Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
217,5 KB
Nội dung
LÝ THUYẾT LUẬT DÂN SỰ 1. Trong các quyền sở hữu, quyền nào là quyền quan trọng nhất? Tại sao? 1.1 Khái niệm quyền sở hữu: - Theo nghĩa khách quan: Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật nhằm điều chỉnh nhũng quan hệ sở hữu trong một chế độ xã hội. - Quyền sở hữu theo nghĩa hẹp: được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong những điều kiện nhất định. Theo nghĩa này quyền sở hữu chính là quyền năng dân sự của chủ thể sở hữu đối với một tài sản cụ thể và xuất hiện trên cơ sở nội dung qui định của qui phạm pháp luật khách quan 1.2 Quyền quan trọng nhất: Theo quy định tại Điều 164 BLDS, quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Trong 03 quyền năng này có mối liên hệ mật thiết với nhau nhưng mỗi quyền lại mang một ý nghĩa khác nhau, trong đó quyền định đoạt tài sản xác định ý nghĩa pháp lí quan trọng nhất của chủ sở hữu.quyền định đoạt tài sản - quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ tài sản- có ý nghĩa quan trọng nhất. Bởi vì: - Định đoạt các quyền năng khác của quyền sở hữu: Các quyền khác (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng) có thể được chuyển giao cho chủ thể khác bằng quyền định đoạt, cụ thể: + Quyền chiếm hữu có thể được thực hiện bởi các chủ thể khác trong các trường hợp được chủ sở hữu tài sản (i) ủy quyền, (ii) chuyển giao quyền chiếm hữu qua giao dịch dân sự và (iii) xác lập theo thời hiệu. + Quyền sử dụng có thể chủ sở hữu chuyển giao thông qua hợp đồng, hoặc được thực hiện bởi người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình hoặc trên cơ sở quy định của nhà nước, pháp luật. - Quyền định đoạt gắn liền với chủ sở hữu: Người không phải là chủ sở hữu có thể có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản nhưng không có quyền định đoạt đối với những tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình nếu không có sự thỏa thuận với chủ sở hữu. Theo đó, người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền định đoạt tài sản của người khác trong trường hợp được chủ sở hữu ủy quyền hoặc trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định - Việc thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản sẽ làm chấm dứt, thay đổi các quan hệ pháp luật liên quan đến tài sản đó. 1 2. Bằng chế định về quyền sở hữu, chứng minh BLDS có nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng đồng thời bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tình thần của nhân dân thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. 2 1 Cơ sở lý luận + pháp lý: Nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng đồng thời bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tình thần của nhân dân thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội đã được Hiến pháp ghi nhận tại Điều 58 và được cụ thể hóa thông qua chế định quyền sở hữu. 2.2 Biểu hiện cụ thể: - Đối với chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản hợp pháp: Pháp luật sở hữu xác lập, công nhận và bảo vệ quyền sở hữu của những người này thông qua: + Tôn trọng ý chí của chủ sở hữu khi quy định họ có quyền thực hiện mọi hành vi đối với tài sản của mình (Điều 164, 165), không ai có quyền hạn chế, tước đoạt trái pháp luật (khoản 2 Điều 169) + Quy định cụ thể căn cứ xác lập/chấm dứt quyền sở hữu; quyền và nghĩa vụ của người là chủ sở hữu tài sản/người không phải là chủ sở hữu. + Quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu khi bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thông qua việc chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 254 đến 261) - Đối với người chiếm hữu tài sản ngay tình: + Pháp luật thừa nhận quyền sở hữu đối với người sở hữu ngay tình, liên tục, công khai, đây là căn cứ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (khoản 7 Điều 170, Điều 247) hoặc là căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với gia súc/gia cầm bị thất lạc ….đã thực hiện theo quy định của pháp luật (khoản 6 Điều 170, Điều 642, Điều 643, ) + Bảo vệ người chiếm hữu ngay tình khi họ nhận tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ hợp đồng có đền bù (Điều 257), hoặc nhận được tài sản là động sản phải đăng ký hoặc bất động sản thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa (Điều 258, Điều 138). + Nhận hoa lợi, lợi tức; được thanh toán tiền mua tài sản trong trường hợp phải trả lại tài sản; được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại - Đối với Nhà nước, lợi ích công cộng: 2 + Mặc dù thừa nhận và tôn trọng quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản hoặc của người được chuyển giao hợp pháp các quyền trên nhưng đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước, pháp luật sở hữu không xác lập quyền sở hữu ngay cả trong trường hợp họ chiếm hữu tài sản trên là ngay tình, công khai, liên tục (khoản 2 Điều 247) + Nhà nước có quyền trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường đối với tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc gia, an ninh quốc phòng và vì lợi ích quốc gia (khoản 3 Điều 169) + Quy định việc chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu là không trái với pháp luật đạo đức xã hội (Điều 184), hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu trong những trường hợp luật định hoặc Nhà nước có quyền ưu tiên mua đối với tài sản đem bán là di tích lịch sử, văn hóa (Điều 199) + Chia tài sản đối với việc phân chia tài sản tương ứng với các hình thức sở hữu. 3. Bằng những quy định của BLDS về chế định quyền sở hữu, chứng minh rằng pháp luật bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi chủ sở hữu đòi lại tài sản. Quyền lợi của người thứ ba ngay tình sẽ được bảo vệ trong 2 trường hợp sau: Trường hợp 1: Chủ sở hữu được đòi lại tài sản theo các điều kiện luật định (xem điều 257 và 258 – BLDS 2005). Lúc này, người thứ ba ngay tình phải trả lại tài sản mà mình đang chiếm giữ cho chủ sở hữu đích thực của tài sản và lợi ích của họ sẽ được pháp luật bảo hộ dưới các góc độ sau: - Được yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại (giá trị đòi bồi thường là giá trị của giao dịch mà họ đã xác lập và các thiệt hại khác nếu có như hệ số trượt giá của tài sản…) từ người đã trực tiếp chuyển giao tài sản cho mình. - Được hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu đến thời điểm phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu. - Được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để làm tăng giá trị cho tài sản. Lưu ý: Nếu là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng không ngay tình phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu đích thực nhưng không bao giờ được hưởng tất cả các quyền lợi trên, cụ thể như sau: - Không được quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại từ người đã trực tiếp chuyển giao tài sản cho mình, bởi họ bị coi như vị trí của người tiêu thụ tài sản do hành vi bất hợp pháp mà có - Phải hoàn trả toàn bộ hoa lợi, lợi tức đã thu được từ tài sản. - Không được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để làm tăng giá trị cho tài sản, bởi nhà làm luật coi đó như là hành vi nguỵ trang đối với tài sản - Phải bồi thường toàn bộ khoản lợi nhuận mà chủ sở hữu bị mất do khai thác và giá trị tài sản. Trường hợp thứ 2: Chủ sở hữu đích thực không có quyền kiện đòi tài sản trong 2 trường hợp: không đáp ứng được các điều kiện về đòi tài sản được quy định tại điều 3 257, 258 – BLDS 2005 ;và người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu theo quy định tại điều 247 – BLDS 2005. Quyền lợi của người thứ ba ngay tình được bảo vệ trong trường hợp này là được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản mà mình đang chiếm hữu. Đây là phương thức bảo vệ lợi ích của người thứ ba ngay tình ưu việt nhất và có tính khả thi cao hơn so với cách thức đòi bồi thường thiệt hại. 4. So sánh quyền chiếm hữu của chủ sỡ hữu với quyền chiếm hữu của người không là chủ sở hữu? Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu Quyền chiếm hữu của người không là chủ sở hữu Quyền năng Là quyền mặc nhiên của chủ sở hữu tài sản (Điều 164, Điều 184) Là quyền không mặc nhiên được hình thành từ hành vi (i) ủy quyền, (ii) chuyển giao quyền chiếm hữu qua giao dịch dân sự và (iii) xác lập theo thời hiệu Thực hiện quyền năng Thực hiện quyền năng một cách độc lập: - Không hạn chế thời gian - Thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản Thực hiện quyền năng chủ yếu không mang tính độc lập - Hạn chế thời gian - Thực hiện quyền chiếm hữu trong phạm vi, theo cách thức và thời hạn do chủ sở hữu xác định. Hậu quả pháp lý - Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản hoặc được giao tài sản thông qua hợp đồng dân sự không được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. - Phải trả lại tài sản khi hết thời gian chiếm hữu 5. Phân biệt nghĩa vụ hoàn trả do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật với nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật. Hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật Hoàn trả cho được lợi tài sản không có căn cứ pháp luật Căn cứ phát sinh Hành vi trái pháp luật chiếm đoạt Chủ thể thụ đắc tài sản hoặc 4 Hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật Hoàn trả cho được lợi tài sản không có căn cứ pháp luật nghĩa vụ tài sản của người khác hoặc việc chiếm hữu tài sản của một chủ thể là ngay tình khoản lợi không dựa trên hành vi chiếm đoạt tài sản trái pháp luật nhưng việc thụ hưởng đó là không có căn cứ pháp luật trong hai trường hợp: (i) tăng thu nhập không có quyền thu nhập và (ii) giảm một khoản lợi đáng lẻ phải chi trả. Điều kiện hoàn trả Tài sản hiện hữu trên thực tế, đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (ngay tình hoặc không ngay tình) Tài sản có thể không còn tồn tại trên thực tế Nghĩa vụ hoàn trả - Ngay tình: + Hoàn trả tài sản + Hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được kể từ thời điểm biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng đó là không có căn cứ pháp luật. - Không ngay tình: + Hoàn trả tài sản + Hoàn trả toàn bộ hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản trong suốt thời gian chiếm hữu, sử dụng + Bồi thường toàn bộ hoặc liên đới bồi thường khoản lợi nhuận mà chủ sở hữu bị mất do tài sản bị khai thác hoặc giá trị tài sản bị giảm sút - Hoàn trả khoản lợi đã nhận từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả. - Được lợi từ khoản lợi đến đâu, hoàn trả đến đó. Trong trườn hợp giá trị đầu tư cho tài sản được lợi nhỏ hơn khoản lợi có được từ tài sản được lợi thì chỉ được hoàn trả tối đa bằng giá trị đầu tư tài sản được lợi đó thui. - Hòan trả hoa lợi, lợi tức từ thời điểm biết hoặc phải biết tài sản được lợi từ người khác. - Bồi thường thiệt hại do tài sản được lợi bị hư hỏng, tiêu hủy hoặc bị mất. 6. Bằng những quy định về pháp luật thừa kế, chứng minh rằng, pháp luật thừa kế là sự tuân thủ nguyên tắc bình đẳng. Cơ sở lý luận và pháp lý: Là tư tưởng pháp lý chỉ đạo để phân chia di sản, thể hiện sự tiến bộ của pháp luật .Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế, không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội … đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. - Điều 52 Hiến pháp: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” - Điều 632 BLDS 5 Biểu hiện trong chế định sở hữu: Bình đẳng quyền thừa kế và quyền để lại thừa kế giữa vợ- chồng; nam – nữ; con trai – con gái, bên nội – bên ngoại, con ruột – con nuôi,… mà không có bất kỳ quy định nhằm thiết lập đặc quyền, đặc lợi cho bất kỳ đối tượng nào, cụ thể: - Vợ – chồng: + Lập di chúc + Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc + Thừa hưởng di chúc của nhau (Điều 631, Điều 667, Điều 676) - Nam – Nữ; + Được quyền lập hoặc không lập di chúc; + Là đối tượng được hưởng di sản không phân biệt vào nội dung di chúc nếu thuộc đối tượng quy định tại Điều 667; được hưởng thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677. - Con trai – con gái - Bên nội – bên ngoại…. 7. Thời điểm mở thừa kế? Ý nghĩa của thời điểm mở thừa kế? Thời điểm mở thừa kế: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại Điều 81 của Bộ luật dân sự năm 2005 (khoản 1 Điều 633). - Nếu xác định được thời điểm mà người để lại di sản chết thì thời điểm đó chính là thời điểm mở thừa kế. - Nếu người để lại di sản bị toà án tuyên bố là đã chết thì thời điểm mở thừa kế được xác định theo 2 cách. + là ngày được toà án xác định trong quyết định tuyên bố chết khi có cơ sở để xác định ngày chết của họ theo sự kiện thực tế xảy ra + là ngày quyết định của toà án tuyên bố cá nhân đã chết có hiệu lực PL khi ko có cơ sở để xác định một cách cụ thể và chính xác Nếu một người chết mà mọi người đều biết rõ thì thời điểm chết là thời điểm mà người đó thở hơi thở cuối cùng, được xác định theo giấy khai tử. Thực tế, Tòa án khi xem xét không chỉ căn cứ vào thời điểm chết được ghi trong giấy khai tử mà còn căn cứ vào thời điểm chết được ghi trên bia mộ, qua nhân chứng, tập quán. Ý nghĩa của thời điểm mở thừa kế: Việc xác định thời điểm mở thừa kế có một ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì: - Từ thời điểm này quan hệ pháp luật về thừa kế đã phát sinh - Quan hệ pháp luật về thừa kế phát sinh nên phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế 6 - Từ thời điểm này xác định giới hạn nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại - Từ thời điểm nàyxác định người thừa kế có quyền hưởng di sản thì đồng thời có quyền từ chối quyền hưởng di sản và quyền từ chối đó chỉ đượpc thực hiện trong thời hạn 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế theo qui định pháp luật Đ 642 BLDS - Từ thời điểm mở thừa kế xác định di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật theo qui định K1 điều 667 BLDS “ di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế “ - Từ thời điểm mở thừa kế là điểm mốc để tính thời hiệu khởi kiện về quyền thừ kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế; thời điểm mở thừa kế cũng là mốc để xác định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại (3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế ) - Từ thời điểm mở thừa kế xác định ai là người thừa kế ; xác định di sản thừa kế mà người chết để lại bao gồm những tài sản nào ở đâu và bao nhiêu 8. Nguyên tắc pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền thừa kế của cá nhân được thể hiện như thế nào trong chế định thừa kế. 8.1 Cơ sở lý luận: Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt của người có tài sản thông qua di chúc của họ đó là sự thể hiện ý chí cá nhân người đó nhằm định đoạt tài sản qua hành vi pháp lý để chuyển dịch quyền sở hữa tài sản của mình cho người khác sau khi chết - người thừa kế là người được người chết để lại di sản tho di chúc or theo pháp luật là người có quyền hưởng di sản mà người chết để lại 8.2 Cơ sở pháp lý: - Điều 58 HP: “…Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân” - Điều 631 BLDS 8.3 Biểu hiện trong chế định thừa kế: - Quyền tự định đoạt của người có tài sản trong chế định thừa kế được pháp luật tôn trọng, được thể hiện ở các nội dung sau: + Cá nhân có quyền lập hoặc không lập di chúc theo ý chí riêng của mình, không lệ thuộc vào ý chí của cá nhân khác(Điều 631); + Quyết định nội dung và hình thức của di chúc; + Chỉ định người thừa kế (ngay cả trong trường hợp họ bị tước quyền thừa kế) hoặc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế (khi họ không bị Nhà nước tước quyền thừa kế) + Phân định tài sản cho người thừa kế trong di chúc, để lại di sản vào việc thờ cúng (Điều 670), di tặng (Điều 671); + Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào (Điều 662) +Yêu cầu cơ sơ công chứng lưu trữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc (Điều 665) - Bảo hộ thích đáng quyền lợi của quyền lợi của một số người thừa kế theo pháp luật: 7 + Cá nhân được quyền hưởng di sản hoặc quyền từ chối hưởng di sản theo đúng quy định pháp luật + Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đối với con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản thừa kế. Cụ thể, trong trường hợp những người nêu trên không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật (Điều 669). (Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ, vợ, chồng, con của người để lại di sản trước những quyết định bất lợi đối với họ. Đây đều là những người có mối quan hệ thân thiết gần gũi nhất với người để lại di sản. Cả phương diện pháp lý cũng như đạo lý đều quy định rằng: việc chăm sóc, nuôi dưỡng những người này là bổn phận của người để lại di sản. Bổn phận ấy không chỉ được thực hiện khi người để lại di sản còn sống, mà ngay cả khi họ chết đi thì bổn phận ấy sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện bằng việc người để lại di sản để lại một phần tài sản của mình cho cha, mẹ vợ chồng con cái của họ. Nếu những người này, vì một lý do nào đó mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ bổn phận của mình thì pháp luật - bằng những quy định của mình - sẽ ấn định cho những người có quan hệ gần gũi với người này luôn được hưởng một phần di sản từ khối di sản của người đó để lại) + Thừa kế thế vị (Điều 677) 9. Địa điểm mở thừa kế? Ý nghĩa của việc xác định địa điểm mở thừa kế. 9.1 Khái niệm địa điểm mở thừa kế: Địa điểm mở thừa kế là nơi mà các chủ thể trong quan hệ thừa kê thực hiện quyền và nghĩa vụ. Theo quy định tại khoản Điều 633 BLDS: “ Địa điểm mở thừa kế là nơi cư chú cuối cùng của người để lại di sản – nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì dịa diểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ tài sản or phần lớn di sản”. Để xác định địa điểm mở thừa kế trước hết phải dựa vào 2 căn cứ: - Xác định địa điểm mở thừa kế theo nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản : Theo căn cứ này một người cư trú thường xuyên ở một nơi nhất định thì địa điểm mở thừa kế là nơi người đó chết - nếu người đo ko sinh sống thường xuyên ở một nơi nhất định mà họ sinh sống ở nhiều nơi khác nhau thì địa điểm mở thừa kế được xác định là nơi người đó đang sinh sống. - Xác định ở nơi có tài sản của người đã chết : Theo căn cứ này thì thời điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ tài sản của người chết nếu tài sản của họ chỉ để một nơi - nếu tài sản của người chết để ở nhiều nơi khác nhau thì thời điểm mở thừa kế được xác định tại nơi mà họ để phần lớn tài sản. 9.2 Ý nghĩa việc xác định địa điểm mở thừa kế: - Việc xác định địa điểm mở thừa kế là để xác định TA nào có thẩm quyền giải quyết vụ thừa kế nếu có tranh chấp xảy ra (theo quy định tại điều 35 BLTTDS, tranh chấp về bất động sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi có bất động sản) 8 - Xác định địa điểm mở thừa kế là cơ sở xem xét cơ quan nào có thẩm quyền quản lý di sản đó khi chưa xác định được người thừa kế và di sản đó chưa có người quản lý theo K2 điều 638 BLDS - Xác định địa điểm mở thừa kế là để xác định cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký thủ tục từ chối nhận di sản theo qui định K2 điều 642 BLDS - Việc xác định địa điểm mở thừa kế để xác định nơi có tài sản mà người chết để lại 10. Thuyết “đồng tử” trong pháp luật thừa kế? Vấn đế thừa kế của những người chết cùng thời điểm trong luật thừa kế VN được giải quyết như thế nào? Tại sao người chết trong cùng một thời điểm thì không được thừa kế tài sản của nhau. 10.1 Thuyết “đồng tử” trong pháp luật thừa kế: Đây là những trường hợp người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không xác định được người nào chết trước 10.2 Pháp luật thừa kế giải quyết vấn đề thừa kế của những người chết cùng thời điểm như thế nào? - Theo quy định tại Điều 635 BLDS, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết, do đó, trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau chết cùng thời điểm thì họ không được hưởng di sản của nhau. - Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của cháu hoặc chắt trực hệ của người để lại di sản, pháp luật cho phép cháy hoặc chắt được hưởng thừa kế kế vị theo quy định tại Điều 677 BLDS. 10.3 Tại sao người chết trong cùng một thời điểm thì không được thừa kế tài sản của nhau: Những người chết trong cùng một thời điểm thì không được thừa kế tài sản của nhau bởi vì: - Mục đích của việc để lại di sản thừa kế của người thừa kế cho người được thừa kế là sự thể hiện ý chí cá nhân người đó nhằm định đoạt tài sản qua hành vi pháp lý để chuyển dịch quyền sở hữa tài sản của mình cho người khác sau khi chết - người thừa kế là người được người chết để lại di sản tho di chúc or theo pháp luật là người có quyền hưởng di sản mà người chết để lại. Trong trường những người cùng hưởng di sản của nhau chết cùng thời điểm thì đối tượng nhận di sản không còn, không có sự chuyển tài sản trong trường hợp này. Tài sản di chúc của người này được chia theo pháp luật cho người khác theo hàng thừa kế. - Nếu thừa nhận cho họ có quyền thừa kế lẫn nhau thì di sản của mỗi người có thể phải chia mãi cho nhau mà không bao giờ chấm dứt. 11. So sánh thừa kế theo pháp luật với thừa kế theo di chúc. 9 Thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo di chúc - Đều là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống - Người hưởng di sản là người còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế. - Người thừa kế hợp pháp (di chúc, pháp luật) được pháp luật bảo hộ. Khái niệm Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 674) Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống bằng chính quyết định của người có di sản được lập ra khi họ còn sống Cơ sở Chuyển dịch tài sản của người chết theo ý chí của nhà nước thông qua quy định của pháp luật Chuyển dịch tài sản của người người chết theo ý chí của người có di sản thông qua quyền tự định đoạt trong di chúc. Phạm vi thừa kế Hẹp hơn so với thừa kế theo di chúc vì bắt buộc người được thừa kế theo pháp luật phải có quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng, quan hệ nuôi dưỡng (Điều 676) Phạm vi thừa kế theo di chúc rộng hơn so với thừa kế theo pháp luật, người được thừa kế chỉ cần được xác định rõ trong di chúc, không nhất thiết phải có quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ vợ chồng với người thừa kế. Căn cứ chia di sản Điều 675 Theo nội dung di chúc . Chủ thể - Chủ thể để lại di sản: bất kỳ cá nhân nào - Chủ thể hưởng di sản: Chỉ có cá nhân trong diện và hàng thừa kế. Lưu ý, trường hợp thừa kế bắt buộc: Điều 676 - Chủ thể để lại di sản: Là người có năng lực hành vi dân sự và đạt độ tuổi nhất định là từ 18 tuổi trở lên, người từ 15 tới 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ - Chủ thể hưởng di sản: Cá nhân, cơ quan, tổ chức bất kỳ 12. So sánh thừa kế thế vị với thừa kế không phụ thuộc vào di chúc 10 [...]... với tàu bay dân dụng và tàu biển tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và pháp 17 luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.( Khoản 2,3,4 Điều 766 BLDS) - Xác định địa điểm thực hiện nghĩa vụ (Điều 284), thời hạn ưu tiên mua tài sản chung NHẬN ĐỊNH LUẬT DÂN SỰ 1 Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là TN mà trong đó lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại Sai, vì căn cứ... phải có thiệt hại xảy ra, (ii) phải có hành vi trái pháp luật, (iii) phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại và (iv) phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại 27 46.Nếu chỉ có sự thống nhất về hậu quả thì những người gây thiệt hại chỉ chịu trách nhiệm dân sự riêng rẽ mà không làm phát sinh trách nhiệm dân sự liên đới Sai, vì căn cứ quy định tại Điều 616 BLDS, trong... hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 14.Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là trách nhiệm khi thiệt hại do nhiều người gây ra Sai, vì căn cứ quy định tại điều 617BLDS, trách nhiệm dân sự hỗn hợp là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong trường hợp mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có hành vi trái pháp luật, có lỗi, hành vi trái pháp luật của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt... thế cấp thiết, gây thiệt hại có sự đồng ý hợp pháp của người bị thiệt hại, gây thiệt hại khi thi hành công vụ hoặc thực hiện chức trách nghề nghiệp, các trường hợp do luật định, mặc dù hành vi có gây thiệt hại nhưng không bị coi là hành vi trái pháp luật 23 26.Gây thiệt hại mà có sự đồng ý của người bị hại là không trái pháp luật Sai, vì hành vi gây thiệt hại mà có sự đồng ý của người bị hại là hành... hại xảy ra trên thực tế, sự kiện gây ra là hành vi trái pháp luật và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra Nội dung - Thiệt hại do lỗi của ai thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại: chủ sở hữu súc vật; người quản lý, sử dụng súc vật; người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật súc vật; người thứ ba nếu có lỗi trong việc quản lý, sử dụng súc vật hoặc có... người gây thiệt hại đã có sự thống nhất với nhau về hậu quả thì có thể làm phát sinh trách nhiệm dân sự liên đới nếu thiệt hại xảy ra là một thể thống nhất không thể phân chia, hành vi trái pháp luật của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra và những người gây thiệt hại đều có lỗi 47.Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng,... sản là động sản hay bất động sản có giá trị xác định thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự, các tranh chấp về bất động sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nơi có bất động sản - Một giá trị nữa cần kể đến của việc phân biệt này là việc xác định luật áp dụng trong trường hợp xác định quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài; các... pháp luật Việt Nam (Điều 769 khoản 2 BLDS); Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có thoả thuận khác Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản Việc xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu biển tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật. .. tính mạng, sức khỏe - Có hành vi trái pháp luật: thể hiện ở việc không tuân thủ các quy định về quản lý thú dữ của pháp luật - Giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật có mối quan hệ nhân – quả: thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là kết quả tất yếu của việc chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp/bất hợp pháp không tuân thủ các quy định về quản lý thú dữ - Không đòi hỏi yếu tố lỗi: Do không... nhiệm dân sự liên đới là trách nhiệm trong trường hợp thiệt hại do nhiều người cùng gây ra thiệt hại và phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Theo đó, giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại phải có mối quan hệ nhân - quả với nhau, thể hiện ở việc hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân quyết định/chi phối/trực tiếp dẫn đến thiệt hại và thiệt hại là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật . bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tình thần của nhân dân thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. 2 1 Cơ sở lý luận. định về pháp luật thừa kế, chứng minh rằng, pháp luật thừa kế là sự tuân thủ nguyên tắc bình đẳng. Cơ sở lý luận và pháp lý: Là tư tưởng pháp lý chỉ đạo để phân chia di sản, thể hiện sự tiến bộ. LÝ THUYẾT LUẬT DÂN SỰ 1. Trong các quyền sở hữu, quyền nào là quyền quan trọng nhất? Tại sao? 1.1 Khái niệm quyền sở hữu: - Theo nghĩa khách quan: Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản