mô hình công ty mẹ- công ty con
BÀI LÀM Có thể nói, mô hình công ty mẹ- công ty con ở nước ta nói riêng và thế giới nói chung đến nay không phải là khái niệm xa lạ. Trước hết, xem xét hình thức công ty mẹ- công ty con trên thế giới, ta thấy : Theo diễn giải của chuẩn mực kế toán quốc tế ISA, công ty mẹ (Parent company) là một thực thể pháp lý có ít nhất một đơn vị trực thuộc là công ty con (Subsidiary), còn công ty con là thực thể pháp lý bị kiểm soát bởi công ty mẹ. “Kiểm soát” ở đây được hiểu là: sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều hơn 50% số phiếu bầu; hoặc là sở hữu 50% số phiếu bầu hoặc ít hơn nhưng nắm quyền đối với hơn 50% số phiều bầu theo sự thỏa thuận với các cổ đông khác; hoặc nắm quyền lãnh đạo, điều hành liên quan đến các chính sách tài chính hay sản xuất kinh doanh của công ty và được qui định tại điều lệ, theo sự thỏa thuận hay hợp đồng; hoặc có quyền bổ nhiệm hay miễn nhiệm phần lớn các thành viên của Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo; hay có quyền quyết định, định hướng đến phần lớn số phiếu bầu tại các cuộc họp Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo. Tiếp theo, xem xét hình thức công ty mẹ- công ty con ở Việt Nam, cụ thể là tại các qui định của pháp luật, ta thấy rằng : Luật doanh nghiệp 2005 đã bổ sung một chương mới – Chương VII về công ty mẹ, Công ty con và nhóm Công ty. Bổ sung nói trên nhằm góp phần tạo hành lang pháp lý phát huy những ưu thế, đồng thời, hạn chế những bất lợi của “nhóm công ty”. Căn cứ theo Điều 146 Chương VII qui định về Nhóm công ty trong Luật doanh nghiệp 2005 thì: “1. Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. 2. Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây: a) Công ty mẹ - công ty con; b) Tập đoàn kinh tế; c) Các hình thức khác ” Như vậy, mô hình công ty mẹ- công ty con là một trong các hình thức của nhóm công ty được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Khoản 15 Điều 4 Chương I Những qui định chung của Luật Doanh nghiệp 2005 đã chỉ rõ thế nào là “công ty mẹ- công ty con”: “15. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó; b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.” Có thể thấy, theo qui định của pháp luật hiện hành, mô hình công ty mẹ- công ty con sẽ được hình thành khi một công ty (công ty mẹ) thực hiện đầu tư, góp vốn (trên 50% vốn điều lệ) vào một công ty khác (công ty con). Thông thường, nếu số vốn đầu tư vào công ty khác không đạt mức quá bán thì công ty nhận vốn sẽ không vào vị trí “công ty con nữa mà chỉ là công ty liên kết. Theo đó, Điều 147 Chương VII qui định về Nhóm công ty trong Luật doanh nghiệp 2005 cũng nêu chi tiết vấn đề quyền hạn và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con: “1. Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và pháp luật có liên quan. 2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó. 4. Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó. 5. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con. 6. Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.” Vấn đề báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con cũng đồng thời được ghi nhận trong Luật doanh nghiệp cụ thể là Điều 148. Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp Luật, Công ty mẹ còn phải lập thêm các báo cáo sau đây: 1. Báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm Công ty theo quy định của pháp Luật về Kế toán; 2. Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của nhóm công ty; 3. Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của nhóm công ty. Khi có yêu cầu của người đại diện theo Pháp luật của Công ty mẹ, người đại diện theo Pháp luật của Công ty con phải cung cấp các báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết như quy định để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của nhóm công ty. Trường hợp không biết hoặc không nghi ngờ về việc báo cáo cho công ty con lập trình có thông tin sai lệch, không chính xác hoặc giả mạo thì người quản lý công ty mẹ sử dụng các báo cáo đó để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của nhóm công ty. Trong trường hợp người quản lý công ty mẹ đã áp dụng các biện pháp cần thiết trong phạm vi thẩm quyền mà vẫn không nhận được báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết như quy định từ công ty con thì người quản lý công ty mẹ vẫn lập và trình báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo có thể gồm hoặc không gồm các thông tin từ công ty con đó, nhưng phải có giải trình cần thiết để tránh hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch. Đối với các công ty con, ngoài các báo cáo, tài liệu theo quy định của pháp luật, còn phải lập và đệ trình báo cáo tổng hợp về mua, bán và các giao dịch khác với công ty mẹ. Cho đến nay, ở nước ta, Chính phủ đã cho thí điểm thực hiện mô hình công ty mẹ – công ty con ở 52 Doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó có 31 công ty xuất phát từ tổng công ty nhà nước, 16 công ty nhà nước độc lập và các DNNN khác. Theo như sơ kết của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp thì việc thực hiện thí điểm đã có một số kết quả bước đầu, thể hiện ở một số mặt như:- Đã xây dựng được cơ sở pháp lý cho mô hình công ty mẹ – công ty con: xây dựng nội dung cơ bản của mô hình công ty mẹ – công ty con và đã đưa nội dung đó vào Luật DNNN 2003; ban hành Nghị định của Chính phủ số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ- công ty con… - Tạo ra được mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp mới phù hợp với cơ chế thị trường và xu hướng phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. Đó là công ty mẹ là DNNN (có thể 100% vốn nhà nước, có thể công ty mẹ cũng là công ty cổ phần nhưng Nhà nước nắm cổ phần chi phối), còn công ty con thì rất đa dạng. Cũng là mô hình công ty mẹ – công ty con nhưng đa dạng trong loại hình tổ chức - Các công ty mẹ-công ty con tuy mới ra đời trong giai đoạn thí điểm nhưng đã hoạt động tốt,các chỉ tiêu kinh tế đều tăng. Tóm lại, mô hình công ty mẹ- công ty con bên cạnh một số hạn chế của mình vẫn không ngừng phát huy tính ưu việt và thế mạnh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Luật Doanh nghiệp 2005. 2. Website: http://www.tapchiketoan.com 3. “Hỏi và đáp Luật thương mại (hay Luật kinh doanh, Luật Kinh tế)”, TS Nguyễn Thị Dung chủ biên, Nxb Chính Trị Hành Chính Hà Nội 2011. 4. “Mô hình công ty mẹ, công ty con”_ PGS.TS. NGUYỄN HUY OÁNH & LÊ VĂN BẰNG – Học viện chính trị, hành chính quốc gia Hồ Chí Minh . lệ của công ty đó.” Có thể thấy, theo qui định của pháp luật hiện hành, mô hình công ty mẹ- công ty con sẽ được hình thành khi một công ty (công ty mẹ). công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ- công ty con - Tạo ra được mô