LỜI GIỚI THIỆU
Môn học “Tô chức thì công xây dựng” là một trong những môn học chuyên ngành được giảng dạy trong các trường đào tạo cán bộ kỹ thuật xây dựng
Tuy tài liệu phục vụ cho môn học này hiện nay đã được các trường Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc Hà Nội biên soạn, song các tài liệu đó chưa đáp ứng và phù hợp với đối tượng là xinh viên các trường cao đẳng vậy dựng Vì vậy, trường Cao đẳng Xây dựng số l đã được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ tổ chúc biên soạn cuốn giáo trình "Tổ chức thi công xảy dựng" làm tài liệu học tập cho xinh viên hệ cao đẳng chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho học xinh hệ trung học Chuyên nghiệp chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp
Giáo trình được ŒS.TS Nguyễn Huy Thanh trực tiếp biên soạn và là chủ biên, với sự tham gia về cơ cấu chương trình, những nội dung có liên quan đến mục tiêu đào tạo hệ cao đẳng xây dựng của các giảng viên: Tạ Thanh Vân,
Nguyễn Văn Các, Nguyễn Thị Hoà và Đỗ Kim Nghiên Hy vọng cuốn giáo
trình sẽ góp phần đắc lực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường cao đẳng có đào tạo hệ cao đẳng kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp
Do tinh trang khan hiém tài liệu tham khảo, trong cuốn sách này có một
số mục được viết khá chỉ tiết hoặc có một số Lụi dung nâng cao là nhằm tạo
điêu kiện để sinh viên có thể tự nghiên cứu nắm vững thêm về môn học Cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cán bộ quản lý xây dựng và các độc giả quan tâm
Trường Cao đẳng Xây dựng số Ú xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Bộ Xáy dựng; Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Xây dựng; các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ; GSTS Nguyên Huy Thanh đã tạo điều kiện và tận tình gitip dé nhà trường để cuốn giáo trình được sớm hoàn thành
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỞ ĐẦU
1 PHẠM VI CUỐN SÁCH VÀ ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ
Tổ chức đầu tư xây dựng bao gồm mọi nội dung, biện pháp tổ chức để thực hiện một ;hủ trương đầu tư xây dựng công trình Hoạt động đầu tư xây dựng trải qua ba giai đoạn
chính, đó là chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng - đưa công trình vào
khai thác - sử dụng
Lĩnh vực tổ chức sản xuất xây dựng có nội dung khá rộng, bao gồm sự nghiên cứu về
tổ chức - quản lý hoạt động của ngành, mô hình tổ chức các đơn vị cơ sở và phương thức hoạt động sản xuất - kinh doanh của chúng ở các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng trong điều kiện nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động và có định hướng
Tổ chức thi công xây lắp công trình là mảng hoạt động có nội dung hẹp và cụ thể
hơn lĩnh vực tổ chức xây dựng
Tổ chức thi công xây lắp thường chỉ bao gồm việc tổ chức, bố trí phối hợp cụ thể
giữa công cụ lao động, con người lao động, đối tượng lao động và sự phối hợp giữa các lực lượng lao động với nhau trong thi công xây lắp công trình Sự phối hợp nay được xem xét gắn liền với các yếu tố về công nghệ, thời gian, không gian và những điều kiện đảm bảo khác trong quá trình thực hiện
Cuốn sách này trình bày những nội dung từ bao quát đến cụ thể về tổ chức thi công
một công trình xây dựng Trước hết nó được dùng làm tài liệu giảng dạy môn học "Tổ chức thi công xây dựng" trong các trường có đào tạo cao đẳng xây dựng, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo có ích đối với sinh viên ngành xây dựng của các trường đại học và những người hoạt động thực tiễn trong [lĩnh vực xây dựng
2 NOI DUNG CUA CUON SACH VA YEU CAU NGHIEN CUU - VAN DUNG
a) Cuốn sách bao g6m 10 chương với những nội dung chính sau đây: 1- Tổng quan về tổ chức xây dựng công trình
2- Các số liệu cần điều tra phục vụ tổ chức thi công và công tác chuẩn bị thi công
công trình
3- Ứng dụng phương pháp sản xuất đây chuyền tổ chức tác nghiệp xây lắp công trình
4- Ung dung kỹ thuật sơ đồ mạng lập kế hoạch tiến đọ và quản lý thực hiện tiến độ
Trang 55- Thiết kế tổ chức tác nghiệp thi công các tổ hợp công nghệ xây lắp hoặc bộ phận kết cấu công trình
6- Thiết kế tổ chức thi công từng hạng mục công trình
7- Thiết kế tổ chức thi công tổng quát dự án xây dựng gồm nhiều hạng mục
8- Đố trí sản xuất phụ trợ và các nhu cầu hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động xây lắp
trên công trường
9- Thiết kế tổng mặt bằng thi công
I0- Tổ chức lao động và nghiệp vụ quản lý xây lắp trên công trường
b) Yêu cầu nghiên cứu - vận dụng
Tổ chức thi công xây dựng là lĩnh vực chuyên môn rộng và phức tạp, để có thể
nghiên cứu, nắm được nội dung lý luận và ứng dụng có hiệu quả trong hoạt động thực
tiễn, người đọc cần phải có kiến thức vẻ kinh tế xây dựng, công nghệ xây dựng, liên hệ và vận dụng được kiến thức của các môn cơ sở, các môn chuyên môn của ngành học;
hiểu biết chính sách và các khía cạnh pháp luật có liên quan, về quy trình - quy chuẩn
quản lý xây dựng hiện hành
Sinh viên cần phải kết hợp chặt chẽ học tập môn học với tham quan - thực tập nghề
Trang 6Chương Ï
KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
1.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM XÂY DỤNG VÀ SẢN XUẤT XÂY DỤNG
Sản phẩm xây dựng là các công trình xây dựng được kiến tạo hoàn chỉnh theo mục tiêu đã định Sản phẩm xây dựng có thể là một công trình gồm nhiều hạng mục như một bệnh viện, một nhà máy nhiệt điện, cũng có thể chỉ là một hạng mục, một vật thể kiến
trúc như một toà nhà ở độc lập, cổng ra vào của một cơ quan
Công trình xây dựng thường có khối lượng, kích thước rất lớn, cơ cấu công tác xây
lắp phức tạp, thời gian thi công dài; trong từng giai đoạn, các tổ hợp công tác, các bộ
phận kết cấu và từng hạng mục công trình sẽ lần lượt được thực hiện, được nghiệm thu và bàn giao trung gian Trong quản lý thi công, các sản phẩm theo quá trình hay theo giai đoạn trên đây được gọi là các sản phẩm trung gian
Sau khi hoàn thành sản phẩm trung gian, đơn vị thi công có thể nhận được sự thanh toán kinh phí theo phương thức ứng trước hoặc được thanh tốn tồn bộ nếu nó gắn liền
với một gói thầu kèm theo bản hợp đồng kinh tế trọn vẹn như hợp đồng thi công trọn vẹn móng một công trình; lắp đặt thiết bị cho một hạng mục; xây lắp kết cấu phần thô cho
một hạng mục, v.V
Để quản lý xây dựng và tổ chức thi công có hiệu quả, cần nắm vững các đặc điểm sau đây về sản phẩm xây dựng, sản xuất xây dựng và thị trường xây dựng:
Về sản phẩm xây dựng, cần lưu ý đến 3 đặc điểm chính - đó là tính cố định, tính đa đạng và tính đồ sộ
Về thi công xây lắp công trình cũng có 3 đặc điểm tương ứng 3 đặc điểm về sản phẩm xây dựng, đó là tính lưu động, tính đơn chiếc và tính lộ thiên
Xét đến thị trường xây dựng có 3 đặc điểm đáng lưu ý sau đây:
- Hoạt động sản xuất và trao đổi sản phẩm được hình thành đồng thời
- Hoạt động trao đổi sản phẩm vừa có tính giai đoạn, vừa có tính lâu dài (đến kết
toán hồn cơng)
- Phải chấp nhận tính đặc thù của phương thức kết toán hoạt động trao đổi, đó là: dự
chỉ; kết toán theo kỳ kế hoạch; theo giai đoạn thực hiện dự án và kết toán bàn giao khi
Trang 71.2 THI CONG XAY DUNG VA NHIEM VU TO CHUC THI CONG
Các doanh nghiệp xây dựng thường có quy mô, năng lực hoạt động xây dựng khác
nhau Trên góc độ tổ chức xây dựng công trình, mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện thật tốt hai nhiệm vụ - thứ nhất là tổ chức thi công có hiệu quả từng công trình đã dành được qua đấu thâu, thứ hai là phối hợp thực hiện tốt các hoạt động sản xuất - kinh doanh
và phát triển doanh nghiệp bền vững Các chương trình hoạt động này thường được thể
hiện cụ thể ở kế hoạch hoạt động theo niên lịch của doanh nghiệp và kế hoạch tiến độ thi công xây lắp từng công trình đã thắng thầu
1.2.1 Lập kế hoạch sản xuất theo niên lịch
Nội dung của vấn để này rất rộng và không thuộc phạm vi cần đẻ cập tại giáo trình
này Tuy nhiên để tổ chức thi công có hiệu quả, khi lập kế hoạch niên lịch, đòi hỏi phải
thể hiện sự phối bợp tốt nhất giữa nhiệm vụ chung của doanh nghiệp với nhiệm vụ cần hoàn thành của từng hợp đồng thi công đã ký với các chủ đầu tư, cụ thể là:
- Cần làm rõ mục tiêu sản xuất - kinh doanh trọng tâm trong năm của doanh nghiệp và chương trình-củng cố - phát triển bền vững của doanh nghiệp trong hoàn cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường xây dựng
- Xây dựng kế hoạch tiến độ thể hiện sự phối hợp thực hiện hợp lý tiến trình xây lắp các hạng mục, các công trình trên các địa bàn khác nhau thuộc doanh nghiệp quản lý
thực hiện
1.2.2 Thỉ công xây dựng và vai trò của nó
Thi công là căn cứ vào những nhiệm vụ đặt ra trong dự án khả thi, những bản vẽ và quy định tại hề sơ thiết kế, những điều khoản trong hợp đồng thi công đã ký và nhiều điều kiện liên quan khác, tiến hành tổ chức nhân lực, vật lực kiến tạo nên công trình xây dựng Nói cách khác, thi công chính là quá trình biến các nội dung hàm ý chủ quan trong báo cáo khả thi và hồ sơ thiết kế trở thành công trình hiện thực đưa vào sử dụng
phù hợp với các điều kiện và mục tiêu đã định
Theo nội dung hẹp, thi công (còn được gọi là sản xuất xây lắp) bao gồm các hoạt động xây lắp tại hiện trường; sản xuất cấu kiện - bán thành phẩm tại các xưởng sản xuất
phụ trợ hoặc sân bãi của công trường và các công tác bổ trợ, phục vụ có liên quan khác
Xuất phát từ nguyên tắc "phải làm theo thiết kế" thi công ở vào địa vị bị động Nhưng trong quá trình tiếp nhận hồ sơ thiết kế và triển khai thi công, bên thi công thường xuyên phát hiện ra thiếu sót, khiếm khuyết của công tác thiết kế và yêu cầu nhà
thiết kế bổ sung, sửa đổi - hoàn thiện trước hoặc trong quá trình thi công Chất lượng sản
phẩm xây dựng phụ thuộc trước hết ở chất lượng công tác thiết kế, chất lượng vật liệu xây dựng, nhưng cũng phụ thuộc đáng kể vào thi công Chất lượng thi công thường gây tác động trực tiếp đến cảm giác của người sử dụng công trình
Trang 8Vì tầm quan trọng của thi công xây dựng, đã hình thành nhiều môn khoa học nghiên cứu, giải quyết vấn đề này, đó là: kỹ thuật thi công; tổ chức thi công; một số môn kinh tế - kỹ thuật, quản lý xây dựng; một số mơn tốn kinh tế, vận trù học ứng dụng, v.v
Khoa học tổ chức thi công xây dựng công trình hướng vào nghiên cứu các quy luật
khách quan về sự sắp xếp vận trù và quản lý có hệ thống các quá trình xây dựng gắn liền
với các đặc điểm của công nghệ xây lắp, ahững đòi hỏi khai thác, sử dụng hợp lý các
nguồn vật chất - kỹ thuật tham gia tạo nên công trình v.v nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm xây dựng, tăng nhanh tốc độ thi công, tiết kiệm mọi chỉ phí trong quá trình chuẩn bị xây đựng và thi công xây lấp công trình
1.3 VĂN BẢN THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CƠNG TRÌNH
1.3.1 Thiết kế tổ chức thi công xây dựng và tác dụng
Mục tiêu bao quát của thiết kế tổ chức thi công công trình là xác lập những dự kiến
về một giải pháp tổng thể, khả thi nhằm biến kế hoạch đầu tư và đồ án thiết kế công
trình trở thành hiện thực chuyển giao cho bên sử dụng phù hợp yêu cầu về chất lượng, tiến độ thực hiện, về tiết kiệm chi phí và an toàn xây dựng theo yêu cầu ở từng giai đoạn
từ công tác chuẩn bị đến thực hiện xây dựng công trình
Thiết kế tổ chức thi công (TKTCTC) công trình là biện pháp quan trọng, không thể
thiếu và là phương tiện để quản lý hoạt động thi công một cách khoa học Thông qua TKTCTC, một loạt vấn đề về công nghệ và tổ chức, kinh tế và quản lý sản xuất sẽ được thể hiện phù hợp đặc điểm công trình và điều kiện thi công cụ thể Nội dung của văn bản tổ chức thi công thường bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:
- Đưa ra giải pháp thi công tổng quát, bố trí thứ tự khởi cơng và hồn thành từng
hạng mục
- Lựa chọn các phương án kỹ thuật và tổ chức thi công chính
- Lựa chọn máy thi công và phương tiện thi công thích hợp - Thiết kế tiến độ thi công công trình
- Xác định các nhu cầu vật chất, kỹ thuật chung và các yêu cầu phù hợp kế hoạch tiến độ thi công
- Thiết kế tổng mặt bằng thi công tồn cơng trường, mặt bằng thi công từng hạng mục phù hợp quá trình triển khai dự án xây dựng
- Làm rõ những công việc thuộc công tác chuẩn bị thi công và kế hoạch thực hiện
Trang 91.3.2 Các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng và phân loại thiết kế tổ chức thi
công xây dựng công trình
1.3.2.1 Các giai đoạn của quá trình đâu tư xây dựng
Quá trình đầu tư xây dựng công trình thường trải qua 3 giai đoạn chính, đó là chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và chuyển giao - bảo hành Nội dung chỉ tiết của vấn đề này được để cập rõ ở các văn bản quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành (như Nghị định 52/CP và những văn bản có liên quan)
Ở giai đoạn thực hiện đầu tư, có thể phân ra hai phương thức thực hiện
Thứ nhất - Tách biệt công tác thiết kế và thị công thành hai giai đoạn độc lập nhau,
công tác thiết kế do tổ chức tư vấn - thiết kế đảm nhận; thi công công trình do nhà thầu xây lắp đảm nhiệm Sự tách biệt này phù hợp tình hình tổ chức sản xuất xây dựng tại Việt Nam vì khả năng thiết kế của các nhà thầu xây dựng còn có hạn, trong khi các công ty tư vấn - thiết kế đã có truyền thống lâu năm trong lĩnh vực này nên các công trình do họ thiết kế sẽ có chất lượng tốt hơn
Thứ hai - Công tác thiết kế và thi Công công trình cũng được giao cho một tổng thầu đảm nhiệm, hình thức này được áp dụng nhiều ở các nước phát triển - những nơi có các tổng công ty, các tập đoàn mạnh và đa lĩnh vực Hình thức này rất lợi cho việc kết hợp
giữa thiết kế và thi công, có thể rút ngắn đáng kể thời gian thi công và giảm chỉ phí cho
một số khoản mục
1.3.2.2 Phân loại thiết kế tổ chức thi công
Căn cứ vào vai trò, tác dụng của thiết kế tổ chức thi công xây dựng công trình có thể
phân loại như sau:
a) Theo các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng bao gồm:
- Thiết kế tổ chức thực hiện dự án xây dựng trong giai đoạn lập báo cáo khả thi
- Thiết kế thi công trong giai đoạn thiết kế công trình
- Thiết kế tổ chức thi công trong giai đoạn đấu thầu
- Thiết kế tổ chức thi công trong giai đoạn thi công công trình
b) Theo mức độ chỉ tiết của hồ sơ cần lập chia ra:
- Thiết kế tổ chức thi công tổng quát đối với công trình nhiều hạng mục
- Thiết kế tổ chức thi công từng hạng mục công trình
- Thiết kế tổ chức sản xuất tác nghiệp thực hiện các bộ phận công trình hay các công tác chủ yếu
c) Theo đối tượng thiết lập và quản lý thi công chia ra:
- Thiết kế tổ chức thi công một công trình hay hạng mục cụ thể
- Thiết lập kế hoạch và tổ chức thi công theo nhiệm vụ niên lịch của doanh nghiệp -:
Trang 10Người đọc có thể tìm hiểu thêm về cách phân định quy mô công trình, nội dung các vấn đề cần thực hiện trong báo cáo tiền khả thi ở các sách viết về kinh tế xây dựng và các nghị định, quy định quản lý xây dựng hiện hành
1.3.3 Thiết kế tổ chức thực hiện dự án xây dựng trong giai đoạn lập báo cáo khả thi Ngay trong giai đoạn nghiên cứu lập báo cáo khả thi, người ta đã phải đưa ra những dự kiến tổng quát, mang tính chỉ đạo về nhiều nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực tổ chức và quản lý thực hiện dự án xây dựng, được gọi là thiết kế điều kiện thi công tổng
thể, thể hiện các nội dung quan trọng sau đây:
- Đưa ra những định hướng, những yêu cầu có tính nguyên tắc trong quản lý và chỉ
đạo thực hiện dự án
- Thiết lập kế hoạch tiến độ tổng thể (tiến độ tổng quát) khả thi, có hiệu quả
- Lam rõ các điều kiện, các yêu cầu chung về tổ chức tổng mặt bằng thi công; tổ chức cung ứng thiết bị và các nguồn lực thi công; đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ phục vụ thi công; các công tác chuẩn bị ảnh hưởng đến thực thi dự án
1.3.3.1 Làm rõ những định hướng và yêu cầu có tính nguyên tắc trong quản lý và chỉ
đạo thực hiện dự án
Thứ nhất - trong văn bản cần phải làm rõ các vấn để sau đây:
- Vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư và chức năng, quyền hạn của các cơ quan hiệp quản trong giai đoạn thực hiện dự án
- Hạn mức đầu tư theo các khoản mục ở giai đoạn thực hiện dự án; cường độ bỏ vốn đầu tư; phương thức thanh toán đối với các bên tham gia
- Dự kiến kế hoạch bàn giao đưa dự án vào khai thác, sử dụng từng phần và toàn bộ - Quy định hình thức thực hiện đầu tư và quản lý dự án
- Phương châm, biện pháp quản lý chất lượng ở từng công việc chính - thiết kế, mua
sắm thiết bị và vật liệu, thi công xây lắp v.v
Thứ hai - người lập kế hoạch thực hiện dự án phải nắm vững mục đích lập kế hoạch tiến độ và thể hiện rõ các nội dung, các chỉ tiêu cần đạt được
Trong giai đoạn lập báo cáo khả thi, kế hoạch tiến độ được lập nhằm đưa ra những
dự định mang tính tổng thể về bố trí tiến trình thực hiện các công việc ở các giai đoạn,
đây là văn bản có tính toàn cục và tính chỉ đạo trong quản lý thực hiện dự án, do vậy kế
hoạch tiến độ được lập ra ở giai đoạn này được gọi là kế hoạch tiến độ bao quát (hay
tổng quát, tổng thể)
Vì tầm quan trọng của vấn đẻ và tính phức tạp về công nghệ, về tổ chức thi công và hiệu quả kinh tế ở giai đoạn thực hiện dự án, người đảm nhiệm viết chương mục này phải
có trình độ, năng lực chuyên môn tương xứng và có kinh nghiệm thực tiễn phong phú
Trang 11
1.3.3.2 Những nội dung chính lập kế hoạch tiến độ tổng quát thực hiện dự án xây dung (trong bdo cdo kha thi)
a) Thiết lập danh mục các đầu việc và xác định khối lượng cho chúng
* Các đầu việc được thiết lập phù hợp danh mục cơ cấu công việc cần thực hiện của dự án, chia ra: các công việc thuộc về chuẩn bị, công tác khảo sát - thiết kế, công tác thi
công các hạng mục,
Tuỳ thuộc quy mô, mức độ phức tạp của dự án, các mảng công việc nêu trên có thể được phân chia chi tiết hơn thành nhiều hạng mục công việc theo đối tượng, nội dung và thời gian tiến hành của chúng
Thí dụ về công tác chuẩn bị, có thể chia ra:
- Khai thông các thủ tục về tổ chức, pháp lý; thủ tục tài chính; đất đai, mặt bằng xây dựng
- Chuẩn bị các gói thầu, tổ chức đấu thầu, chọn thầu thiết kế, thi công, cung ứng vật
tư, thiết bị
- Chế tạo thiết bị công nghệ và chuyển giao
Về công tác xây lắp và bàn giao:
- Danh mục các hạng mục và dự kiến thực hiện theo một tiến trình có chủ định - Tiến trình hoàn thành, nghiệm thu, chuyển giao các đầu việc, các hạng mục theo kế
hoạch v.v
* Khối lượng công việc
Khối lượng công việc được xác định tương ứng danh mục đầu việc đã thiết lập Các
căn cứ tính toán khối lượng:
- Nội dung công việc chuẩn bị và kế hoạch thực hiện - Bản vẽ thiết kế sơ bộ về công nghệ và công trình
- Các quy trình, quy chuẩn và các văn bản quản lý đầu tư xây dựng có liên quan - Các định mức, chỉ tiêu khái toán
- Những yêu cầu có tính nguyên tắc do chủ đầu tư đặt ra v.v
Khối lượng công việc có đơn vị đo bằng giá trị hoặc hiện vật hoặc cả hai Tuy ở giai đoạn này chưa thể đưa ra được con số chính xác nhưng đối với những nhà tư vấn có kinh
nghiệm, con số đưa ra cũng khá sát thực, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát thực
thi các bước về sau
b) Ấn định độ dài thời gian thực hiện các đầu việc và các hạng mục
Tuỳ thuộc quy mô, tính chất và mức độ chỉ tiết theo yêu cầu quản lý, đơn vị đo độ
dài thời gian thực hiện các hạng mục, các đầu việc có thể chọn là tuần - kỳ, tháng hay quý Thời gian dự kiến thực hiện hạng mục hay đầu việc được xác định theo các phương pháp sau đây:
Trang 12- Căn cứ vào định mức độ dài thời gian xây dựng công trình để xác định thời gian thực hiện hạng mục
Ở nhiều nước, người ta có ban hành bộ định mức độ dài thời gian thi công các bộ phận
kết cấu hoặc hạng mục công trình Trị số định mức loại này phụ thuộc tính chất và quy
mô công trình, loại hình kết cấu, phương pháp thi công ; thí dụ về định mức thời gian
thi công ống khói bê tông cốt thép bằng phương pháp ván khuôn trượt sẽ được ấn định
theo loại đường kính ống khói và các mức cao khác nhau (cao 50 + 75m; 75 + 100m; .)
Nếu có loại định mức này sẽ rất thuận lợi cho việc bố trí kế hoạch và lập tiến độ tổng thể
thực hiện theo danh mục hạng mục
- Căn cứ vào thời gian thi công các hạng mục ở các công trình tương tự
Nếu không có bộ định mức thời gian xây dựng các loại công trình, có thể lấy theo kinh nghiệm của các công trình có cơ cấu và quy mô tương tự đã được thi công trong nước, đĩ nhiên cần phải điều chỉnh gia giảm cho phù hợp điều kiện cụ thể (được gọi là
phương pháp lựa chọn tương tự)
- Trường hợp hạng mục công trình có quy mô lớn, thi công phức tạp, được xây dựng lần đầu thì có thể thực hiện một bước trung gian, đó là thiết kế tiến độ phụ trợ Mức độ chỉ tiết của tiến độ phụ trợ thi công hạng mục phụ thuộc quy mô, mức độ phức tạp và yêu cầu rút ngắn thời gian thực hiện hạng mục
Thí dụ: khi lập tiến độ thi công (tiến độ phụ trợ) một nhà xưởng công nghiệp, có thể
phân chia danh mục theo các tổ hợp công tác như sau:
1) Thi công móng và kết cấu ngầm dưới mặt đất | 2) Thi cong hệ thống kết cấu nâng đỡ và bao che
3) Lắp đặt thiết bị công trình và dây chuyền sản xuất 4) Công tác hoàn thiện và kiểm tra - nghiệm thu 5) Chạy thử va ban giao
Thiết kế tiến độ thực hiện các tổ hợp công tác trên đây phù hợp giải pháp kỹ thuật và tổ chức thi công đã chọn sẽ tìm được thời hạn cần thiết thi công hạng mục, đó chính là thông số thời gian đưa vào thiết kế kế hoạch tổng tiến độ thực hiện dự án
Ngoài ra cũng có thể tham khảo định mức thời gian thi công của nước ngoài, tiến
hành phân tích - điều chỉnh phù hợp điều kiện thi công trong nước để sử dụng
c) Sắp xếp tiến trình thực hiện các hạng mục, các đầu việc và quan hệ ghép nối giữa
chúng :
Thứ tự triển khai các hạng mục, các công việc thường phụ thuộc vào ý đồ tổ chức
thực hiện dự án, công nghệ thi công, mong muốn tối ưu về một mục tiêu nào đó v.v
* Sự sắp xếp theo quan hệ công nghệ hay một trình tự bắt buộc nào đó
Trang 13Thí dụ:
- Về công tác chuẩn bị, công việc giải phóng mặt bằng chỉ được thực hiện khi đã làm xong thủ tục pháp lý về vốn, về quyền sử dụng đất, v.v
- Khi thi công các tuyến đường dây dẫn điện cao thế có cột đỡ, hệ thống cột đỡ phải được thi công trước đến một số lượng nhất định, đủ điều kiện để công tác lắp đặt đường dây có thể bắt đầu và lắp đặt liên tục trong phạm vi cung đường đã định
- Khi sắp xếp kế hoạch tiến độ thi công một tiểu khu nhà ở, phải kết hợp triển khai thi công từng ngôi nhà với thi công đồng bộ hệ thống cấp thoát nước, đường điện và hệ thống thông tin, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và vệ sinh môi trường phù hợp với tiến độ bàn giao từng ngôi nhà (thậm chí từng đơn nguyên)
- Khi lập kế hoạch tiến độ tổng thể xây dựng các công trình công nghiệp - chẳng hạn
phải xây dựng nhà máy nhiệt điện với ý định đưa vào sử dụng trước từng tổ máy phát
điện Muốn vậy một mặt cần phải phân đoạn thi công hợp lý để có thể thi công - lắp đặt
liên tục lần lượt các tổ máy, mặt khác cần sắp xếp khởi công và thực hiện song song gối tiếp nhiều hạng mục liên quan đến vận hành và dẫn điện khi tổ máy đầu tiên bất đầu
hoạt động, đó là các hạng mục thuộc dây chuyển cung cấp hơi áp lực cho máy phát,
trạm biến áp và các đường dẫn điện; ống khói là hạng mục dùng chung nhưng phải sắp
xếp thi công để có thể hoàn thành trước khi tổ máy đầu tiên đi vào vận hành
* Sắp xếp tiến trình thực hiện các hạng mục, các công việc trên quan điểm tổ chức
thi công
Có khá nhiều yếu tố chi phối việc lựa chọn giải pháp tổ chức thực hiện dự án, trong đó cần kể đến những vấn đề quan trọng sau đây:
- Phương hướng triển khai thực hiện dự án - cần làm rõ cường độ rót vốn đầu tư; dự
kiến thời gian bàn giao từng phần và hoàn thành toàn bộ; định hướng chung vẻ giải pháp công nghệ và sử dụng lực lượng thi công, v.v
- Những dự kiến sử dụng phương thức thực hiện dự án
Nếu sử dụng phương thức tổng thầu cả thiết kế, cung ứng vật tư và thi công xây lắp
thì nên khai thác triệt để lợi thế của phương thức này Nghĩa là trong thiết kế đã phải tìm kiếm giải pháp làm cho thi công thuận lợi, tiết kiệm và có chất lượng cao Nhiều công tác chuẩn bị thi công được bắt đầu thực hiện sớm hơn, và được giải quyết theo quan
điểm toàn cục, có điều kiện rút ngắn đáng kể tổng thời hạn thi công và hạ giá thành
trong thi công công trình
- Việc sắp xếp thứ tự khởi công các hạng mục và ấn định cường độ thi công còn phụ thuộc năng lực của nhà thầu, điều kiện cung cấp tài chính và giải ngân, điều kiện mặt bằng thi công và những giải pháp đảm bảo khác
Trang 14* Sắp xếp thứ tự thực hiện các hạng mục, các đầu việc trên quan điểm hướng tới sự
tối ưu
Theo quan điểm tối ưu, thứ tự khởi công và tiến trình thực hiện các hạng mục phải
được sắp xếp có cơ sở khoa học và phù hợp khả năng thực hiện của nhà thầu Thường hướng vào khai thác tối đa năng lực sản xuất của các lực lượng và phương tiện tham gia thi công; làm giảm chỉ phí thi công; rút ngắn tổng tiến độ thi công; nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn sản xuất Để làm được việc này, đòi hỏi người thiết kế tổ chức thi công công trình phải có trình độ tương xứng về công nghệ và tổ chức thi công, biết ứng dụng các mơ hình tốn kinh tế, vận trù học trong lựa chọn phương án thi công, lập và tối
ưu hoá kế hoạch tiến độ, thiết kế tổng mặt bằng thi công, v.v 1.3.3.3 Định rõ các điêu kiện đáp ứng giai đoạn xây lắp
Để giai đoạn xây lắp được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả, trong hồ sơ báo cáo khả thi cũng cần làm rõ các điều kiện và sự đảm bảo về nhiều mặt như: đảm bảo tài chính và cách thức thanh toán; phương thức cung cấp các nguồn lực; điều kiện về giao thông, cung cấp nước và năng lượng; điều kiện xã hội, dân cư, môi trường; điều kiện về mặt bằng thi công, v.v
Về quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng và công tác chuẩn bị:
- Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng gồm hai vấn đề - thứ nhất là quy hoạch vị trí công
trình và các hạng mục của dự án; thứ hai là quy hoạch sử dụng đất tạm phục vụ thi công
Khi thiết kế tổng mặt bằng xây dựng, cần quán triệt các quan điểm sau đây:
e Phải tiết kiệm sử dụng đất - đặc biệt là đất canh tác e Phải tiết kiệm xây dựng tạm
e Phải tôn trọng các quy định về an toàn phòng hộ, bảo vệ môi trường
e Phải có quan điểm tối ưu trong quy hoạch và xây dựng tạm trên tổng mặt bằng
Đối với những loại cơ cở sản xuất phụ trợ phục vụ thi công có công suất lớn, dây chuyên sản xuất hiện đại, khi chon vị trí xây dựng, có thể phải tính đến khi kết thúc dự án vẫn để lại hoạt động lâu dài (chuyển hướng phục vụ), do vậy vị trí đặt phải được chọn ở nơi không ảnh hưởng đến sự vận hành của dự án
Những dự án xây dựng có quy mô vừa và lớn, có thể phải đưa ra một số mặt bằng thi
công phù hợp các giai đoạn công việc, như: mặt bằng tổng thể cho giai đoạn san lấp và giải phóng tổng mặt bằng; mặt bằng tổ chức thi công các hạng mục ngầm dưới đất; mặt bằng tổng thể cho giai đoạn xây lắp trên tồn cơng trường, V.V
- Công tác chuẩn bị cho giai đoạn thực hiện dự án
Trong giai đoạn này, đa số công tác chuẩn bị do phía chủ đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện Cần làm rõ đầu việc, nội dung công việc và kế hoạch thực hiện; cũng phải làm rõ những công việc chuẩn bị do các nhà thầu phải thực hiện
Trang 151.3.4 Thiết kế thi công trong giai đoạn thiết kế công trình
Nhiệm vụ chính của nhà thiết kế tập trung vào thiết kế công nghệ; thiết kế kiến trúc, kết cấu và kỹ thuật công trình Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng công trình, giảm chi phí thi công xây lắp, đòi hỏi nhà thiết kế phải luôn luôn quán triệt các quan điểm:
- Sản phẩm thiết kế phải tạo cho thi công được thuận lợi, có chất lượng, an toàn và tiết kiệm
- Sản phẩm thiết kế phải đây đủ, rõ ràng, làm cho người thi công có điều kiện thực hiện tốt nguyên tắc: hiểu rõ thiết kế - làm đúng thiết kế
Những dự án nhiều hạng mục - có quy mô vừa và lớn, sau khi làm xong thiết kế, nhà thiết kế cần đưa ra thiết kế tổ chức thi công - có thể gọi là thiết kế tổ chức thi công khái quát (vấn đề này ở Việt Nam chưa được quy định rõ) Đây là việc phải được xem xét - giải quyết theo quan điểm hiệu quả thi cơng cho tồn cơng trình Câi: đưa ra sự hướng dẫn rõ ràng nếu có áp dụng công nghệ thi công mới; hoặc có yêu cầu hoàn thành đồng bộ các hạng mục để đưa dự án vào sử dụng trước từng phần; những đòi hỏi về chất
lượng, an tồn trong thi cơng v.v
Khối lượng công tác tạo nên chi phí thi công phải được tính toán tương đối đầy đủ, góp phần làm cho tổng dự toán xây dựng công trình được sát thực
Nếu thực hiện đầy đủ, có cơ sở khoa học và khả thi những nội dung về tổ chức thi công trong báo cáo khả thi và tiếp đó là trong giai đoạn thiết kế sẽ giúp cho công tác quản lý dự án có được những số liệu quan trọng để thẩm định xét thầu và quản lý - khống chế phát sinh khối lượng công tác, quản lý tiến độ thực hiện và bàn giao, chất
lượng sản phẩm và hạn mức chi phí trong giai đoạn thi công công trình
1.3.5 Thiết kế tổ chức thi công trong hồ sơ đấu thầu
Các nhà thầu có tham gia tranh thầu hay không là lĩnh vực chuyên môn phức tạp
trong hoạt động kinh doanh xây lắp, nếu có thì nội dung chính về giải pháp công nghệ
và tổ chức thi công cần thể hiện trong hồ sơ dự thầu sẽ gồm những gi? a) Những yêu cầu có tính nguyên tắc phải hiểu và tuân theo
Hồ sơ tranh thầu là một kiểu văn bản dự thi có những đặc điểm và yêu cầu sau đây: - Phải thể hiện các nội dung đúng theo khuôn mẫu quy định tại quy chế đấu thầu hiện hành, đồng thời có thể phải thoả mãn thêm những yêu cầu do chủ đầu tư đặt ra (dĩ
nhiên không được làm trái các quy định hiện hành)
- Cần làm rõ năng lực, kinh nghiệm và ưu thế cạnh tranh của nhà thầu
- Vì lợi ích của đơn vị mình nhưng phải tôn trọng đúng mức lợi ích của chủ đầu tư và của nhà nước; viết ra thế nào phải làm được như vậy
- Phải chấp nhận trải qua thẩm định, xét duyệt nghiêm ngặt, công bằng về nhiều mặt, trước hết là các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, thời gian xây lắp và giá bỏ thầu
Trang 16- Phải nghiêm túc thực hiện yêu cầu về sự phù hợp giữa viết và làm, nói cách khác là phải làm được như đã viết, quy định này có ý nghĩa tích cực vì:
e Tránh cho nhà thầu bịa đặt hoặc thổi phỏng năng lực chuyên môn và khả năng tổ chức thi công của mình nhằm chèo kéo thắng thầu
e Phản ánh trung thực - khách quan về năng lực và điều kiện thi công của mình là
biểu hiện cạnh tranh hoạt động sản xuất kinh doanh lành mạnh, tôn trọng lợi ích của chủ
đầu tư và của xã hội, nâng cao vị thế và uy tín lâu dài của đơn vị
Những nhà thầu có hành vi - thủ đoạn không đúng, tiêu cực để tranh thầu là trái đạo đức kinh doanh, có thể chuốc lấy thất bại nặng nề trong quá trình thi công hay thời gian
sau đó, kết quả là chôn vùi dần uy tín và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
b) Những nội dung chính về công nghệ và tổ chức thi công cần thể hiện
Trong hồ sơ dự thầu, cần nghiên cứu và trình bày rõ các nội dung sau đây:
- Làm rõ định hướng thi công tổng quát toàn dự án xây dựng và cho từng giai đoạn
chủ yếu
- Mô tả những nội dung chính về giải pháp công nghệ và tổ chức thi công dự kiến áp
dụng cho các hạng mục, các tổ hợp công việc phức tạp; dự kiến về ứng dụng công nghệ
thi công mới (nếu có)
- Thiết kế kế hoạch tiến độ thi công
Kế hoạch tiến độ thi công được lập trong hồ sơ dự thầu chưa hoàn toàn là kế hoạch thực hiện, càng không phải là kế hoạch tác nghiệp Nhưng những dự định trong đó đã xét đến năng lực và điều kiện chung của nhà thầu, xét đến điều kiện của địa điểm xây dựng và những yêu cầu do chủ đầu tư đặt ra
Mức độ phân chia chỉ tiết các đầu mục công việc của kế hoạch tiến độ phụ thuộc quy
mô - tính chất của các hạng mục công trình và các loại công việc cần thực hiện Hình
thức mô tả tiến trình của kế hoạch có thể sử dụng là sơ dé đoạn thẳng (sơ đồ Gantt) hay
sơ đỏ mạng lưới (nếu chủ đầu tư không đặt ra yêu cầu cụ thể)
- Dự kiến sử dụng vật liệu, cấu kiện, trang thiết bị kỹ thuật công trình và giải pháp
cung ứng
- Quy hoạch tổng mặt bằng thi công; nội dung và kế hoạch thực hiện các công tác
chuẩn bị
- Những giải pháp bảo đảm chất lượng công trình, an toàn phòng hộ, vệ sinh môi trường
- Sự liên danh, hợp tác trong thi công, lựa chọn thầu phụ; v.v
Mọi giải pháp và các yếu tố trên đây quy tụ lại phải được thể hiện ở giá bỏ thầu hợp
lý và có xác suất thắng thầu lớn nhất
1.3.6 Thiết kế tổ chức thi công trong giai đoạn chính thức thỉ công công trình
Nhà thầu trực tiếp thi công chịu trách nhiệm thiết kế tổ chức thi công công trình
Những giải pháp công nghệ và tổ chức xây lắp đưa ra phải thể hiện được sự thống nhất
Trang 17giữa dự kiến và thực hiện Muốn vậy phương án thi công đưa ra phải trên cơ sở năng lực, kinh nghiệm thực tế của đơn vị, phải phù hợp điều kiện huy động lực lượng công nhân, xe máy thi công của đơn vị và điều kiện mặt bằng cũng như những đảm bảo khác đáp ứng mọi hoạt động xây lắp trên công trường
Việc thiết kế kế hoạch tiến độ thi công ở giai đoạn này cần lưu ý các yêu cầu sau đây: e Kế hoạch tiến độ này được lập trên cơ sở các giải pháp tác nghiệp xây lắp dự định
áp dụng thi công hạng mục và các tổ hợp công tác chính
e Danh mục đầu việc được phân chia chỉ tiết hơn theo từng giải pháp công nghệ; khối
lượng công việc được xác định phù hợp biện pháp kỹ thuật - tổ chức thi công đã chọn
e Thời gian thực hiện các đầu việc, các hạng mục không ấn định theo định mức chung mà được tính toán trên cơ sở năng suất sản xuất thực tế của đơn vị thi công
e Đối với các công việc có khối lượng lớn, có cơ cấu phức tạp, cần thi công liên tục để có hiệu quả thì sự sắp xếp thứ tự thực hiện chúng phải xem xét nhiều nhân tố ràng buộc, đó là quan hệ trước sau về kỹ thuật và quan hệ tổ chức sử dụng hợp lý các lực lượng thi công Nhiều trường hợp phải sử dụng những phương pháp đã biết để tìm ra mối quan hệ khi bắt đầu hoặc khi kết thúc của các công việc kế tiếp nhau
e Có thể bố trí thực hiện trước một số hạng mục trong danh mục của dự án đầu tư để sử dụng chúng trong giai đoạn thi công như: trục chính của các tuyến đường thuộc dự án; trạm biến thế điện; nhà kho; nhà làm việc hoặc nhà ở của công nhân vận hành dự án v.v
e Phải xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phù hợp kế hoạch tiến độ đã lập và có thể phải thực hiện tối ưu hoá kế hoạch tiến độ theo những yêu cầu nhất định
Như vậy, giải pháp thi công và kế hoạch tiến độ thi công đưa ra ở giai đoạn này có thể khác nhiều so với những dự kiến đã đưa ra ở hồ sơ dự thầu Điều này là được phép nếu mục tiêu của quản lý và các chỉ tiêu của hợp đồng thi công được thực hiện tốt hơn - trước hết là các chỉ tiêu về chất lượng, về tiến độ thi công, hạn mức chỉ phí và an toàn sản xuất (đĩ nhiên các nội dung thay đổi này phải được tư vấn đại điện chủ đầu tư chấp thuận)
1.4 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP CƠNG TRÌNH
1.4.1 Nhiệm vụ của nhà thầu
Nhà thầu có trách nhiệm tổ chức thi công xây lấp công trình theo đúng các điều khoản đã cam kết thực hiện trong hợp đồng thi công, trong đó cần thực hiện tốt các chức
năng - nhiệm vụ sau đây:
a) Yêu cầu đơn vị tham gia thi công các hạng mục lập kế hoạch tác nghiệp và làm rõ các nhiệm vụ chuẩn bị kỹ thuật, cung ứng vật tư, điều động thiết bị thi công, đảm bảo sản xuất phụ trợ, sắp xếp tiến trình thực hiện các quá trình xây lấp, v.v
b) Điều hành - điều độ mọi diễn biến sản xuất và phối hợp sản xuất hàng ngày theo kế hoạch tác nghiệp đã lập
Trang 18c) Tổ chức tự giám sát toàn diện các hoạt động xây lắp nhằm mục đích đảm bảo quy
trình quy phạm kỹ thuật và an toàn trong sản xuất; đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công; thực hiện đúng các định mức sản xuất và hạn mức chi phí
d) Tiếp xúc, thương thảo với kỹ sư tư vấn giải quyết các vấn đề nẩy sinh như: thay đổi thiết kế, phát sinh khối lượng công việc và mọi ách tắc trên công trường
e) Thực hiện các thủ tục nghiệm thu - chuyển giao công đoạn; nghiệm thu và bàn
giao trung gian; nghiệm thu - bàn giao kết thúc hợp đồng và bảo hành công trình
theo quy định
+ Ghi chép, lưu giữ các số liệu và nhật ký thi công
1.4.2 Những yêu cầu trong quản lý quá trình xây lắp công trình
Các nhà thầu phải thực hiện tốt những yêu cầu sau đây: * Thi công công trình theo đúng thiết kế
Quy định này nhằm đảm bảo cho các hạng mục công trình được kiến tạo đúng theo
yêu cầu của chủ đầu tư về hình khối kiến trúc; công năng sử dụng; kích thước cấu tạo
công trình, chất lượng sản phẩm xây dựng,
Muốn vậy, nhà thầu phải tiếp nhận hồ sơ thiết kế đầy đủ; nghiên cứu - thấu hiểu cặn kẽ bản vẽ và các thuyết minh đi kèm; bàn giao - chỉ dẫn đơn vị thực hiện hiểu đúng và làm đúng thiết kế
Dĩ nhiên, ở hồ sơ thiết kế có thể còn sai sót, khiếm khuyết, khi nhà thầu phát hiện ra,
cần báo cho kỹ sư tư vấn và bên thiết kế biết để sửa đổi, bổ sung trước khi thực hiện Khi
nhà thầu muốn thay đổi các chỉ tiết thiết kế hoặc thay đổi chủng loại vật liệu đã dự kiến
cho công trình, nhất thiết phải được sự chấp thuận bằng văn bản của kỹ sư tư vấn điều
hành thực hiện dự án
* Phải thực hiện đúng các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong sản xuất - kể cả việc lấy mẫu và thí nghiệm vật liệu xây dựng
* Phải thực sự tôn trọng các quy định hiện hành về quản lý hoạt động kinh doanh xây lắp; thực hiện đầy đủ mọi điều khoản trong hợp đồng thi công đã ký
> Phải tôn trọng sự giám sát thi công theo quyền sở hữu công trình và theo quy chế quản lý xây dựng của ngành, của nhà nước
Chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu công trình cần thuê tư vấn quản lý thực hiện dự án, giám sát chặt chẽ quá trình chuẩn bị và quá trình thi công xây lắp công trình
Đối với các công trình có quy mô đầu tư lớn, kỹ thuật xây dựng phức tạp còn cần
chịu sự giám sát - giám định định kỳ hay giám định theo giai đoạn, nghiệm thu trung
gian của các cơ quan giám định, kiểm định nhà nước
Các nhà thầu cần tôn trọng và tạo điều kiện để công tác giám sát - giám định trên
đây được thực hiện thuận lợi đúng quy định
Trang 19Chương 2
ĐIỀU TRA SỐ LIỆU VÀ TỔ CHỨC
CHUẨN BỊ THỊ CƠNG CƠNG TRÌNH
2.1 DIEU TRA SO LIEU BAN ĐẦU PHỤC VỤ TỔ CHỨC THỊ CƠNG CƠNG TRÌNH
2.1.1 Tâm quan trọng của số liệu và phương pháp thu thập
- Thiết kế tổ chức thi công công trình phải căn cứ vào nhiều loại số liệu Số liệu khong đầy đủ hoặc không đảm bảo độ tin cậy có thể dẫn đến chọn giải pháp kỹ thuật
hoặc tổ chức thực hiện không đúng hoặc kém hiệu quả, thậm chí có thể gây tổn thất
nghiêm trọng; ngược lại, khi có số liệu đây đủ, tin cậy còn tạo điều kiện làm tốt các
công tác chuẩn bị thi công
Để có thể thực hiện tốt công tác điều tra số liệu ban đầu, cần lập để cương và kế hoạch thực hiện đầy đủ, rõ ràng; thực hiện đúng để cương và các nội dung của số liệu cần điều tra
- Phương pháp thu thập số liệu
Có thể tìm kiếm, khai thác các số liệu ở các cơ quan quản lý xây dựng; ở phía chủ đầu tư, ở cơ quan tham gia khảo sát, thiết kế công trình hay từ các đơn vị sản xuất và cung ứng vật tư
Nếu số liệu không đây đủ hay chưa đảm bảo độ tin cậy sẽ phải tổ chức điều tra - khảo sát thực địa
2.1.2 Phân loại số liệu và nội dung cần thu thập a) Phân loại số liệu
Số liệu cần điều tra, thu thập phục vụ thiết kế tổ chức thi công công trình được phan ra hai loại chính, đó là số liệu về điều kiện tự nhiên của địa điểm xây dựng và số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực xây dựng công trình
b) Nội dung và tác dụng của các loại số liệu cần thu thập được thể hiện tóm tắt ở các biểu bảng sau đây:
® Điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng công trình
Trang 20Biểu 2.1 Loại số liệu Nội dung cần thu thập Mục đích sử dụng a) Các số liệu về khí tượng 1 Nhiệt độ 2 Tình trạng mưa 3 Tình trạng gió - Nhiệt độ bình quân các tháng - Nhiệt độ < - 3°C; 0°C, 5°C và thời kỳ xảy ra
- Mốc thời gian mùa mưa
- Lượng mưa bình quân trong năm
và lượng mưa tối đa trong ngày; - Tình trạng sét đánh - Hướng gió chủ đạo, tần suất gió; hoa gió - Tình trạng gió > cấp 8 - Đề phòng cản trở sản xuất, sinh hoạt khi nhiệt độ xuống thấp - Dự kiến biện pháp thi công trong
mùa đông
- Sắp xếp kế hoạch tiến độ và biện pháp thi công theo mùa
- Chống ngập úng trên công trường - Phòng chống sét đánh
- Bố trí xây dựng, sản xuất phụ trợ
trên công trường
- Có giải pháp thi công và phòng hộ thích hợp khi tác nghiệp trên cao b) Địa hình, địa chất công trình 1 Địa hình 2 Địa chất 3 Địa chấn - Bản đồ địa hình khu vực xây dựng - Bình đồ phạm vị xây dựng công trình - Quy hoạch đô thị liên quan (nếu có) ‘ - Sơ đồ mốc cao đạc và điểm thuỷ chuẩn - Bản đồ vị trí lỗ khoan - Mặt cắt địa chất, độ dầy các lớp - Tính chất cơ lý các lớp - Cường độ nền - Các chỉ tiêu cơ học đất - Tình trạng hang hốc - Các vật cán dưới đất - Cấp địa chấn (động đất) tại khu vực xây dựng
- Thiết kế tổng mặt bằng thi công
- Chọn đất sử dụng tạm trong thi công
- Tính toán san lấp mặt bằng - Biết rõ các chướng ngại vật
- Chọn phương án thi công đất - Chọn giải pháp xử lý nền - Thi công móng
- Biện pháp phá bỏ, xử lý chướng ngại dưới móng
- Kiểm tra thiết kế nền móng - Phòng ngừa xẩy ra động đất trong
thời gian thí công c) Dia chất thuỷ văn công trình 1 Nước ngầm 2 Nước trên mặt đất - Mức cao nhất, thấp nhất và thời gian xảy ra
- Hướng chảy, tốc độ và lưu lượng - Lấy mẫu phân tích và kết luận về chất nước - Hồ ao, sông ngòi, kênh mương lân cận - Diễn biến mức nước các tháng trong năm - Mức nước, lượng nước, độ sâu dòng chảy - Lấy mẫu phân tích chất nước - Chọn phương pháp thi công móng - Hạ mức nước ngầm
- Xử lý nước và khai thác nước sử
dụng trong thi công v.v
- Cấp thoát nước tạm thời
Trang 21@ Điều kiện hạ tầng kỹ thuật và kinh tế - xã hội khu vực xây dựng
Biểu 2.2 Tình hình sản xuất vật liệu và thị trường vật liệu xây dựng
tenia Tuy [Re [Nine [Prams [Hoh Toy | mang | De
TT | Pham va | cach, | ive nơi sản chất sản cung ye | nap | fa sản giao | “huyển | chuyển | chuyển vận | thức vận | giá vận
xuất lượng | xuất ứng xuất | hàng ỷ y y
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Biểu 2.3 Thiết bị, vật liệu đặc chủng
TT Phân loại Nội dung số liệu
1 | Vật liệu, vật tư do nhà nước | Chủng loại
quản lý Quy cách, chất lượng, số lượng Phương thức cung cấp
2 | Vật liệu đặc chủng Chủng loại, số lượng
Quy cách, chất lượng
Tình hình chế tạo, cung cấp 3_ | Máy móc - thiết bị Tên thiết bị và xuất xứ
Trang 22Biểu 2.5 Điều kiện giao thông vận tải
Phân loại Nội dung số liệu cần thu thập
1 Đường sắt | Vị trí tuyến đường lân cận; cự ly dẫn đến công trường; điều kiện vận chuyển Chiều dài dỡ hàng của ga; năng lực bốc dỡ và tồn kho
Trọng lượng, kích thước các loại hàng cần vận chuyển Cước phí vận chuyển và bốc xếp 2 Đường bộ | Cấp đường, cấu tạo mặt đường, chiều rộng đường, tải trọng cho phép và các 3 Đường thuỷ điều kiện khống chế khác
Các đơn vị vận tải địa phương, năng lực vận tải, cước phí vận tải và bốc xếp Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe máy tại địa phương
Loại đường thuỷ có thể khai thác; cự ly hàng đến và đi của hai đầu bến cảng Diễn biến mức nước theo mùa
Năng lực thông luồng vận chuyển
Năng lực và phương tiện bốc xếp tại cảng Cước phí vận chuyển, bốc xếp và lưu kho v.v Bảng 2.6 Điều kiện cung cấp nước, điện và đảm bảo thông tin
Loại số liệu Nội dung cần thu thập
1 Cấp thoát nước - Mạng ống có sẵn, đường kính ống, mức chôn sâu, lưu lượng cấp,
2 Cấp điện và hệ thống | - Vị trí nguồn điện, điều kiện khai thác và dẫn về công trường (làm thông tin
áp lực nước, khả năng khai thác, dự kiến đầu mối lấy nước, chất
lượng nước; địa hình địa vật
- Điều kiện khai thác nước ở sông - hồ hay giếng đào (cần làm rõ nguồn nước, chất nước, phương pháp khai thác, mức nước và lượng nước có thể khai thác theo mùa)
- Thoát nước vĩnh cửu và thoát nước thời kỳ thi công (làm rõ tình
trạng ngập úng, độ đốc thoát nước)
rõ dung lượng trạm biến áp, điện áp, thiết diện đường dây, giá mua điện, cự ly và địa hình đường dẫn)
Trang 23Biểu 2.7 Điều kiện lao động và sinh sống tại địa phương
Loại số liệu Nội dung cần thu thập
1 Lao động Phân bố lao động và nghề nghiệp, trình độ văn hoá; khả năng huy động thường xuyên và huy động theo thời vụ
Thu nhập và mức sống; phong tục - tập quán lao động
2 Điều kiện về chỗ ở | Nhà cửa có sẵn có thể sử dụng
Điều kiện ở cùng khu vực dân cư Nhu cầu và điều kiện làm nhà tạm
3 Điều kiện sinh hoạt | Mức sống tại địa phương, phong tục tập quán
và x1 hội Tình hình cung cấp vật phẩm hàng hoá phục vụ cuộc sống và sinh hoạt trên khu vực
Những điều kiện vẻ y tế, văn hoá, giáo dục tại khu vực Những vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường v.v
2.2 CONG TAC CHUAN BI THI CONG
Chuẩn bị thi công, tiến hành thi công, nghiệm thu - bàn giao là ba giai đoạn hợp
thành quá trình thi công công trình Công tác chuẩn bị thi công nhằm tạo ra những điều kiện thi công thuận lợi nhất trên công trường xây dựng, nó bao gồm nhiêu loại công việc
xét về mặt thời gian và nội dung cần chuẩn bị
2.2.1 Chuẩn bị chung trước khởi công dự án xây dựng
2.2.1.1 Những công việc chuẩn bị do phía chủ đâu tư điêu hành thực hiện - Thành lập ban quản lý công trình (quản lý dự án) và cử người chỉ huy
- Xúc tiến hoàn thành mọi thủ tục sử dụng đất, giải phóng mặt bằng Làm xong các thủ tục khai thông đường xá, cung cấp điện, nước, sử dụng bến bãi, thông tin liên lạc, v.v dẫn đến công trường
- Theo dõi, đôn đốc công tác thiết kế, yêu cầu đảm bảo chất lượng và tiến độ của
công tác thiết kế
- Thuê tư vấn giám sát thi công; tổ chức đấu thầu - chọn thầu, thiết lập và ký kết hợp đồng thi công đúng luật định
- Đôn đốc và giám sát nhà thầu thực hiện tốt công tác chuẩn bị thi công và làm thủ tục báo cáo khởi công đúng quy định
2.2.1.2 Các công tác chuẩn bị do phía nhà thâu thực hiện
Công trình xây dựng càng lớn, càng phức tạp thì công tác chuẩn bị thi công càng
Trang 24đầu việc đầy đủ, bố trí kế hoạch thực hiện hợp lý, xác định khối lượng công việc tương
đối sát thực, phân công trách nhiệm thực hiện rõ ràng, kiểm tra thực hiện chặt chẽ Có
thể nói công tác chuẩn bị thi công làm tốt thì thắng lợi trong thi công công trình coi như đã nắm chắc trong tay
Do vậy, các nhà thầu cần thực hiện tốt các công tác chuẩn bị chung sau đây: - Thiết lập cơ cấu quản lý, cử người lãnh đạo chung và kỹ su trưởng
- Xác định cơ cấu lực lượng tham gia và cơ cấu lực lượng chun mơn hố thi công;
tuyển chọn thầu phụ và các nhà cung ứng (nếu có nhu cầu) - Tiếp nhận hồ sơ thiết kế kỹ thuật liên quan của công trình
- Thu thập số liệu phục vụ tổ chức thi công; dự kiến sử dụng đất thi công, làm các thủ tục mượn hoặc thuê đất thi công
- Thiết lập và phê duyệt hồ sơ tổ chức thi công, lập kế hoạch tiến độ thi công phù hợp điều kiện thực tế, phù hợp các điều khoản của hợp đồng thi công
- Làm tốt các công tác chuẩn bị trong công trường và các công tác chuẩn bị phía
ngồi có liên quan
+ Cơng tác chuẩn bị phía ngoài bao gồm: các tuyến giao thông (đường bộ, bến cảng, đường sắt); đường cấp điện và trạm biến áp, đường dây thông tin; trạm cấp và ống dẫn nước sạch, hệ thống thoát nước thải v.v ra và vào công trường Bố trí và xây dựng nhà cửa cho công nhân (nếu đặt ngoài phạm vi công trường); bố trí và xây dựng các cơ sở san xuất phụ trợ, kho tàng khi cần để ngoài phạm vi công trường, v.v
+ Công tác chuẩn bị trong phạm vi công trường, bao gồm:
Làm tốt công việc xác định mốc trắc đạc thi công; phá đỡ các chướng ngại vật trên ˆ_ và dưới mặt đất, đỡ bỏ những công trình, vật kiến trúc không cần phải lưu lại
San lấp mặt bằng, thi cơng hệ thống thối nước bề mặt; tu bổ hoặc xây dựng mới hệ thống đường tạm; thi công hệ thống cấp nước, cấp điện, thông tin, báo hiệu; xây dựng hệ thống kho bãi, nhà tạm, cơ sở sản xuất phụ trợ, phục vụ thi công ở giai đoạn đầu; thiết lập giải pháp an toàn - phòng hộ cho mọi hoạt động trên công trường
Khi lập kế hoạch thực hiện công tác chuẩn bị, cũng cần phải phù hợp với trình tự kỹ thuật, tiết kiệm thời gian và kinh phí, đồng thời phải phù hợp với kế hoạch tổng tiến độ thi công công trình
Diễn biến của công tác chuẩn bị phải được theo dõi, giám sát và được ghi chép đầy đủ trong nhật ký thi công Chỉ cho phép khởi công công trình khi các công tác chuẩn bị
chung đã hoàn thành
Trang 252.2.2 Công tác chuẩn bị thi công từng hạng mục công trình
Trên góc độ tổ chức thi công, hạng mục công trình có thể là một hạng mục thành
phần của dự án xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc nào đó, cũng có thể là một công
trình đơn vị như một ngôi nhà ở Để thi công thuận lợi, cần phải làm tốt công tác chuẩn
bị theo yêu cầu riêng của nó, cụ thể là cần phải làm tốt các công tác chuẩn bị chia theo
loại công việc như sau
a) Chuẩn bị về tổ chức, kỹ thuật
- Thẩm tra bản vẽ thiết kế, làm tốt bàn giao - chỉ dẫn thiết kế
- Hiểu rõ văn bản dự tốn thi cơng hạng mục, cung ứng vật tư; dé xuất giải pháp tiết kiệm vật tư và chỉ phí (nếu có yêu cầu)
- Đề xuất giải pháp kỹ thuật và tổ chức thi công hạng mục, thiết kế kế hoạch tiến độ thi công chung cho hạng mục và kế hoạch tác nghiệp chi tiết cho các công tác chủ yếu theo giải pháp kỹ thuật và tổ chức thi công đã chọn
- Ký kết các văn bản hợp tác - phối hợp thực hiện (nếu cần), làm rõ trách nhiệm thị công, cung ứng của các đơn vị tham gia
b) Chuẩn bị hiện trường (hay mặt bằng) thi công hạng mục
- Tiếp nhận các số liệu, tài liệu địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, định vị công
trình; kiểm tra - đối chiếu trên thực dịa
- Phá dỡ các chướng ngại, cây cối; tạo lập mặt bằng thi công hạng mục
- Thi công hoặc tu bổ các tuyến đường tạm; nối thông đường ống cấp nước, đường dây dẫn điện; thực hiện giải pháp thoát nước, chống úng ngập cho hạng mục
- Làm kho bãi, lán trại; bố trí không gian gia công vật liệu, sản xuất cấu kiện, bán
thành phẩm có liên quan
- Bố trí vị trí đặt và vận hành máy thi công phù hợp giải pháp kỹ thuật và tổ chức thi công đã chọn
- Thực hiện tốt công tác trắc đạc, dẫn mốc và định vị công trình - Thực thi các giải pháp an toàn, phòng hộ
c) Chuẩn bị vật tư - kỹ thuật
- Tổng hợp nhu cầu các loại vật tư - kỹ thuật và lập kế hoạch cung ứng phù hợp tiến độ thi công; xác định phương pháp vận chuyển và bốc xếp phù hợp tiến độ và điều kiện tập kết vật liệu, cấu kiện trên mặt bằng
- Làm các thủ tục và hợp đồng đặt mua các sản phẩm gia công sắn như cấu kiện bêtông, kết cấu thép, cung ứng bê tông tươi, sản phẩm cốt thép hàn buộc sắn, v.v
- Tập kết về hiện trường máy móc, thiết bị thi công, lực lượng lao động theo thời glan thích hợp của tiến độ xây lắp hạng mục
Trang 262.2.3 Công tác chuẩn bị thường xuyên trong quá trình thỉ công công trình
Trên thực tế, không thể thực hiện một lần toàn bộ công tác chuẩn bị sản xuất trên phạm vi toàn công trường, cho tất thẩy các hạng mục Vì làm như vậy, khối lượng công tác sẽ rất lớn, gây ra ứ đọng vốn không cần thiết; cũng có thể do điều kiện công nghệ hay không gian - mặt bằng chưa cho phép, diện tích kho bãi hạn hẹp và nhiều nhân tố
phát sinh khác Do vậy, ngoài nội dung công tác chuẩn bị chung hay chuẩn bị cho từng
hạng mục đã đề cập ở trên, vẫn phải tiến hành thực hiện công tác chuẩn bị thường xuyên đáp ứng yêu cầu sản xuất theo tiến độ và theo các đối tượng thi công cụ thể, trong đó có
những nội dung chính sau đây:
- Căn cứ vào kế hoạch tiến độ thi công chung hoặc kế hoạch tác nghiệp, bố trí mặt bằng thi công hợp lý cho từng giai đoạn; tổ chức tập kết vẻ hiện trường các loại vật liệu, cấu kiện phù hợp phương án kỹ thuật và tổ chức thi công đã chọn; làm tốt công việc kiểm tra, đối chiếu về số lượng, chủng loại, quy cách vật liệu, cấu kiện đưa về hiện
trường (kể cả công tác kiểm nghiệm, thí nghiệm khi cần thiết)
- Bố trí điểm đặt cố định hay tuyến di chuyển của máy thi công; tập kết (hoặc lắp
dựng) máy móc và thiết bị thi công để thực hiện nhiệm vụ
- Phổ biến, chuyển giao bản vẽ thi công chi tiết và nhiệm vụ kỹ thuật cho đơn vị thực hiện; bố trí giải pháp an toàn và nhắc nhở thực hiện quy chế an toàn trong sản xuất
- Tổ chức kiểm tra, duy tu bảo dưỡng thường xuyên đối với xe máy, thiết bị và công
cụ thi công (trong đó có hệ ván khuôn, giàn giáo, .) trong quá trình sử dụng
- Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức và chỉ dẫn tác nghiệp khi áp dụng công nghệ thi công mới
2.2.4 Công tác chuẩn bị thi công theo mùa
Các mùa chính ảnh hưởng đến thi công xây dựng là mùa mưa và mùa lạnh
a) Chuẩn bị thi công trong mùa mưa
Vào mùa mưa, hoặc khu vực mưa nhiều (như ở nước ta), nếu làm tốt công tác chuẩn
bị thi công trong mùa mưa sẽ nâng cao tính liên tục, nhịp nhàng trong sản xuất xây lắp, làm tăng số ngày thi công trong năm Về công tác chuẩn bị, cần phải xem xét, giải quyết tốt các vấn đề sau đây:
- Phải chỉ ra các công việc nếu bố trí thực hiện vào mùa mưa sẽ bất lợi hoặc không thể thực hiện được, đó là:
+ Các công việc phải tiến hành dưới mặt đất hoặc dưới mức nước ngầm do mưa gây lên như thi công móng và các công trình ngầm trong đất
Trang 27+ Các công việc phải tiến hành ngoài trời và chịu ảnh hưởng nặng nề nếu có mưa như san lấp mặt bằng, phủ mái chống thấm, chống dột, v.v
+ Các công việc khai thác, vận chuyển vật liệu bi cản trở trong mùa mưa, v v Khi thiết kế kế hoạch tiến độ thi công, nên cố gắng tránh bố trí thực hiện các công
việc nêu trên vào thời kỳ mưa nhiều Trong trường hợp khó tránh thì cần tập trung lực
lượng để tăng tốc đô thi công và có giải pháp ứng phó nếu xảy ra mưa - ngập trong quá trình thi công
- Phải làm tốt biện pháp thoát nước, chống ngập úng trên công trường, làm cho hệ thống thoát nước ln ln thơng thốt
- Có giải pháp chống trơn, chống trượt mặt đường; các phương tiện vận tải cập øa cập bến thuận lợi, đảm bảo giao thông thông suốt
- Tăng cường dự trữ và bảo quản vật tư, chống mưa dột, ẩm ướt dẫn đến làm giảm
chất lượng vật liệu để tại các kho bãi; có biện pháp cung ứng và dự trữ thích hợp cho
từng địa điểm thi công
- Nếu có điều kiện thì nên bố trí công tác dự phòng để ứng phó với tình trạng mưa kéo dài nhiều ngày
b) Công tác chuẩn bị thi công ở những địa phương có khí hậu lạnh
Tại các tỉnh phía Bắc nước ta, khí hậu lạnh xảy ra vào mùa đông Công tác thi công xây dựng sẽ gặp phải trở ngại lớn khi nhiệt độ ngoài trời xuống đến 0°C Một khi nhiệt độ bình quân trong ngày là 5°C hoặc nhiệt độ ban đêm xuống đến 3°C thì biện pháp thi
công trong thời tiết lạnh phải được áp dụng
Trong xây dựng, có nhiều quá trình sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, lấy thí dụ về công tác bê tông - thời gian dưỡng hộ kết cấu bê tông và bê tông cốt thép để đạt cường độ cho phép đỡ bỏ vỏ tạo hình và hệ thống nâng
đỡ phụ thuộc mật thiết vào nhiệt độ của môi trường Thí nghiệm cho thấy, để bê tông
cùng đạt đến một mức cường độ thì thời gian dưỡng hộ bê tông trong môi trường 4°C gấp ba lần so với môi trường có nhiệt độ 15°C
Nếu thời gian dưỡng hộ bê tông trong môi trường tự nhiên bị kéo dài, sẽ làm cho chu
kỳ thi công các kết cấu bê tông bị kéo dài, làm giảm đáng kể số lần luân chuyển của ván khuôn và giàn giáo, và chi phí cho hệ thống này sẽ tăng lên Khi nhiệt độ xuống đến 0C, tác dụng thuỷ hoá về cơ bản bị ngừng trệ, nếu tiếp tục xuống thấp đến âm 3°C (-3°C), nước trong bê tông sẽ bị đóng băng, khi đóng băng, thể tích nước sẽ giãn nở
8 - 9%, làm cho bê tông bị rạn nứt
Trang 28Như vậy, công tác chuẩn bị thi công trong mùa đông (đề phòng nhiệt độ xuống
đến 5°C) được tập trung vào một số nhiệm vụ sau đây:
- Khi thiết kế kế hoạch tiến độ thi công, cần sắp xếp hợp lý các hạng mục, các quá trình sản xuất chịu ảnh hưởng xấu về chất lượng khi nhiệt độ xuống thấp như công tác chống thấm, đổ bê tông và dưỡng hộ bê tông ngoài trời v.v
- Cần phải thực hiện các giải pháp thi công trong mùa đông nếu nhiệt độ xuống đến 5°C
- Tính toán các phương tiện, vật liệu thi công tăng thêm do môi trường khí hậu lạnh
đồi nỏi
- Tăng cường các biện pháp an toàn, phòng hệ trong thi công và điều kiện sống khi
nhiệt độ xuống 5°C hoặc thấp hơn
Trang 29Chương 3
TỔ CHỨC TÁC NGHIỆP XÂY LÁP
THEO PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT DÂY CHUYỂN 3.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
3.1.1 Các dạng biểu đô mô tả kế hoạch tiến độ thi công
Để kiến tạo một ngôi nhà hay một hạng mục công trình xáy dựng nào đó, cần thực
hiện nhiều loại quá trình xây lắp và hoạt động phụ trợ đi kèm Lập kế hoạch tiến độ thi
công là tiến hành sắp xếp tiến trình thực hiện các quá trình xây lắp và các hoạt động phụ trợ phù hợp trình tự công nghệ, giải pháp kỹ thuật, điều kiện tổ chức đã lựa chọn, điều kiện không gian - mặt bằng sẽ có
Trong thực tiễn tổ chức sản xuất, thường áp dụng phỏ biến các dạng biểu đồ kế hoạch tiến độ sau đây:
- Kế hoạch tiến độ được thể hiện theo sơ đồ ngang (còn gọi là so dé Gantt) - Kế hoạch tiến độ thể hiện theo sơ đồ xiên
- Kế hoạch tiến độ thể hiện theo sơ đồ mạng lưới Để thiết lập sơ đồ loại này, có hai việc phải làm:
® Lập danh mục công việc và xác định thời gian thực hiện từng cong việc (có thể
phải tách ra thời gian thực hiện từng phân đoạn thi công)
e Thiết kế tiến độ thực hiện các công việc theo thứ tự công nghệ hay tö chức đã dự định Thí dụ: thiết kế tiến độ thi công móng một hạng mục công trình với số đoạn thi công đã chia m = 4; số quá trình sản xuất cần thực hiện để tạo nên kết cấu là n = 3 Tên các quá trình và thời gian thực hiện các đoạn thi công của từng quá trình cho tại bảng 3.1
(chưa kể đến thời gian chờ đợi sau khi đổ bêtông và công việc tháo ván khuôn) Bảng 3.1
Thời gian thuc hiện các đoạn
Trang 30* Tiến độ thi công lập theo sơ đồ ngang (với số liệu đã cho) được thể hiện ở hình 3.1 oo Tiến độ (ngày) Quá trình thị công l 2 3 4 5 6 7 8 9 10 @ Đặt cốt thép A B C 7 @ Lắp ván khuôn A B C D 7 7 7 7 @ Đổ bê tông A |B 7 +“ C 7 D
Hình 3.1: Tiến độ thì công theo sơ đồ ngang
* Cũng số liệu tại bảng 3.1, nếu thể hiện tiến độ theo sơ đồ xiên sẽ có kết quả tại hình 3.2 Tiến độ (ngày) Doan thi cong | 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D ® 2% Cc @ ' B r L A —
Hình 3.2: Tiến độ thi công theo sơ đồ viền
* Cùng với số liệu trong bảng 3.1, nếu vẽ tiến độ theo sơ đồ mạng (mạng cung công
việc), có sơ đồ kế hoạch tiến độ thể hiện tại hình 3.3
Hình 3.3: Tiến độ thể hiện theo sơ đồ mạng (mạng CHNg công việc)
3.1.2 Thi công tuần tu, thi cong song song, thi cong gối tiếp, thi công dây chuyên
Giả sử cần lập kế hoạch tiến độ và tổ chức thi công một nhóm m ngôi nhà (hoặc một
ngôi nhà được chia ra m đoạn thi công) có khối lượng và cơ cấu công tác gần giống
nhau, có thể triển khai thi công theo các phương thức sau đây
3]
Trang 31a) Thị công tuần tự
Thi công tuần tự là phương thức triển khai thi công từng ngôi nhà, xong ngôi nhà này
đến ngôi nhà khác - lân lượt từ ngôi nhà thứ nhất đến ngôi nhà thứ m (được thể hiện tại sơ đồ hình 3.4) Đối Tiến độ tượng thi 7 |8 |9|10|11|12|13|14|15]16|17|18|19| 20 công R? Có các nhận xét:
Hình 3.4: Thi công tuần tự
- Mức độ sử dụng các nguồn lực RP (tính bình quân) trong quá trình thi công
thấp, không gây ra sự căng thẳng cho công tác cung cấp các loại nguồn lực và quản
lý tác nghiệp
- Thời gian thi cơng tồn bộ :n ngôi nhà rất dài
Nếu gọi t là thời gian thi công một hạng mục thì thời gian thi công m hạng mục (m ngôi nhà) là T = m x t
- Luôn luôn xảy ra tình trạng gián đoạn sản xuất (gián đoạn sử dụng lực lượng thi
công ) Không thể khai thác triệt để mặt bằng thi công, những cơ sở hạ tầng kỹ thuật
phục vụ thi công đã được bố trí trên công trường
b) Thi công song song
Thi công song song là phương thức triển khai cùng một lúc m ngôi nhà và tiến hành
Trang 32Đối tượng Tiến độ thi công Đối tượng Tiến độ thi công
thi cong 2 3 thicong [1 [2]3]4/5]617/ 819 |10
1 a 1 Qelae
5 â 2 ứ|G|@|@đ
Hình 3.5: Thi công song song Hình 3.6: Thi công gối tiếp Nhận xét về thi công song song:
- Thời gian thi công cả nhóm nhà rất ngắn: T = t
- Cường độ sử dụng các nguồn lực tăng vọt so với thi công tuần tự (R? =mxR}) Do đó dẫn đến cường độ cung cấp vật tư - kỹ thuật, nhu câu kho bãi, v.v cũng có thể tang m lần, làm cho điều hành tổng thể và quản lý tác nghiệp luôn luôn ở tình trạng khẩn trương - căng thẳng và cũng có thể gặp phải bế tắc Cũng không loại trừ được những gián
đoạn sản xuất do đặc điểm của công nghệ và tổ chức sản xuất xây lắp tạo nên
c) Thi công gối tiếp
Triển khai thi công gối tiếp các hạng mục (hay các quá trình xây lắp) là hình thức lập kế hoạch tiến độ được áp dụng phổ biến trong thực tiễn Theo hình thức này, các hạng mục (hay các quá trình xây lắp) được sắp xếp đưa vào thi công trước sau một khoảng thời gian ước lượng nhất định và do đó chúng cũng được hoàn thành trước sau những khoảng thời gian nhất định Có thể mô tả sự gối tiếp này ở hình 3.6, theo đó có các nhận
XÉT sau:
- Sắp xếp tiến độ theo hình thức này có thể làm giảm đáng kể thời gian thi công
chung và giảm bớt một phần các gián đoạn sản xuất
- Làm giảm bớt sự căng thẳng trong tổ chức và quản lý sản xuất, trong các hoạt động cung cấp vật tư - kỹ thuật và phục vụ thi công so với hình thức thi công song song
Trang 33
điểm mấu chốt cần phải quan tâm trong quản lý tác nghiệp Nói cách khác, sự gián đoạn sản xuất đối với hạng mục (hay quá trình sản xuất) được bố trí triển khai sau là khó tránh được, thời gian thi công chưa được tối ưu
d) Thi công theo phương pháp dây chuyển
Kinh nghiệm tổ chức sản xuất trong các ngành công nghiệp đã chỉ ra rằng phương
pháp sản xuất dây chuyền đạt hiệu quả cao khi tổ chức sản xuất các sản phẩm hàng loạt Khi áp dụng phương pháp dây chuyền, các quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, nhịp nhàng, năng suất lao động cao, tốc độ sản xuất nhanh, chất lượng tốt và giá
thành sản phẩm được giảm đáng kể Nguyên tắc liên tục và nhịp nhàng là cơ sở của
phương pháp sản xuất dây chuyền
Có thể thể hiện tiến độ thi công công trình theo phương pháp dây chuyền như hình 3.7, qua đó có các nhận xét:
- Các quá trình sản xuất (hay các hạng mục) từ 1; 2; đến n lần lượt được triển khai theo một nhịp điệu nhất định, do vậy sản phẩm (trung gian hay hoàn chỉnh) cũng được tạo ra theo từng chu kỳ thời gian nhất định
- Các quá trình sản xuất (hay các hạng mục) được thực hiện liên tục, nhịp nhàng qua các khu vực (các đoạn) từ khởi đầu đến kết thúc
- Quá trình thi cơng tồn bộ được chia ra 3 giai đoạn: giai đoạn triển khai (T\,), giai
đoạn ổn định (Tạ) và giai đoạn thu hẹp (Tạ,); biểu đồ sử dụng các nguồn lực (còn gọi là biểu đồ sử dụng tài nguyên) cũng tiến triển tăng dần, ổn định rồi thu hẹp Đặc điểm này
tạo cho công tác quản lý, cung ứng và tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng, thuận lợi và có hiệu quả
Có thể mô tả tiến độ thi công theo phương pháp dây chuyền thực hiện một tổ hợp
công tác gồm 4 quá trình thành phần (®, @, ., ®) qua sơ đồ hình 3.7 Trong đó hình 3.7a mô tả theo sơ đồ ngang, hình 3.7b mô tả theo sơ đồ xiên, hình 3.7c là tiến độ lập
theo danh mục công việc
Trang 34Đối tượng Tiến độ thực hiện thi công 112 @ @ Xj GY L Tự L Tạ | Tu 1 4 4 =~
Hình 3.7c: Tiến độ ngang lập theo danh mục công việc
Do đặc điểm cố định của sản phẩm xây dựng, việc ứng dụng phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyển trong thi công xây lắp trở nên rất khó khăn Trên thực tế, không thể tổ chức thi công dây chuyền cho tất thầy quá trình xây lắp, chỉ có thể áp dụng phương pháp
này cho những loại công tác có khối lượng đủ lớn, có điều kiện chia ra nhiều đoạn (hay
khu vực) thi công, như chia đoạn thi công theo đơn nguyên, theo khe lún, khe nhiệt hay theo các hạng mục
3.1.3 Các yếu tố của thi công dây chuyền (còn gọi là các tham số tổ chức thỉ công dây chuyền)
So dé kế hoạch tiến độ thi công phản ánh quan hệ trước sau, tương tác phối hợp công
nghệ và tổ chức trong quá trình triển khai thi công xây lắp trong phạm vi không gian và
thời gian đã quy định
Sơ đô kế hoạch tiến độ thi công được sử dụng phổ biến có hai loại, đó là sơ đồ đường thẳng và sơ đồ mạng lưới Kế hoạch tiến độ thi công theo phương pháp dây chuyển được thể biện bằng sơ đồ đường thẳng theo hình thức sơ đồ ngang (hình 3.7a) hay sơ đồ xiên (hình 3.7b) Trên sơ đồ, trục hoành biểu thị thời gian thi công, trục tung biểu thị đối tượng thi công (như các hạng mục công trình; các công việc cụ thể có chia đoạn hoặc các phân khu - phân đoạn thi công - ký hiệu m) Các đường tiến độ - được ký hiệu ©,
@, ., @ thé hiện tiến trình thực thi các hạng mục, các công việc hay các tổ hợp công
tác (còn gọi là các quá trình thi công) trong mối quan hệ công nghệ và tổ chức chặt chẽ
Khi tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền, cần phân tích, tính toán trên cơ
sở các yếu tố (hay các tham số) sau đây:
Trang 353.1.3.1 Những yếu tố công nghệ (tham số công nghệ) Những yếu tố thuộc về công nghệ sản xuất bao gồm:
4) Quá trình thì công và cơ cấu công nghệ của quá trình thí công
- Quá trình thi công (QTTC): các quá trình sản xuất được tiến hành nhằm tạo nên
một sản phẩm xây dựng (sản phẩm trung gian hay sản phẩm hoàn chỉnh) được gọi là các quá trình thi công
e Mức độ chi tiết phân chia đối tượng thi công thành các quá trình xây lắp (hay quá
trình thi công) phụ thuộc vào đặc điểm công nghệ của đối tượng thi công, giải pháp kỹ thuật đã lựa chọn và tính chất của kế hoạch tiến độ (KHTĐ)
e Khi kế hoạch tiến độ thi công lập ra nhằm mục đích khống chế bao quát tiến trình thực hiện, sự phân chia quá trình thi công sẽ không cần phải quá chỉ tiết, chỉ nên chia đến các tổ hợp công tác chính như: thi công móng, thi công kết cấu khung sàn (bằng bê tông cốt thép), xây các loại tường, v.v
e Khi kế hoạch tiến độ được lập để quản lý và thực thi các hoạt động sản xuất, mức độ phân chia các quá trình thi công cần phải chi tiết hơn, như công tác thi công móng sẽ
được chia ra: đào đất, đổ bê tông lót móng, đặt cốt thép, ghép ván khuôn, đổ bê tông,
tháo khuôn và lấp đất
- Cơ cấu công nghệ của quá trình thi công: cơ cấu công nghệ của quá trình thi công,
hay quá trình hình thành sản phẩm xây dựng (sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm hoàn
chỉnh) là số lượng, chủng loại và cách sắp xếp thứ tự thực hiện các quá trình thành phần phù hợp với quy trình công nghệ và yêu cầu kỹ thuật nhằm tạo ra các sản phẩm xây
dựng theo chuẩn chất lượng đã ấn định
Thí dụ: - Cơ cấu các tổ hợp công nghệ chính tạo nên một ngôi nhà ít tầng thông thường bao gồm:
+ Thi công móng và kết cấu phần ngầm
+ Xây lắp kết cấu chịu lực và bao che thân nhà
+ Tổ hợp công tác chống thấm, cách nhiệt v.v trên mái
+ Lắp đặt trang thiết bị kỹ thuật và các công tác hoàn thiện
- Cơ cấu công tác lắp ghép một gian nhà công nghiệp thường bao gồm:
+ Vận chuyển và tập kết các loại cấu kiện vào hiện trường phù hợp với phương án kỹ thuật và tổ chức đã chọn
+ Tiến hành lắp ghép các chi tiết kết cấu và liên kết tạm + Điều chỉnh và liên kết vững chắc theo quy định của thiết kế
Ở các thí dụ trên, chưa xem xét đến các công tác chuẩn bị và vận chuyển có liên quan khác
b) Phân chia và phân loại các quá trình sản xuất trên góc độ tổ chức thi công xây dựng:
Trang 36- Theo đặc điểm công nghệ và mối quan hệ trong quá trình thi công xây lắp, có thể
chia ra:
+ Quá trình tiến hành các công tác chuẩn bị và sản xuất các sản phẩm bổ trợ
+ Quá trình vận chuyển và tập kết vật liệu, cấu kiện + Quá trình xây lắp công trình
- Theo sự chi phối độ dài thời gian xây dựng, chia ra:
+ Quá trình có địa vị chủ đạo, là các quá trình ảnh hưởng quyết định đến thời gian thi công chung
+ Quá trình được thực hiện phối hợp, song song Xen kẽ trong quá trình thực hiện các
quá trình chủ đạo (thường không làm ảnh hưởng đáng kể đến thời gian thi cơng tồn
cơng trình)
- Căn cứ mức độ phân chia chỉ tiết các quá trình thi công trong lập kế hoạch tiến độ và quản lý thi công, có thể phân ra:
+ Bước công việc (phần việc hay nguyên công), là một thành phần công nghệ của
một quá trình giản đơn, có các đặc điểm: e Không phân chia được về tổ chức
e Đồng nhất về tính chất thi công
e Không thay đổi về thành phần công nhân, đối tượng và công cụ lao động Thí dụ về các phần việc:
e Hoạt động đổ bê tông vào khuôn
e Hoạt động đầm bê tông bằng máy
+ Quá trình sản xuất giản đơn, là tập hợp một số bước công việc liên quan về công
nghệ và tổ chức, có các đặc điểm: thành phần công nhân không đổi, nhưng vật liệu và công cụ lao động có thể thay đối
Thí dụ: chế tạo và lắp đặt ván khuôn; sản xuất và lắp đặt cốt thép
+ Quá trình sản xuất tổng hợp (quá trình phức tạp) là tập hợp một số quá trình giản đơn chính và phụ, đi kèm công tác vận chuyển có liên quan nhằm tạo ra sản phẩm của
quá trình xây lắp (sản phẩm trung gian)
Thí dụ: thi công móng một ngôi nhà, xây lắp kết cấu chịu lực phần thân một ngôi nhà
c) Các loại dây chuyển thì công xây dựng
Tiến độ thi công dây chuyền có thể được thiết lập theo các đối tượng và mức độ chỉ tiết khác nhau, phụ thuộc vào mục đích lập kế hoạch tiến độ và cấp độ quản lý thi công
(từ mức quản lý tác nghiệp ở tổ đội đến mức chỉ huy tổng thể các hoạt động xây lắp của
nhiều hạng mục diễn ra ở nhiều địa điểm trên các công trường lớn), có các loại dây chuyền và tên gọi sau đây:
- Dây chuyền bước công việc: đối tượng thiết lập là các bước công viéc
Trang 37- Dây chuyền giản đơn: đối tượng lập là các quá trình giản đơn
- Dây chuyền phức tạp: đối tượng lập là các quá trình tổng hợp
- Dây chuyền hạng mục công trình: đối tượng là các hạng mục công trình - Dây chuyền trong mối quan hệ hoạt động song song hay phụ thuộc
- Dây chuyền đơn và dây chuyền tổng hợp: ,
e Day chuyền đơn là một đường tiến độ thể hiện tiến trình thực hiện một hay một tổ hợp công việc (thậm chí một hạng mục nào đó)
e _ Dây chuyền tổng hợp là một tập hợp của nhiều dây chuyền đơn được sắp xếp phù hợp với trật tự công nghệ và tổ chức đã định
- Dây chuyền chuyên nghiệp: các dây chuyển tổng hợp được hình thành từ các dây chuyền đơn (các dây chuyền bộ phận) theo chức năng chuyên môn hóa gọi là dây chuyền chuyên nghiệp
Cần lưu ý rằng, khi thiết kế kế hoạch tiến độ để thực thi một quá trình xây lắp theo
phương pháp dây chuyền, có thể có một số quá trình phụ trợ thuộc loại công tác chuẩn
bị hay vận chuyển làm ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian tiến hành quá trình xây lấp hoặc chiếm giữ mặt bằng làm ảnh hưởng đến thời gian thi công thì cần phải đưa vào cùng xem xét như là một tham số chính hình thành tiến độ của dây chuyền sản xuất (như cung cấp bê tông tươi, cấu kiện đúc sẵn theo tiến độ sử dụng trực tiếp )
đ) Cường độ thì công dây chuyên (ký hiệu là V):
Khối lượng công tác thực hiện được trong một đơn vị thời gian (ngày) của một quá
trình thi công được gọi là cường độ dây chuyền - còn gọi là năng lực dây chuyên hay năng lực sản xuất
- Một quá trình được thực hiện bằng phương pháp cơ giới, cường độ dây chuyển
được tính theo công thức:
Vv = Lacy * Dao (3.1a)
trong đó:
N‹aay là số ca làm việc trong ngày của máy i;
Đ,¿; là năng suất hay định mức sản lượng ca của máy i;
n là số loại máy thi công chủ đạo dùng vào cùng một quá trình thi công
- Nếu quá trình tiến hành bằng thao tác thủ công:
V=NyxD,x N,, (3.1b) trong dé:
Noy 14 s6 cong nhan trong ca thực hiện quá trình xây lắp, số lượng này phải nhỏ hơn mức tối đa cho phép số người làm việc trên mặt bằng thi công
Trang 38N,¿ là số ca làm việc trong ngày;
Đs là sản lượng ca của mỗi công nhân tương ứng
3.1.3.2 Những yếu tố về không gian (còn gọi là tham số không gian)
Trong thi công xây dựng, con người và máy móc thiết bị luôn luôn phải di chuyển,
thay đổi vị trí (không gian) để thực hiện các quá trình xây lắp khác nhau, do vậy không
gian động của hoạt động xây lắp được coi là một trong những tham số tính toán của
phương pháp tổ chức thi công dây chuyển, bao gồm các tham số sau đây:
a) Diện công tác (còn gọi là mặt trận công tác)
Diện công tác là độ lớn không gian của địa điểm thi công cho phép bố trí số lượng công nhân - xe máy hoạt động xây lắp phù hợp quy trình kỹ thuật, quy tắc an toàn, thời gian quy định và không bị hạn chế về năng suất lao động
Đơn vị đo của diện công tác có thể là m, m’ v.v , tùy thuộc vào tính chất công việc mà quy định
Trong tổ chức thi công xây lấp, cần phân ra hai loại diện công tác để thiết kế triển
khai thi công -
- Diện công tác tương đối không bị phụ thuộc (còn gọi là diện công tác không bị hạn
chế), đó là loại cho phép triển khai thi công trên diện rộng, trên tồn tuyến hoặc khơng bị ràng buộc chặt chế bởi các quá trình tiếp trước hoặc tiếp sau Thí dụ như san lấp mặt bằng: đào móng, đào mương rãnh, lắp đặt đường ống, đắp nền đường v.v
- Diện công tác phụ thuộc (còn gọi là diện công tác bộ phận) Diện công tác phụ thuộc là loại được tạo ra khi đã thực hiện xong quá trình tiếp trước trong một phạm vi nhất định
Thí dụ: Diện công tác của đội lắp đặt cốt thép đầm - sàn chỉ được hình thành sau khi
đã làm xong công tác ván khuôn và giàn giáo; diện công tác của tổ xây tường ngăn chỉ
có khi khung sàn đã đủ sức chịu tai cho công tác xây, v.V b) Đoạn thi công (có khi còn gọi là phân khu thì công)
Trong thi công dây chuyền, đối tượng thi công thường được chia thành một số đoạn,
gọi là đoạn thi công
Mục đích chia đoạn là để có thể sắp xếp mức độ gối tiếp hợp lý giữa các quá trình thi công kế tiếp nhau, đồng thời đảm bảo điều kiện không gian và thời gian để các quá trình
xây lắp được thực hiện độc lập trong phạm vi từng đoạn thi công đã chia
c) Đợt thi công (hay chia tầng thi công)
Trong trường hợp đối tượng thi công phát triển theo phương đứng, để có thể tiến
hành thi công được theo quy trình kỹ thuật, quy tắc an toàn hay sự hợp lý về tổ chức sản xuất, đối tượng thi công có thể được chia thành các nấc chiều cao thích hợp, gọi là các
đợt thi công
Trang 39Thí dụ: Khi xây các bức tường cao, phải phân chia chiều cao khối xây thành nhiều đợt, có chiều cao 1,2 - 1,5m; khi đào các hố móng có độ sâu vượt quá tầm với của máy đào, cần chia hố đào thành các lớp phù hợp với độ với của gầu xúc cho mỗi đợt di
chuyển của máy đào v.v
Khi chia đoạn và phân đợt thi công, cần chú ý các đặc điểm sau đây:
- Mạch dừng chia đoạn hay phân đợt phải phù hợp đặc tính chịu lực của kết cấu (như khe lún, khe nhiệt, tầng nhà, đơn nguyên v.v ) Phải tuân theo quy phạm kỹ thuật, quy tắc an toàn, tính năng máy móc thiết bị thi công
- Trong điều kiện cho phép, nên chia đoạn, phân đợt sao cho tiêu hao lao động thực
hiện các đoạn (hay đợt) tương tự nhau
- Không nên chia đối tượng thi công thành quá nhiều đoạn, vì theo đó diện công
tác sẽ bị thu hẹp, kéo theo làm giảm số lượng nhân công, xe máy có thể bố trí trên mặt bằng, làm cho tốc độ thi công bị chậm lại và làm kéo dài thời gian thực hiện các quá trình
- Xét về từng quá trình thi công, đòi hỏi phải có diện công tác đủ lớn, có số lượng tác nghiệp thỏa đáng, tránh tình trạng quá trình sản xuất phải di chuyển trong điều kiện chật chội, làm giảm hiệu suất cơng tác
Ngồi các yếu tố không gian đã đề cập trên đây, trong tổ chức thi công có khi còn xét thêm hai yếu tố nữa là đoạn lắp ghép và khu vực thi công
- Đoạn lắp ghép: trong thi công lắp ghép, quá trình lắp ghép kết cấu thường được coi
là quá trình chủ đạo, máy móc thiết bị dùng cho quá trình này thường thuộc loại quý hiếm, đắt tiền nên cần phải khai thác sử dụng triệt để, liên tục Chia đoạn thi công phù hợp với năng lực lắp ghép của các máy chủ đạo gọi là đoạn lắp ghép
- Khu vực thi công: khi đối tượng thi công có vị trí tách biệt nhau, nhưng được liên kết trong một dây chuyền (tiến độ) thống nhất, các vị trí tách biệt nhưng có quan hệ về
tổ chức như vậy gọi là các khu vực thi công
3.1.3.3 Các tham số thời gian (các yếu tố thời gian)
Tham số thời gian trong thi công dây chuyền bao gồm 4 loại chính 4) Nhịp dây chuyển - ký hiệu K
Nhịp dây chuyền - còn gọi là môđun chu kỳ sản xuất, là thời gian tác nghiệp liên tục thực hiện một quá trình sản xuất trên một đoạn đã chia Nói cách khác, nhịp là thời gian thực hiện khối lượng công tác trên một đoạn đã chia của một dây chuyển đơn (dây chuyền bộ phận) Nhịp K phụ thuộc mức độ tập trung hoạt động của lực lượng lao động,
xe máy - thiết bị và cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình thi công dang xét, nó quyết
định tốc độ thi công và tính nhịp điệu của thi công dây chuyền Do vậy, sự xác định nhịp
dây chuyền có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức và lập kế hoạch tiến độ thi công Thông
thường, có hai phương pháp xác định trị số nhịp K - thứ nhất, căn cứ vào khả năng bố trí
các nguồn lực tham gia (nhân lực, thiết bị máy móc, cung ứng vật liệu); thứ hai - căn cứ
Trang 40- Khi căn cứ vào lực lượng lao động, xe máy thi công có thể huy động (có xét đến diện công tác hoặc tuyến công tác), nhịp dây chuyền K được tính theo công thức: Q,, "ON, xDg C2) trong đó: K,„ là nhịp dây chuyền bộ phận ¡ - tức là thời gian thực hiện quá trình ¡ tại đoạn thi công j;
Q;; - khối lượng công tác của quá trình i tai đoạn thi cong j;
N¡ - số công nhân hoặc số máy thi công tham gia thực hiện quá trình ï;
Đy; - sản lượng kế hoạch của một ngày công hay ca máy
Nếu cần ấn định trước trị số nhịp K, có thể điều chỉnh số công nhân (hoặc số máy)
tham gia vào quá trình để có được trị số K đã ấn định - di nhiên cần phải kiểm tra điều
kiện dung nạp số lượng công nhân (hoặc xe máy) trên đoạn thi công đã chia và điều kiện
cung ứng vật tư đảm bảo sản xuất b) Bước dây chuyên - ký hiệu K,
Bước dây chuyển là khoảng cách thời gian bắt đầu tác nghiệp của hai quá trình thi công (hai đây chuyền bộ phận) kế tiếp nhau sao cho quy trình thi công được tôn trọng, tác nghiệp xây lắp được thực hiện liên tục và sự gối tiếp về thời gian thực hiện giữa chúng là tối đa
Thông thường, trị số bước dây chuyển K, được xác định thơng qua tính tốn Muốn vẽ được kế hoạch tiến độ thi công theo phương pháp dây chuyển, nhất thiết phải xác định trước trị số bước dây chuyền K:
c) Thời gian gián đoạn công nghệ - ký hiệu tcụ
Gián đoạn công nghệ trong thi công xây dựng là khoảng thời gian chờ đợi cần thiết do đặc điểm công nghệ của quá trình sản xuất xây dựng tạo nên - như thời gian chờ đợi bê tông ninh kết, cho phép tháo ván khuôn hoặc chất tải; thời gian chờ sơn khô để quét nước thứ hai, v.v
4) Thời gian gián đoạn tổ chức - ký hiệu là tụ
Thời gian gián đoạn vẻ tổ chức là loại thời gian được bố trí tăng thêm để làm công tác giám sát, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm quá trình; làm các công việc chuẩn bị trực
tiếp cho quá trình tiếp sau; hoặc là thời gian bố trí dự phòng giữa hai quá trình chủ đạo
kế tiếp nhau để nếu quá trình trước bị chậm tiến độ cũng không ảnh hưởng đến thời điểm bắt đâu sớm và sự thực hiện liên tục của quá trình tiếp sau
Gián đoạn công nghệ và gián đoạn tổ chức có thể được xem xét đồng thời hay tách
riêng tùy thuộc vào tổ chức thi công cụ thể, nhưng cần hiểu rằng mỗi loại có khái niệm,
nội dung và tác dụng riêng