1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Sự khác biệt giữa hoạt động thu hẹp khoảng cách phát triển trong Cộng đồng VHXH Asean và Cộng đồng

8 2,8K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 41 KB

Nội dung

Sự khác biệt giữa hoạt động thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASCC và trong AEC Hoạt động thu hẹp khoảng cách phát triển trong Cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng văn hóa xã hội (ASCC) có sự khác biệt cụ thể như sau: 1. Về mục tiêu chiến lược Mục tiêu chiến lược của hoạt động thu hẹp khoảng cách phát triển nói chung là tăng cường hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa 2 nhóm nước:ASEAN 6(Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan) và ASEAN 4 (nhóm CMLV gồm: Camphuchia, Myanmar, Lào, Việt Nam).  Đối với ASCC, tăng cường hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, đặc biệt ở khía cạnh phát triển xã hội, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho các nước nghèo hơn; đảm bảo quyền lợi của những người lao động trong khu vực được ngang nhau, thu hẹp khoảng cách phúc lợi xã hội giữa các nước thành viên, cải thiện khoảng cách về chất lượng môi trường ở các nước…  Đối với AEC,AEC hỗ trợ các nước thành viên mới với mục đích để giảm khoảng cách phát triển kinh tế giữa các nước thành viên ASEAN và xúc tiến hội nhập kinh tế khu vực cho các nước mới gia nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế công bằng và giúp xóa đói giảm nghèo trong Cam-pu-chia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV).Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước CLMV lần thứ nhất, diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42, thu hẹp khoảng cách phát triển là một trong những nội dung chính sẽ được bốn nước thảo luận, đánh giá để tìm kiếm một giải pháp chung hiệu quả nhất, từng bước đưa CLMV sánh ngang cùng các quốc gia trong khu vực và thế giới. 2. Về nội dung thu hẹp khoảng cách phát triển ASEAN đưa nội dung thu hẹp khoảng cách phát triển này vào tất cả các chương trình/kế hoạch công tác của các lĩnh vực chuyên ngành.  Đối với ASCC ASCC tích cực trong việc thúc đẩy thu hẹp khoảng cách trong phát triền nguồn nhân lực, công nghệ thông tin đồng thời quan tâm tới chất lượng cuộc sống, phúc lợi xã hội và chất lượng môi trường thông qua việc đầu tư thêm nguồn lực cho giáo dục tiểu học và đại học, đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế; tăng cường hợp tác để giải quyết những vấn đề liên quan tới tăng trưởng dân số, thất nghiệp, môi trường xuống cấp và ô nhiễm xuyên biên giới, thiên tai - Đối với phát triển nguồn nhân lực, tích cực trong xây dựng năng lực khu vực công, lao động và việc làm, giáo dục Đại học. Mục tiêu của việc phát triển này là nhằm tăng cường năng lực nguồn nhân lực ở Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam với mục đích để tiếp tục tăng trưởng kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh của ASEAN. - Đối với công nghệ thông tin: Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên bằng cách khai thác đầy đủ tiềm năng của công nghệ thông tin phù hợp với Hiệp định khung e-ASEAN và các khuyến nghị…  Đối với AEC: AEC tập trung thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế trên khía cạnh về cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng năng lực cho hội nhập kinh tế khu vực, năng lượng môi trường đầu tư, du lịch, xóa đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống - Đối với việc thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng: Cải thiện hiệu quảchất lượng vận tải và mạng lưới cơ sở hạ tầng năng lượng của Cam-pu-chia, Lào, Myanmar và Việt Nam nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế khu vực của các nước này. - Đối với hội nhập kinh tế khu vực: Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong các nước thành viên ASEAN để những nước đó tiến hành hội nhập kinh tế khu vực. Đặc biệt là khu vực tự do thương mại, khu vực đầu tư ASEAN và tự do hóa thương mại dịch vụ. - Đẩy nhanh tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin để đảm bảo có sự phổ biến sử dụng hàng hóa và dịch vụ công nghệ thông tin, áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử ở Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. - Các nước ASEAN-6 hỗ trợ dành riêng cho CLMV chương trình ưu đãi thuế quan hội nhập ASEAN (AISP), đẩy nhanh cam kết giảm thuế cho các nước CLMV trong một số sản phẩm. Ngoài ra, các nước ASEAN-6 cũng hỗ trợ CLMV thông qua các chương trình hợp tác kỹ thuật. 3. Về biện pháp thu hẹp khoảng cách thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASCC và trong AEC Trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển Cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng văn hóa-xã hội (ASCC) có những biện pháp thực hiện khác nhau cụ thể như sau:  Biện pháp của ASCC: Bao gồm 3 biện pháp Một là, lồng ghép những vấn đề phát triển xã hội vào việc xây dựng và thực hiện các dự án cho “Sáng kiến hội nhập ASEAN” (IAI); Hai là, thực hiện Chương trình hành động “Sáng kiến hội nhập ASEAN” lần thứ 2 giai đoạn 2009-2015; Ba là, thông qua và thực hiện chương trình ủng hộ trong khu vực đối với các lĩnh vực như nông nghiệp, hàng hải và ngư nghiệp, công nghiệp dựa trên nông nghiệp và tích hợp phát triển nông thôn  Biện pháp của AEC: Gồm 5 biện pháp Một là, tăng cường thực thi các chương trình xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho cả khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân ở các quốc gia thành viên, đặc biệt là đối với các nước CLVM và các tiểu khu vực khác như IMT – GT (tam giác phát triển Indonesia, Malaysia và Thái Lan) và BIMP – EAGA (Khu vực phát triển đông ASEAN gồm Brunei, Indonesia và Philippines) nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa các quốc qia trong quá trình tham gia sản xuất và mạng lưới phân phối của toàn khu vực. Hai là, các nước ASEAN 6 tiếp tục có trách nhiệm hỗ trợ các chương trình IAI Ba là, sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của các đối tác đối thoại và các tổ chức quốc tế (như Ngân hàng phát triển châu Á, ngân hàng thế giới…) để thực hiện có hiệu quả các chương trình IAI. Bốn là, Xây dựng và tăng cường năng lực của các quan chức chính phủ để phát triển kinh tế và các chính sách xã hội nhằm giảm thiểu những tác động của hội nhập kinh tế. Năm là, Tiến hành các hoạt động nghiên cứu kinh tế - xã hội định kỳ để giám sát và đánh giá các tác động của hội nhập kinh tế. . Sự khác biệt giữa hoạt động thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASCC và trong AEC Hoạt động thu hẹp khoảng cách phát triển trong Cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng văn hóa xã. nước ASEAN- 6 cũng hỗ trợ CLMV thông qua các chương trình hợp tác kỹ thu t. 3. Về biện pháp thu hẹp khoảng cách thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASCC và trong AEC Trong việc thu hẹp khoảng. sự khác biệt cụ thể như sau: 1. Về mục tiêu chiến lược Mục tiêu chiến lược của hoạt động thu hẹp khoảng cách phát triển nói chung là tăng cường hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa

Ngày đăng: 12/04/2015, 00:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w