1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

tài liệu bảo tàng đông nam á

15 553 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 5,43 MB

Nội dung

Tài liệu về mĩ học đại cương cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao những kiến thức có liên quan đến bộ môn vẽ mỹ thuật, tài liệu dùng cho SV chuyên ngành xây dựng kiến trúc bậc giáo dục đại học.

Bảo tàng Đông Nam Á / Xưởng thiết kế Paragon Design – Công ty TNHH tư vấn Đại học Xây Dựng Kienviet.net – Toà nhà Bảo tàng Đông Nam Á (Tòa nhà Cánh diều) có diện tích khoảng 500m2 nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam. Đây là công trình bảo tàng đầu tiên về văn hóa các nước Đông Nam Á, một trong những điểm kết nối giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước trong khu vực và hứa hẹn sẽ trở thành một địa điểm văn hóa hấp dẫn cho người dân và du khách đến với thủ đô. Công trình là sản phẩm của xưởng thiết kế Paragon Design thuộc Công ty TNHH tư vấn Đại học Xây Dựng. Tòa nhà được đầu tư xây dựng trong suốt hơn 6 năm và được khánh thành vào chiều ngày 30/11/2013, ngoài sự đầu tư của Nhà nước còn có sự đóng góp tâm huyết cả về vật chất lẫn tinh thần của bạn bè Đông Nam Á và thế giới. Thông tin dự án: Tên dự án: Tòa nhà Đông Nam Á – Bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam Loại hình dự án: Bảo tàng Vị trí: Bảo tàng Dân tộc học, đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội Tình trạng: Đã hoàn thiện Đơn vị thiết kế: xưởng thiết kế Paragon Design – công ty TNHH tư vấn Đại học Xây Dựng Nhóm tác giả: cố GS.TSKH.KTS Nguyễn Mạnh Thu, KTS. Doãn Thế Trung, KTS. Nguyễn Toàn Thắng, KTS. An Đức Vượng, KTS. Lê Khánh Duy Ảnh(c) Paragon Design, Kienviet.net Theo nhóm tác giả, ý tưởng thiết kế của công trình được lấy hình tượng một cánh diều, một hình ảnh rất quen thuộc của các dân tộc ở Việt nam cũng như ở khu vực châu Á, cánh diều là biểu tượng cho bảo tàng mới và mang sắc thái riêng cho công trình. Do được xây dựng trong khuôn viên của Bảo tàng Dân tộc học nên để có sự ăn nhập với nhà Bảo tàng cũ, phương án Bảo tàng Đông Nam Á đã chọn giải pháp tạo ra một đường cong cho khối kiến trúc mới ngược chiều với đường cong của khối nhà cũ ở phía tiếp giáp. Việc này đã tạo ra sự kết hợp giữa khối cong và khối chữ nhật. Khối chữ nhật tạo không gian trưng bày gãy gọn dễ bố trí hiện vật cũng như tổ chức trần và nền. Khối cong cho phép sự ăn nhập với công trình cũ và bố trí cầu thang, khu vực giải khát lưu niệm… Hình ảnh bảo tàng Đông Nam Á trong tổng thể khu vực / Ảnh© Kienviet.net Ngoài ra, phía đầu của ngôi nhà không bố trí các phòng chức năng mà để trống với hàng cột cao vừa không che khuất bảo tàng cũ khi nhìn từ ngoài đường vừa cho cảm giác hoàng tráng của khu vực lối vào chính, tạo cảm giác bay bổng của cánh diều. Tại không gian cao này có thể bố trí những vật trưng bày đòi hỏi chiều cao lớn. Một góc nhìn công trình lúc chiều tà Về hướng tiếp cận, bảo tàng được thiết kế có hai lối vào, lối vào chính có mối liên hệ rất tốt với Bảo tàng cũ thông qua quảng trường chính còn lối vào phụ để phục vụ cho việc vận chuyển các sản phẩm trưng bày vào kho. Phân khu chức năng của bảo tàng Đông Nam Á được chia theo các tầng như sau: - Tầng hầm: bố trí các phòng kỹ thuật và các phòng kho. Chúng được thông với tầng 1 bằng 2 cầu thang ở hai đầu. Trong trong việc tổ chức cách nước và chống ẩm, tại tầng hầm sử dụng các rãnh thu nước ở xung quanh kết hợp với các vật liệu chống thấm và các thiết bị bảo ôn để đảm bảo những điều kiện vi khí hậu. - Tầng 1: Từ lối vào chính sẽ đến một sảnh chính ở đó có bố trí các phòng như gửi mũ áo, phòng khách, phòng vệ sinh ở một phía còn phía kia là cầu thang và thang máy. Từ sảnh có mối liên hệ với các quầy bán đồ lưu niệm, quầy giải khát, có một không gian thông tầng với một đường dốc thoải lên các tầng trên. Từ sảnh có thể đến phòng trưng bày không thường xuyên hoặc theo hành lang đến các phòng học của trẻ em cũng như đến sảnh phụ. Sảnh phụ có bố trí phòng tiếp nhận sản phẩm, phân loại và được đưa xuống tầng hầm. Mặt bằng tầng 1 - Tầng 2: Bố trí các phòng hành chính và các phòng sinh hoạt chuyên đề. Có hai lối liên hệ bằng hành lang ở phía trước và phía sau, phục vụ cho việc vần chuyển hàng và khách tham quan. Các phòng sinh hoạt chuyên đề vì vậy có thể tổ chức độc lập với nhau. Mặt bằng tầng 2 - Tầng 3 có bố trí phòng khánh tiết và phòng trưng bày thường xuyên. Mặt bằng tầng 3 Ngoài ra, toàn bộ tòa nhà có bố trí khu vệ sinh và 2 cầu thang, thang thường và thang máy cũng như đường dốc thoải cho người tàn tật. Phối cảnh tách tầng và một số phân khu chức năng tại bảo tàng Vấn đề giao thông nội bộ được phân chính thành hai nhóm lối đi: lối đi của khách và lối đi riêng của vật trưng bày. Bộ phận hành chính do được bố trí trong một khu ở tầng 2 vì vậy thuận tiện trong sử dụng. Đối với lối đi của khách: đi thẳng lên tầng 3 vào phòng khánh tiết (trừ khách đặc biệt) hoặc sẽ vào phòng khách ở tầng 1 trước để vào các phong trưng bày thường xuyên. Nếu đi từ tầng 3, khách sẽ xuống tầng 2 bằng cầu thang ở phía đầu hồi bên phải xuống các phòng trưng bày chuyên đề. Sau đó khách sẽ xuống cầu thang phía đối diện, vào phòng trưng bày không thường xuyên, ra hành lang giải khát và mua đồ lưu niệm lấy quần áo ra về. Cầu thang dành cho du khách khi tiếp cận từ sảnh chính Về chiều cao các tầng của công trình được thiết kế như sau: Tầng hầm cao 3,5m trong đó phần chìm sâu xuống nền đất là 2m, phần nổi trên mặt đất là 1,5m. Các tầng bên trên đều cao 4,4m. Công trình có tổ hợp mặt đứng bằng ngôn ngữ đơn giản trong đường nét và trong sử dụng vật liệu màu sắc. Có thể thấy những sự kết hợp của hai mảng mảng đặc và rỗng. Mảng đặc là không gian trưng bày được sử dụng gạch trần ở phía mặt ngoài và các mảng kính rỗng là các không gian của hành lang thông tầng lấy ánh sáng cũng như tạo các điểm nhìn từ không gian bên trong đến sân vườn. [...]... yếu tố văn hóa của cư dân các dân tộc Đông Nam Á Một số sản phẩm trưng bày bên trong bảo tàng Người dân & du khách tham quan bảo tàng Nhìn chung, bảo tàng Đông Nam Á đã trở thành một minh chứng sống động trong việc tăng cường giao lưu văn hóa giữa các dân tộc giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, hướng tới xây dựng cộng đồng ASEAN – ngôi nhà chung của các quốc gia Đông Nam Á ... hóa của các dân tộc Đông Nam Á Các yếu tố văn hóa này được thể hiện, gợi mở về một Đông Nam Á đa dạng, thống nhất trong văn hóa và lối sống Theo Ban giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, trưng bày Văn hóa Đông Nam Á được xác định là một trưng bày thường xuyên, lâu dài trong tầng 1 của tòa bảo tàng mới này Gian trưng bày này có gần 400 hiện vật và 130 ảnh, kèm theo là hệ thống thông tin gồm bản đồ, các chú thích,... cánh diều được bay bổng và khái quát hoá trong tổ hợp kiến trúc Tác giả đã có cố gắng để thể hiện hình tượng của dân tộc ta trong bối cảnh mới của thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Tại không gian trưng bày của bảo tàng, việc trưng bày được tổ chức theo 5 chủ đề chính: đồ vải, đời sống hàng ngày, đời sống xã hội, nghệ thuật biểu diễn và tôn giáo tạo điều kiện cho người dân và du khách . trong việc tăng cường giao lưu văn h a gi a các dân tộc gi a Việt Nam và các nước trong khu vực, hướng tới xây dựng cộng đồng ASEAN – ngôi nhà chung c a các quốc gia Đông Nam Á. . trong khuôn viên c a Bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam. Đây là công trình bảo tàng đầu tiên về văn h a các nước Đông Nam Á, một trong những điểm kết nối gi a văn h a Việt Nam và văn h a các nước trong. hiểu về đời sống văn h a c a các dân tộc Đông Nam Á. Các yếu tố văn h a này được thể hiện, gợi mở về một Đông Nam Á a dạng, thống nhất trong văn h a và lối sống. Theo Ban giám đốc Bảo tàng Dân

Ngày đăng: 11/04/2015, 02:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w