Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
67,93 KB
Nội dung
MỤC LỤC Quá trình toàn cầu hóa đã thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia phát triển và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thế giới. Nhắc tới quá trình toàn cầu hóa không thể không nhắc tới hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế của các công ty xuyên quốc gia, những nhân tố quan trọng tác động tới quá trình này. Sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia đã được đánh giá là một sự tiến bộ của lịch sử. TNCs đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế thế giới bởi TNCs không chỉ tác động đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung mà còn tác động đến sự phát triển của nền kinh tế từng quốc gia nói riêng. Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam đã đem đến nhiều khởi sắc cho nền kinh tế, nhưng bên cạnh đó chúng cũng đem lại một số tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Giai đoạn hiện nay, tình trạng một số doanh nghiệp FDI thực hiện việc chuyển giá nhằm trốn thuế, gây thất thu ngân sách và tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp…đã diễn ra trong nhiều năm qua và gây bức xúc trong cộng đồng doanh nghiệp chính là một vấn đề đáng lo ngại. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, đề tại tập trung nghiên cứu lý luận chung về chuyển giá, thực trạng chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam và một số bài học kinh nghiệm về giải pháp chống chuyển giá tại một số quốc gia, qua đó giúp Việt Nam có hướng giải quyết vấn đề này một cách đồng bộ và kịp thời. Do đó, nhóm tác giả đã chọn đề tài: “Chuyển giá: lý thuyết, minh chứng và hàm ý chính sách tại Việt Nam” làm chuyên đề nghiên cứu cho nhóm. Nội dung chính: Phần I: Lý luận chung về chuyển giá Phần II: Thực trạng chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam Phần III: Hàm ý chính sách và một số giải pháp hạn chế hoạt động chuyển giá tại Việt Nam 2 Phần I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN GIÁ 1. Khái niệm Chuyển giá là hành vi thông đồng giữa các công ty của cùng một tập đoàn để thực hiện dàn xếp áp đặt về mặt giá cả giữa các công ty không dựa trên giá thị trường nhằm chuyển lợi nhuận từ nước này sang nước khác, tránh nộp thuế đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của tập đoàn. Chuyển giá là việc định giá hàng hóa dịch vụ chuyển giao giữa các công ty liên kết đóng ở các quốc gia khác nhau nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của tập đoàn. Chuyển giá là hoạt động mang tính chủ quan, cố ý của các tập đoàn đa quốc gia nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp bằng cách định giá mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu giữa các công ty trong cùng một tập đoàn, không theo giá thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả. Sở dĩ giá cả có thể xác định lại trong những giao dịch như vậy xuất phát từ ba lý do sau: Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn. Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục. Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách 3 kinh tế - xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế là điều tất yếu. Chênh lệch mức độ điều tiết thuế vì thế hoàn toàn có thể xảy ra. 2. Đặc điểm - Không có sự thương lượng trước trong điều kiện thị trường cạnh tranh mà nó thường gắn với quan hệ, liên kết giữa bên giao và bên nhận, do chủ công ty điều hành. - Được xác định không hợp lý nhằm chủ động dồn thu nhập vào nơi không phải nộp thuế hoặc nộp thuế thấp, dồn chi phí vào nơi có thuế cao. - Đối với công ty đa quốc gia, việc giao nhận là cùng trong một tập đoàn, nên thu nhập chung của tập đoàn thường là không thay đổi, nhưng thu nhập sau thuế thì lớn hơn vì đã gian lận được thuế. Mục tiêu cuối cùng là để tối đa hóa lợi nhuận. - Đối với nước nhận đầu tư thì ngân sách quốc gia bị mất đi một khoản thuế do bị gian lận, đồng thời còn tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. - Chuyển giá chỉ được thực hiện được đối với TNCs. 3. Phân loại chuyển giá 3.1 Chuyển giá thông qua nâng giá trị vốn góp TNCs vào Việt Nam khai giá các tài sản góp vốn như dây chuyền, máy móc, thiết bị, nguyên liệu và dịch vụ đặc thù cao hơn nhiều so với giá trị thực tế. Việc nâng khống giá trị tài sản góp vốn giúp TNCs chuyển một phần lợi ích kinh tế ngược trở lại thông qua trích khấu hao tài sản cố định, phân chia lợi nhuận trên tỉ lệ vốn góp. Thêm nữa, nhờ khai khống giá tài sản góp vốn đối tác nước ngoài chiềm được tỷ trọng góp vốn cao hơn so với bên liên doanh Việt Nam, từ đó nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp theo mục đích của mình. Một ví dụ cụ thể cho hình thức chuyển giá này là trường hợp Công ty Ve Wong Đài Bắc và Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh cùng hợp tác thành lập Xí nghiệp Liên doanh Saigon Ve Wong chuyên sản xuất bột ngọt (năm 4 1990). Phần vốn góp của công ty Ve Wong bằng máy móc thiết bị được định giá là 4.972.073 USD. Nhưng sau khi được Công Ty Thẩm Định Giá Quốc Tế thẩm định lại thì giá trị thực của thiết bị chỉ có 4.612.640 USD, tương ứng mức chênh lệch là 359.433 USD. Việc định giá cao các thiết bị máy móc này đã giúp cho nhà đầu tư nước ngoài chuyển một phần lợi nhuận về phía công ty mẹ ngay sau khi góp vốn và gây nhiều thiệt hại cho phía doanh nghiệp Việt Nam, Chính phủ và cả người tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tỉ lệ vốn góp bị nhỏ lại. Lúc này, các công ty nước ngoài sẽ nắm giữ quyền điều hành liên doanh. Trong nhiều trường hợp, họ cố tình điều hành việc kinh doanh dẫn đến thua lỗ, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải bán cổ phần cho họ. Khi đó liên doanh sẽ trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. 3.2Chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình Hình thức này thường diễn ra trong trường hợp công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh cho bên liên kết tại Việt Nam và thu tiền bản quyền. Việc định giá đối với loại tài sản vô hình mang tính đặc thù này thường rất khó khăn. Lợi dụng đặc tính này, doanh nghiệp liên kết tại nước ngoài thường tính và thu phí bản quyền rất cao đối với bên liên kết tại Việt Nam, khiến cho chi phí đầu vào của bên liên kết Việt Nam bị đẩy lên cao, kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ, Chính phủ Việt Nam bị mất quyền đánh thuế thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam là một công ty liên doanh hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài của Bộ kế hoạch và đầu tư năm 1991. Hai bên đối tác liên doanh là công ty thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh và công ty Heneiken international behler (Hà Lan). Đến năm 1994 thì doanh nghiệp này liên doanh với asia pacific breweries pte.ltd (Singapore). Tổng số vốn đầu tư là 49,5 triệu đô la Mỹ và vốn pháp định là 17 triệu đô la Mỹ. Bên liên doanh Việt Nam chiếm 40% bên liên doanh Singapore chiếm 60% vốn, ngành nghề sản xuất của bên liên doanh là sản xuất bia để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tình trạng kinh doanh của công ty bị thua lỗ kéo dài qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do chi trả 5 phí bản quyền quá cao và tăng dần qua các năm. Trong tình hình công ty liên doanh thường xuyên thua lỗ, phía liên doanh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng ngược lại phía liên doanh nước ngoài vẫn không ảnh hưởng gì vì họ vẫn nhận đủ tiền bản quyề. từ nhãn hiệu và tiền bản quyền lại có xu hướng ngày càng tăng. 3.3 Chuyển giá thông qua việc gia tăng các chi phí liên quan, các dịch vụ được cung cấp bởi công ty mẹ hoặc các bên liên kết như chi phí quản lý, quảng cáo, tiếp thị, đào tạo, thuê chuyên gia… Do dịch vụ thường đa dạng và mang tính đặc thù nên rất khó định giá. Lợi dụng đặc tính này, trong những năm qua, một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vốn vào Việt Nam và thực hiện cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp thành viên tại Việt Nam, đồng thời tính giá dịch vụ ở mức rất cao để chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp thành viên tại Việt Nam sang bên liên kết nước ngoài nhằm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp thành viên tại Việt Nam, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Một ví dụ điển hình về hình thức chuyển giá này phải kể đến hành vi chuyển giá của Starbucks tại Anh. Từ khi mở tiệm cà phê đầu tiên tại Anh năm 1998 đến nay, Satrbucks chỉ đóng 8,6 triệu bảng Anh tiền thuế, dù riêng năm 2011 doanh số của Starbucks tại Anh đã là 400 triệu bảng, tương đương 600 triệu đô la Mỹ. Năm 2012, đại diện Starbucks nói rằng họ chỉ mới có lãi trong 1 năm mặc dù thừa nhận hoạt động Starbucks Anh quốc đã góp phần mang lại lợi nhuận cho các chi nhánh Starbucks tại Hà Lan và Thụy Sỹ. Mỗi năm Starbucks Anh quốc phải trích 6% lợi nhuận để thanh toán cho Starbucks Hà Lan tiền “bản quyền” sử dụng logo, thương hiệu; phải mua cà phê của Starbucks Thụy Sỹ với giá bằng giá cà phê trên thị trường cộng với 20%…Chỉ riêng khoản chi phí và chuyển giá, bình quân mỗi năm Starbucks Anh Quốc bị lỗ khoản 5 triệu bảng Anh và do bị lỗ nên không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. 6 3.4 Chuyển giá thông qua việc vay vốn từ các bên liên kết Chi phí tài chính từ các khoản vốn vay cũng làm tăng chi phí đầu vào. Kangnam Vina là trường hợp điển hình cho hình thức chuyển giá này. Tháng 5/2007, để chuẩn bị tài chính cho dự án tổ hợp, Keangnam Vina đã ký hợp đồng vay vốn từ ngân hàng Kookmin Bank. Cho đến nay, công ty đã vay tổng cộng 400 triệu USD từ ngân hàng này và tổng số lãi vay, chi phí tài chính của việc vay đã lên tới trên 2.000 tỷ đồng. Các chuyên gia Cục Thuế Hà Nội tính toán rằng Keangnam Vina đã trả lãi suất trung bình khoảng 12% mỗi năm cho khoản vay từ Kookmin Bank. Trong khi đó, lãi suất vay vốn bằng USD tại Việt Nam trong thời gian gần đây chỉ dao động trong khoảng từ 5-7% mỗi năm. Bằng cách này Keangnam Vina đã tiến hành một giao dịch liên kết để chuyển một phần lợi nhuận về nước. 7 Phần II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 1. Thực trạng hoạt động chuyển giá tại Việt Nam Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến tháng 10/2014, các nhà đầu tư nước ngoài đến từ 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam dưới 6 hình thức. Trong đó, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm ưu thế cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư đăng ký, vượt trội hơn hẳn các hình thức đầu tư còn lại. Cụ thể, lũy kế đến 10/2014, cả nước đã thu hút được 17.219 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới trên 244 tỷ USD. Dẫn đầu là các dự án FDI đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài với 13.886 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 166,35 tỷ USD (chiếm 81% tổng số dự án và 68% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước). Cơ cấu vốn FDI tại Việt Nam phân theo hình thức đầu tư Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, tháng 10/2014 8 Hình thức liên doanh đứng thứ hai với 2.912 dự án và 59,8 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 17% tổng số dư án và 25% tổng vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo là 4 hình thức đầu tư còn lại, lần lượt theo thứ tự là: Hình thức Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao (BT) có 12 dự án với 8,17 tỷ USD vn đầu tư đăng ký. Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 215 dự án với 5,13 tỷ USD. Hình thức Công ty cổ phần có 193 dự án với 4,5 tỷ USD. Cuối cùng là hình thức Công ty mẹ - con chỉ có duy nhất 1 dự án với vốn đăng ký 98 triệu USD. Tuy nhiên, thực tế có dấu hiệu chuyển giá của TNCs với các bên liên kết nhằm tối hiểu hóa nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kê khai thua lỗ kéo dài, trong khi vẫn duy trì sản xuất và gia tăng đầu tư mở rộng thị trường tại Việt Nam. Theo kết quả báo cáo, tính đến tháng 10/2014, cơ quan thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra trên 39.000 doanh nghiệp, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2013. Với tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra 7.440 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ. Cùng với đó, ngành thuế tập trung rà soát 1.938 DN có dấu hiệu chuyển giá, truy thu 1.317,9 tỷ đồng, giảm lỗ 4.129,8 tỷ đồng, giảm khấu trừ hoàn thuế 82,8 tỷ đồng. Trong năm 2015, trong tổng số DN mà Tổng cục Thuế kiểm tra sẽ tập trung vào 15 - 20% doanh nghiệp kê khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá. 2. Một số trường hợp chuyển giá điển hình tại Việt Nam Nhiều công ty FDI của Đài Loan đang kinh doanh trồng chè tại Lâm Đồng, đã sử dụng việc chuyển giá thông qua hạ giá kê khai khi bán trà xuất khẩu cho công ty mẹ nhằm tránh đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho Việt Nam. Trong khi đó giá xuất khẩu thực tế lại cao hơn nhiều so với giá kê khai, đảm bảo rằng những công ty này vẫn có lợi nhuận lớn và tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. 9 Công ty Trà Đài Loan có 100% vốn đầu tư từ Đài Loan xuất khẩu trà ô long cho công ty mẹ ở Đài Loan đã hạ giá xuất khẩu, chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở Đài Loan. Đơn vị tính:VND Công ty Trà Đài Loan Bán đúng giá Chuyển giá Giá bán 2.000.000 80.000 Khối lượng 1000 1000 Doanh thu 2.000.000.000 80.000.000 Chi phí SX 100.000.000 100.000.000 Thuế suất (tại VN) 25% 25% Số thuế phải nộp 475.000.000 0 Số thuế thất thu 475.000.000 Công ty mẹ Mua đúng giá Chuyển giá Giá mua 2.000.000 80.000 Khối lượng 1000 1000 Chi phí 2.000.000.000 80.000.000 10 [...]... Huỳnh Thiên Phú (2009), Chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội hập kinh tế quốc tế”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2009 6 Nguyễn Thị Quỳnh Giang (2010), Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia ở Việt Nam , Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2010 7 Thanh Hà, 2014, Đang thanh tra chuyển giá tại Metro Việt Nam, < http://nld.com.vn/kinh-te/dang-thanh-tra-chuyen -gia- o-metro-viet -nam2 0141010141708163.htm>... nghiệm trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá; Tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng tại các quốc gia đã gặt hái được nhiều thành công trong quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá 22 23 KẾT LUẬN Đánh giá cao vai trò của các công ty xuyên quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì hoạt động chuyển giá đã gây... công ty xuyên quốc gia, lý thuyết và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 3 Cục Đầu tư nước ngoài (2014), Báo cáo tình hình hoạt động FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014 4 Nguyễn Thị Kim Anh (2013), Chuyển giá và chống chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam , Tạp chí Nghiên cứu... tin về giá giao dịch và gửi về cho cơ quan thuế Qua kiểm tra, nếu phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, cơ quan thuế sẽ trực tiếp xuống kiểm tra, thanh tra 2 Hàm ý chính sách và một số giải pháp chống chuyển giá ở Việt Nam 2.1 Hàm ý chính sách Trên phương diện pháp lý, cần phân biệt giữa chuyển giá hợp pháp” là áp dụng các phương pháp chuyển giá theo nguyên tắc giá thị trường và chuyển giá phi... bất cập cho chính phủ và người dân nước chủ nhà Từ những lý luận chung về hoạt động chuyển giá tại phần I, phần II nhóm tác giả tập trung vào hoạt động chuyển giá đang diễn ra tại Việt Nam, những ảnh hưởng của nó tới nguồn thu ngân sách của chính phủ, tới người tiêu dùng Việt Nam, …thông qua những minh chứng điển hình các TNCs đang hoạt động trên thị trường Việt Nam Cuối cùng, rút ra từ bài học kinh nghiệm... vi chuyển giá Đối với người tiêu dùng, chuyển giá khiến người tiêu dùng bị thiệt hại khi giá cả sản phẩm được tính toán trên cơ sở không rõ ràng, khoa học, hợp lý, sản phẩm đến tay người tiêu dùng với mức giá đắt hơn 13 Phần III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM 1 Kinh nghiệm hạn chế chuyển giá của một số quốc gia Ngày nay cùng với sự phát triển ngày một lớn mạnh của các công ty đa. .. ngành nghề có rủi ro cao về giá chuyển nhượng làm cơ sở chung cho Cục thuế sử dụng và phân tích rủi ro phục vụ công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá 2.2 Một số giải pháp chống chuyển giá tại Việt Nam 21 Để hạn chế các TNCs tại Việt Nam áp dụng các phương pháp chuyển giá theo nguyên tắc phi thị trường trong các giao dịch liên kết với các bên liên quan bên ngoài Việt Nam, trước hết cần tiếp... thuế suất ở Hàn Quốc (27,5%) và thuế suất ở Mỹ (35%) Trong khi ở nhiều nước khác trên thế giới không đánh thuế lên thu nhập từ nước ngoài mà các công ty đa quốc gia của họ đã thu được Lấy một công ty đa quốc gia của Thụy Sỹ hoạt động tại Hàn Quốc làm ví dụ Công ty này trả 27,5% thuế lợi nhuận doanh nghiệp tại Hàn Quốc và đưa về nước số lợi nhuận còn lại mà không phải trả thêm đồng thuế nào tại Thụy Sỹ... Revennue Service) đã khảo sát và đưa ra được bằng chứng là các công ty đa quốc gia đang hoạt động trên đất Mỹ mà không thuộc quyền sở hữu của Mỹ thì hầu hết nộp thuế ít hơn so với các công ty nội địa Các kẽ hở về luật pháp cũng được các công ty đa quốc gia thuộc sở hữu của Mỹ lợi dụng để giảm khoản thuế phải nộp và dần tạo nên xu hướng chuyển dịch đầu tư của các công ty Mỹ ra ngoài nước Mỹ Trong thực... động đó bảo đảm môi trường kinh doanh minh bạch hơn Hiện tại Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đang hợp tác với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam (EU), OECD, Ngân hàng Thế giới (WB) để thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho Tổ quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của Tổng cục Thuế vŕ cán bộ công chức tại các Cục thuế trực tiếp tham gia quản lý giá chuyển nhượng Xây dựng Hệ thống cơ . các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam Phần III: Hàm ý chính sách và một số giải pháp hạn chế hoạt động chuyển giá tại Việt Nam 2 Phần I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN GIÁ 1. Khái niệm Chuyển giá. tài: Chuyển giá: lý thuyết, minh chứng và hàm ý chính sách tại Việt Nam làm chuyên đề nghiên cứu cho nhóm. Nội dung chính: Phần I: Lý luận chung về chuyển giá Phần II: Thực trạng chuyển giá. các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam và một số bài học kinh nghiệm về giải pháp chống chuyển giá tại một số quốc gia, qua đó giúp Việt Nam có hướng giải quyết vấn đề này một cách đồng bộ và