1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm bệnh Ho Gà

4 2,2K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ho Gà 1. Đường lây truyền của vi khuẩn ho gà là: A. Qua trung gian các loài muỗi. @B. Trực tiếp qua đường hô hấp giữa người với người. C. Qua trung gian một số gia cầm trong nhà. D. Vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống bạch mạch ở đường hô hấp trên. E. Qua thức ăn nước uống bị nhiễm vi khuẩn ho gà. 2. Trong giai đoạn kịch phát của bệnh ho gà, trẻ sơ sinh thường bị co giật do: @A. Thiếu oxy não, hạ đường huyết. B. Trẻ sốt cao trên 39 0 C. C. Trẻ bị bội nhiễm liên cầu. D. Trẻ bị vỡ phế nang gây tràn khí dưới da. E. Trẻ bị viêm phổi thùy. 3. Những yếu tố nào sau đây giúp chẩn đoán được trẻ bị mắc bệnh ho gà. A. Yếu tố dịch tễ và tuổi của trẻ. B. Hồng cầu tăng cao và phim phổi có hình ảnh viêm rảnh liên thùy. C. Khám phổi nghe nhiều ran nổ và ran rít. D. Ho nhiều về đêm, sốt cao và khó thở. @E. Có nguồn lây, bạch cầu trong máu tăng và có cơn ho rủ rượi. 4. Vi khuẩn ho gà có tên gọi như sau: A. Trục khuẩn Hemophilus influenzae. B. Trực khuẩn Eberth. @C. Trực khuẩn Bordetella pertussis. D. Trực khuẩn Bordetella parapertussis. E. Vi khuẩn Bordetella bronchiseptica. 5. Muốn dự phòng bệnh ho gà cho trẻ em, nên thực hiện biện pháp nào sau đây: A. Tiêm chủng cho mẹ lúc mang thai 3 tháng đầu. B. Tiêm vac xin ho gà cho mẹ vào 3 tháng cuối của thai kỳ. @C. Tiêm chủng cho trẻ theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng. D. Cho trẻ uống vac xin ho gà sau sinh. E. Cho trẻ uống kháng sinh đặc hiệu trong thời kỳ chu sinh. 6. Cường độ lây truyền mạnh nhất trong giai đoạn nào của bệnh ho gà: A. Hai ngày đầu của giai đoạn ủ bệnh. B. Cuối giai đoạn ho cơn. C. Sau cơn ho kịch phát 3 tuần. @D. Trong giai đoạn viêm long. E. Khi vi khuẩn bắt đầu tấn công vào cơ thể. 7. Không neen cách ly 1 trẻ bị ho gà vào thời điểm nào là phù hợp: A. Sau ho cơn 2 tuần. B. Khi trẻ bắt đầu được điều trị đặc hiệu 2 ngày. C. Khi trẻ được uống thuốc giảm ho và long đàm. D. Khi trẻ không tím tái và không nôn sau cơn ho. @E. Bắt đầu từ tuần thứ 4 sau giai đoạn ho cơn kịch phát. 8. Kháng sinh dùng để điều trị bệnh ho gà nhằm mục đích nào sau đây: A. Cắt cơn ho nhanh và không gây độc. B. Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng huyết. @C. Tránh lây lan và ngăn ngừa bội nhiễm phổi. D. Phòng ngừa xuất huyết kết mạc mắt . E. Hạn chế biến chứng xuất huyết não- màng não. 9. Hạ đường huyết trong bệnh ho gà gặp ở trẻ nhỏ do yếu tố nào: A. Trẻ có cơn ho kéo dài. @B. Do độc tố kích hoạt làm tăng tiết insuline. C. Do kháng sinh Erythromycine đang điều trị. D. Do hậu quả của sự tăng bạch cầu lympho. E. Trẻ bị mất ngủ và sốt cao. 10. Biến chứng cơ học nào thường gặp trong bệnh ho gà ở trẻ trên 5 tuổi: A. Vỡ cơ hoành. B. Thoát vị rốn. C. Xuất huyết nội sọ. D. Lồng ruột. @E. Xuất huyết kết mạc mắt. 11. Ở trẻ sơ sinh, biến chứng thần kinh thường gặp trong bệnh ho gà là: A. Liệt nửa người. B. Tetanie. @C. Co giật do thiếu oxy. D. Bệnh lý não cấp. E. Rối loạn vận ngôn. 12. Một trẻ sơ sinh tiếp xúc với nguồn lây ho gà thì có khả năng mắc bệnh, vì : A. Tỷ lệ mắc bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh > 60%. B. Trẻ không được uống Erythromycine. C. Mẹ của trẻ đã bị ho gà ở tuổi niên thiếu. D. Bố của trẻ lúc nhỏ không tiêm vac xin ho gà. @E. Miễn dịch của mẹ truyền sang cho con rất yếu. 13. Điểm nào không phù hợp khi nói đến vai trò dịch tễ về sự lây truyền bệnh ho gà: A. Cường độ lây truyền mạnh nhất trong giai đoạn viêm long. @B. Cường độ lây truyền mạnh nhất vào tuần thứ 4 của giai đoạn ho cơn. C. Sự lây truyền do tiếp xúc kéo dài trong gia đình chiếm khoảng 70 - 100%. D. Bệnh thường lây do tiếp xúc trong học đường chiếm khoảng 25 - 50%. E. Trong điều kiện mang mầm bệnh mạn tính thì không có tình trạng lây truyền. 14. Khi tiêm vac xin ho gà, tính miễn dịch có được là: @A. Miễn dịch chủ động kéo dài, nhưng sẽ giảm dần theo thời gian. B. Miễn dịch thụ động qua trung gian tế bào. C. Miễn dịch thụ động qua trung gian thể dịch. D. Sẽ có miễn dịch sau tiêm vac xin, nhưng chỉ kéo dài 2 - 3 năm. E. Tạo ra miễn dịch chủ động suốt đời. 15. Sau đây là các yếu tố nguy cơ của bệnh ho gà, ngoại trừ: A. Trẻ < 6 tháng tuổi. B. Trẻ ăn uống kém và nôn nhiều. C. Trẻ bị co giật nhiều lần. D. Bạch cầu máu ngoại vi > 50. 000/mm 3 . @E. Trẻ bị tiêu chảy. 16. Loại kháng sinh nào sau đây không nên dùng để điều trị bệnh ho gà: A. Erythromycine. B. Bactrim. C. Rulide. @D. Streptomycine. E. Roxide. 17. Cơn ho gà ở trẻ lớn có đặc điểm như sau: @A. Ho rủ rượi, thở rít, khạc đàm hoặc nôn mữa. B. Ho từng tiếng một và kéo dài khoản 2 phút. C. Ho rủ rượi không kiềm chế được và kéo dài trong 3 phút. D. Ho dữ dội trên 2 phút và sau đó ngưng thở. E. Ngày ho chỉ 1 lần, nhưng cơn ho kéo dài, mắt phù và loét hãm lưỡi. 18. Một trẻ chẩn đoán ho gà tuần thứ 5, nên chọn cách điều trị nào sau đây: A. Cho uống Erythromycine + Prednisolone trong 7 ngày. @B. Điều trị các triệu chứng hoặc biến chứng nếu có. C. Cho uống Ampicilline + Salbutamol trong 14 ngày. D. Cho uống Bactrim + Seduxen trong 7 ngày. E. Tiêm Claforan + Prdnisolone trong 10 ngày. 19.Muốn chẩn đoán chính xác bệnh ho gà, người ta dựa vào: A. Không sốt và có cơn ho điển hình. B. Xét nghiệm công thức máu có dòng bạch cầu tăng cao. @C. Làm kỹ thuật PCR để xác định ADN của vi khuẩn ho gà. D. Cấy dịch tiết mũi họng tìm trực khuẩn ho gà. E. Xác định có nguồn lây và công thức máu có dòng lympho tăng cao. 20. Biến chứng tetanie xuất hiện trong bệnh ho gà ở trẻ em là do: A. Bạch cầu tăng quá cao ở trong máu. B. Độc tố ho gà kích hoạt tăng tiết insulin. C. Độc tố ho gà tác động làm rối loạn trung tâm thần kinh trung ương. D. Trẻ xuất hiện cơn ho gà dữ dội đầu tiên. @E. Trẻ bị nôn mửa nhiều lần sau mỗi cơn ho. 21. Biến chứng nào sau đây là nguy hiểm nhất trong bệnh ho gà ở trẻ em: A. Loét hãm lưỡi. @B. Xuất huyết nội sọ. C. Sa trực tràng. D. Tụ máu dưới kết mạc. E. Thoát vị rốn. 22. Một trẻ < 2 tháng bị ho gà giai đoạn ho cơn, nên khuyên bà mẹ thực hiện điều gì A. Đưa trẻ đến trạm xá để chủng ngừa DTP. B. Dùng các loại thuốc nam long đàm cho trẻ uống. C. Nhờ y tá chích Penicilline tại nhà. @D. Đưa trẻ đến điều trị tại khoa nhi của bệnh viện. E. Để tại nhà và nhờ Bác sĩ chuyên khoa nhi chăm sóc điều trị. 23. Cách chăm sóc nào sau đây là không phù hợp ở trẻ bú mẹ đang bị ho gà. A. Cho trẻ ăn lỏng, số lượng ít và nhiều lần trong ngày. B. Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày và từng ít một. C. Khi trẻ ho nên bồng ngồi dậy và nghiêng đầu về một bên. @D. Nên khuyến cáo bà mẹ dùng tay móc miệng sau cơn ho. E. Nên tránh khói thuốc lá, khói bếp và bụi . Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ho Gà 1. Đường lây truyền của vi khuẩn ho gà là: A. Qua trung gian các loài muỗi. @B. Trực tiếp qua đường. phòng bệnh ho gà cho trẻ em, nên thực hiện biện pháp nào sau đây: A. Tiêm chủng cho mẹ lúc mang thai 3 tháng đầu. B. Tiêm vac xin ho gà cho mẹ vào 3 tháng cuối của thai kỳ. @C. Tiêm chủng cho trẻ. dòng lympho tăng cao. 20. Biến chứng tetanie xuất hiện trong bệnh ho gà ở trẻ em là do: A. Bạch cầu tăng quá cao ở trong máu. B. Độc tố ho gà kích ho t tăng tiết insulin. C. Độc tố ho gà tác động

Ngày đăng: 14/04/2015, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w