Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
257,5 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Chủ đề 4 Chỉ số xuyên quốc gia: Lý thuyết và minh chứng Nhóm thực hiện: Phùng Thị Hồng Hạnh Phan Thị Mai Ly Bùi Thị Lý Vũ Minh Quang Vũ Thị Thu Hà Nội, tháng 03 năm 2015 2 MỤC LỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 2 Chủ đề 4 2 2 Nhóm thực hiện: 2 Chương 1. Khung khổ lý thuyết về TNI 4 1.1 Định nghĩa 4 1.2 Quá trình hình thành 4 1.3 Các thành phần của chỉ số TNI 5 1.3.1 Tỷ lệ tài sản ở nước ngoài so với tổng tài sản của công ty (Ai) 5 1.3.2 Tỷ lệ doanh số bán hàng ở nước ngoài so với tổng doanh số (Si) 6 1.3.3 Tỷ lệ nguồn nhân lực ở nước ngoài so với tổng nguồn nhân lực (Ei) 6 1.4 Công thức tính 6 1.4 Ý nghĩa 7 Chương 2. Một số ví dụ minh chứng 9 2.1 Marubeni Coporation 9 2.2 BHP Billiton Group Ltd 10 2.2.1 Khái quát về BHP Billiton Group Ltd 10 2.3 GDF Suez S.A 13 2.3.1 Khái quát về GDF Suez 13 2.3.2 Phân tích chỉ số TNI của GDF Suez 13 Chương 3. Một số ứng dụng của chỉ số xuyên quốc gia 16 3.1 Áp dụng chỉ số xuyên quốc gia vào lý thuyết đa dạng hoá quốc tế. 16 3.2 Áp dụng chỉ số xuyên quốc gia để đánh giá tác động của quốc tế hóa tới hiệu suất chủ quan và khách quan 19 KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 2 LỜI MỞ ĐẦU Quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia phát triển và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thế giới. Nói tới quá trình toàn cầu hoà không thể không nói tới hoạt động thương mại quốc tế của các công ty xuyên quốc gia (TNCs), một trong những nhân tố quan trọng tác động tới quá trình này. TNCs có vai trò rất lớn trong nền kinh tế thế giới bởi TNCs không chỉ tác động tới sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung mà còn tác động tới sự phát triển của nền kinh tế từng quốc gia nói riêng. TNCs không chỉ thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, thúc đẩy đầu tư quốc tế mà còn tạo ra công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực và đặc biệt là tăng cường chuyển giao và phát triển công nghệ. Ý thức được tầm quan trọng cũng như tiềm năng của các TNCs trong các hoạt động toàn cầu nên việc nghiên cứu, đánh giá các TNCs trở thành một vấn đề cấp thiết. Thực tế trong những năm qua, nhiều nghiên cứu được phát triển để tìm ra cách thức lý tưởng nhằm đo lường, đánh giá mức độ quốc tế hoá của các TNCs, trong đó đáng chú ý nhất chính là chỉ số xuyên quốc gia TNI được phát triển bởi UNCTAD. Lần đầu tiên xuất hiện trong “Báo cáo đầu tư thế giới 1995”, chỉ số xuyên quốc gia có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc đánh giá mức độ mà các tập đoàn xuyên quốc gia tham gia vào các hoạt động ở nước ngoài, cũng như đưa ra một cái nhìn tổng quan về vị trí của những công ty khác nhau, những quốc gia khác nhau và các ngành công nghiệp khác nhau trong quá trình quốc tế hoá. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về chỉ số TNI cũng như chưa đánh giá hết được tầm quan trọng của chỉ số này đối với việc nghiên cứu các TNCs. Đó cũng chính là lý do mà nhóm chúng tôi chọn đề tài “chỉ số xuyên quốc gia: lý thuyết và minh chứng” làm đề tài nghiên cứu. 3 Chương 1. Khung khổ lý thuyết về TNI 1.1 Định nghĩa Chỉ số xuyên quốc gia là chỉ số dùng để xếp hạng các tập đoàn đa quốc gia có mặt trên toàn cầu, được hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương Mại và Phát Triển (UNCTAD) đưa ra vào năm 1995, nhằm đo lường mức độ quốc tế hóa của những tập đoàn này. 1.2 Quá trình hình thành Quốc tế hóa từ lâu đã được thảo luận trong các tài liệu quản lý chiến lược, như một cách để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và tạo ra giá trị. Trong thập kỉ trước, nhiều nghiên cứu đã được phát triển nhằm tìm một cách lí tưởng để đo lường mức độ quốc tế hóa của doanh nghiệp. Những nỗ lực đầu tiên mà các nhà nghiên cứu dùng để định lượng mức độ quốc tế hóa là sử dụng doanh số bán hàng ở nước ngoài của công ty (Collins, 1990; Dunning, 1985; Geringer, Beamish and da Costa, 1989; Grant, Jammine & Thomas, 1988). Một số khác đánh giá mức độ quốc tế hóa bằng tỷ lệ gia tài sản ở nước ngoài so với tổng số tài sản của công ty. (Ramaswamy, 1993) . Tuy nhiên, trong những năm qua cách tiếp cận mới đến mức độ quốc tế hóa đã được phát triển. Kết quả là, các mô hình khác nhau của quốc tế hóa, không giới hạn về khả năng tài chính và không chỉ dựa trên một tiêu chuẩn duy nhất (ví dụ như doanh số bán hàng nước ngoài) đã gây được chú ý. Điển hình như Lu and Beamish (2004) đánh giá mức độ quốc tế hóa qua 2 biến: số lượng những công ty con ở nước ngoài của một công ty và số lượng quốc gia mà một công ty có chi nhánh ở đó trong một năm nhất định. Mức độ quốc tế hóa đã được phát triển bởi Sullivan (1994) thông qua chỉ số DOI, đó là sự kết hợp theo tuyến tính của các biến bao gồm ba khía cạnh của quốc tế hóa: thái độ, hiệu suất và kích thước cấu trúc. Chỉ số DOI phụ thuộc vào những yếu tố sau: tỷ số giữa doanh số bán hàng ở nước ngoài so với tổng doanh số, tỷ số giữa tài sản ở nước ngoài so với tổng số tài sản, tỷ số giữa các công ty con ở nước ngoài so với tổng số công ty con, kinh nghiệm quốc tế của những nhà quản lý hàng đầu và sự phân tán của các hoạt động quốc tế. Trong báo cáo đầu tư thế giới (UNCTAD, 1995), lần đầu tiên hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương Mại và Phát Triển (UNCTAD) đã đưa ra một chỉ số nhằm đo lường mức độ quốc tế hóa của 4 một công ty, đó là chỉ số xuyên quốc gia (TNI). Chỉ số xuyên quốc gia nhằm đánh giá mức độ mà các tập đoàn xuyên quốc gia tham gia vào các hoạt động ở nước ngoài so với tổng số các hoạt động của chúng. Chỉ số này đưa ra một cách nhìn tổng quan về vị trí của những công ty khác nhau, những quốc gia khác nhau và các ngành công nghiệp khác nhau trong quá trình quốc tế hóa. Chỉ số xuyên quốc gia cũng chỉ ra mối quan hệ giữa những hoạt động trong nước với hoạt động ở nước ngoài của một công ty. Vì vậy một công ty được cho là quốc tế hóa cao, nếu như tỷ lệ những hoạt động của công ty ở ngước ngoài so với tổng số hoạt động của nó cao, không phụ thuộc vào việc hoạt động ở nước ngoài được diễn ra ở một quốc gia duy nhất hay nhiều quốc gia khác. Chỉ số xuyên quốc gia TNI được kết hợp bởi ba tỷ số: doanh số bán hàng nước ngoài so với tổng doanh số, tài sản ở nước ngoài so với tổng tài sản và nguồn nhân lực ở nước ngoài so với tổng nguồn lực của công ty. Có thể cho rằng, các công ty xuyên quốc gia theo đuổi mục tiêu lợi nhuận bằng hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên các công ty xuyên quốc gia có những chiến lược khác nhau về phương thức xâm nhập, vị trí đầu tư và phương thức sở hữu. Đây là một loạt những lựa chọn chiến lược mà công ty phải thực hiện khi tham gia vào quốc tế hóa. Vì vậy việc đo lường mức độ quốc tế hóa của các công ty xuyên quốc gia có vai trò rất to lớn trong việc đánh giá phạm vi hoạt động cũng như thành tựu mà công ty đạt được ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy chỉ số xuyên quốc gia (TNI) của UNCTAD là đáng tin cậy hơn cả trong việc đo lường mức độ quốc tế hóa. 1.3 Các thành phần của chỉ số TNI 1.3.1 Tỷ lệ tài sản ở nước ngoài so với tổng tài sản của công ty (Ai) Tài sản của công ty có thể là tài sản hữu hình ( chẳng hạn như đất đai, nhà xưởng, xí nghiệp…) hoặc tài sản vô hình ( như phát minh, sáng chế, thương hiệu…) Tài sản ở nước ngoài của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp đầu tư ở những quốc gia khác, bao gồm nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp…. Như vậy có thể thấy rằng nếu doanh nghiệp có đầu tư lớn ở nước ngoài thì tỉ số Ai (= Af/A) sẽ cao, điều này dẫn đến chỉ số TNI sẽ mang giá trị cao. 5 1.3.2 Tỷ lệ doanh số bán hàng ở nước ngoài so với tổng doanh số (Si) Doanh số bán hàng là tổng doanh thu đạt đc sau khi hàng hóa và dịch vụ của công ty được bán trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định Doanh số bán hàng ở nước ngoài là doanh thu của những hàng hóa và dịch vụ được bán ở thị trường nước ngoài Khi số lượng hàng hoá và dịch vụ được bán ra trên thị trường nước ngoài càng lớn, đồng nghĩa với việc doanh số bán hàng nước ngoài sẽ tăng và do đó chỉ số TNI sẽ được cải thiện do chỉ số TNI tỷ lệ thuận với tỷ số Si. 1.3.3 Tỷ lệ nguồn nhân lực ở nước ngoài so với tổng nguồn nhân lực (Ei) Nguồn nhân lực của công ty bao gồm tất cả những lao động toàn thời gian và bán thời gian, không tính đến những lao động tạm thời và không kí hợp đồng với công ty. Nhiều công ty xuyên quốc gia có xu hướng xây dựng nhà xưởng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh ở những nơi có nguồn lao động dồi dào, nhằm tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ và do đó số lượng nhân công ở nước ngoài của những công ty này sẽ tăng. Điều này sẽ có ảnh hưởng tích cực tới chỉ số TNI vì khi đó tỷ số Ei cũng sẽ tăng. 1.4 Công thức tính Theo UNCTAD, Chỉ số xuyên quốc gia được tính bằng trung bình cộng của ba tỷ số: tài sản ở nước ngoài so với tổng tài sản, doanh số bán hàng nước ngoài so với tổng doanh số, số nhân lực ở nước ngoài so với tổng nguồn nhân lực A = Tổng số tài sản của công ty Af = Tài sản ở nước ngoài của công ty S = Tổng doanh số bán hàng của công ty Sf = Doanh số bán hàng nước ngoài E = Tổng số nhân lực của công ty Ef = số nhân lực ở nước ngoài của công ty Chúng ta có ba tỷ số dưới đây: Ai = Tỷ lệ tài sản ở nước ngoài = Af/A Si = Tỷ lệ doanh số bán hàng ở nước ngoài = Sf/S Ei = Tỷ lệ nhân lực ở nước ngoài = Ef/E TNI (Transnationality Index) = [Ai + Si + Ei ] : 3 6 1.4 Ý nghĩa Chỉ số xuyên quốc gia (TNI) được đưa ra bởi Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương Mại và Phát Triển (UNCTAD), giúp đánh giá mức độ phạm vi hoạt động cũng như lợi ích của công ty đạt được trong quốc gia của họ hoặc quốc gia chủ nhà. Chỉ số TNI cao cho thấy lợi thế về vị trí của nước chủ nhà hoặc chỉ ra khả năng cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ của những công ty nước chủ nhà. Một nhược điểm của chỉ số này là nó không đưa độ rộng lớn của nước chủ nhà vào công thức tính và cũng không phân biệt được giữa những công ty có hoạt động tập trung ở một số quốc gia nước ngoài và những công ty có hoạt động rộng lớn ở một số lượng lớn những quốc gia khác. Chỉ số xuyên quốc gia nhằm đánh giá mức độ mà các tập đoàn xuyên quốc gia tham gia vào các hoạt động ở nước ngoài so với tổng số các hoạt động của chúng. Chỉ số này đưa ra một cách nhìn tổng quan về vị trí của những công ty khác nhau, những quốc gia khác nhau và các ngành công nghiệp khác nhau trong quá trình quốc tế hóa. Chỉ số xuyên quốc gia cũng chỉ ra mối quan hệ giữa những hoạt động trong nước với hoạt động ở nước ngoài của một công ty Ở cấp độ vi mô, chỉ số xuyên quốc gia TNI cho chúng ta biết về phạm vi hoạt động kinh doanh của các TNCs và những lợi ích mà họ có được ở nước ngoài. Ở cấp độ vĩ mô, giá trị cao của chỉ số xuyên quốc gia TNI là dấu hiệu cho thấy xu hướng đầu tư ra thị trường nước ngoài ngày càng gia tăng của các TNCs. TNCs là một thực thể có ảnh hưởng rất lớn tới thương mại nói chung . Sự tồn tại của một số lượng lớn những công ty mà cơ sở sản xuất của nó ở nước ngoài có ảnh hưởng rất lớn tới cấu trúc và mô hình thương mại . Do đó, chỉ số xuyên quốc gia cao là dấu hiệu cho thấy sự tác động đáng kể của các TNCs đến cấu trúc thương mại của quốc gia chủ nhà. Các tập đoàn đa quốc gia cũng được xếp hạng theo số lượng tài sản ở nước ngoài mà họ sở hữu. Tuy nhiên việc xếp hạng theo chỉ số xuyên quốc gia TNI sẽ có sự khác biệt đáng kể so với sự xếp hạng này. Ví dụ như trong năm 2013, tập đoàn xuyên quốc gia General Electric là tập đoàn lớn thứ nhất trên thế giới về số tài sản sở hữu ở nước ngoài, tuy nhiên khi xếp hạng theo chỉ số xuyên quốc gia TNI, tập đoàn này chỉ đứng thứ 81, với chỉ số TNI 7 là 48.8%. Nguyên nhân của điều này là do công ty đã đầu tư rất lớn ở nước ngoài nhưng hầu hết doanh số bán hàng, tài sản và nguồn nhân lực đều nằm trong Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, năm 2013 tập đoàn đa quốc gia Toyota Motor Corporation của Nhật Bản đứng thứ 3 về số lượng tài sản sở hữu nước ngoài, nhưng xếp theo chỉ số xuyên quốc gia TNI thì đứng thứ 67 trong bảng xếp hạng với TNI là 58.6% (theo báo cáo của UNCTAD, năm 2013). 8 Chương 2. Một số ví dụ minh chứng. 2.1 Marubeni Coporation 2.1.1. Khái quát về Marubeni. Tập đoàn Marubeni được thành lập ngày 01 tháng 12 năm 1949, Chủ tịch, Giám đốc điều hành của tập đoàn là ông Fumiya Kokubu. Trụ sở chính được đặt tại Tokyo – Nhật Bản. Marubeni là một trong những tập đoàn bán buôn lớn nhất thế giới. Tập đoàn có 57 chi nhánh và văn phòng ở nước ngoài, 30 công ty con với 61 văn phòng ở nước ngoài trong tổng số 118 văn phòng trên 64 quốc gia, khu vực. Số lượng nhân viên: khoảng 4500 người (Không bao gồm nhân viên địa phương của các chi nhánh, văn phòng ở nước ngoài và lao động địa phương của các công ty con ở nước ngoài) Lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn rất đa dạng, bao gồm xuất nhập khẩu các hàng hoá: nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm, dệt may, vật liệu, giấy và bột giấy, hoá chất, năng lượng, kim loại, khoáng sản, máy móc và bao gồm cả giao dịch ngoài khơi. Công ty cũng mở rộng các dự án điện và cơ sở hạ tầng, các nhà máy và máy móc công nghiệp, tài chính, hậu cần và công nghệ thông tin, phát triển bất động sản và xây dựng. 2.1.2. Sự thay đổi xếp hạng chỉ số TNI của Marubeni Bảng 2.1. Bảng số liệu đánh giá chỉ số xuyên quốc gia của Tập đoàn Marubeni qua một số năm. Đơn vị tính: Tài sản, doanh số (triệu USD), Lao động (người) Năm Tài sản Tỉ lệ Doanh số Tỉ lệ Lao động Ở nước ngoài Tổng số Ở nước ngoài Tổng số Ở nước ngoài Tổng số 2006 23788 40969 58.1% 8876 31461 28.2% 12188 28261 43.1% 43.1% 91 2007 28073 45677 61.5% 11385 36546 31.2% 2289 3729 61.4% 51.3% 80 2008 25049 47985 52.2% 13824 39762 34.8% 653 3856 16.9% 34.6% 95 2012 36512 63351 57.6% 16361 58556 27.9% 2290 32445 7.1% 30.9% 97 2013 40677 70578 57.6% 45041 70409 64.0% 22031 33566 65.6% 62.4% 57 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của UNCTAD Từ bảng trên ta thấy, giai đoạn 2006 – 2007 chỉ số TNI của Marubeni đã tăng lên đáng kể (xếp hạng từ 91 năm 2006 đã tăng lên vị trí thứ 80 vào năm 2007), tỷ lệ tài sản, doanh số và lao động ở nước ngoài so với tổng số đều tăng lên. Tuy nhiên, từ 2007 đến 2008 (thời gian trước và trong khủng hoảng), chỉ số TNI đã bị giảm mạnh (15 bậc, từ vị trí thứ 80 lên vị trí thứ 95) Trong 9 giai đoạn này, tỷ lệ tài sản nước ngoài/tổng tài sản và tỷ lệ lao động nước ngoài/tổng lao động bị sụt giảm đáng kể. Điều đó cho thấy công ty có xu hướng mở rộng sản xuất ở trong nước thay vì ở nước ngoài, do nền kinh tế thế giới giai đoạn này có rất nhiều biến động. Những năm sau khủng hoảng (2010 và 2011), Marubeni đã bị vượt ra khỏi top 100 doanh nghiệp có chỉ số TNI lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Marubeni là lấy lại được ví trị của mình về chỉ số TNI vào năm 2012, dù chỉ xếp thứ 97. Chỉ số xuyên quốc gia của Marubeni đã được cải thiện một cách đáng kể vào năm 2013. So với năm 2012, chỉ số TNI tính theo % đã tăng từ 30.9% lên 62.4% (tăng 31.5%). Theo đó, xếp hạng trong top 100 công ty có chỉ số TNI hàng đầu Thế giới của Marubeni cũng tăng lên rất nhiều, từ xếp hạng thứ 97 đã tăng lên xếp hạng thứ 57 (tăng 40 bậc) Sở dĩ chỉ số TNI của Marubeni tăng một cách nhanh chóng như vậy là do sự tăng lên mạnh mẽ của 2 chỉ số: Doanh số bán hàng ở nước ngoài/tổng doanh số và số lao động ở nước ngoài/tổng lao động. Trong khi tỷ lệ tài sản ở nước ngoài/tổng tài sản của Marubeni giữa hai năm 2012 và 2013 hầu như không đổi thì việc đồng thời tăng lên của 2 chỉ số trên đã góp phần làm tăng đáng kể chỉ số TNI và xếp hạng của Marubeni. Cụ thể, Doanh số bán hàng ở nước ngoài/tổng doanh số đã tăng từ 27.9% năm 2012 lên 64% năm 2013 (tăng 36.1%), số lao động ở nước ngoài/tổng lao động tăng từ 7.1% lên 65.6% (tăng 58.5%). Thực sự đây là những mức tăng rất ấn tượng và đã tạo nên một bước đột phá cho sự xếp hạng của Marubeni trong top 100 công ty có chỉ số TNI hàng đầu thế giới. Sự tăng lên đáng kể cả về con số tuyệt đối và tương đối của ba yếu tố tham gia vào việc xác định chỉ số TNI như đã trình bày ở trên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của Marubeni trên cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài trong những năm gần đây. Dựa vào các chỉ số trên ta cũng có thể thấy được sự mở rộng về tài sản, doanh số và lao động ở nước ngoài của tập đoàn. 2.2 BHP Billiton Group Ltd 2.2.1 Khái quát về BHP Billiton Group Ltd 10 [...]... doanh xuyên quốc gia Các tổ chức kinh doanh xuyên quốc gia này có thể là các công ty xuất/nhập khẩu, công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia hoặc công ty quốc tế…Để giải quyết vấn đề này, Diễn đàn thương mại phát triển Liên Hợp quốc đã tạo ra một chỉ số giúp tính toán mức độ đa dạng về mặt địa lý của chuỗi giá trị của công ty kinh doanh quốc tế Chỉ số này được gọi là chỉ số xuyên quốc gia Chỉ số xuyên. .. nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia Chỉ số xuyên quốc gia là một trong những chỉ số giúp đa nh gia mức độ phạm vi hoạt động cũng như lợi ích của các công ty xuyên quốc gia đa t được ở các quốc gia khác Chỉ số TNI cao cho thấy lợi thế về vị trí của nước chủ nhà hoặc chỉ ra khả năng cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ của những công ty nước chủ nhà Chỉ số xuyên quốc gia cũng chỉ ra... chỉ số xuyên quốc gia cao, và rằng chỉ số xuyên quốc gia của các công ty toàn cầu và công ty xuyên quốc gia sẽ tăng theo một xu hướng vững chắc trong quá trình phát triển của họ Ngoài ra, nếu các lý thuyết toàn cầu hoặc các lý thuyết tương tự về sự biến đổi không ngừng là chính xác, chúng tôi mong chờ tìm thấy một số đáng kể và toàn cầucác công ty xuyên quốc gia đã đạt được chỉ số xuyên quốc gia cao... số xuyên quốc gia giúp phân định rõ ràng biên giới giữa các hình thức tổ chức công ty trên toàn cầu Chỉ số xuyên quốc gia đưa ra tiêu chuẩn cơ bản về mức độ và hình thái tổ chức công ty trong quá trình quốc tế hóa Từ đó tạo điều kiện cho việc cải thiện những hiểu biết về các tiến trình tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia Thông thường, các công ty xuyên quốc gia sẽ có chỉ số xuyên quốc gia tương... chỉ số xuyên quốc gia tương đối cao, trong khi chỉ số xuyên quốc gia của các công ty xuất/nhập khẩu hay công ty đa nội địa là rất thấp, thậm chí bằng 0 (đối với các công ty xuất khẩu trong nước) Việc tìm hiểu chỉ số xuyên quốc gia cho phép công ty lựa chọn chiến lược phù hợp trong quá trình thâm nhập thị trường quốc tế Việc đo lường chỉ số xuyên quốc gia đã cung cấp những bằng chứng cơ bản về tỉ lệ giữa... của công ty đều có sự thay đổi nhưng chính sự suy giảm của tỷ lệ tài sản nước ngoài mới là nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi của chỉ số TNI của công ty Đây chính là dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm bớt đầu tư ra thị trường nước ngoài của công ty bởi các biến động về kinh tế trong thời gian qua 15 Chương 3 Một số ứng dụng của chỉ số xuyên quốc gia 3.1 Áp dụng chỉ số xuyên quốc gia vào lý thuyết đa. .. việc thuê gia công đa quốc gia - mà gần đây đã xuất hiện như mộtkết quả của xu hướng toàn cầu hóa Trong quá trình tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty có nhiều cách lựa chọn chiến lược để tiếp cận thị trường nước ngoài Các chiến lược đó bao gồm: chiến lược quốc tế, chiến lược địa phương hóa (đa nội địa), chiến lược toàn cầu và chiến lược xuyên quốc gia Các công ty theo đuổi chiến lược quốc tế sẽ... các công ty quốc tế tạo ra giá trị bằng cách đưa các sản phẩm khác biệt đã phát triển tại thị trường nội địa ra thị trường quốc tế.các công ty đa nội địa sẽ định hướng bản thân về việc đáp ứng nội địa lớn nhất Các công ty đa nội địa sẽ phục vụ theo yêu cầu của khách hàng cho cả sản phẩm mà họ cung cấp và chiến lược marketing của họ phải thích nghi với các điều kiện quốc gia khác nhau Các công ty theo... công ty đang có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Anh.Ngoài ra công ty cũng đang hoạt động ở Bắc Mỹ, Mỹ Latin và một số nước châu Âu, châu Á khác 2.3.2 Phân tích chỉ số TNI của GDF Suez Bảng 2.2 Bảng số liệu đa nh gia chỉ số xuyên quốc gia của Tập đoàn GDF Suez năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Tài sản, doanh số (triệu USD), Lao động (người) Năm Tài sản Ai Doanh số Si 13 Nhân... nhân viên của 20 một công ty xuyên quốc gia sẽ làm gia tăng hiệu suất nước ngoài của công ty đó Điều này phần nào trả lời cho câu hỏi "Liệu một mức độ quốc tế hóa cao hơn có cải thiện hiệu suất ở nước ngoài?” Qua đó, các doanh nghiệp có thể xem xét một chiến lược nhằm tăng mức độ quốc tế hóa, qua đó giúp nâng cao hiệu suất nước ngoài 21 KẾT LUẬN Khái niệm tổ chức xuyên quốc gia đã đặt ra cho các . dụng của chỉ số xuyên quốc gia 16 3.1 Áp dụng chỉ số xuyên quốc gia vào lý thuyết đa dạng hoá quốc tế. 16 3.2 Áp dụng chỉ số xuyên quốc gia để đánh giá tác động của quốc tế hóa tới. HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Chủ đề 4 Chỉ số xuyên quốc gia: Lý thuyết và minh chứng Nhóm thực hiện: Phùng Thị Hồng Hạnh Phan Thị Mai Ly Bùi Thị Lý Vũ Minh. của công ty bởi các biến động về kinh tế trong thời gian qua. 15 Chương 3. Một số ứng dụng của chỉ số xuyên quốc gia 3.1 Áp dụng chỉ số xuyên quốc gia vào lý thuyết đa dạng hoá quốc