, các nhà máy, xí nghiệp sản xuất giấy đã xuất hiện nhiều trong những năm gần đây nhất là ở các tỉnh và thành phố lớn. Với thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại đã đem laị hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư, song cũng như các ngành công nghiệp khác bên cạnh lợi nhuận đem lại trước mắt thì vấn đề ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp này đang làm đau đầu các nhà đầu tư cũng như toàn xã hội. Trong các dòng thải thì nước thải từ ngành công nghiệp này gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm đáng quan tâm Ở các nước phát triển, các nước tiên tiến thì các nhà máy làm việc với dây chuyền khép kín có thêm các khâu thu hồi tái sử dụng và xử lý chất thải. Dịch kiềm đen sau nấu được thu hồi đưa đi cô đặc, đốt, xút hoá để tái sử dụng hoá chất; nước trắng ở xeo, nước rửa lưới và chăn cũng được lắng, tuyển nổi để tận dụng bột và nước trong, giảm thiểu các chất thải ra môi trường. Còn ở Việt Nam đa số các nhà máy đều không có các hệ thống thu hồi cô đặc và đốt dịch đen, mà thải trực tiếp ra môi trường hoặc mới chỉ có công nghệ xử lý sơ bộ, điều này đã gây một vấn đề không nhỏ đối với môi trường. Một điều cấp thiết đặt ra ở đây là phải tìm được công nghệ xử lý, phù hợp, đồng bộ, toàn diện mà chi phí xử lý lại không quá cao đối với các nhà máy sản xuất. SVTH: Nhóm 4 - Lớp: 09CQM 1 H2O dịch đen đặc NaOH Cl2 NaClO HCl sản xuất hoá chất dịch ngưng chưng Cô thu hồi Dịch đỏ (Na2CO3, Na2S, Na2O) Xút hoá dịch xanh NaCl BOD Vỏ cây Cát sạn Nguyên liệu thô nấuxử lý nguyên liệu rửa sàng tẩy xeo BOD Dịch đen loãng (NaOH, Na2S). H.chất chứa S. BOD Hợp chất chứa Clo. Sơ sợi. BOD Sơ sợi. Chất phụ gia. xử lý nước sông (không xử lý phèn) Đun nóng (NaOH, Na2S) nước sông (đã xử lý phèn) NaOH Cl2 NaClO phụ gia (Al2(SO4)3 Ca(OH)2 giấy Ca(OH)2 dịch trắng (NaOH, Na2S) Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy GVHD: Nguyễn Thị Hường I. Sơ đồ công nghệ sản xuất và các nguồn thải của quá trình sản xuất giấy Sơ đồ công nghệ sản xuất và các nguồn thải Công nghệ sản xuất giấy là một trong những công nghệ sử dụng nhiều nước. Tùy theo từng công nghệ và sản phẩm mà lượng nước cần thiết để sản xuất 1 tấn giấy giao động từ 200 đên 500m 3 nước. Nước đước dùng trong các công đoạn rửa nguyên liệu, nấu, tẩy, xeo giấy và sản xuất hơi nước. Như vậy trong quá trình sản xuất giấy, hầu như tất cả lượng nước đua vào sử dụng sẽ là lượng nước thải ra, có 2 nguồn sản sinh ra nước thải là: quá trình xeo giấy và trong quá trình làm việc Những yếu tố gây ô nhiễm chính là: - pH cao do kiềm dư là nguyên nhân chính. - Thông số cảm quan ( màu đen, mùi, bọt) chủ yếu là do dẫn xuất của ligin gây ra là chính. - Cặn lơ lửng (do bột giấy và các chất độn như cao lin gây ra). SVTH: Nhóm 4 - Lớp: 09CQM 2 Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy GVHD: Nguyễn Thị Hường - COD & BOD do các chất hữu cơ hòa tan gây ra là chính, các chất hữu cơ ở đây là ligin và các dẫn xuất của ligin, các loại đường cao phân tử và một lượng nhỏ các hợp chất có nguồn gốc sinh học khác, trong trường hợp dùng Clo để tẩy trắng thì nước thải có thêm dẫn xuất hữu cơ có chứa Clo. II. Thành phần, tính chất của nước thải sản xuất giấy. 1. Thành phần, tính chất. Nước thải của các nhà máy sản xuất giấy thường có độ pH trung bình 9-11, hàm lượng BOD 5 , COD, SS cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt nước có chứa cả kim loại nặng, lignin (dịch đen), phẩm màu, xút, các chất đa vòng thơm clo hóa là những hợp chất có độc tính sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thư, rất khó phân hủy trong môi trường. Các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất: - Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất đá, thuốc bảo vệ thực vật, vỏ cây… - Dòng thải của quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan, các chất nấu và một phần xơ sợi. Dòng thải có màu tối nên thường được gọi là dịch đen. Dịch đen có nồng độ chất khô khoảng 25 đến 35%, tỷ lệ giữa chất hữu cơ có thể thu hồi tái sử dụng và vô cơ 70:30. - Thành phần hữu cơ chủ yếu là trong dịch đen lignin hòa tan và dịch kiềm. Ngoài ra, là những sản phẩm phân hủy hydratcacbon, axit hữu cơ. Thành phần hữu cơ bao gồm những chất nấu, một phần nhỏ là NaOH, Na 2 S, Na 2 SO 4 , Na 2 CO 3 , còn phần nhiều là kiềm natrisunfat liên kết với các chất hữu cơ trong kiềm. - Dòng thải từ công đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương pháp hóa học và bán hóa chứa các chất hữu cơ, lignin hòa tan và hợp chất tạo thành của những chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại. Dòng này có độ màu, giá trị BOD 5 và COD cao. - Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh. - Dòng thải từ các khâu rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn có hàm lượng các chất lơ lửng và các chất rơi vãi. - Nước ngưng của quá trình cô đặc trong hệ thống xử lý thu hồi hóa chất từ dịch đen. Mức ô nhiễm của nước ngưng phụ thuộc vào loại gỗ, công nghệ sản xuất. - Nước thải sinh hoạt. 2. Tác hại đến môi trường - Chất huyền phù: là những hạt chất rắn không chìm trong nước, bao gôm chất vô cơ, cát, bụi quặng… hoặc những chất hữu cơ như dầu, cặn hữu cơ. Nhiều vật huyền phù xả xuống nguồn nước dần dần sẽ hình thành “bãi sợi” và tạo ra quá trình lên men, từ đó tiêu hao lượng oxi hòa tan trong nước, tác động SVTH: Nhóm 4 - Lớp: 09CQM 3 Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy GVHD: Nguyễn Thị Hường đến sự sống của các sinh vật trong nước, phủ lấp không gian sinh tồn, gây cản trở các hoạt động binh thường… - Vật hóa hợp dễ sinh hóa phân giải: là những thành phần nguyên liệu với số lượng tương đương đã tan trong quá trình tạo bột xeo giấy dễ sinh hóa phân giải, bao gồm các vật có lượng phâ tử thấp (chất bán sợi, metanol, axit, ccs loại đường…) Những chất này dễ bị oxi hóa, do đó cũng tiêu hao oxy hòa tan trong nước, gây tác hại đến sinh vật. - Vật hóa hợp khó sinh hóa phân giải: bắt nguồn chủ yếu từ chất đường phân tử lớn và ligin trong nguyên liệu sợi. Những chât này thường có màu, do đó ảnh hưởng tới sự chiếu rọi của ánh sáng vào nguồn nước. Những vật chất này cũng có thể gây biến dị trong cơ thể sinh vạt nếu bị hấp thu. - Các vật chât có độc: trong nước thải của công nghiệp giấy có rất nhiều chất độc đối với sinh vật như colophan và axit béo không bão hòa trong dịch đen, dịch thải của đạn tẩy trắng, dịch thải đoạn rút xút. - Dòng nước thải của ngành công nghiệp giấy có thể làm mất sự cân bằng sinh thái trong môi trường nước. III. Phương pháp xử lí nước thải của nhà máy giấy 1. Xử lí nước thải ngay tại công đoạn đầu (công đoạn tạo bột giấy) Trong công đoạn nấu thu dược loại dịch nấu màu đen, rất giàu ligin(loại hợp chất hữu cơ từ thực vật rất khó phân hủy và các hóa chất nấu.Để giảm thiểu nồng độ ô nhiễm trong dịch đen ta nên sử dụng một số biện pháp sau: - Tách dịch đen đậm đặc ban đầu từ lưới gạn bột giấy và tuần hoàn dùng lại ở nồi nấu sẽ giảm được lượng kiềm trong dịch thải - Thu hồi hóa chất từ dịch đen bằng công nghệ cô đặc-đốt-xút hóa sẽ giảm tải ô nhiễm COD ≥ 85%  Thu hồi kiềm từ dịch đen của phương pháp nấu sunfat như sau: + Cô đặc. + Đốt dịch đã cô đặc ở t 0 ≥ 500 0 C để chất hữu cơ cháy hoàn toàn, phần còn lại là thành phần vô cơ của kiềm đen sẽ tạo tro hoặc cặn noings chảy còn gọi là kiềm đỏ. + Xút hóa kiềm đỏ bằng dung dịch kiềm loãng và sữ vôi. Sau đó tách bùn vôi, dung dịch trắng gồm NaOH, Na 2 S, Na 2 CO 3 , Na 2 SO 4 được thu hồ và tuần hoàn lại cho công đoạn nấu. Ta có thể thay hóa chất tảy trắng là Cl 2 bằng H 2 O 2 và O 3 vì dùng Cl 2 có thể sinh ra hợp chất AXO là hợp chất halogen hữu cơ có nguy cơ gây độc tính tích lũy cho cơ thể người và cũng có ý kiến cho rằng đó là tiền tố gây ung thư. SVTH: Nhóm 4 - Lớp: 09CQM 4 Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy GVHD: Nguyễn Thị Hường 2. Xử lý nước thải giấy của nhà máy giấy (giai đoạn tạo giấy). Như chúng ta đã biết, nước thải của nhà máy giấy nói chung chứa nhiều xơ sợi xenlulozo, nhiều chất rắn lơ lửng dạng bột, nhiều chất hữu cơ hòa tan ở dạng khó và dễ phân hủy sinh học cùng với các hóa chất dùng để tẩy và hợp chất hữu cơ của chúng.  Đối với nước thải này chúng ta sẽ sử dụng phương pháp lắng, keo tụ và sinh học. a. Phương pháp lắng Phương pháp lắng nhằm để tách các chất rắn dạng bột hay dạng xơ sợi, trước hết nước thải từ công đoạn nghiền và xeo giấy. Với mục đích thu hồi lại xơ sợi, bột giấy, người ta thường dùng thiết bị lắng hình phễu. Trong quá trình lắng cần phải tính toán thời gian lưu thích hợp vì với thời gian lưu dài dễ có hiện tượng phân huỷ kị khí khi bùn lắng không được lấy ra thường xuyên. Để nước thải loại này lắng được tốt và tạo điều kiện các hạt liên kết với nhau tạo thành bông cặn dễ lắng, người ta thường tính toán với tải trọng bề mặt từ 1 đến 2m 3 /m 2 .h (lưu lượng dòng thải tính cho 1 đơn vị bề mặt bể lắng trong đơn vị thời gian). Để giảm thời gian lưu trong bể lắng, nâng cao hiệu suất lắng có thể thổi khí nén (áp suất từ 4 đến 6 bar) vào bể lắng. Loại bể lắng - tuyển nổi này thường có tải lượng bề mặt 5 - 10m 3 /m 2 .h.s b. Phương pháp keo tụ Phương pháp keo tụ hóa học nhằm làm keo lắng các hạt rắn lơ lửng, một phần chất hữu cơ hòa tan, hợp chất phospho, một số chất độc và khử màu. - Đặc trước và sau công trình xử lý sinh học. - Chất keo tụ thường sử dụng là phèn sắt, phèn nhôm và vôi. Có thể dùng chất trợ keo tụ là các chất polymer → tăng tốc độ lắng (phèn sắt dùng pH thích hợp từ 5÷ 11, phèn nhôm pH thích hợp từ 5÷7, vôi pH ≥ 11). SVTH: Nhóm 4 - Lớp: 09CQM 5 Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy GVHD: Nguyễn Thị Hường c. Phương pháp sinh học. Đặc điểm của nước thải giấy thường có tỉ lệ BOD : COD ≤ 0,55 và hàm lượng COD ≥ 1000 mg/l.Do vậy trong xử lý cơ bản (bậc II) bằng phương pháp sinh học thường có hai công đoạn: - Công đoạn xử lý kị khí (metan hoá) đặt trước. - Công đoạn xử lý hiếu khí đặt sau trong quy trình công nghệ . Trong nước thải giấy thường giàu hidrocacbon hòa tan, nhưng nghèo Nito và phospho dinh dưỡng đối với vi sinh vật. Khi xử lý sinh học cần chú ý cân bằng dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển. Cân bằng theo tỉ lệ BOD 5 :N:P = 100:5:1 với quá trình hiếu khí là 100: 3: 0,5 với quá trình kị khí . Cụ thể, ta có các phương án xử lí nước thải nhà máy giấy như sau: Ghi chú: : Đường nước thải : Đường bùn cặn : Đường cấp khí : Đường cát tử bể lắng cát SVTH: Nhóm 4 - Lớp: 09CQM 6 Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy GVHD: Nguyễn Thị Hường Phương án 1:  Thuyết minh sơ đồ: Nước thải sau sản xuất được đưa qua song chắn rác giữ lại các tạp chất thô sau đó nước tiếp tục được đưa sang bể điều hòa nhằm điều hòa lưu luợng và nồng độ, nước thải đưa qua bể phản ứng ( có trộn hóa chất) để hình thành bông cặn sau đó đưa nước sang bể lắng 1 và tiếp tục đưa sang bể lọc biofor (kỵ khí- quá trình vi sinh dính bám) nhằm làm giảm lương BOD, không gây qúa tải trong bể hiếu khí, tại bể hiếu khí có hệ thống thổi khí cung cấp oxi cho bê để hiệu quả của quá trình xảy ra hoàn toàn, nước tiếp tục qua bể oxi hóa bậc cao bằng ozone đến thiết bị chất xúc tác (máy phát ozone) đến bể lọc áp lực sau đó khử trùng bằng clo và nước được xả ra nguồn tiếp nhận loại A.  Ưu điểm: - Qua nhiều công đoạn lọc và khử trùng bằng ozone nên nguồn nươc đảm bảo chất lượng. - Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng có hiệu quả cao, cấu tạo đơn giản, không cần máy móc cơ khí, không tốn chiều cao xây dựng. - Chiếm một diện tích khá nhỏ trong xây dựng bởi số lượng công trình ít.  Nhược điểm: - Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng thường khởi động chậm, lớp cặn lơ lửng được hình thành và làm việc có hiệu quả chỉ sau 3-4 tuần. - Bể lắng đứng không đáp ứng được công suất lớn trong xử lý. - Chi phí vận hành cao. SVTH: Nhóm 4 - Lớp: 09CQM 7 Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy GVHD: Nguyễn Thị Hường Phương án 2:  Thuyết minh sơ đồ: Nước thải từ 2 công đoạn xeo giấy và sản xuất giấy được đưa qua song chắn rác nhằm giữ lại những tạp chất thô sau đó được đưa qua lắng cát ngang lắng các tạp chất vô cơ đảm bảo cho các qúa trình xử lý sau, cát từ bể lắng được dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nước và đem đi chôn lắp hoặc trãi đường. Nước tiếp tục đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ, từ bể điều hòa nước được bơm trực tiếp sang bể phản ứng có trộn hóa chất để hình thành bông cặn và nâng PH của nước sau đó đưa nước sang bể lắng 1 loại bỏ các bông cặn sinh ra trong quá trình keo tụ. Ở đây ta thu hồi bột còn một phần bùn được đưa sang bể chứa bùn còn nước đưa sang bể arotank (quá trình bùn hoạt tính vi sinh vật lơ lửng) có quá trình thổi khí sau đó tiếp tục được đưa sang bể lắng 2 (lắng ly tâm) sau đó qua lọc nhanh và tiếp tục qua khử trùng (có thổi khí) bằng clo và xả ra nguồn tiếp nhận. Một phần bùn hoạt tính (sinh vật lơ lửng) từ bể lăng 2 được dẫn trở lại arotank để tiếp tục tham gia quá trình xử lý ( bùn hoạt tính tuần hoàn), phần còn lại (bùn hoạt tính dư) được dẫn đến bể chứ bùn rồi đến bể nén và ép bùn nhằm làm giảm độ ẩm và thể tich SVTH: Nhóm 4 - Lớp: 09CQM 8 Nguồn Jếp nhận ( Loại B) Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy GVHD: Nguyễn Thị Hường sau đó đem chôn lấp hoặc dung làm phân bón, nước tách bùn từ bể nén bun và công đoạn ép bùn sẽ được dẫn lại bể arotank để tiếp tục xử lý. o Ưu điểm: - Hiệu quả xử lý cao - Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng có hiệu quả cao, cấu tạo đơn giản, không cần máy móc cơ khí - Sử dụng 2 bể lắng ngang thuận lợi cho quá trình quản lý và vệ sinh vào mùa mưa. o Nhược điểm: - Phức tạp hóa dây chuyền công nghệ trong xử lý - Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng thường khởi động chậm, lớp cặn lơ lửng được hình thành và làm việc có hiệu quả chỉ sau 3-4 tuần. - Tốn nhiều chi phí xây dưng cũng như vận hành Phương án 3: SVTH: Nhóm 4 - Lớp: 09CQM 9 Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy GVHD: Nguyễn Thị Hường  Thuyết minh sơ đồ: Nước từ thải công đoạn sản xuất giấy được đưa qua hố thu nhằm điều chỉnh pH thích hợp và nước từ công đoạn xeo giấy được đưa qua song chắn rác nhằm giữ lại những tạp chất thô (chủ yếu là rác) có trong nước thải. Sau đó nước được đưa qua bể lắng cát lắng các tạp chất vô cơ đảm bảo cho các qúa trình xử lý sau, cát từ bể lắng được dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nước và đem đi chôn lắp hoặc trãi đường; Nước tiếp tục đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ, từ bể điều hòa nước được bơm trực tiếp sang bể trộn hóa chất (trộn phèn) nhằm keo tụ giảm lượng chất rắn lơ lửng sau đó đưa nước sang bể lắng 1 loại bỏ các cặn sinh ra trong quá trình trộn hóa chất. Ở đây ta thu hồi bột còn một phần bùn được đưa sang bể chứa bùn còn nước đưa sang bể arotank (quá trình bùn hoạt tính vi sinh vật lơ lửng) có quá trình thổi khí sau đó tiếp tục được đưa sang bể lắng 2 (lắng ly tâm) qua khử trùng (có thổi khí) bằng clo và xả ra nguồn tiếp nhận. Một phần bùn hoạt tính (sinh vật lơ lửng) từ bể lăng 2 được dẫn trở lại arotank để tiếp tục tham gia quá trình xử lý ( bùn hoạt tính tuần hoàn), phần còn lại (bùn hoạt tính dư) được dẫn đến bể chứ bùn rồi đến bể nén và ép bùn nhằm làm giảm độ ẩm và thể tich sau đó đem chôn lấp hoặc dung làm phân bón, nước tách bùn từ bể nén bun và công đoạn ép bùn sẽ được dẫn lại bể aerotank để tiếp tục xử lý.  Ưu điểm: - Giảm lượng hóa chất ngay ban đầu (nước được đưa vào hố thu để điều chỉnh PH). - Dây chuyền công nghệ này không cần có bể phản ứng trước bể trộn hóa chất. - Hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn loại B.  Nhược điểm: - Xây dựng và quản lý khá tốn kém. - Đòi hỏi người quản lý có chuyên môn cao. Phương án 4: a. Xử lý sơ bộ nước thải từ công đoạn xeo giấy: - Nước thải từ công đoạn xeo giấy được tách riêng đưa qua hệ thống xử lý sơ bộ. SVTH: Nhóm 4 - Lớp: 09CQM 10 [...]... dựng công nghệ xử lý nước thải của các nhà máy sản xuất bột giấy theo phương pháp kiềm lạnh” do KS Lương Thị Hồng làm chủ nhiệm đề tài Qua quá trình nghiên cứu đã thiết lập được quy trình công nghệ xử lý nước thải cho các nhà máy sản xuất bột giấy theo phương pháp kiềm lạnh Quy trình xử lý như sau: - Xử lý cấp 1: Xử lý hóa lý - Xử lý cấp 2: Xử lý sinh học bao gồm công đoạn kỵ khí và công đoạn xử lý hiếu... xử lý hiếu khí Nước thải sau xử lý đạt được mức cấp B theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7732:2007 Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của quy trình thì chi phí hóa chất cho xử lý 1 m3 nước thải là 8.088 đồng SVTH: Nhóm 4 - Lớp: 09CQM 17 Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy 3 GVHD: Nguyễn Thị Hường Xử lý nước thải công nghiệp giấy bằng công nghệ tuyển nổi Bằng công nghệ bể tuyển... đích tạo phản ứng keo tụ và lắng cặn (chủ yếu là bột giấy) - Sau đó nước thải được đưa đến hệ thống xử lý chung c Hệ thống xử lý chung sau khi hòa trộn hai nguồn nước thải đã qua xử lý sơ bộ: SVTH: Nhóm 4 - Lớp: 09CQM 11 Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy GVHD: Nguyễn Thị Hường - Sau khi qua một số bước xử lý sơ bộ nước thải từ cả hai công đoạn sản xuất được hòa trộn với nhau và được.. .Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy GVHD: Nguyễn Thị Hường - Nước thải chảy qua SCR (song chắn rác) đến bể tiếp nhận SCR có nhiệm vụ giữ lại các tạp chất kích thước lớn - Nước thải tiếp tục được bơm qua bể điều hòa để điều hòa lưulượng và nồng độ Từ đây nước thải được bơm qua bể lắng đểlắng cặn (chủ yếu là bột giấy) - Sau đó nước thải được đưa đến hệ thống xử lý chung b Xử lý sơ... hay xử lý tập trung với các dòng khác trong nội bộ cơ sở hay sử lý tập trung nước thải sinh hoạt SVTH: Nhóm 4 - Lớp: 09CQM 13 Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy V GVHD: Nguyễn Thị Hường Tài liệu tham khảo QCVN_12-2008-BTNMT Nước thải công nghiệp chế biến giấy và bột giấy http://dinhhungenvi.blogspot.com/2009/06/nghien-cuu-xu-ly-nuoc-thai-congnghiep.html SVTH: Nhóm 4 - Lớp: 09CQM 14 Tìm. .. bột giấy Bột giấy kiềm lạnh được dùng chủ yếu để sản xuất mặt hàng giấy vàng mã xuất khẩu sang Đài Loan Nước thải sản xuất có độ màu và độ ô nhiễm cao được thải thẳng vào môi trường vì các cơ sở này hầu hết chưa có hệ thống xử lý nước thải Xử lý nước thải sản xuất bột giấy là công việc khó khăn, đòi hỏi vốn đầu tư và chi phí vận hành cao Vì vậy, năm 2008, Viện Công nghiệp giấy và Xenlulô thuộc Bộ Công. .. SVTH: Nhóm 4 - Lớp: 09CQM 14 Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy GVHD: Nguyễn Thị Hường GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÁC 1 Công nghệ chảy ngược qua lớp bùn yếm khí Hình 2 chỉ ra sơ đồ chi tiết thiết bị UASB Trong thiết bị này thì nước thải thô được bơm từ phía dưới của thiết bị qua lớp đệm bùn (gồm các sinh khối dạng hạt) [1,2] Sự xử lý xảy ra khi nước thải đến và tiếp xúc với các... phương pháp yếm khí với các phương pháp xử lý khác SVTH: Nhóm 4 - Lớp: 09CQM 16 Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy 2 GVHD: Nguyễn Thị Hường Xây dựng công nghệ xử lý nước thải của các nhà máy sản xuất bột giấy theo phương pháp kiềm lạnh Công nghệ sản xuất bột giấy theo phương pháp kiềm lạnh là một loại hình công nghệ sản xuất đơn giản Nguyên liệu sử dụng ở Việt Nam là tre nứa được ngâm... 18 Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy GVHD: Nguyễn Thị Hường vào hệ thống tiêu thoát nước chung, gây ô nhiễm môi trường không chỉ trong địa phương và các khu vực và vùng, khác thì nay với công nghệ bể tuyển nổi, nước thải sẽ được thu gom, xử lý và tái sử dụng Nước thải của làng nghề được thu gom mương dẫn vào bể lắng cát, bể điều hòa và sau đó được bơm lên bể tuyển nổi Ở đây bột giấy. .. 15 Tìm hiểu qui trình xử lý nước thải công nghiệp giấy GVHD: Nguyễn Thị Hường P tổng, mg/l KPHD Na, mg/l 8,22 Fe, mg/l 0,290 K, mg/l 1,94 Như vậy trong nước thải dịch ngưng hàm lượng COD và BOD 5 rất cao và chỉ số BOD5/COD  KẾT LUẬN Đã phân tích được thành phần các hợp chất trong dịch ngưng của công ty giấy Bãi bằng Đã tiến hành nghiên cứu xử lý bằng công nghệ chảy ngược qua lớp bùn yếm khí và tìm

Ngày đăng: 14/04/2015, 17:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w