1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU QUY TRÌNH xử lý nước THẢI NHÀ máy GIẤY tại CÔNG TY cổ PHẦN GIẤY sài gòn – mỹ XUÂN

55 1,7K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

KHOA HÓA HỌC & CÔNG NGHỆ THỰC PHẨMBÁO CÁO THỰC TẬP Đề tài: TÌM HIỂU QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GIẤY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN – MỸ XUÂN Trình độ đào tạo : Cao đẳng Hệ đào

Trang 1

KHOA HÓA HỌC & CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO THỰC TẬP

Đề tài: TÌM HIỂU QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GIẤY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN – MỸ XUÂN

Trình độ đào tạo : Cao đẳng

Hệ đào tạo : Chính quy

Ngành : Công nghệ kỹ thuật hóa hoc

Chuyên ngành : Hóa dầu

Trang 2

Vũng Tàu, Ngày … tháng …năm 2014

Xác nhận của đơn vị (Ký tên, đóng dấu)

Trang 3

1 Thái độ tác phong khi tham gia thực tập:

2 Kiến thức chuyên môn:

3 Nhận thức thực tế:

4 Đánh giá khác:

5 Đánh giá kết quả thực tập:

Vũng Tàu, ngày… tháng… năm 2014

Giảng viên hướng dẫn

Trang 4

1 KCN : Khu công nghiệp

2 TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

3 COD : Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa hóa học

4 BOD : Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa

5 SS : Suspended Solid – Hàm lượng chất rắn lơ lửng

6 pH : Chỉ tiêu dùng để đánh giá axit hay bazơ

7 TSS : Total Suspended Solid – Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng

8 VSS : Volatile Suspended Solid – Chất rắng lơ lửng bay hơi

9 MLSS : Mixed Liquor Suspended Solid – Chất rắn lơ lửng trong bùnlỏng

10.QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

11.VS : Chất rắn bay hơi

12.PAC : Poly Aluminium Chloride

13.XLNT : Xử lý nước thải

14.PCCC : Phòng cháy chữa cháy

15.DO : Lượng oxy hòa tan trong nước

Trang 5

Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức quản lý vận hành nhà máy 4

Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ phận 6

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổng quan của nhà máy 12

Sơ đồ 2.4 Hệ thống xử lý nước thải 16

Bảng biểu: Bảng 1.1 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận xử lý nước thải 5

Bảng 1.3 Danh mục máy móc thiết bị của nhà máy 11

Bảng 2.3 Kết quả phân tích mẫu nước giám sát của Nhà máy 14

Bảng 2.6 Cách pha hóa chất bổ sung cho hệ thống 26

Bảng 2.7.1 Tổng chi phí cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải32 Bảng 2.7.2 Tổng chi phí cho việc đầu tư thiết bị XLNT 33

Bảng 2.9 Mục tiêu, phương pháp tiến hành, tiến độ hướng dẫn, kết quả 41

Hình: Hình 2.4.1 Bể tuyển nổi sơ bộ 17

Hình 2.4.2 Bể điều hòa lúc đầy nước 18

Hình 2.4.3 Bể điều hòa chưa có nước thải 19

Hình 2.4.4 Giá thể để vi sinh bám dính 19

Hình 2.4.5 Bể vi sinh 20

Hình 2.4.6 Bể tuyển nổi 21

Hình 2.4.7 Bể thu bùn 22

Hình 2.4.8 Máy ép bùn 22

Trang 6

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã và đang giảng dạy tại trường Đạihọc Bà Rịa - Vũng Tàu, đã giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình học tập.Những kiến thức mà em học được tại trường sẽ là nền tảng cho những bước tiếptheo trong suốt cuộc sống, cũng như quá trình làm việc của em sau này.

Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể các anh, chị trong Công ty cổphần Giấy Sài gòn – Mỹ xuân đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho emtiếp xúc với công việc ngoài thực tế cũng như những hiểu biết về quản lý môitrường Trong suốt 1 tháng thực tập là thời gian không dài, nhưng em đã học hỏiđược rất nhiều điều Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các anh chịchuyên viên Bộ phận Môi trường – Xử lý nước thải đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ emtrong suốt quá trình thực tập tại đây

Cuối cùng, em xin kính chúc toàn thể Ban lãnh đạo cùng tất cả cán bộ nhânviên Công Ty cổ phần Giấy Sài gòn – Mỹ xuân những điều tốt đẹp nhất, chúcthầy cô Khoa Hóa học & Công nghệ thực phẩm luôn thành công và giàu sứckhỏe để luôn dìu dắt những thế hệ sinh viên tiếp theo hoàn thành tốt việc họctập

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN 2

1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển – vị trí địa lý 2

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2

1.1.2 Tổ chức của nhà máy 4

1.1.3 Vai trò của nhà máy 4

1.1.4 Khái quát bộ phận thực tập 4

1.1.5 Tổ chức bộ phận 6

1.2 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu – vật liệu 6

1.2.1 Nhu cầu sử dụng điện 6

1.2.2 Nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất 7

1.2.3 Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất 7

1.2.4 Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt 7

1.2.5 Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 8

1.2.6 Hệ thống xử lý nước thải 8

1.2.7 Hệ thống phòng cháy chữa cháy 9

1.2.8 Hệ thống phòng chống sét 9

1.3 Công nghệ sản xuất 10

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN – MỸ XUÂN 12

2.1 Tổng quan 12

2.2 Sơ lược về nước thải của Nhà máy sản xuất giấy Sài Gòn 13

Trang 8

2.4.1 Quy trình công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy 17

2.4.2 Hóa chất sử dụng 23

2.5 Thủ tục cần thực hiện trong một ca trực ở điều kiện bình thường 24

2.5.1 Kiểm tra ban đầu 24

2.5.2 Xem xét nhật kí 24

2.5.3 Kiểm tra bằng trực quan bể keo tụ tạo bông 24

2.5.4 Kiểm tra bằng trực quan bể vi sinh vật hiếu khí 24

2.5.5 Ghi chép kết quả kiểm tra và bàn giao 24

2.6 Kỹ thuật vận hành 25

2.6.1 Kiểm soát chất lượng nước vào 25

2.6.2 Hóa chất bổ sung cho hệ thống xử lý 26

2.6.3 Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá nước thải công nghiệp 27

2.6.4 Cấu tạo và chức năng của từng đơn vị thi công 28

2.7 Ảnh hưởng của hệ thông xử lý nước và biện pháp giảm thiểu 31

2.8 Cách vận hành hệ thống xử lý nước sơ bộ - Bể tuyển nổi (DAF 1,2) 35

2.8.1 Vận hành hệ thống khi bể tuyển nổi không có nước 35

2.8.2 Vận hành hệ thống khi sau khi ngừng hoạt động tạm thời 36

2.8.3 Hệ thống xử lý Vi sinh vật hiếu khí – bể vi sinh 1 & 2 37

2.8.4 Vận hành hệ thống xử lý nước thải cuối cùng 38

2.8.5 Vận hành máy ép bùn 39

2.9 Mô tả quy trình lao động thực tế 40

Trang 9

2.9.2 Mục tiêu - phương pháp tổ chức tiến hành - tiến độ hướng dẫn của đơn vị

và kết quả 40

2.9.3 Lấy mẫu và phân tích phòng thí nghiệm 41

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 42

3.1 Kết luận 42

3.1.1 Về tổ chức 42

3.1.2 Về kỹ thuật 42

3.1.3 Về kinh tế 43

3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong thời gian thực tập tại công ty 43

3.2 Kiến nghị 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ

đã giúp cho nền kinh tế phát triển với nhiều nhà máy công nghiệp lớn thì cũnggây ra nhiều ảnh hưởng có hại đến môi trường Các khu công nghiệp này đã vàđang là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường của chúng ta vớinhững rác thải công nghiệp, nước thải, bụi khói lò,…

Trong công nghiệp giấy thì nước thải từ các nhà sản xuất đều có hàmlượng các hợp chất hữu cơ cao ngoài ra còn có nhiều hóa chất độc hại nếukhông xử lý tốt thì khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm lớn cho môi trườngxung quanh

Ở Việt Nam, Công ty cổ phần giấy Sài Gòn đã đầu tư xây dựng hệ thống xử

lý nước thải (EIMCO) với mức đầu tư 20 triệu USD Hệ thống có thể xử lý hếttất cả lượng nước mà trong quá trình nhà máy sản xuất Công suất tối đa mà hệthống xử lý nước EIMCO có thể xử lý lên đến 17000m³/ngày

Nếu nước trong quá trình sản xuất được hệ thống xử lý đạt quy chuẩn kỹthuật quốc gia về môi trường của nước thải công nghiệp thì sẽ được thải trựctiếp ra sông Thị Vãi

Vì vậy vấn đề xử lý ô nhiễm nước thải các nhà máy giấy nói chung và Nhàmáy sản xuất giấy Sài Gòn - Mỹ Xuân nói riêng hiện đang là vấn đề cấp bách

Có rất nhiều phương pháp để xử lý nước thải nhà máy giấy, trong đó phươngpháp xử lý bằng vi sinh vật hiếu khí đã mang lại hiệu quả đáng kể về kỹ thuậtlẫn kinh tế

Thực tập tốt nghiệp là cơ hội quý báu để em tiếp cận được với những côngnghệ mới đang được áp dụng thực tế hiện nay, qua đó có thể vận dụng đượcnhững kiến thức để làm nền tảng vững chắc giúp ích cho em trong công việcsau này

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN 1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển – vị trí địa lý

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn hay tiền thân trước đây là Công ty TNHHMTV Giấy Sài Gòn được thành lập từ năm 1997, từ cơ sở sản xuất giấy nhỏ,Giấy Sài Gòn đã nhanh chóng phát triển thành công ty giấy hàng đầu Việt Nam

và thu hút đầu tư từ nhiều tổ chức trong và ngoài nước

Tháng 4/1997, thành lập cơ sơ sản xuất Giấy Sài Gòn tại Gò Vấp, tung rasản phẩm đầu tiên là giấy bao bì carton

Tháng 12/1998, chuyển thành Công ty TNHH Giấy Sài Gòn

Tháng 4/2003, xây dựng nhà máy giấy Mỹ Xuân 1 trên khu đất 45.349m2

tại KCN Mỹ Xuân A, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với vốn đầu tư 400 tỷ, công suấtgiấy tiêu dùng 16.500 tấn/năm, giấy công nghiệp 53.040 tấn/năm (dây chuyềnsản xuất nhập từ Nhật Bản, Trung Quốc)

Tháng 6/2003, chuyển thành Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn

Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và tạo nên sản phẩm chất lượngcao thân thiện môi trường Những năm qua, Giấy Sài Gòn đã tập trung đầu tư

mở rộng sản xuất, phát triển công nghệ hiện đại từ các quốc gia có nền côngnghiệp giấy hàng đầu thế giới Công nghệ tự động hóa - tiết kiệm năng lượng &nguyên - nhiên liệu chính là tiền đề giúp Giấy Sài Gòn đưa ra thị trường nhiềudòng sản phẩm cao cấp với giá thành phù hợp

Năm 2007, Công ty cũng đã mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống xử lýnước thải (EIMCO) cho toàn nhà máy Với số vốn đầu tư 20 triệu USD - tươngđương hơn 1/5 tổng số vốn Dự án Mỹ Xuân 2 Giấy Sài Gòn là một trong số ítcác doanh nghiệp Việt Nam đầu tư hệ thống xử lý nước thải có chiều sâu vàtầm nhìn tương lai

Năm 2012, mở rộng dòng sản phẩm, cung cấp các loại giấy tiêu dùng đadạng như giấy vệ sinh, khăn hộp, khăn ăn, khăn bỏ túi

Trang 12

Năm 2013, nâng vốn chủ sở hữu lên 1.000 tỷ Hoàn tất xây dựng nhà máymới Mỹ Xuân 2 trên khu đất 88.447m2 hai nhà máy đặt trên khu đất 134.000m2

tại KCN Mỹ Xuân A, tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ, tổng công suất giấy tiêu dùng48.360 tấn/năm, giấy công nghiệp 224.640 tấn/năm đưa Giấy Sài Gòn trở thànhnhà sản xuất giấy tiêu dùng và giấy công nghiệp lớn nhất Việt Nam

Trụ sở nhà máy: KCN Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.Email: contact@saigonpaper.com

Điện thoại: (84-64) 3899338 - Fax: (84-64) 3899337

Vị trí địa lý của công ty

Công ty cổ phần giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân với tổng diện tích là 68.177m2

tọa lạc tại KCN Mỹ Xuân A, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằmngay trên đường số 1A, là cửa ra vào của KCN Mỹ Xuân A với các hạng mụccông trình được xây dựng hoàn chỉnh, ranh giới khu đất dự án được xác địnhnhư sau:

 Phía Bắc : Tiếp giáp đường số 1A

 Phía Đông : Tiếp giáp đường số 8

 Phía Nam : Tiếp giáp đường số 4

 Phía Tây : Tiếp giáp Công ty gạch men Nhà Ý và Công ty Kính Nam Việt Nam

1.1.2 Tổ chức của nhà máy

Trang 13

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức quản lý vận hành nhà máy1.1.3 Vai trò của nhà máy

Sản xuất giấy chủ yếu là giấy vệ sinh và giấy công nghiệp, xuất khẩu ra nước ngoài

Xử lý nguồn nước thải ra từ quá trình sản xuất đạt quy chuẩn của Nhà

nước đề ra cho Nhà máy sản xuất giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân

1.1.4 Khái quát bộ phận thực tập

a Đơn vị Môi trường – Xử lý nước thải

Bộ phận Môi trường - Xử lý nước thải, trực thuộc phòng Bảo trì của Công

ty cổ phần Giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân tại KCN Mỹ Xuân A, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

b.Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận xử lý nước thải

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN

BAN GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY

BỘ PHẬN TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

Trang 14

Bảng 1.1 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận xử lý nước thải

 Báo cáo lượng hóa chất dùng trong ngày

Đảm bảo chất lượng nước thải

ra đạt chuẩn

 Tiến hành lấy các mẫu theo ngày và theođịnh kỳ

 Dùng các thiết bị đo nồng độ các chất ônhiễm có trong nước: TSS, COD, BOD,MLSS, tổng Nitơ, tổng Photpho

 Cung cấp số liệu để làm các báo cáo địnhkỳ

Quản lý, giải quyết các vấn đề

môi trường

 Quản lý kho chất thải nguy hại: Thu gom

và chuyển giao chất thải nguy hại

 Lập báo cáo giám sát định kỳ: 3 tháng 1lần

 Thanh toán các chi phí trong tháng như:phí thu gom rác, phí bảo vệ môi trường đốivới nước thải, phí trung chuyển nước sạch

 Phân tích chất lượng nước thải trước khithải ra sông Thị Vải 1 tháng một lần

1.1.5 Tổ chức bộ phận

Trang 15

1.2 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu – vật liệu

1.2.1 Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn năng lượng sử dụng tại nhà máy chủ yếu là điện để vận hành máymóc, một phần là natural gas để chạy lò hơi và một phần nhỏ là dầu DO, nhớt

để chạy máy phát điện, bảo trì và sử dụng cho xe nâng và xe tải

Bên cạnh đó, do đặc trưng hoạt động của ngành sản xuất giấy, Nhà máygiấy Mỹ Xuân đã sử dụng phần lớn các loại nguyên phụ liệu, nhiên liệu & hóachất nhập từ nước ngoài như: Nhật Bản, New Zealand, Ấn Độ, Đài Loan,… vàmột phần được cung cấp từ thị trường trong nước

1.2.2 Nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất

Trang 16

Nguồn nguyên vật liệu sử dụng của dự án chủ yếu là giấy tái chế chiếm tỉtrọng 80 – 90%, bột giấy nhập khẩu chiếm khoảng 10 – 20% Trong khi đó,giấy vụn thu mua trong nước chiếm 40%, giấy vụn nhập khẩu chủ yếu là từ

Mỹ, Nhật, Singapore, Úc chiếm khoảng 60% Việc dùng giấy tái chế làmnguyên liệu sản xuất không những tiết kiệm được kinh phí mà còn góp phầnbảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng tài nguyên mới, là một trong các tiêu chíphát triển bền vững nhất hiện nay

Phần nguyên liệu thu mua trong nước hiện nay khá dồi dào do mạng lướithu mua phế thải cung cấp lớn

Phần nguyên liệu nhập khẩu là thường xuyên, phong phú, có thành phầnđồng đều, đã được phân loại và đóng gói theo tiêu chuẩn quốc tế

1.2.3 Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất

Nguồn nước cấp cho nhà máy được lấy từ nguồn cấp của Công ty đầu tư phát triển đô thị và KCN IDICO Nước sử dụng trong sản xuất bao gồm:

 Nhu cầu nước cấp vào ban đầu cho xưởng bột Tissue DIP 150 tấn:1100m3

 Nhu cầu nước cấp vào ban đầu cho xưởng bột OCC 450 tấn: 1400m3

 Nhu cầu nước cấp vào ban đầu cho xưởng bột OCC 200 tấn: 400m3

 Nhu cầu nước cấp vào ban đầu cho xưởng xeo giấy Carton tesliner (PM4):200m3

 Nhu cầu nước cấp vào ban đầu cho xưởng xeo giấy tráng phấn (PM5):370m3

 Nhu cầu nước cấp vào ban đầu cho xưởng xeo giấy Tissue (PM6): 130m3

1.2.4 Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt

Với lượng công nhân làm việc trong nhà máy hiện hữu khoảng 900 côngnhân, lượng nước cần thiết cấp cho sinh hoạt khoảng 54m3/ngày

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt cho nhà máy mở rộng

Nhu cầu sử dụng nước cho vệ sinh nhà xưởng, tưới cây thì theo tiêu chuẩn

Trang 17

dùng xe nước này được vệ sinh khuôn viên nhà máy ước tính 0,5 lít/m2 vàlượng nước rửa xe là 200 lít/xe Vậy lượng nước dùng cho nhu cầu này khoảng

6 m3/ngày

1.2.5 Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

a Nhu cầu sử dụng nước

Do đặc thù sản xuất của ngành giấy nên lượng nước thải phát sinh từ hoạthoạt động của nhà máy chủ yếu từ hai công đoạn: Sản xuất bột giấy và xeo giấyLượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại nhà máy chủ yếu từ các nguồn: khuvực nhà ăn, nhà vệ sinh của cán bộ và công nhân làm việc trong nhà máy

b Hệ thống cấp nước

Nguồn nước sử dụng tại nhà máy là nguồn nước được cung cấp từ TổngCông ty đầu tư và phát triển đô thị và KCN IDICO và các máy bơm được lắpđặt trong khuôn viên nhà máy Để cung cấp nước đến các khu cần lượng nướcsạch nhà máy sử dụng hệ thống đường ống dẫn ngầm bằng thép không rỉ

c Hệ thống thoát nước

Nước vệ sinh nhà xưởng chính và nước thải từ quá trình sản xuất sẽ thugom qua các mương kín đưa về hố ga tập trung, qua song chắn sau khi xử lý đạtquy chuẩn môi trường hiện hành (Quy chuẩn QCVN 12:2008/BTNMT, cột B)

sẽ thoát ra hệ thống thoát nước chung của KCN và thải vào nguồn tiếp nhận làsông Thị Vãi

1.2.6 Hệ thống xử lý nước thải

Song song với việc đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại của nhà máy,Công ty tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới nhằm kết hợp xử lýnước thải của nhà máy cũ và nhà máy mới Đây là hệ thống xử lý nước hiệnđại, do Công ty EIMCO WATER TECHNOLOGIES.PTE, Phần Lan thiết kế

và cung cấp thiết bị nhằm đảm bảo nước thải của toàn bộ Công ty sau xử lý sẽđạt Quy chuẩn QCVN 12:2008/BTNMT, cột B một phần sẽ sử dụng tuần hoàntái sử dụng, còn lại xả thải vào cống chung của KCN Mỹ Xuân A, sau đó thải ra

Trang 18

sông Thị Vải.

Các dây chuyền sản xuất mới của dự án là hệ thống đồng bộ giữa sản xuất

và xử lý, thu hồi tái sử dụng nước thải trong nội hệ thống, kết hợp thu hồi bột

và xử lý nước thải sau đó tuần hoàn nước để tái sử dụng cho sản xuất

Theo thiết kế, hệ thống xử lý nước thải trong các dây chuyền sản xuất sẽthu hồi tái sử dụng khoảng 80% lượng nước thải của hệ thống, còn khoảng 20%nước thải sẽ đi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung Hệ thống xử lý nước tậptrung của dự án với công suất 708m3/h, sẽ xử lý toàn bộ nước thải nhà máy hiệnhữu và các dây chuyền sản xuất mới của nhà máy, nước sau khi xử lý được thuhồi tái sử dụng từ 35 – 50% lượng nước thải ra hệ thống, dự kiến năm 2015 sẽnâng cấp tăng lượng nước tái sử dụng lên 80%

Công nghệ xử lý nước của nhà máy kết hợp phương pháp xử lý nước thảibằng vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và hoá lý tuyển nổi bám dính lơ lửng.1.2.7 Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Nhà máy sẽ thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn một cách nghiêm túc, đặcbiệt là các tiêu chuẩn liên quan đến PCCC Các thiết bị báo cháy và chống cháy

sẽ được lắp đặt tại các khu vực của nhà máy Các thiết bị PCCC cơ học sẽ được

bổ sung cho hệ thống vòi chữa cháy tự động Ngoài ra, các mạng lưới điện cũng

sẽ được nối với các bộ ngắt tự động và được kiểm soát bằng một hệ thống tựđộng

Công ty cũng thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn và hướng dẫn sửdụng các thiết bị PCCC cho cán bộ công nhân viên tại nhà máy

1.2.8 Hệ thống phòng chống sét

Trang bị loại thiết chống sét chủ động theo kiểu cổ điển có nghĩa: kim thusét được bố trí trên chỗ cao nhất của nhà máy, truyền qua dây dẫn bằng đồngxuống các cọc tiếp đất Dự kiến sử dụng kim thu sét tia đạn đạo có bán kínhphục vụ tối thiểu 120m cấp III, đủ bao trùm phạm vi cần chống sét cho cáchạng mục công trình của nhà máy

Trang 19

Cáp dẫn sét loại cáp bọc cách điện 200KV, chống nhiễu cho các đườngdây và thiết bị thông tin Các nối cáp và cọc tiếp địa sử dụng mối hàn hóa nhiệtCADWELD để bảo đảm tiếp xúc tại các mối hàn bền vững theo thời gian.

1.3.Công nghệ sản xuất

Nhà máy đầu tư vào các dây chuyền công nghệ được nhập khẩu 100% từnước có ngành giấy phát triển như: Mỹ, Pháp, Áo, Tây Ban Nha Các dâychuyền được thiết kế và trang bị tự động hóa hoàn toàn

Thiết bị được chế tạo đòng bộ và được lắp đặt chuyển giao công nghệ từcác nhà cung cấp nước ngoài theo phương thức chìa khóa trao tay: Cung ứng,lắp đặt, vận hành, huấn luyện, chuyển giao công nghệ Với việc đầu tư các dâychuyền hiện đại như thế thì tuổi đời sẽ khá cao (bằng chứng là một số nhà máytrên thế giới và Việt Nam đầu tư những dây chuyền được sản xuất từ năm 1950vẫn còn hoạt động tốt)

Sự lựa chọn quy trình công nghệ cho nhà máy mới thể hiện chiến lượccạnh tranh và nhắm vào thị trường tương lai gần Theo đó, sản phẩm của nhàmáy mới một mặt chứa đựng một lượng công nghệ tiên tiến, thông qua hệthống thiết bị sản xuất bột của Châu Âu, đảm bảo chất lượng bột giấy sau khi

xử lý đạt yêu cầu cao nhất cho các loại sản phẩm chất lượng cao, từ đây tạođiều kiện sản xuất ra các mặt hàng đạt tiêu chuẩn

Nhà máy đầu tư chủ yếu các dây chuyền phục vụ cho sản xuất giấy Carton

và giấy Tissue

Hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến từ nhiều công ty uy tín cung cấp

Trang 20

Bảng 1.3 Danh mục máy móc thiết bị của nhà máy.

Nha

11 Hệ thống sang cuộn,

Trang 21

Nước thải nhà máy cũ

HTXLNT công suất

10.000 m3/ngày

Nước thải nhà máy mới

HTXLNT công suất17.000 m3/ngày

QCVN12:2008/BTNMT, Cột B

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY

SÀI GÒN – MỸ XUÂN.

2.1 Tổng quan

Để đảm bảo hoạt động của nhà máy không gây ảnh hưởng đến chấtlượng nước sông Thị Vải do nước thải từ Nhà máy giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân,chủ đầu tư đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất17.000m3/ngày tương đương 708m3/h để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn QCVN12:2008/BTNMT, cột B trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tậptrung của KCN Mỹ Xuân A trước khi thải ra sông Thị Vải Hệ thống xử lýnước mới đi vào hoạt động, sẽ xử lý theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổng quan của Nhà máy

Trang 22

2.2 Sơ lược về nước thải của Nhà máy sản xuất giấy Sài Gòn

Nguyên liệu từ các giấy tái chế nên trong dòng thải rửa nguyên liệu baogồm chất hữu cơ hòa tan, đất đá, xenlulozo, các chất pha độn, tẩy rửa,…

Thành phần hữu cơ chủ yếu những sản phẩm phân hủy hydratcacbon, axithữu cơ

Thành phần hữu cơ bao gồm những chất trong lúc sản xuất, một phần nhỏ

là NaOH, Na2S, Na2SO4, Na2CO3, còn phần nhiều là kiềm natrisunfat liên kếtvới các chất hữu cơ trong kiềm

Dòng thải từ công đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằngphương pháp hóa học và bán hóa chứa các chất hữu cơ, lignin hòa tan và hợpchất tạo thành của những chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại Dòng này có độmàu, giá trị BOD5 và COD cao

Giai đoạn nấu bột giấy khi nước thải ra ngoài thường chứa nhiều xơ sợixenluloza, bột sống và các chất lơ lửng tạo thành huyền phù khá lớn trong nướcthải

Quá trình nấu bột sử dụng các tác nhân có độ kiềm cao dẫn đến pH cao.Nước thải ở giai đoạn xeo giấy có chứa nhiều xơ sợi xenluloza bị thấtthoát theo nước, ngoài ra còn có một lượng các chất phụ gia đi theo Vì vậyhàm lượng chất rắn bao gồm các chất vô cơ, hữu cơ là khá cao

Dòng thải từ các khâu rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn có hàm lượngcác chất lơ lửng và các chất rơi vãi

Trang 23

2.3 Thành phần nước thải của Công ty

Bảng 2.3 Kết quả phân tích mẫu nước giám sát của Nhà máy

STT

Chỉ tiêu

phân tích

Đơn vị

Kết quả

QCVN 12:2008/

BTNM T (Cột B1)

QCVN 24: 2009/ BTNM T (Cột B)

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sản xuất trước

xử lý

Nước thải sản xuất sau

Trang 24

lý qua hệ thống xử lý nước thải nhà máy cũ với công suất 10.000 m3/ngày, sẽđược dẫn tiếp qua hệ thống xử lý nước thải mới công suất 17.000 m3/ngày để

xử lý đạt QCVN 12:2008/BTNMT, cột B một phần sẽ được tái sử dụng, còn lại

sẽ được đấu nối vào hệ thống thoát nước của KCN Mỹ Xuân A và xả ra sôngThị Vải

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sản xuất của Nhà máy giấySài Gòn - Mỹ Xuân mở rộng và Nhà máy giấy Mỹ Xuân đang hoạt động vớitổng công suất xử lý là 708 m3/h (dự phòng trường hợp nhà máy tăng công suấthoạt động)

2.4 Quy trình công nghệ xử lý nước thải

Nước thải từ nhà

máy Làm nguyên liệu giấy carbon cấp thấp

Hệ thống xử lý

sơ bộ: hai bểtuyển nổi

Polymer

Máy thổi khí

Hố thu bùn

Trang 25

Sơ đồ 2.4 Hệ thống xử lý nước thải2.4.1 Quy trình công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy

Hiện tại nhà máy đã xây dựng 2 bộ phận xử lý nước: Xử lý nước sơ bộ và

hệ thống xử lý bằng vi sinh vật hiếu khí

Nước thải từ quá trình sản xuất giấy thường có màu và chứa lượng cặn lơlửng lớn Do đó, công nghệ xử lý nước được đề xuất xử lý bằng vi sinh vật hiếukhí kết hợp với tuyển nổi và keo tụ tạo bông (rất thích hợp để xử lý độ màu, cặn

Bể vi sinh

Bể thu gom

Bể keo tụ tạobông

Trang 26

lơ lửng) sau đó nước thải được xử lý và khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếpnhận.

a Hệ thống xử lý sơ bộ

Chủ yếu là thu hồi lượng sơ sợi thất thoát trong sản xuất để tái sử dụng; xử

lý sơ bộ lý – hóa làm giảm bớt nồng độ các chất ô nhiễm sau đó được bơm qua

hệ thống xử lý mới

Nước thải từ quá trình sản xuất của Nhà máy chảy qua các hệ thốngmương công nghệ sau khi đi qua các thiết bị tách, thu rác sẽ về hố thu ở đây cáchóa chất bao gồm Polymer và PAC sẽ được bơm vào nhằm kết nối các chất lơlửng lại với nhau, sau đó nước từ hố thu nước thải sẽ được bơm lên hai bểtuyển nổi đặt trên cao

Hình 2.4.1 Bể tuyển nổi sơ bộ

Ở đây hệ thống máy thổi khí sẽ thổi khí vào, các bông bùn nổi lên trên mặtnước, cần gạt và gàu múc bùn sẽ múc các bông bùn này và chảy về hố thu bùn,tiếp đó máy máy ép bùn sẽ được ép lại

Qua xử lý sơ bộ thu hồi được 90– 95 % lượng sơ sợi thất thoát, tái sử dụngcho sản xuất giấy Carton cấp thấp để tiết kiệm chi phí cho sản xuất

b Hệ thống sử lý nước thải 17.000m3 bằng vi sinh vật hiếu khí

Trang 27

Sau khi nước được xử lý sơ bộ sẽ có bơm cấp chảy qua song chắn rác về

bể thu gom của hệ thống xử lý vi sinh hiếu khí, sau đó được 3 bơm cấp để bơmqua bể điều hòa để ổn định lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm đồng thời tạomôi trường có độ pH phù hợp cho các bước xử lý tiếp theo

Hình 2.4.2 Bể điều hòa lúc đầy nước (2500m3)

Hình 2.4.3 Bể điều hòa chưa có nước thải (2500m3)Sau khi đi qua bể điều hòa, nước thải được bơm lên bể vi sinh Trong khitrong đường ống nước thải trực tiếp vào bể vi sinh 1 thì lượng vi sinh sẽ được

bổ sung các chất dinh dưỡng bằng bơm định lượng đảm bảo cho vi sinh hoạt

Ngày đăng: 10/08/2015, 02:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w