Do lịch sử hình thành, Giới Bắc địa là một khối tương đối thống nhất toàn vẹn, tuy nhiên cũng có thể được chia làm 2 vùng: vùng Cổ bắc (Palearctic) và vùng Tân bắc (Nearctic) do có một số đặc điểm khác nhau về địa hình địa mạo, sinh thái cảnh quan và động vật giới. nếu không tính khu vực miền nước Nga phía Bắc thuộc về châu Á mà đưa nó vào vùng phụ châu Âu – Xiberi thì khu vực Bắc Á có phạm vi từ ranh giới phía Tây của vùng phụ Trung tâm châu Á đến cực đông Đông Nam châu Á (bao gồm các đảo của Nhật Bản). Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng sự tồn tại của những loài (hoặc nhóm động vật) di cư từ khu vực Xiberi.
Chuyên đề: Địa động vật học ĐỊA ĐỘNG VẬT GIỚI KHU VỰC BẮC Á 1. Khái quát giới Bắc địa và khu vực Bắc Á a. Phạm vi và sự phân chia Giới Bắc địa (Arctogea) gồm vùng Toàn Bắc (Holarctic) chiếm một lãnh thổ hết sức rộng lớn. Đây là vùng lục địa điển hình nhất. Ở phía Nam, nó giáp với vùng Ethiopia, Ấn Độ - Mã Lai và Tân nhiệt đới. Ranh giới phía Nam của Holarctic tương ứng với ranh giới giữa đới khí hậu ôn hòa và nóng. Ở phía Bắc, Holarctic kéo dài đến địa cực và chiếm tất cả miền Bắc cực, ôn hòa và cận nhiệt đới của Bắc bán cầu. Vùng Holarctic bao gồm tất cả lục địa của Bắc bán cầu, nó chiếm tất cả châu Âu, Bắc Phi, phần lớn châu Á (trừ phần Đông Nam thuộc vùng Ấn Độ - Mã Lai và Nam Arabie thuộc vùng Ethiopia) và hầu hết Bắc Mỹ. Trong các đảo thuộc vùng Holarctic, trừ tất cả các đảo nằm ở Bắc Băng Dương, Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, có các đảo: Acores, Madere, Canaries, Cap Vert và Nhật Bản (trừ đảo cực Nam Kiou-Siou). Do lịch sử hình thành, Giới Bắc địa là một khối tương đối thống nhất toàn vẹn, tuy nhiên cũng có thể được chia làm 2 vùng: vùng Cổ bắc (Palearctic) và vùng Tân bắc (Nearctic) do có một số đặc điểm khác nhau về địa hình địa mạo, sinh thái cảnh quan và động vật giới. Vùng Cổ Bắc lại được phân thành các vùng phụ: • Vùng phụ Bắc cực • Vùng phụ Âu – Xiberi • Vùng phụ Địa Trung Hải • Vùng phụ Trung tâm châu Á • Vùng phụ Trung Quốc – Mãn Châu Vùng Tân Bắc gồm vùng phụ: • Vùng phụ Canada • Vùng phụ Sonora • Vùng phụ Bắc cực Như vậy khu vực Bắc Á sẽ bao gồm 2 vùng phụ của vùng Cổ Bắc, đó là: Vùng phụ Trung tâm châu Á và vùng phụ Trung Quốc – Mãn Châu. - Vùng phụ Trung tâm châu Á: ranh giới của vùng phụ này như sau Võ Thị Trọng Hoa Trang 1 Chuyên đề: Địa động vật học Về phía Tây: lãnh thổ Turkestan và hầu hết vùng đồng cỏ (đồng cỏ Volga, Ural, Kal-nư-vô và Pri-cas-pion của Bắc Cap-ca-đơ) Về phía Đông: ranh giới phía Tây của các sa mạc Trung Á là địa điểm chuyển tiếp của các vùng phụ Trung tâm châu Á sang vùng phụ Trung Quốc - Mãn Châu. - Vùng phụ Trung Quốc – Mãn Châu: chiếm phần cực đông Đông Nam châu Á, có các đảo của Nhật Bản (trừ đảo Iesso). Ở phía Bắc thuộc vào vùng phụ này còn có miền Oussouri. Tuy nhiên ở đây động vật giới điển hình Trung Quốc – Mãn Châu không còn nữa, nó chuyển sang cùng với động vật giới Xiberi. Như vậy, nếu không tính khu vực miền nước Nga phía Bắc thuộc về châu Á mà đưa nó vào vùng phụ châu Âu – Xiberi thì khu vực Bắc Á có phạm vi từ ranh giới phía Tây của vùng phụ Trung tâm châu Á đến cực đông Đông Nam châu Á (bao gồm các đảo của Nhật Bản). Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng sự tồn tại của những loài (hoặc nhóm động vật) di cư từ khu vực Xiberi. b. Địa lý cảnh quan - Vùng phụ Trung tâm châu Á chiếm một lãnh thổ mà trên đó có những sa mạc bao la và núi cao nhất, giữa các núi đó nổi bật là cao nguyên Tây tạng cao vài ngàn mét so với mặt nước biển. Những khoảng không gian khá đáng kể của vùng phụ này là đồng cỏ. Vùng phụ này có điều kiện sinh thái đặc biệt thể hiện rất rõ ràng. Đây là trung tâm hình thành mạnh mẽ đối với các động vật ở núi cũng như động vật ở sa mạc đồng cỏ. - Vùng phụ Trung Quốc – Mãn Châu: rừng và núi ở đây phát triển rất tốt. 2. Địa động vật giới khu vực Bắc Á a. Địa động vật giới vùng phụ Trung tâm châu Á: hết sức đặc biệt. Vùng phụ này là trung tâm hình thành các động vật ở núi cũng như động vật ở sa mạc, đồng cỏ. Sa mạc trung tâm châu Á có rất lâu và điều đó quyết định mức độ chuyên hóa cao của các dạng điển hình ở đây, nhất là có rất nhiều giống địa phương cũng như động vật giới của vùng núi của trung tâm châu Á rất nhiều loài và có rất nhiều dạng đặc biệt. - ĐV có vú: giống địa phương điển hình • Bò Poephagus Võ Thị Trọng Hoa Trang 2 Chuyên đề: Địa động vật học • Sơn dương Pantholops, Saiga và các sơn dương khác. • Bọn ăn sâu bọ (Insectivora) có Diplomesodon • Gặm nhấm Spermophilopsis Võ Thị Trọng Hoa Trang 3 Chuyên đề: Địa động vật học • Chuột giống Phodopus, Ellobius, Lagurus… • Chuột núi Alticola • Chuột nhảy Dipodidae, Gerbillinae • Ochotonidae Võ Thị Trọng Hoa Trang 4 Chuyên đề: Địa động vật học - Chim: chủ yếu là dạng ở núi • Gà núi • Ngỗng Eulabeia • Loài Podoces (điển hình), một số dạng Pteroclidae (giống Syrrhaptes) b. Vùng phụ Trung Quốc – Mãn Châu: Động vật giới giàu có nhất ở vùng Trung và Nam của vùng phụ này và nhiều dạng điển hình tập trung chính là ở đây và dọc phía Tây cao nguyên Tây Tạng và Võ Thị Trọng Hoa Trang 5 Chuyên đề: Địa động vật học vùng núi của các nguồn sông Cửu Long và sông Dương Tử, ngoài ra còn có sự hỗn hợp của dạng Ấn Độ (xảy ra do sự di cư của động vật). - ĐV có vú: các giống điển hình và địa phương như sau • Bọn ăn sâu bọ (Insectivora): chuột chù Soriculus, Anurosorex, bốn giống chuột chũi địa phương (Talpidae): Uropsilus, Scaptonyx,… • Bộ ăn thịt (Carnivora): chó sói đỏ (Cuon), chó Nyctereutes, gấu tre Ailuropoda, một số Sóc (Sciurinae) Chó sói đỏ Chó Nyctereutes Võ Thị Trọng Hoa Trang 6 Chuyên đề: Địa động vật học Gấu trúc Ailuropoda Sciurinae • Chuột Gliridae, chuột nhảy (Dipodidae), dím Spalacidae. Dím Spalacidae Chuột Gliridae • Hươu nước (Hydropotes), hươu Elaphodus, Elaphurus, Axis Hươu nước Hydropotes Elaphodus cephalophus - Chim: giàu và đa dạng. Điển hình là chim trĩ miền Nam thuộc các giống Herwa, Tetraophasis, Syrmaticus; thuộc bọn chim sẻ có chim khuyên Zosterops và các chim khác. Ở vùng phía Nam có thể có bọn Vẹt. Võ Thị Trọng Hoa Trang 7 Chuyên đề: Địa động vật học Tetraophasis Syrmaticus - Bò sát: Có một số dạng phương Nam. • Giống thằn lằn Tachydromus • Cá sấu Alligator ở sông Dương Tử. - Acipenseriformes – giống Psephurus, họ hàng gần nhất của giống Polyodon ở châu Mỹ Võ Thị Trọng Hoa Trang 8 Chuyên đề: Địa động vật học - Lưỡng thê: LT có đuôi đặc biệt (Urodela) họ Megalobatrachus. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Vũ Khôi, Nguyễn Nghĩa Thìn, Địa lý động vật 2. Giáo trình Địa động vật học, O. Petrov, ND 3.http://www.britannica.com/EBchecked/topic/65890/biogeographic- region/70700/Fauna Võ Thị Trọng Hoa Trang 9 . động vật học ĐỊA ĐỘNG VẬT GIỚI KHU VỰC BẮC Á 1. Khái quát giới Bắc địa và khu vực Bắc Á a. Phạm vi và sự phân chia Giới Bắc địa (Arctogea) gồm vùng Toàn Bắc (Holarctic) chiếm một lãnh thổ hết. và chiếm tất cả miền Bắc cực, ôn hòa và cận nhiệt đới của Bắc bán cầu. Vùng Holarctic bao gồm tất cả lục địa của Bắc bán cầu, nó chiếm tất cả châu Âu, Bắc Phi, phần lớn châu Á (trừ phần Đông Nam. thuộc vùng Ethiopia) và hầu hết Bắc Mỹ. Trong các đảo thuộc vùng Holarctic, trừ tất cả các đảo nằm ở Bắc Băng Dương, Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, có các đảo: Acores, Madere, Canaries,