Tài liệu nghiên cứu bệnh Trái rạ ở bé − Thưa bác sĩ, cháu bị nóng và mới nổi lên mấy mụt nước này từ hôm qua, không biết bị bệnh gì đây? − Đâu, cho tôi xem, à trái rạ (*) − Hú vía, tôi chỉ sợ trái trời (**) (*) Trái rạ: Thủy đậu (Chickenpox) (**) Trái trời: Đậu mùa (Smallpox). Từ năm 1977 đã chấm dứt trên toàn thế giới nhờ tiêm chủng. − Nó khác trái trời nhiều chứ, trước hết nó “hiền” hơn trái trời. Bé chỉ nóng chút đỉnh, có khi không nóng gì cả rồi nổi mấy mụn lên. Các mụn này mọc không đều, chỗ trước chỗ sau, mọc không theo một thứ tự nào cả và mọc bất cứ đâu, kể cả da đầu. Này! Bé có mấy mụt trên đầu đây, ông sờ xem! Mụn cũng mọc ở cả lòng bàn tay, bàn chân. Điều quan trọng hơn nữa là các mụn nước này rất ngứa, bé hay gãi và, ông nhìn kỹ đây này, ông thấy ở giữa mụn nước lõm xuống một lỗ như lỗ rún. Vài ngày sau nước trong mụn đục lại như mũ, nhưng sẽ khô đi, chỉ còn cái vảy, rồi tuần lễ sau vảy tróc để lại một cái thẹo rất cạn, một thời gian tự xóa mờ đi. Trái trời dữ dỗi hơn nhiều, nóng 40° - 41°C, run, nhức đầu, ói mửa, làm mệt, mụn nước không lõm ở giữa, không ngứa, nổi cùng một lúc ở một nơi và đối xứng nhau, bắt đầu nổi ở mặt trước − Có lúc nào trái rạ nóng nhiều không? − Có chứ, nhưng hiếm. Bệnh tiềm ẩn lâu nhưng ta không biết vì không có triệu chứng gì đặt biệt. Cũng có khi nóng 39° - 40°C, làm kinh, ói mửa, nói sảng nhưng thường thì nóng 38° - 38°5C, khó ở một chút, có khi không có gì lạ, đột nhiên thấy nổi lên những mụn nước, ngứa ngứa − Nổi ở đâu trước? − Thường nổi trong mình trước, nhưng có thể nổi bất cứ đâu và lan ra không theo một thứ tự nào cả. Nhiều khi ở mặt nổi sau cùng. Cũng thường mọc ở da đầu. − Tôi nghe các cụ bảo trái rạ có thể chữa bằng cách nấu gốc rạ lấy nước uống sẽ khỏi phải không thưa bác sĩ? − Đúng! Ông có thể nấu nước gốc rạ, rễ tranh, mía lau gì gì đó để cho bé uống “giải nhiệt”, trái rạ sẽ hết. Thực ra, trái rạ do siêu vi gây ra. Bệnh sẽ khỏi một cách tự nhiên không cần thuốc men gì cả. Tuy nhiên ông có thể dùng thứ thuốc này để đỡ bị ngứa, gãi trầy da, nhiễm độc thành sẹo “xí” đi và mặt khác tránh các biến chứng nhiễm trùng do cơ thể bị suy yếu. − Bệnh hiền nhưng có biến chứng nào nguy hiểm không? − Biến chứng thông thường là có thẹo vì gãi làm nhiễm trùng, một vài biến chứng như viêm phôi, thúi tai do vi trùng xâm nhập hay lở miệng, viêm thanh quản, viêm thận Rất hiếm khi có biến chứng nặng như viêm não do chính siêu vi trái rạ gây ra. − Bệnh có hay lây không, bác sĩ? − Lây dữ lắm − Vậy bác sĩ làm ơn phòng trái giúm luôn cho các cháu ở nhà đi! − Bệnh lây rất sớm, ngay khi có những triệu chứng đầu tiên và suốt cả tuần lễ sau đó. Bệnh rất hay lây và lây dễ dàng. Lúc bệnh tróc vảy coi ghê gớm vậy nhưng lại không còn lây nữa. Do đó, phải chủng ngừa trái rạ khi còn nhỏ, theo đúng lịch y tế hướng dẫn. − Xin bác sĩ cho hỏi câu chót, người lớn như tôi có thể bị không? − Có thể chứ! Bệnh ở bất cứ tuổi nào, nhưng thường thì ở tuổi từ 2 đến 7. Tôi bị một trận trái rạ hồi ngoài 20 tuổi. Thường thường trẻ dưới 5 tháng cũng ít khi bị trái rạ. − Bị trái rạ rồi sau có bị lại nữa không? − Thường thì bị một lần thôi. * Trái rạ (Varicella, Chickenpox) còn gọi là Thủy đậu, Phỏng rạ do siêu vi Varicella Zoster gây ra, lây qua đường hô hấp, do vậy dễ thành dịch. Hiện đã có thuốc chủng ngừa. Varicella Zoster cũng là nguyên nhân gây bệnh dời leo (Zone), thường nổi mụn nước ở một bên nửa cơ thể, kéo dài có khi đến 3 tuần, đau nhức, trầm trọng hơn nhiều so với Trái rạ, cũng không lây như Trái rạ. Không nên vẽ bùa, khoán, bôi thuốc mỡ, kem có corticoid, đắp đậu xanh khiến bệnh càng lâu lành, nhiễm trùng thêm. Nếu Zone ở vùng mắt, phải khám bác sĩ nhãn khoa. Riêng về bệnh Quai bị hay sưng má ông địa (Mump) cũng do siêu vi gây ra, thường sưng to rất nhanh một bên má, có khi lan ra 2 bên. Trẻ càng nhỏ bệnh càng nhẹ, ít nguy hiểm, ít biến chứng. Lúc má sưng to, nổi hạch cổ, cần khám bác sĩ để đừng nhầm lẫn với bệnh bạch hầu rất nguy hiểm. Quai bị là một bệnh lành tính, thường kéo dài một tuần thì khỏi. . Tài liệu nghiên cứu bệnh Trái rạ ở bé − Thưa bác sĩ, cháu bị nóng và mới nổi lên mấy mụt nước này từ hôm qua, không biết bị bệnh gì đây? − Đâu, cho tôi xem, à trái rạ (*) − Hú. Có thể chứ! Bệnh ở bất cứ tuổi nào, nhưng thường thì ở tuổi từ 2 đến 7. Tôi bị một trận trái rạ hồi ngoài 20 tuổi. Thường thường trẻ dưới 5 tháng cũng ít khi bị trái rạ. − Bị trái rạ rồi sau. có thể nấu nước gốc rạ, rễ tranh, mía lau gì gì đó để cho bé uống “giải nhiệt”, trái rạ sẽ hết. Thực ra, trái rạ do siêu vi gây ra. Bệnh sẽ khỏi một cách tự nhiên không cần thuốc men gì cả.