1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG (SOILS AND ENVIRONMENT)

16 233 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 178,64 KB

Nội dung

CHƯƠNG 3: ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG (SOILS AND ENVIRONMENT) A. GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT: 1. Định nghĩa đất: 2 quan điểm • Các nhà khoa học đất: Đất là vật liệu rắn của trái đất, chịu ảnh hưởng của các quá trình lí học, hoá học, sinh học, là giá thể của cây xanh. • Các nhà kỹ thuật: đất là vật liệu rắn của trái đất có thể di chuyển mà không cần cho nổ tung (soil is any solid earth material that can be removed without blasting) Cả hai định nghĩa đều rất quan trọng đối với địa chất môi trường.Các nhà địa chất phải nhận thức đúng đắn các định nghĩa và các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan đến quá trình hình thành đất và vai trò của đất trong các vấn đề môi trường. [Những vấn đề có liên quan về đất đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất trở thành khía cạnh quan trọng của công tác môi trường: - Quy hoạch sử dụng đất: đô thị, nông nghiệp,lâm nghiệp - Vấn đề chất thải: xem xét sự tương tác giữa chất thải, nước, đất và đá ->tìm ra các vị trí thích hợp để làm bãi rác. - Nghiên cứu đất: đánh giá tai biến tự nhiên( trượt đất, động đất,lũ lụt) ->giảm thiểu tác động + Trong trường hợp lũ lụt, xem xét các tính chất đất giúp phác thảo các đồng bằng ngập lụt. +Đánh gía tuổi tương đối của đất trên các trầm tích trượt lở có thể cung cấp ước lượng về tần xuất trượt đất nhằm trợ giúp qui hoạch để giảm thiểu tác động của chúng 1 + Nghiên cứu đất là công cụ mạnh thiết lập bảng niên đại các vật liệu bị biến dạng bởi đứt gẫy để tính toán tốt hơn những khoảng tái xuất hiện các trận động đất tại các vị trí đặc biệt.] 2. Sự hình thành đất: a) Quá trình hình thành đất: Quá trình tạo thành đất là tổng hợp những thay đổi hóa học,lý học, sinh học làm cho các nguyên tố dinh dưỡng trong khoáng,đá chuyển thành dạng dễ tiêu. Quá trình có ảnh hưởng đến sự hình thành đất là quá trình phong hóa b) Phong hóa: Phong hóa là sự phá hủy vật lý và hóa học của đá và là giai đoạn đầu tiên trong phát triển đất; bao gồm: - Phong hóa cơ lý: Quá trình làm vỡ vụn đá do tác nhân lý cơ đơn thuần, tính chất và tp đá không đổi. - Phong hóa hóa học: dưới tác động của các tác nhân hóa học (nước, CO 2 , SO 2 ), đá không chỉ bị vỡ vụn nhiều mà còn bị biến đổi thành phần và tính chất. - Phong hóa sinh học: qtr biến đổi lý hóa do tác động của SV và các sản phẩm trong quá trình sống của chúng c) Phẫu diện đất: Khi di chuyển theo chiều dọc và ngang, ta sẽ thấy sự khác biệt giữa các tầng đất, các tầng này gần như song song với bề mặt đất. Tập hợp tất cả các tầng đất được gọi là phẫu diện đất. - Tầng O: tích tụ hữu cơ trên mặt( ở điều kiện k ngập nước) - Tầng A: tích lũy mùn - Tầng E :tầng rửa trôi (chứa nhiều khoáng sét, Fe,…bị rửa trôi) 2 - Tầng B: là tầng giàu sét, ion Fe, cacbonate và nhiều khoáng khác lắng đọng từ các tầng trên xuống,được gọi là tầng tích tụ - Tầng C: Chứa vật liệu gốc, có thể có màu đỏ khi xuất hiện ion Fe.(tầng mẫu chất) - Tầng R: Tầng đá móng (đá cứng) d) Màu sắc: Màu sắc đất là dấu hiệu bề ngoài dễ nhận biết nhất của đất. Màu sắc của đất phụ thuộc thành phần hóa học và độ ẩm của đất. Màu sắc của đất tuy phức tạp nhưng chỉ là hỗn hợp của 3 màu đen, đỏ và trắng. • Màu đen:chủ yếu do mùn tạo nên, đất càng nhiều mùn càng đen, ít mùn có màu xám. MnO và FeS cũng có màu đen. • Màu trắng do SiO 2 , CaCO 3 và Kaolinite. Một số muối hòa tan cũng có màu trắng như NaCl, Na 2 SO 4 .8H 2 O. • Màu đỏ chủ yếu do Fe 2 O 3 tạo ra. Nếu bị ngậm nước (hydrat hóa) chúng sẽ có màu vàng đỏ. Độ ẩm của đất cũng ảnh hưởng đến cường độ màu của đất. Độ ẩm càng lớn thì màu sắc càng sẫm, khi khô màu sắc thường nhạt hơn. e) Sa cấu: Sa cấu đất là tỷ lệ tương đối của ba cấp hạt : cát, thịt, sét. • Sét có đường kính <0.004mm • Thịt có đường kính từ 0.004 đến 0.74mm. • Cát có đường kính từ 0.74 đến 2mm Uớc tính kích thước của thành phần đất bằng pp cảm giác: cảm thấy cát có sạn, khoáng như bột bánh mỳ và đất sét kết dính. Nếu trộn nước, sét có thể kết dính, cát và khoáng thì không. 3 f) Cấu trúc: Cấu trúc đất là sự sắp xếp hoặc tập hợp các hạt đất khác nhau, các hạt được kết dính với nhau nhờ các keo sét và hữu cơ, là một công cụ chuẩn đoán quan trọng để nghiên cứu sự hình thành và tuổi tương đối của các tầng đất. 3. Độ phì nhiêu (soil fertility):  Độ phì của đất là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thực vật khi những điều kiện khác thuận lợi. Vd: nitơ, photpho, kali…  Độ phì của đất sẽ giảm dưới tác dụng của xói mòn, rửa trôi, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, sự gián đoạn của các quá trình tự nhiên như lũ lụt. Đất phát triển trên các triền sông và trầm tích băng hà chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và vật chất hữu cơ. Các loại đất khác phát triển trên các nền đá bị bào mòn hoặc trên trầm tích bở rời với rất ít vật chất hữu cơ nên nghèo dinh dưỡng độ phì nhiêu thấp. 4. Nước trong đất: • Nếu các khoảng trống trong khối đất chứa đầy nước thì đất được gọi là bão hòa (saturated), ngược lại là chưa bão hòa (unsaturated). • Độ ẩm đất có vai trò quan trọng trong việc xác định đặc tính cơ lý (độ bền) và tính trương co của đất. Việc nghiên cứu về mối liên hệ giữa độ ẩm của đất và động thái của nước và các chất lỏng khác là một chủ đề nghiên cứu quan trọng. Điều này có liên quan đến các vấn đề ô nhiễm nước, chẳng hạn như sự di chuyển của các loại khí bị rò rỉ từ các bể chứa hoặc sự di chuyển của các tác nhân gây ô nhiễm nước từ các bãi phân hủy rác gần đó. 5. Hệ thống phân loại đất  Theo đặc tính lý, hóa: Soil Taxonomy (bộ Nông Nghiệp Mỹ): gồm 6 cấp: Orders, Suborders, Great Groups, Subgroups, Families, Series (theo các 4 nhà khoa học nghiên cứu về đất và nghiên cứu về địa chất của kỉ Đệ Tứ- nghiên cứu về vật chất và các qt thành tạo của lịch sử TĐ gần đây)( bộ, bộ phụ, nhóm lớn, nhóm phụ, họ, biểu loại.) Có 11 bộ (Entisols, Vertisols, Inceptisols, Aridisols, Mollisols, Andisols, Spodosols, Alfisols, Ulfisols, Oxisols, Histosols) được phân loại dựa vào thành phần cơ giới của đất như số lượng, các tầng đất hiện có; vị trí các chất dd trong đất, hàm lượng các chât hữu cơ (xác thực vật….), màu sắc (đỏ,vàng nâu trắng ), đk khí hậu có liên quan(lượng mưa,nhiệt độ trung bình…) Các bậc thấp hơn cung cấp thông tin chi tiết hơn về từng loại đất riêng biệt. Hệ thống phân loại này rất hữu ích cho ngành nông nghiệp và các mục đích sử dụng đất có liên quan. Nhưng hệ thống phân loại này cũng có nhiều khuyêt điểm như quá phức tạp, thiếu thông tin đầy đủ về sa cấu và quá trình hình thành đất để tối ưu hóa việc sd đất. • Entisol s: chưa phát triển,có nhiều phù sa mới,nhiều đất mới được tổng hợp, đất trẻ. • Vertisols: gồm sét co mạnh(>35%) , nở và co lại khi thay đổi độ ẩm,thường hình thành ở vùng có mùa mưa, khô rõ rệt. • Inceptsols: 1 hoặc nhiều tầng phát triển nhanh, khó phân biệt giữa các tầng, đất mới được hình thành nhưng không phải bề mặt đất mới, có các vật chất hữu cơ tích tụ, hầu hết ở vùng khí hậu ẩm ướt kéo dài từ bắc cực đến vùng nhiệt đới, thảm thực vật bản địa thường là rừng . • Aridsols: đất hoang mạc hoặc đất ở nơi khô cằn, hàm lượng chất hữu cơ tích tụ thấp, tầng đất mặt có nhiều thạch cao(CaSO 4 .nH 2 O), calcite(CaCO 3 ), muối và nhiều vật chất khác tích tụ. • Mollisols: đất dược dặc trưng bởi màu đen, tầng A giàu chất hc(tầng tích lũy mùn)- đất đồng cỏ, lớp mặt có tính bazo,có ở vùng cận ẩm và vùng semiarid? 5 • Andisol: có nguồn gốc từ nham thạch của núi lửa,tương đối giàu các khoáng chất hóa học hoạt động phân hủy thành các nguyên tố quan trọng như C,P • Sopdosols : đất dược đặc trưng bởi màu xám tro của cát, có sự kết tinh của oxit Sắt nhôm thừa và mùn, đất acid được hình thành từ các vật chất ban đầu nhiều cát, có ở dưới các tán rừng ở vùng ẩm ướt. • Alfisols: được đặc trưng bởi tầng đất mặt màu nâu hoặc xám nâu,tầng agrillic tích tụ nhiều sét với độ bão hòa base từ trung bình đến cao (> 35% là cation như Na, Ca, Mg ), được hình thành dưới các tán rừng trong vùng ẩm ướt ở các vĩ độ trung bình. • Ultisols: được đặc trưng bởi tầng argillic vói độ bão hòa base thấp(< 35% các cation), thường có màu đỏ vàng hay đỏ nâu, có trong vùng ẩm ướt, hình thành trên vùng đất mới hoặc đất lâu năm mà có độ phong hóa cao. • Oxisols: tương đối bằng phẳng, thường ở sâu, rửa trôi thủy hợp các kim loại chứa hợp chất nhôm và sắt (laterit hóa) được xem như là sét kaolinit,có ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. • Histosol: đất hữu cơ (than bùn, phân hữu cơ, đầm lầy)  Hệ thống phân loại đất theo thành phần cơ giới • Theo thành phần cơ giới: 3 loại: đất thô, đất mịn và đất giàu hữu cơ. Hệ thống phân loại đất thống nhất được sự dung rộng rãi trong nghành xây dựng. Bởi vì đất trong tự nhiên là hỗn hợp của các loại hạt thô (đất và sỏi), các loại hạt mịn (bùn và sét) và các vật chất hữu cơ. • Sự phân loại này dựa vào kích thướt các loại hạt chủ yếu trong đất hoặc dựa vào sự đa dạng của các loại vật chất hc trong đó. Trong đất thô có hơn 50%là các hạt có đường kính lớn hơn 0.074mm. Đất mịn là đất có ít hơn 50% các hạt có đường kính >0.074mm. Đất hữu cơ là đất có hàm lượng cao chất hc, 6 và được nhận biết qua màu sắc đen hay xám thỉnh thoảng có mùi hidro sunfur (mùi trứng thối) 6 . Đặc tính cơ học của đất: Đất ở trên gương nước ngầm (water table) có 3 pha riêng biệt: pha rắn, pha lỏng và pha khí. Các loại vật chất rắn, kích thướt các hạt, và hàm lượng nước là các căn cứ để xác định tính chất cơ học của đất. Đối với các nhà quy hoạch quan tâm đến những tính chất cơ học quan trọng là tính dẻo (plasticity), độ bền (strength), tính nhạy (sensitivity), khả năng chịu nén (compressibility), khả năng bị bào mòn (erodibiity), tính dễ đào xới (ease of excavation) và khả năng trương co của đất (shrink-swell potential). -Tính dẻo: thường thể hiện khi đất ở trạng thái ẩm, có khả năng nặn được những hình dạng nhất định và có thể giữ nguyên được hình dạng đó khi không có lực tác động. Phạm vi xuất hiện độ dẻo của đất được xác định bởi hai giới hạn( có liên quan đến độ ẩm của đất). +Giới hạn lỏng(LL): độ ẩm quá lớn đất bị nhão ra không còn tính dẻo nữa +Giới hạn dẻo(PL): độ ẩm thấp đất bị khô có thể nứt vỡ không còn tính dẻo nữa Chỉ số độ dẻo(PI): đặc trưng cho tính dẻo của đất: +PI < 5%:đất chuyển từ dạng rắn sang lỏng. +PI > 35%: đất có khả năng trương co lớn. -Độ bền: khả năng chống lại sự biến dạng khi bị tác dụng bởi lực. Độ bền của đất có liên quan đến lực liên kết và lực ma sát. -Tính liên kết của đất: thướt đo khả năng kết dính các phần tử trong đất lại với nhau.Tính liên kết trong đất mịn là do lực điện (lực hút) giữa các phần tử đất. Đối với đất thô đã bão hòa có lực liên kết bề mặt được gây ra bởi sức căng bề mặt của các phân tử nước trong đất. 7 +Tính ma sát (friction): sự ma sát giữa các phần tử trong đất góp phần làm tăng độ bền của đất. Lực ma sát là hàm về mật độ, kích thướt, hình dạng cũng như khối lượng của các phần tử đất khi chúng ma bị ma sát. Lực ma sát là nhân tố đáng chú ý đối với các loại đất thô như cát và sỏi. Lực ma sát giải thích tại sao chúng ta không bị lún sâu khi đi trên cát khô. Bởi vì thành phần chính của loại đất là các hạt thô và mịn nên độ bền của đất là kết quả của sự ma sát nội phân tử và sự liên kết. Mặc dù khái quát như vậy là nguy hiểm nhưng đất sét và đất giàu vật chất hữu cơ có độ bền thấp hơn là đất thô. Thực vật đóng vai trò quan trọng trong độ bền của đất. Ví dụ: Rễ cây tạo sự liên kết mặt ngoài đáng kể cho đất nhờ vào đặc tính kết dính của rễ hoặc do rễ cây bám vào các nền đá bên dưới lớp đất mỏng trên các sườn dốc. -Độ nhạy: thướt đo sự thay đổi độ bền của đất khi bị xáo trộn như đào xới hoặc rung động. Đất cát và đất sỏi không chứa sét có độ nhạy kém. Khi đất có nhiều vật chất mịn thì độ nhạy cao hơn. Đất có độ bão hòa cao có thể chuyển sang thể lỏng khi bị rung động. Quá trình này gọi là sự hóa lỏng. Ta có thể quan sát được điều này ở ngoài thực tế như khi ta đứng trên cát ướt và rung chân, đất bị nhão ra và ta bị lún xuống một tí. -Khả năng chịu nén của đất (độ nén): khả năng của đất bị nén chặt hoặc bị giảm thể tích. Khả năng chịu nén là một phần của chức năng co dãn tự nhiên của các phần tử trong đất và có liên quan trực tiếp đến sự sa lắng các cấu trúc. Sự sa lắng (sụp lún) quá lớn sẽ làm nứt các nền móng và tường. So với đất có nhiều hạt thô thì đất có nhiều hạt mịn hoặc nhiều vật chất hữu cơ có khả năng chịu nén cao hơn. -Khả năng bị ăn mòn (erodibility): Khả năng các vật chất trong đất dễ bị cuốn đi bởi gió và nước. Các vật chất dễ bị ăn mòn bao gồm cát, bùn và những vật liệu có độ chắc thấp. Đất có tính kết dính (>20% sét) và đất có tính xi-măng tự nhiên khó bị ăn mòn bởi gió hoặc bi nước cuốn đi, vì thế chúng là vật chất bị ăn mòn thấp. 8 -Độ thấm (permeability): khả năng của đất cho nước di chuyển qua dễ dàng. Cát và sỏi sạch có độ thấm cao. Các hạt mịn trong hỗn hợp đất và sỏi làm giảm độ thấm của đất. Đất sét thường có độ thấm thấp. -Sự bào mòn (corrosion): Sự phong hóa chậm hay sự phân hủy hóa học diễn ra ở lớp đất mặt đến nền đá móng. Sự bào mòn phụ thuộc tính chất hóa học của những thứ bị chôn vùi trong đất và độ ẩm của đất. Người ta quan sát thấy rằng đất tích điện (mạng dòng điện hoặc điện trở thấp do có nước) càng nhiều thì càng dễ bị bào mòn. Vì thế mà đo điện trở của đất là 1 cách để ước tính độ bào mòn cả đất. -Khả năng dễ đào xới của đất: gắn liền với các quy trình và thiết bị trong xây dựng. Có 3 kĩ thuật đào xới đất thông dụng: +Kĩ thuật đào xới thông thường: sử dụng cuốc, xẻng,máy đào… đào dễ dàng mà không cần khoét lỗ trước. +Kĩ thuật đào lỗ: cần phá vỡ đất trước khi lấy đất lên(đất tảng,tính kết dính cao) +Kĩ thuật phá đá hoặc cho nổ: đắt tiền, đối với các loại đất có chứa nhiều thạch anh kết dính cao như ximăng -Tính trương co: thể tích đất tăng lên khi ngậm nước, giảm đi khi mất nước. Đất trương lên là do nước chen vào giữa các tinh tầng khoáng sét. Đất trương có chỉ số độ dẻo cao, phản ánh khả năng giữ nhiều nước ở trạng thái dẻo. Montmorillonite có tính trương lớn nhất, khi ngậm nhiều nước thể tích của nó có thể tăng 15 lần. Đất thông thường chỉ có một lượng hữu hạn loại sét này nên tính trương của đất thường từ 25-50%. Tuy nhiên khi thể tích đất tăng lên hơn 3% thì rất nguy hiểm. Ví dụ đất trương lên ở Mỹ gây ra các vấn đề về môi trường, một trong những mối nguy hiểm gây thiệt hại nhiều nhât ở đây. Mỗi năm nó gây thiệt hại hơn 3 tỉ đô cho đường cao tốc, các tòa nhà và những công trình khác.Mỗi năm có hơn 250.000 ngôi nhà được xây trên đất trương phồng, khoảng 60% chúng chịu thiệt hại nhẹ như nứt tường, nền móng, lối đi; khoảng 10% bị hư hỏng nặng. 9 Những thiệt hại trong xây dựng trên đất trương phồng được gây ra bởi sự thay đổi thể tích của đất khi thay đổi độ ẩm. Nhân tố thay đổi độ ẩm trong đất trương phồng: khí hậu, thực vật, địa hình, sự thóat nước, quy hoạch xây dựng và chất lượng xây dựng. + Ở vùng tây nam Hoa Kì có mùa khô và mùa mưa rõ rệt (điều kiện xảy ra quá trình trương co liên tục) đất ở đây có tính trương co nhiều hơn so với vùng mưa quanh năm. + Thực vật cũng gây ra sự thay đổi độ ẩm trong đất, đặc biệt trong suốt mùa khô các cây lớn hút và sử dụng nhiều nước trong đất, làm cho đất dễ bị co lại. Vì thế đối với những vùng đất có tính trương phồng cao không nên trồng cây gần nền móng có cấu trúc yếu (như nhà ở). +Địa hình và dòng chảy bất lợi gây ra sự ứ đọng nước thành ao và những cấu trúc tương tự, làm tăng tính trương phồng của đất sét. Tuy nhiên, cả chủ nhà lẫn các nhà thầu đều không tránh khỏi vấn đề này. Các thí nghiệm kiểm tra trước khi xây dựng giúp phát hiện tính trương co tìm ẩn của đất. Những thiết kế chắc chắn về hệ thống thoát nước, máng dẫn nước mưa và nền móng có thể làm giảm tối thiểu các thiệt hại có liên quan đến đất trương phồng thông qua việc củng cố dược các dòng chảy và cho phép nền móng thích nghi với tính trương co của đất. Các nhà quy hoạch chỉ quan tâm đến mục đích sử dụng đất nên không cần kiểm tra để xác định đặc tính cơ lí của đất. Họ chỉ cần nắm được những qui tắc và thuật ngữ cơ bản của các vật chất hình thành đất. Những bàn luận về đặc tính cơ lí của đất đã hình thành nên 2 nguyên lí cơ bản: (1) Đối với đất sét có độ bền thấp, độ nhạy cao, khả năng chịu nén cao, độ thấm thấp và khả năng trương co khác nhau không nên xây dựng các công trình có cấu trúc nặng, độ ổn định thấp hoặc những công trình đòi hỏi khả năng thoát nước tốt của đất. 10 [...]... giữa con người và động vật với môi trường, ảnh hưởng của khí hậu trong một chu kỳ dài đến quá trình thủy học và phát sinh đất Quá trình sa mạc hóa được 14 mô tả là một sự thay đổi liên tiếp ở vùng đất dọc theo các front mạnh, có thể lan rộng ở khu vực rộng lớn hơn Sự thoái hóa đất của một vùng nào đó gây ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên của vùng: nước, địa chất, đất và việc sử dụng đất Một vài dấu hiệu... dụ, kg/năm/ha), khác nhau tùy từng đặc tính kĩ thuật của đất, đất sử dụng, địa hình và khí hậu Có vài phương pháp để đo lường tỉ lệ đất xói mòn Phương pháp trực tiếp nhất là thực hiện phép đo trực tiếp trên dốc qua mỗi thời kì của năm (ít nhất 1 vài lần) và sử dụng những giá trị này làm đại diện cho những gì đang xảy ra trên 1 diện tích rộng hơn và khoảng thời gian dài hơn Tuy nhiên phương pháp này không... Nếu có thể nên tránh đất có độ xói mòn cao hoặc đất dễ xới Nếu không tránh được cần quan tâm đến những vật liệu hoặc kĩ thuật đặc biệt, cần tăng thêm chi phí cho các công việc qui hoạch, thiết kế và xây dựng Chi phí cho việc vận hành và giữ gìn các công trình phải cao hơn nhiều 7 Tỉ lệ đất xói mòn Tỉ lệ xói mòn đất là trọng lượng của đất bị xói mòn từ 1 địa điểm trong 1 thời gian và diện tích xác định... mặt đất (hệ số Gradient mặt đất) C: hệ số che phủ đất P: hệ số biện pháp chống xói mòn Trong đó R, K, L, S, C có thể tính toán được còn P thì không B.CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT: 1 Ô nhiễm trầm tích Trầm tích là chất gây ô nhiễm khổng lồ nhất Ở nhiều vùng, ô nhiểm trầm tích làm nghẹt các dòng chảy, lấp đầy các hồ, hồ chứa nhân tạo, các ao, kênh, rãnh nước, các bến cảng, chôn vùi các thảm thực vật và thường... mòn đất – thực sự làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên Nó làm suy thoái đất tại vị trí ban đầu, làm giảm chất lượng nước cung cấp và có thể phủ ngoài lớp vật liệu khô cằn trên đất canh tác sản xuất hoặc đất hữu dụng khác Những hồ nhân tạo nhỏ sẽ đầy trầm tích trong 1 vài thập kỉ, trong khi những hồ lớn phải mất hàng trăm năm để làm đầy 12 Đa số nguồn ô nhiễm trầm tích tự nhiên bao gồm các mảnh đá và khoáng... sự phá vỡ bề mặt đất để xây dựng( nhà,đô thị,đường cao tốc), canh tác, phá rừng, và công tác phân luồng Nó không thể bị loại bỏ, chỉ có thể được cải thiện Các chương trình bảo tồn đất và nước đang được phát triển đáng kể Những chương trình đầu tiên: nhấn mạnh tính ổn định của những vùng gió và nước quá mức gây xói mòn, kiểm soát lũ lụt, cung cấp nước tưới cho những vùng đất khô hạn và bán khô hạn, phát... lượng xói mòn đất) (14) Phương trình này sử dụng dữ liệu về dòng chảy của mưa, kích thước và hình dạng của độ dốc, vỏ đất, và thực hành chống xói mòn để dự đoán lượng đất bị xói mòn từ vị trí ban đầu, ngoài ra còn tính lượng trầm tích bồi tụ cho vùng phía dưới (15) Phương trình USLE: A = RKLSCP A: lượng đất bị xói mòn (tấn/ha/năm) R: hệ số dòng chảy nước mưa gây xói mòn K: hệ số tính xói mòn đất L: hệ... nhập của đất mặn và nước gần bề mặt • Sự suy giảm nước bề mặt trên các dòng sông suối và ao, hồ • Tỉ lệ xói mòn đất tăng lên do hoạt động con người • Tổn hại đến thảm thực vật tự nhiên Những dấu hiệu xảy ra có liên kết với nhau: đất bề mặt mặn hóa làm giảm thảm thực vật trên vùng đất đó, vì thế có thể dẫn đến xóa mòn Dưới đây là một số các biện pháp góp phần ngăn chặn, làm chậm tiến trình và dừng hẳn... hóa: • Bảo vệ và tiến hành các biện pháp nhằm cải tạo đất nghèo dinh dưỡng • Áp dụng các công cụ kĩ thuật đơn giản, nhưng có cơ sở và hữu ích để bảo vệ đất khỏi việc chăn thả quá mức vật nuôi • Áp dụng các biện pháp bảo tồn có cơ sở đối với đất nông nghiệp nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên đất • Dùng những kĩ thuật thích hợp để tăng sản xuất mùa vụ, điều này nhằm mục đích tận dụng được các loại đất nghèo nàn... điều này nhằm mục đích tận dụng được các loại đất nghèo nàn chất dinh dưỡng hay các loại đất không sử dụng được vào canh tác, mặc khác góp phần dần cải tạo đất. ( ví dụ như: rừng, vùng hoang dã, hay đồng cỏ,…) 15 • Nỗ lực gia tăng sự phục hồi đất thông qua việc quản lý đất, ổn định các cồn cát và kiểm soát xóa mòn đất 16 . CHƯƠNG 3: ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG (SOILS AND ENVIRONMENT) A. GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT: 1. Định nghĩa đất: 2 quan điểm • Các nhà khoa học đất: Đất là vật liệu rắn của trái đất, chịu ảnh hưởng của. trò của đất trong các vấn đề môi trường. [Những vấn đề có liên quan về đất đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất trở thành khía cạnh quan trọng của công tác môi trường: - Quy hoạch sử dụng đất: đô. loại: đất thô, đất mịn và đất giàu hữu cơ. Hệ thống phân loại đất thống nhất được sự dung rộng rãi trong nghành xây dựng. Bởi vì đất trong tự nhiên là hỗn hợp của các loại hạt thô (đất và sỏi),

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w