Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 54 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
54
Dung lượng
4,89 MB
Nội dung
B1-2-TMĐT THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ 1 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1 Tên đề tài 2 Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển) Xây dựng mô hình sản xuất dưa lê, dưa leo trong nhà màng theo hướng VietGAP tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai. 3 Thời gian thực hiện: 24 tháng 4 Cấp quản lý Từ tháng 9/2011 đến tháng 9/2013 Nhà nước Bộ Cơ sở Tỉnh 5 Kinh phí 5,700,020,000 đồng, trong đó: Nguồn Tổng số - T ừ Ngân sách sự nghiệp khoa học 5,700,020,000 đồng - Từ nguồn tự có của tổ chức - Từ nguồn khác 6 Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số: Thuộc đề tài KH&CN; Đề tài độc lập; 7 Lĩnh vực khoa học Tự nhiên; Nông, lâm, ngư nghiệp; Kỹ thuật và công nghệ; Y dược. 1 Bản Thuyết minh này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực khoa học như tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4 2 8 Chủ nhiệm đề tài 1. Nguyễn Quang Tuấn Ngày, tháng, năm sinh: 27/8/1980 Nam/Nữ: Nam Học vị: Kỹ sư Chức vụ: Phó Giám đốc Trung tâm Điện thoại: 0613.8222297-8607 Mobile: 0989 026 560 Fax: 0613 825585 E-mail: tuannq@dost-dongnai.gov.vn Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai Địa chỉ tổ chức: 1597 Phạm Văn Thuận, Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai Địa chỉ nhà riêng: 181/37D, đường Phan Trung, kp2, phường Tân Tiến, TP. Biên Hòa, ĐN 2. Hoàng Anh Tuấn Ngày, tháng, năm sinh: 10/12/1972 Nam/Nữ: Nam Học vị: Thạc sĩ Chức vụ: Phó Giám đốc Điện thoại: Tổ chức: 08. 62646103 Nhà riêng: 08.62949411 Mobile: 0913826655 Fax: 08.62646104 E-mail: hahtuan@gmail.com Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp CNC Địa chỉ tổ chức: Ấp 1, Xã Phạm Văn Cội, Huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh Địa chỉ nhà riêng: 327/9b/313 Nơ Trang Long, phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh 9 Thư ký đề tài Họ và tên: Phan Thị Thu Dung Ngày, tháng, năm sinh: Nam/ Nữ: Nữ Học vị: Thạc sĩ Chức vụ: Chuyên viên Điện thoại: 0613.8222297-8607 Mobile: 0977903468 Fax: 0613 825585 E-mail: phantdung05@gmail.com Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai Địa chỉ tổ chức: 1597 Phạm Văn Thuận, Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai Địa chỉ nhà riêng: 255, tổ 11, ấp 5, Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai 10 Tổ chức chủ trì đề tài 1. Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai Điện thoại: 061 3823 447 Fax: 061. 3825 585 Địa chỉ: 1597 Phạm Văn Thuận, Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Thị Hoàng Số tài khoản: . 10201 0000 919090 tại Ngân hàng Công thương chi nhánh tỉnh Đồng Nai. 3 2. Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao Điện thoại: 08.62646103 Fax: 08.62646104 E-mail: info@abi.com.vn Website: www.abi.com.vn Địa chỉ: Trụ sở chính: Ấp 1, Xã Phạm Văn Cội, Huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh VP. 499, Cách mạng Tháng Tám, Phường 13, Q. 10, Tp. HCM Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Hải An Số tài khoản: tại Kho bạc Nhà nước Tp. Hồ Chí Minh 11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có) Tên tổ chức: Công ty Cổ phần Công nghệ tưới Khang Thịnh Điện thoại: 083.38445850 Fax: 083.8476877 Địa chỉ: Số 85, Đường Ðào Duy Anh, Phường 9 – Q. Phú Nhuận – Tp. HCM Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Vũ Kiên Trung Chức vụ: Phó Giám đốc Số tài khoản: tại ………………………………………………. 12 Các cán bộ thực hiện đề tài (Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì th ực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 ngư ời kể cả chủ nhiệm đề tài) Họ và tên, học hàm học vị Tổ chức công tác Nội dung công việc tham gia Thời gian làm việc cho đề tài (Số tháng quy đổi 2 ) 1 Nguyễn Quang Tuấn Trung tâm UCS Chủ nhiệm đề tài 24 2 Phan Thị Thu Dung Trung tâm UCS Thư ký đề tài 24 3 Lê Quốc Vương Trung tâm UCS Thực hiện chính 24 4 Phạm Trung Toàn Trung tâm UCS Phối hợp thực hiện 18 5 Nguyễn Hữu Thạch Trung tâm UCS Phối hợp thực hiện 18 6 Hoàng Anh Tuấn Trung tâm UTDN Đồng chủ nhiệm đề tài 24 7 Nguyễn Hải An Trung tâm UTDN Thực hiện chính 24 2 Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng 4 8 Nguyễn Công Hoàng Trung tâm UTDN Phối hợp thực hiện 18 9 Phạm Hữu Nhượng Ban Quản lí Khu Nông nghiệp CNC Phối hợp thực hiện 18 10 Vũ Kiên Trung Công ty Khang Thịnh Phối hợp thực hiện 18 II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 13 Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng - nếu có) Tiếp thu công nghệ mới liên quan đến sản xuất rau trong nhà màng để nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất rau ăn quả theo hướng VietGAP phù hợp, nhằm phục vụ công tác đào tạo, tham quan và chuyển giao công nghệ cho các khách hàng có nhu cầu góp phần nhân rộng phương pháp trồng rau ứng dụng công nghệ cao đạt năng suất cao, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao hơn canh tác truyền thống. 14 Tình trạng đề tài Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả Kế tiếp nghiên cứu của người khác 15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của Đề tài 15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài Ngoài nước 1. Công nghệ trồng cây trong nhà kính (greenhouse) Hiện nay, sản xuất rau an toàn trên thế giới đã được hoàn thiện với trình độ cao. Việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch không sử dụng đất trong nhà kính (Greenhouse) và đặc biệt là trong nhà màng (Polyethylene Greenhouse) đã trở nên phổ biến. Các công nghệ ứng dụng trong nhà kính, nhà màng càng ngày càng hiện đại với hệ thống điều khiển tự động được lập trình và xử lý qua hệ thống máy tính thông qua các cảm biến (sensor) về nhiệt độ, ẩm độ, EC, pH… Các quốc gia đi đầu lĩnh vực này như Hoa Kỳ, Canada, Hà Lan, Israel, Mexico, Tây Ban Nha, Pháp, Ý và gần đây có các quốc gia Đông Á (Trung Quốc, 5 Hàn Quốc, Nhật Bản), Singapore, Thái Lan đã phát triển mạnh việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các nước tiên tiến như Hà Lan, Israel, Pháp… đã sản xuất lượng lớn hoa và rau phục vụ xuất khẩu từ các nhà kính như những công xưởng nông nghiệp. Tại đây, tất cả các khâu trong quy trình trồng trọt đều được điều khiển tự động theo lập trình sẵn trong máy vi tính như: điều khiển chế độ chiếu sáng, nhiệt độ, ẩm độ, tưới nước, bón phân, phun thuốc… Tại các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Phillipin… hệ thống nhà kính trồng cây cũng đang được phát triển khá nhanh. Đặc biệt là ở Trung Quốc, cùng với sự phát triển mạnh của các khu NNCNC thì công nghệ trồng cây trong nhà kính cũng được mở rộng. Tuy nhiên, những mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu tố trong nhà kính cũng có những thay đổi nhất định cho phù hợp điều kiện khí hậu từng vùng, trong đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động. Riêng vùng Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã hình thành vùng sản xuất hoa khoảng 2.000 ha, hầu hết được trồng trong nhà kính, có hệ thống sưởi ấm về mùa đông và làm mát về mùa hè. Những nhà kính này chủ yếu được điều khiển bán tự động để có chi phí thấp nhất, đảm bảo cho việc sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, những mô hình nhà kính đầu tiên được nhập ở các công ty nước ngoài sau đó cải tiến phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của vùng. Cho đến nay Trung Quốc đã có nhiều công xưởng chuyên sản xuất nhà kính để thoả mãn nhu cầu trong nước đang ngày một tăng. 2. Công nghệ trồng cây không sử dụng đất Công nghệ trồng cây không sử dụng đất (soilless culture) đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới và cho đến nay đã trở nên quen thuộc và phổ biến ở rất nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây, một số nước như Thái Lan, Singapore, Israel đã phát triển mạnh công nghệ sản xuất rau sạch và hoa để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu bằng công nghệ này. Thí nghiệm đầu tiên trồng cây trong dung dịch được tiến hành năm 1699 bởi Woodward (Anh). Giữa thế kỷ 19, Sachs and Knop đã phát triển phương pháp trồng cây không sử dụng đất. Thuật ngữ Thủy canh (Hydroponic) được đưa ra lần đầu tiên bởi Dr. W. F. Gericke vào cuối những năm 1930 để mô tả cách trồng cây không dùng đất bón phân ở 6 dạng dung dịch pha loãng. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ II (Gericke) đã phổ biến trồng rau thủy canh ở Bang California, sau chiến tranh thế giới thứ II, do nguyên nhân vệ sinh thực phẩm rau quả tươi và xà lách, quân đội Mỹ đã xây dựng một cơ sở có quy mô lớn (ở gần Nhật Bản) để sản xuất rau, trong đó có 2 ha giành cho kỹ thuật trồng rau trong dung dịch. Năng suất cây trồng đạt cao: dưa chuột 103 tấn/ha, hành xanh 63 tấn/ha (FAO, 1992). Vườn treo Babylon và vườn nổi của các thổ dân Mêxico là hai ví dụ điển hình về thủy canh, đã xuất hiện từ rất lâu. Hydroponic là từ có nguồn gốc Hy Lạp, được hình thành từ: Hydro có nghĩa là nước và Ponos có nghĩa là lao động. Chính vì vậy đã có sự nhầm lẫn khi cho rằng thủy canh (hydroponic) là kiểu trồng cây trong nước (trong dung dịch) ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, một phần do việc dịch thuật, một phần do đây là phương pháp trồng cây khá mới nên việc nhầm lẫn khá phổ biến và là điều khó tránh khỏi. Thực ra thủy canh (hydroponic) là phương pháp trồng cây không sử dụng đất (soilless culture) trong đó cây trồng được cung cấp dinh dưỡng ở dạng dung dịch. Việc phân chia ra nhiều tên gọi, nhiều kiểu trồng cây khác nhau là tùy thuộc vào hệ thống cung cấp dinh dưỡng. Trong thủy canh (hydroponic) hay trồng cây không sử dụng đất (soilless culture) có các hệ thống trồng cây chủ động chủ yếu như sau: Hệ thống trồng cây trong dung dịch (Water Culture System); Hệ thống ngập chìm tạm thời (Ebb & Flood System hay Flood & Drain System); Hệ thống màng dinh dưỡng (Nutrient Film Technique - NFT); Hệ thống khí canh (Aeroponic System); Hệ thống nhỏ giọt (Drip System). Trong đó, hệ thống nhỏ giọt là phổ biến nhất, được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhờ những ưu điểm như sử dụng đơn giản, giá thành hợp lí, áp dụng được cho nhiều loại cây trồng, tính cơ động cao… Diện tích cây trồng canh tác không sử dụng đất ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng theo nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Các quốc gia dẫn đầu Châu Âu về diện tích nhà kính, nhà màng là Tây Ban Nha (46.000ha), Italy (25.000ha), Pháp (9.500ha) trong đó diện tích trồng cây không sử dụng đất chiếm tỷ lệ khá lớn. Ở Hà Lan có khoảng 10.000ha trồng cà chua, ớt, dưa trên giá thể rockwool. Tại bang Florida (Hoa Kỳ) 76.4% diện tích nhà kính áp dụng kiểu canh tác không dùng đất. Năng suất cây trồng trong nhà màng, nhà kính đạt khá cao: dưa lê từ 244 – 287 tấn/ha.năm, cà chua 450 – 600 tấn/ha.năm, dưa leo 250 tấn/ha.năm. Ở đây năng suất có thể cao hơn từ 7 10-20 lần so với bên ngoài. Ví dụ năng suất bên ngoài: dưa lê từ 19 – 30 tấn/ha.năm, cà chua đạt 40-50 tấn/ha.năm, dưa leo đạt: 20-30 tấn/ha.năm. Tại Trung Quốc hiện có khoảng 500 khu nông nghiệp công nghệ cao với trên 4.000 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái khác nhau. Ở Anh, người ta ứng dụng hệ thống màng dinh dưỡng (Nutrient Film Technique - NFT) sử dụng nhiệt thừa của nhà máy điện với diện tích 8,1 ha để trồng cà chua. Một vườn ươm khác có diện tích trồng bằng phương pháp NFT là 0,61 ha để trồng cà chua trái vụ (FAO, 1992). 3.Công nghệ tưới Công nghệ tưới nước đã được phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Với việc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt có hệ thống điều áp, có thể sử dụng trên những địa hình khác nhau đã làm cho công tác tưới nước trở nên đơn giản và thuận tiện hơn. Thông thường hệ thống tưới nhỏ giọt thường được gắn với bộ điều khiển lưu lượng và cung cấp phân bón phù hợp cho từng loại cây trồng, nhờ đó tiết kiệm nước và phân bón. Có thể nói công nghệ trồng cây không sử dụng đất trong nhà màng tưới và bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt là một trong những công nghệ tiên tiến và phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Việc lựa chọn sử dụng công nghệ này cho sản xuất rau trong nhà màng là hoàn toàn phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhất là các tỉnh phía Nam nơi có nguồn giá thể từ phụ phẩm nông nghiệp phong phú. Trong nước Trong nước, trình độ kỹ thuật canh tác rau nói chung đến nay cũng đã có những tiến bộ đáng kể. Gần đây cũng đã xuất hiện nhiều mô hình nhà kính, màng trồng rau từ đơn giản đến hiện đại tập trung ở các thành phố lớn trong cả nước. Nhà màng dạng đơn giản ở Đà Lạt để ươm rau giống, trồng các loại rau hoa cao cấp như hoa Hồng, hoa Cúc, ớt ngọt, xà lách. Nhà kính có hệ thống điều khiển tự động theo công nghệ Thụy Điển tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. HCM; Nhà màng bán tự động của các nhà đầu tư tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao; Nhà màng có hệ thống điều khiển tự động theo công nghệ Israel ở các Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng; nhà màng trồng hoa của Đà Lạt Hasfarm, sản xuất giống của Công ty Lâm Đài. Các công nghệ, kĩ thuật trồng cây không sử dụng đất cũng đã được áp dụng. Những mô hình này bước đầu đã cho thấy những 8 thành công nhất định như nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhiều mô hình trồng rau an toàn trong nhà kính, nhà lưới sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt từ hoàn toàn tự động đến bán tự động đã được áp dụng khá phổ biến ở các địa phương. Trong đó phải kể đến các tỉnh đi đầu như: tỉnh Lâm Đồng với khoảng 1.000 ha nhà màng, nhà kính (trong đó có 240 ha trồng rau) và 242 ha nhà lưới (114,5 ha trồng rau), tỉnh Vũng tàu 40 ha nhà màng. Việc áp dụng công nghệ này đang trở nên phổ biến tuy nhiên để đánh giá đúng hiệu quả về mặt kinh tế như thế nào để có thể phổ biến cho các hộ nông dân có điều kiện đầu tư thì hầu như chưa có đánh giá một cách khoa học. Tuy nhiên, việc ứng dụng các mô hình trồng cây trong nhà màng ở hầu hết các địa phương cho đến thời điểm hiện nay phần lớn mang tính phong trào, chưa thực sự có những khảo sát nghiên cứu đầy đủ. Các mô hình nhà màng đang được áp dụng tại Đà Lạt, Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi tại Tp. Hồ Chí Minh hoặc sao chép nguyên mẫu từ một số mẫu ở nước ngoài, hoặc từ mẫu nước ngoài nhưng thay đổi vật liệu để phù hợp với điều kiện kinh tế. Việc áp dụng các mô hình này chưa có sự tính toán và nghiên cứu kĩ lưỡng về điều kiện khí hậu thời tiết đặc thù của mỗi địa phương. Sự thành công của các mô hình nhà màng khác nhau khi áp dụng tại Đà Lạt, một phần quan trọng có tính quyết định đó là sự thuận lợi về điều kiện khí hậu thời tiết tại đây. Bên cạnh đó là trình độ canh tác của nông dân, khả năng tiếp cận với công nghệ mới sớm và dễ dàng hơn giúp người nông dân, doanh nghiệp làm chủ được công nghệ, kĩ thuật canh tác trong nhà màng. Trong khi đó, các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng chưa có được sự thành công như mong đợi đó là do những nguyên nhân chính sau: i) áp dụng máy móc nguyên mẫu kiểu nhà màng răng cưa (sawtooth) là kiểu nhà màng được thiết kế cho vùng sa mạc vào điều kiện khí hậu nóng ẩm, thay đổi nhiều mùa trong năm của các tỉnh phía bắc. ii) Chưa có sự chuẩn bị tốt nhân lực, chưa làm chủ được quy trình kĩ thuật canh tác trong nhà màng phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương. Tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao nhờ việc đúc rút được những bài học từ các địa phương đi trước, cùng với sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nhân lực, nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ nên đã tránh được những hạn chế nêu trên. Có thể nói kiểu nhà màng với mái thông gió cố định hiện đang được triển khai tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao là kiểu nhà phù hợp nhất cho vùng khí hậu nhiệt đới tại các tỉnh phía nam cả về mặt kết cấu, kĩ thuật, cả 9 về mặt kinh tế so với nhiều kiểu nhà màng hiện nay. Cấu trúc nhà theo kiểu này đảm bảo được khả năng thoát nhiệt tốt (khi trời nắng), hạn chế nước mưa tràn trong qua hệ thống thông gió (khi trời mưa); khả năng đối lưu không khí, khả năng thoát ẩm; khả năng chống chịu gió bão; dễ thi công và lắp đặt; đồng thời thể hiện được tính thẩm mỹ cao và hiện đại. 15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của Đề tài Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng đã có những bước tiến mới, có tính cạnh tranh cao về giá cả và chất lượng. Bên cạnh các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Phần Lan,… và nhiều nước Châu Á cũng đã chuyển từ nền nông nghiệp theo số lượng sang nền nông nghiệp chất lượng – nông nghiệp công nghệ cao bằng việc sử dụng công nghệ sinh học, chế phẩm sinh học, cơ giới hóa,… để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất chất lượng cao, an toàn và hiệu quả. Như vậy, có thể thấy rằng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đã và đang trở thành lựa chọn hàng đầu ở nhiều quốc gia. Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp truyền thống lâu đời. Tuy nhiên, để bắt kịp và hội nhập với thế giới trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận và triển khai ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Đồng Nai là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có tốc độ đô thị hóa nhanh. Vì vậy, phát triển nông nghiệp theo hướng ứng ụng công nghệ cao là sự lựa chọn phù hợp nhất. Tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên 590.216 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 291.181 ha. Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khá thuận lợi cho việc phát triển một ngành nông nghiệp có lợi thế so với các địa phương khác. Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm là hết sức cấp thiết. Theo báo cáo số 45/BC-CP ngày 7 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vệ sinh an toàn thực phẩm cho biết: trong 12 tháng năm 2008, cả nước đã xảy ra 205 vụ ngộ độc thực phẩm lớn nhỏ làm 7.828 người mắc, số vụ ngộ độc thực phẩm có trên 30 người mắc là 55 vụ với số người mắc là 5.940 người và số người chết là 61 người. Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm trung bình là 9,1/100.000 dân, tỷ lệ chết là 0,07/100.000 dân/năm. Số người mắc tập trung trong các vụ ngộ độc xảy ra tại các bếp ăn tập thể, đám cưới/đám giỗ; số người chết tập trung ở các vụ ngộ độc tại các bếp ăn gia đình. Do vậy, vấn đề sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP là cần thiết và 10 cũng là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Tuy có một số thuận lợi và tính cấp thiết như vậy. Nhưng thực trạng hiện nay việc sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP còn nhiều hạn chế do người dân chạy theo năng suất, kỹ thuật sản xuất chưa đạt an toàn cho sản phẩm và một số vùng do đất không đạt được các chỉ tiêu theo VietGAP. Để phần nào giải quyết được những vấn đề đó, đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất dưa lê, dưa leo trong nhà màng theo hướng VietGAP tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai” là cần thiết. Đề tài đầu tư xây dựng 02 mô hình nhà màng từ đơn giản đến hiện đại nhằm mục đích trình diễn, giới thiệu công nghệ hiện đại của thế giới, đồng thời đáp ứng được tính thực tiễn nhờ các kiểu nhà màng được cải tiến phù hợp với nhiều mức đầu tư khác nhau. Các doanh nghiệp hoặc các hộ nông dân vừa có thể học tập, tiếp cận được công nghệ cao, hiện đại trong xây dựng nhà màng, đồng thời có thể lựa chọn cho mình kiểu nhà màng phù hợp với điều kiện kinh tế, khả năng đầu tư ban đầu. Đối với yêu cầu của thị trường: Đề tài triển khai theo hướng mới trong sản xuất rau ăn quả và rau ăn lá trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, trồng rau không dùng đất rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam, phù hợp với phương án sản xuất và yêu cầu của thị trư ờng. Sản phẩm tạo ra sẽ đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn và hướng đến sản phẩm sạch thỏa mãn được nhu cầu chất lượng cho các nhà hàng, khách sạn cao cấp, các siêu thị trong tỉnh cũng như các tỉnh, thành phố lân cận và hướng tới xuất khẩu. Sản xuất rau ăn quả và rau ăn lá theo hướng công nghệ cao trong nhà màng giúp làm giàu thêm mặt hàng nông sản cho thị trường rau của Đồng Nai cũng như của cả nước. Với những tiến bộ về giống rau hiện nay, cùng với những giải pháp kỹ thuật trồng trọt công nghệ cao từ kết quả nghiên cứu của các đề tài, kết quả nghiên cứu trong nhiều năm đã được tổng kết, đánh giá tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao khi áp dụng cho đề tài cho phép sản xuất các loại rau trong điều kiện nhà màng quanh năm, năng suất ổn định và chất lượng tốt. Đề tài góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc ứng dụng các tiến kỹ thuật mới vào sản xuất; tạo cơ sở cho việc xây dựng mô hình sản xuất rau năng suất cao, ổn định chất lượng và chủ động được thời vụ trồng. Kết quả tạo ra được các mô hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao theo hướng công nghiệp. Từ đây kết quả có thể được nhân rộng qua nhiều hình thức như chuyển giao, trình diễn, tập huấn, hội nghị, hội thảo… cho doanh [...]... cứu xây dựng các mô hình trồng dưa leo và dưa lê trong nhà màng * Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng dưa leo và dưa lê trong nhà màng tự động * Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng dưa leo và dưa lê không sử dụng đất trong nhà màng bán tự động * Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng dưa leo và dưa lê trên đất trong nhà màng bán tự động * So sánh năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế giữa các mô hình. .. - Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng dưa leo và dưa lê trong nhà màng tự động 07/2012 – Trung tâm 03/2013 Ứng dụng CNSH Đồng Nai và Trung tâm Ươm tạo DN Nông nghiệp CNC - Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng dưa leo và dưa lê không sử dụng đất trong nhà màng bán tự động - Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng dưa leo và dưa lê trên đất trong nhà màng bán tự động - So sánh năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu... hình nhà màng Nội dung 3: Thành lập tổ sản xuất rau an toàn * Tổ chức đào tạo, tập huấn cho công nhân, nông dân sản xuất rau về sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP * Thành lập 1 tổ sản xuất rau an toàn để sản xuất và xây dựng mô hình nhà màng trồng rau ăn quả đạt theo hướng VietGAP Nội dung 4: Tổ chức đào tạo chuyển giao * Tổ chức tập huấn, giới thiệu về mô hình nhà màng đang sử dụng và một số nhà màng. .. mô hình nhà màng 3 Nội dung 3 - Tổ chức đào tạo, tập huấn cho công nhân, nông dân sản xuất rau về sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP 04/2013 – Trung tâm 07/2013 Ứng dụng CNSH Đồng Nai và Trung tâm Ươm tạo DN Nông nghiệp CNC - Thành lập 1 tổ sản xuất rau an toàn để sản xuất và xây dựng mô hình nhà màng trồng rau ăn quả đạt theo hướng VietGAP 4 Nội dung 4 - Tổ chức tập huấn, giới thiệu về mô hình nhà màng. .. về nhà màng tự động và triển khai xây dựng nhà màng * Công nghệ nhà màng hoàn toàn tự động của Israel do Công ty Khang Thịnh thi công và lắp đặt + Tiếp nhận quy trình vận hành, điều khiển các thiết bị tự động trang bị cho nhà màng tự động + Tiếp nhận quy trình trồng dưa lê, dưa leo trong nhà màng hoàn toàn tự động theo công nghệ Israel, triển khai nghiên cứu xây dựng mô hình trồng dưa lê, dưa leo trong. .. Chuyên đề 2: Xây dựng quy trình sản xuất dưa leo không 1.2 sử dụng đất với hệ thống 2 tưới nhỏ giọt trong nhà màng 0.98 0.50 đêm 4 0.12 0.48 150 150 chuy ên đề 1 25 25 25 chuy ên đề 1 25 25 25 1.2 Chuyên đề 3: Xây dựng quy 3 trình sản xuất dưa lê sử dụng đất trong nhà màng chuy ên đề 1 25 25 25 1.2 Chuyên đề 4: Xây dựng quy 4 trình sản xuất dưa lê không sử dụng đất trong nhà màng Chuyên đề 5: Xây dựng quy... trình, mô hình, ); Đề án, qui hoạch; Luận chứng 20 kinh tế-kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác TT 1 Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt 2 1 Quy trình sản xuất dưa lê và dưa leo trong nhà màng không sử dụng đất và sử dụng đất theo tiêu chuẩn VietGAP 2 Quy trình sản xuất dưa lê và dưa leo trong nhà màng tự động theo công nghệ Israel Ghi chú 3 4 Đạt tiêu chuẩn để sản xuất ra sản phẩm... ở trong nước và quốc tế) - Đề tài gợi mở cho việc canh tác theo hướng công nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao với việc tự động hóa từng khâu công việc trong quá trình sản xuất dưa leo, dưa lê nói riêng và rau quả nói chung - Các mô hình nhà màng của đề tài, đặc biệt là mô hình hoàn toàn tự động sẽ có tác động tích cực đối với việc phát triển ngành cơ khí, tự động hóa trong sản xuất nhà màng phục vụ sản xuất. .. đạt Trong Thế nước giới 4 5 6 Dự kiến số lượng/quy mô sản phẩm tạo ra 7 m2 1.036,8 m2 1.000 kg 35.000 kg 6.000 22.1 Mức chất lượng các sản phẩm (Dạng I) so với các sản phẩm tương tự trong nước và nước ngoài * Nhà màng: đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất (Israel) và tiêu chuẩn trong nước Có khả năng chịu được sức gió trên 120km/h * Sản phẩm rau ăn quả (dưa leo, dưa lê): đạt an toàn thực phẩm theo hướng VietGAP. .. Trong đó, khoán Năm chi thứ theo nhất* quy định* 212.76 87.015 2.93 2.93 Trong đó, khoán Năm chi thứ hai* theo quy định* 125.745 Tron g đó, khoá Tự n chi có theo quy định * Kh ác 1.1 Lấy mẫu 2 Dụng cụ đựng mẫu Nghỉ qua đêm ( 2 người x 2 đêm) Nội dung 2: Xây dựng quy 1.2 trình theo hướng VietGAP Chuyên đề 1: Xây dựng quy 1.2 trình sản xuất dưa leo sử 1 dụng đất với hệ thống tưới nhỏ giọt trong nhà màng . vấn đề đó, đề tài Xây dựng mô hình sản xuất dưa lê, dưa leo trong nhà màng theo hướng VietGAP tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai là cần thiết. Đề tài đầu tư xây dựng 02 mô hình nhà màng từ đơn giản. leo và dưa lê trong nhà màng * Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng dưa leo và dưa lê trong nhà màng tự động * Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng dưa leo và dưa lê không sử dụng đất trong nhà màng. Xây dựng mô hình sản xuất dưa lê, dưa leo trong nhà màng theo hướng VietGAP tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai. 3 Thời gian thực hiện: 24 tháng 4 Cấp quản lý Từ tháng 9/2011 đến tháng 9/2013 Nhà