1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT BÀI TOÁN TÌM LUẬT KẾ HỢP

27 275 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Nhiều bạn trẻ xem nó như là một thế giới thứ 2 của mình – thế giới ảo trong việc tìm bạn, chia sẻ thông tin, kiến thức… Mỏi ngày một lượng số lượng lớn các thao tác được thực hiện trên m

Trang 1

Contents 1

1 GIỚI THIỆU 1

2 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ TRI THỨC 2

2.1 Khái niệm về khai phá dữ liệu (datamining) và ứng dụng 2

2.2 Các hướng tiếp cận khai phá dữ liệu (datamining) 4

3 BÀI TOÁN KHAI PHÁ DỮ LIỆU TỪ MẠNG XÃ HỘI 5

3.1 Mạng xã hội 5

3.2 Mạng xã hội Facebook 5

3.3 Mạng xã hội Twitter 6

3.4 Mạng xã hội Zing Me 7

3.5 Mạng xã hội – Jomsocial 7

4 KHẢO SÁT BÀI TOÁN TÌM LUẬT KẾ HỢP 11

4.1 Mô tả bài toán tìm Luật kết hợp 11

4.2 Phân tích bài tóan : 12

4.3 Thuật toán Apriori 13

5 CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH : 15

5.1 Giới thiệu CSDL : 15

5.2 Giới thiệu chương trình : 17

5.4 Kết quả đạt được – hạn chế - hướng phát triển 21

5.5 Giới thiệu một số source code chính của chương trình: 22

Tài liệu tham khảo : 27

1 GIỚI THIỆU

Như chúng ta đã biết mạng xã hội như facebook, twitter, zingme … đã trở nên rất phổ biến hiện nay Nhiều bạn trẻ xem nó như là một thế giới thứ 2 của mình – thế giới ảo trong việc tìm bạn, chia sẻ thông tin, kiến thức… Mỏi ngày một lượng số lượng lớn các thao tác được thực hiện trên mạng xã hội và đồng nghĩa với việc một số lượng rất lớn

Trang 2

database được sinh vào và lưu trữ Khai phá dữ liệu cho mạng xã hội một chủ đề khá mớinhưng lại gây nhiều quan tâm cho giới nghiên cứu.

Khai phá dữ liệu cho mạng xã hội là một chủ đề rất rộng bao gồm link prediction, xácđịnh trạng thái một nhân tố (actor) tại thời gian t, dự đoán những liên kết với nhân tố nàytại thời điểm t+1 Cho thông tin về những nhân tố, dự đoán những lien kết xã hội giữachúng Tìm ra những nhân tố nổi bật, những nhân tố có tầm hưởng nhiều nhất trong mạng

xã hội Tìm kiếm trong mạng xã hội và tính thật trong mạng xã hội…

Vì thời gian có hạn nên Em chỉ xin trình bày chi tiết phần Data Mining với bài toántìm luật kết hợp bằng thuật toán Apriori trong quá trình khai phá tri thức và thông qua đóxây dựng một chương trình tìm luật kết hợp tiềm ẩn trong CSDL Dựa vào các mối lien

hệ của từng user đã kết bạn với những user khác trong mạng xã hội và sử dụng thuật toánapriori để có thể đoán được những user có thể kết bạn với nhau và dự đoán nếu một user

đã kết bạn với user A thì sẽ kết bạn với user B

Mạng xã hội Em nghiên cứu ở đây là Jomsocial là một thành phần cộng đồng(com_community) của Joomla CMS Đây là một giải pháp xây dựng các website cộngđồng với mã nguồn mở Joomla CMS được thiết kế mô phỏng theo facebook hiện nay

2 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ TRI THỨC

2.1 Khái niệm về khai phá dữ liệu (datamining) và ứng dụng

Trong môi trường cạnh tranh, người ta ngày càng cần có nhiều thông tin với tốc

độ nhanh để trợ giúp việc ra quyết định và ngày càng có nhiều câu hỏi mang tính chấtđịnh tính cần phải trả lời dựa trên một khối lượng dữ liệu khổng lồ đã có Với những lý

do như vậy, các phương pháp quản trị và khai thác cơ sở dữ liệu truyền thống ngày càngkhông đáp ứng được thực tế đã làm phát triển một khuynh hướng kỹ thuật mới đó là Kỹthuật phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu (KDD - Knowledge Discovery and DataMining).Với những ưu điểm đó, khai phá dữ liệu đang được áp dụng một cách rộng rãitrong nhiều lĩnh vực kinh doanh và đời sống khác nhau: marketing, tài chính, ngân hàng

và bảo hiểm, khoa học, y tế, an ninh, internet… Kỹ thuật phát hiện tri thức và khai phá dữliệu đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở các nướctrên thế giới, tại Việt Nam kỹ thuật này tương đối còn mới mẻ tuy nhiên cũng đang đượcnghiên cứu và dần đưa vào ứng dụng Khai phá dữ liệu (Data Mining) được định nghĩa

Trang 3

Pattern Discovery

Transformed Data

Cleansed PreprocessedPreparated

Target Data

Gathering

Data Mining

Selection

Transformationnon

Cleansing Pre-processing

Preparation

Envalution of Rule

là: quá trình trích xuất các thông tin có giá trị tiềm ẩn bên trong lượng lớn dữ liệu được

lưu trữ trong các CSDL, kho dữ liệu… Hiện nay, ngoài thuật ngữ khai phá dữ liệu, người

ta còn dùng một số thuật ngữ khác có ý nghĩa tương tự như: khai phá tri thức từ CSDL

(knowlegde mining from databases), trích lọc dữ liệu (knowlegde extraction), phân tích

dữ liệu/mẫu (data/pattern analysis), khảo cổ dữ liệu (data archaeology),nạo vét dữ liệu

(data dredging)

Quá trình này bao gồm các bước sau:

a) Làm sạch dữ liệu (data cleaning): loại bỏ nhiễu hoặc các dữ liệu không thích hợp.

b) Tích hợp dữ liệu (data integration): Tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau như:

CSDL, Kho dữ liệu, file text

c) Chọn dữ liệu (data selection): Ở bước này, những dữ liệu liên quan trực tiếp đến

nhiệm vụ sẽ được thu thập từ các nguồn dữ liệu ban đầu

d) Chuyển đổi dữ liệu (data transformation): Trong bước này, dữ liệu sẽ được chuyển đổi

về dạng phù hợp cho việc khai phá bằng cách thực hiện các thao tác nhóm hoặc tập hợp

e) Khai phá dữ liệu (data mining): Là giai đoạn thiết yếu, trong đó các phương pháp

thông minh sẽ được áp dụng để trích xuất ra các mẫu dữ liệu

f) Đánh giá mẫu (pattern evaluation): Đánh giá sự hữu ích của các mẫu biểu diễn tri

thức dựa vào một số phép đo

Đây là mô hình minh họa cho các quá trình khai thác dữ liệu :

Trang 4

(Hình 1 – Quá Trình Khai Thác Dữ Liệu)

g) Trình diễn dữ liệu (knowlegde presentation):

Sử dụng các kĩ thuật trình diễn và trực quan hoá dữ liệu để biểu diễn tri thức khaiphá được cho người sử dụng Khai phá dữ liệu là một lĩnh vực liên quan tới rất nhiềungành học khác như: hệ CSDL, thống kê, trực quan hóa Hơn nữa, tuỳ vào cách tiếp cậnđược sử dụng, khai phá dữ liệu còn có thể áp dụng một số kĩ thuật như mạng nơ ron, líthuyết tập thô hoặc tập mờ, biểu diễn tri thức… So với các phương pháp này, khai phá dữliệu có một số ưu thế rõ rệt:

2.2 Các hướng tiếp cận khai phá dữ liệu (datamining)

- Phân lớp và dự đoán (classification & prediction) : xếp đối tượng vào một trong

các lớp đã biết trước Ví dụ: trong mạng xã hội ta có thể phân lớp user tùy thuộc vào độtuổi, giới tính, trình độ học vấn…

Hướng tiếp cận phân lớp có giám sát (supervised learning) thường sử dụng một số kỹthuật của học máy như cây quyết định (decision tree), mạng nơ ron nhân tạo (neuralnetwork) v.v

- Luật kết hợp (association rules) : là dạng luật biểu diễn tri thức ở dạng tương đối

đơn giản Luật kết hợp có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó cólĩnh vực mạng xã hội

Trang 5

- Khai thác mẫu tuần tự (sequential/temporal patterns): Tương tự như khai thác

luật kết hợp nhưng có thêm tính thứ tự và tính thời gian Một luật mô tả mẫu tuần tự códạng tiêu biểu X -> Y, phản ánh sự xuất hiện của biến cố X sẽ dẫn đến việc xuất hiệnbiến cố Y Hướng tiếp cận này có tính dự báo cao

- Phân cụm (clustering/segmentation) : Sắp xếp các đối tượng theo từng cụm (số

lượng và tên của cụm chưa được biết trước) Các đối tượng được gom cụm sao cho mức

độ tương tự giữa các đối tượng trong cùng một cụm là lớn nhất và mức độ tương tự giữacác đối tượng nằm trong các cụm khác nhau là nhỏ nhất Phân cụm còn được gọi là họckhông có giám sát (unsupervised learing)

Trong các hướng tiếp cận trên, luật kết hợp là tri thức quan trọng nhất tiềm ẩntrong CSDL Có rất nhiều thuật toán khai mỏ luật kế hợp Do vì thời gian hạn chế Em chỉtrình bài thuật toán Apriori trong bài luận này

3 BÀI TOÁN KHAI PHÁ DỮ LIỆU TỪ MẠNG XÃ HỘI

3.1 Mạng xã hội

Ngày nay, các mạng xã hội đang có sự phát triển bùng nổ, với số lượng người dùnglên đến hàng trăm triệu Các mạng xã hội đang dần trở thành một môi trường mạngkhông thể thiếu với hàng triệu người dùng Nơi mang lại cho người dùng một cơ hội tolớn để kết nối và chia sẻ thông tin dễ dàng Nó cũng phản ánh nhu cầu tâm lý tất yếu củacon người là chia sẻ và trao đổi thông tin Khi mà xã hội càng hiện đại thì áp lực cuộcsống, sự thiếu thốn về thời gian càng tăng… Điều đó làm cho các mạng xã hội trở thànhmột môi trường tiện dụng để người dùng có thể chia sẻ nhanh chóng những thông tinmình có với bạn bè

3.2 Mạng xã hội Facebook

Facebook là mạng xã hội lớn nhất thế giới, được thành lập vào tháng 2 năm 2004,Facebook ban đầu có tên là Facemash Đây là một phiên bản Hot or Not của trường đạihọc Harvard Sau đó, MarkZuckerberg thành lập “The Facebook” đặt trên domainthefacebook.com Dịch vụ mạng xã hội này ban đầu chỉ dành riêng cho các sinh viên của

Trang 6

Đại học Harvard Chỉ sau một tháng, hơn nửa số sinh viên Đại học Harvard đã đăng ký sửdụng dịch vụ này.

Tháng 9 năm 2004, Mark Zuckerberg đã chuyển trụ sở của thefacebbook.com vềPalo, Alto, California và bỏ chữ “the” trong tên miền thefacebook.com, chuyển thànhfacebook.com

Facebook nhanh chóng trở thành cái tên quen thuộc đối với người sử dụng các dịch

vụ mạng xã hội Đến tháng 12 năm 2004, tức chỉ 10 tháng sau khi thành lập, Facebook đãgần chạm mốc 1 triệu người dung

Một năm sau đó, số người dung đã dung vọt lên tới 5.5 triệu người Facebook dầndần mở rộng hoạt động ra phạm vi bên ngoài các trường đại học Các trường trung học tạiHoa Kỳ bắt đầu được dung vào hệ thống

Tháng 4 năm 2008, Facebook chính thức có mặt trên nhiều quốc gia và vùng lãnhthổ với 21 ngôn ngữ khác nhau Số thành viên của mạng xã hội này đã lên tới 100 triệungười

Thành công đến với Facebook nhanh hơn mong đợi khi số lượng thành viên củamạng xã hội này lần lượt chạm mốc 200 triệu vào tháng 4, 300 triệu vào tháng 9 năm

2009, 400 triệu vào tháng 2 năm 2010 Mới đây nhất, Facebook đã vượt mốc 500 triệungười dung

3.3 Mạng xã hội Twitter

Twitter cũng là một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới Nó còn được biếtđến như một mạng “tiểu” blog khi mà mỗi người 6ung chỉ được phép đăng một tin(tweet) có đồ dài không vượt quá 104 kí tự Mặc dù vậy, nhưng Twitter đáp ứng đúngyêu cầu của người dùng trong một xã hội ngày càng “vội vã”

Ngày 21/3/2011 vừa qua Twitter kỉ niệm sinh nhật lần thứ 5 của mình Đó một dấumốc quan trọng trong sự phát triển nhiều thăng trầm mạng tiểu blog này Đã có thờiTwitter phải chật vật để níu giữ người 6ung Nhưng ngày nay Twitter đã trở nên trưởngthành hơn và giữ một vai trò quan trọng trong xã hội, chính trị, truyền thông, thể thao vànhiều lĩnh vực khác

Người 6ung Twitter hiện nay gửi đi 140 triệu đoạn tweet mỗi ngày Trước đây,Twitter đã mất 3 năm, 2 tháng và 1 ngày để đạt được 1 tỷ tweet đầu tiên, nhưng giờ đây,

cứ 8 ngày thì có 1 tỷ tweet được gửi đi

Trang 7

Tương tự, Twitter đã mất 18 tháng để có 500 ngàn người 7ung, nhưng giờ đây, mỗingày lại có 7ung 500 ngàn tài khoản mới được đăng ký.

3.4 Mạng xã hội Zing Me

Đáp ứng xu thế mạng xã hội, tại Việt Nam đã có 7ung loạt mạng xã hội ra đời Tiêubiểu trong số đố là mạng xã hội Zing Me do tập VNG làm chủ Đây có thể nói là mạng xãhội lớn nhất Việt Nam Chỉ sau hơn một năm phát triển Zing Me đã có hơn 5 triệu người7ung

Với giao diện được việt hóa thân thiện, cùng sự tích hợp nhiều ứng dụng và dịch vụkhác nhau, Zing Me đã nhanh chóng thu hút được một lượng lớn người 7ung Đặc biệt lànhóm những người 7ung trẻ tuổi Zing Me cung cấp một môi trường chia sẻ và kết nối dễdàng Đồng thời Zing Me cũng cung cấp nhiều công cụ khác nhau để các doanh nghiệp tổchức các sự kiện, thực hiện các điều tra thăm dò Zing Me cũng mở các API để các bênthứ ba phát triển các ứng dụng dựa trên nền tảng Zing Me Zing Me ngày càng chiếmđược cảm tình của người 7ung, đặc biệt là nhóm người 7ung trẻ tuổi Đó là cơ sở cho sựphát triển bền vững tại thị trường Việt Nam sau này

Trên đây là một số mạng xã hội phổ biến ở trên thế giới và ở Việt Nam Nó chothấy mạng xã hội đã trở thành một xu hướng chi phối đời sống xã hội, nó chiếm đượccảm tính và sự quan tâm của tất cả mọi lứa tuổi, tầng lớp và trên phạm vi toàn cầu rộnglớn Xu hướng đó tạo ra sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội Đồng thời nó cũng biếnmạng xã hội trở thành một kho chứa thông tin khổng lồ Bởi mạng xã hội gần như trởthành một môi trường xã hội ảo Nó ghi nhận một cách đa dạng các hoạt động khác nhaucủa người 7ung Nó nắm giữ từ các thông tin cá nhân, cho tới các thông tin về các mốiquan hệ, về sở thích, về thói quen của người 7ung Mạng xã hội trở thành một kho dữ liệukhổng lồ mà nếu khai thác hiệu quả người ta có thể tìm được rất nhiều thông tin hữu ích

Có thể đoán nhận được sở thích của một người, phân tích các xu hướng về nhu cầu củangười 7ung, hay mối quan hệ giữa những người 7ung…

3.5 Mạng xã hội – Jomsocial

JomSocial được ra mắt năm 2007 bởi Slashes and Dots Sdn Bhd, một công ty ở Malaysia JomSocial là một extension thương mại và được tích hợp vào Joomla CMS Sau nhiều năm phát triển, nó đã trở thành một trong những extensions hang đầu về mạng

xã hội của Joomla

Trang 8

Năm 2010, JomSocial nhận giải thưởng “best joomla application” tại 2010 CMS Expo Năm 2012 nhận giải thưởng 2012 CMS Expo Spotlight Awards, Extension này có những tính năng sau:

• Tạo và quản lý profile của bạn

• Thêm các applications vào profile của bạn(ứng dụng lien quan như: hình ảnh, tường, videos, google map…)

• Tích hợp với những third-party components khác

• Thiết lập hệ thống bạn bè, send email riêng tư đến bạn bè, mời bạn bè tham gia, và lien kết với những người khác trong mạng xã hội

• Thiết lập quyền riêng tư cho profile, applications

• Tích hợp với các mạng xã hội khác như facebook, Twitter…

• Tạo photo album, videos – users có thể comment về chúng trên profile của bạn

• Lưu trữ những hoạt động của các thành viên

• Tạo groups, events và user có thể subscribe với những hoạt động của groups, events

Mạng xã hội với Jomsocial:

Website http://linux.com đang dung Jomsocial cho cộng đồng người sử dụng linux:

Trang 9

(Hình 2 – linux.com sử dụng Jomsocial)

Website http://giblink.com là mạng xã hội về sự liên kết kinh doanh, quảng bá sản phẩm:

(Hình 3 – giblink.com sử dụng Jomsocila)

Trang 10

Website http://onlineradiostations.com tổng hợp các đài radio Users có thể share những đài radio và những nhân tố thú vị khác về chúng:

(Hình 4 – onlineradiostation.com sử dụng Jomsocial)

Còn rất rất nhiều website khác sử dụng Jomsocial cho giải pháp mạng xã hội của mình Ở đây do giới hạn thời gian nên em chỉ nghiên cứu việc kết bạn giữa các thành viên qua table jos_community_connection:

Table’s name: jos_community_connection

Cơ chế hoạt động việc kết bạn của Jomsocial như sau: khi user A kết bạn với user

B, tại table jos_community_connection sẽ lưu trữ id của user A vào trường

connect_from và id của user B vào connect_to

Dựa vào thuật toán Apriori ta có thể áp dụng để tìm những tập phổ biến là những users có liên quan với nhau Nếu những users trong cùng trong một tập phổ biến đã chưa

Trang 11

kết bạn với nhau thì họ là những ứng viên tốt nhất cho việc dự đoán họ sẽ là bạn của nhau Những luật kết hợp đã tìm được ví dụ với C->D,E ta có thể dự đoán Nếu một user kết bạn với C thì suy ra họ sẽ kết bạn với D và E

4 KHẢO SÁT BÀI TOÁN TÌM LUẬT KẾ HỢP

Luật kết hợp là một trong những kỹ thuật được nghiên cứu tốt nhất cũng như quantrọng nhất của khai mỏ dữ liệu, nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1993 Mục đích của luật kết hợp là rút ra những mối lien quan thú vị, những tập mẫu phỏ biến, những cấutrúc kết hợp hay cấu trúc ngẫu nhiên giữa những tập hợp Item trong các transaction database hoặc trong những kho dữ liệu

4.1 Mô tả bài toán tìm Luật kết hợp

• Gọi I={i1,i2,…,in} là tập các trường gọi là items

• D là tập giao tác, ở đó mỗi giao tác Ti là tập các item Ti ⊆ I

• Ta gọi 1 giao tác T chứa X nếu X ⊆ T (Với X ⊆ I)

• Mỗi giao tác Ti có chỉ danh là TID

• Luật kết hợp là một mối quan hệ điều kiện giữa hai tập các hạng mục dữ liệu

X và Y theo dạng sau : Nếu X thì Y, và ký hiệu là X=>Y

Chúng ta có luật kết hợp : X=>Y, nếu : X ⊂ I, Y ⊂ I và X ∩ Y =∅

Có hai đơn vị đo cơ bản quan trọng cho luật kết hợp là : support là s vàconfidence là c

• Độ tác động (Support) : Thể hiện phạm vi ảnh hưởng của luật trên tòan bộCSDL

Luật X=>Y có độ support là s nếu s% số giao tác trong D có chứa X∪Y.Hay là :

Trang 12

• Độ tin cậy (Confidence) : Thể hiện độ chính xác, tính đúng đắn, hay khả năngtin cậy của luật trong phạm vi ảnh hưởng của luật(xác định bởi độ đo support) Luật X=>Y có độ tin cậy là c (confidence) nếu có c% số giao tác trong Dchứa X ∪ Y so với tổng số giao tác có trong D chỉ chứa X Khi đó ta có :

Confidence(X=>Y) = Card(X ∪ Y) / Card(X)% = c%

Với :

Card(X ∪ Y) tập các giao tác trên CSDL có chứa cả vế trái lẫn vếphải của luật

Card(X) : Tổng số dòng chứa vế trái của luật trên CSDL

• Tóm lại tìm luật kết hợp là đi tìm những luật X=>Y trong CDSL sao cho luậtthỏa những giới hạn tối thiểu support và confidence cho trước

4.2 Phân tích bài tóan :

Để giải quyết bài toán tìm tất cả các luật kết hợp người ta thường chia bài toánthành hai bài toán con sau :

• Tìm tập các hạng mục dữ liệu gọi là ItemSet có độ support lớn hơn hay bằnggiá trị ngưỡng nhỏ nhất (gọi là minsupp) được gọi là Large ItemSet (còn đượcgọi là : Frequent ItemSet ) Các ItemSet còn lại được gọi là các Small ItemSet

• Sử dụng tập Large Item để phát sinh những luật mong muốn.Với mỗi mộtLarge ItemSet – L, tìm tất cà tập con khác rộng của L gọi là A, Với mỗi tậpcon A nếu tỉ lệ phần trăm giữa support của L so với support của A lớn hơnhay bằng độ tin cậy nhỏ nhất (gọi là minconf) thì ta có luật kết hợp A=>(L\A).Thuật tóan xác định luật kết hợp :

• Tìm tất cả các luật R : X=>Y sao cho :

Support(R) ≥ minsup và confidence(R) ≥ minconf

o Bước 1 : Liệt kê tất cả các tập con P của I : | P | > I

o Bước 2 : Với mỗi tập con P, liệt kê tất cả các tập con X khác trống của

P ( X khác P ) Luật R hình thành bởi :

Trang 13

R : X => P\X

• Chọn các luật R thỏa ngưỡng minsup và minconf

Như vậy độ phức tạp tối thiểu (2n) (trong đó n: số phần tử trong tập I ban đầu)

4.3 Thuật toán Apriori

Ký hiệu :

o D : là cơ sở dữ liệu có các trường <TID,item>, với TID là chỉ danhcủa giao tác

o Size : là số lượng các item trong một tập itemset

o c[1],c[2],…,c[k] thể hiện một tậm k-item c có k-itemset c có k itembao gồm c[1],c[2],…,c[k], với c[1]>c[2]>…>c[k]

o Nếu c=X.Y và Y là m-itemset, thì ta cũng gọi Y là m-extensioncủa X

o Mỗi itemset có trường count để lưu số support cho itemsetđó.Trường count được khởi tạo giá trị zero khi item được tạo lần đầu

Bảng tóm tắc các ký hiệu

Lk Tập phổ biến k-itemsets (các thánh viên có support count ≥ minsuf)

Mỗi thành viên của tập hợp này có 2 trường :

• itemset

• Support count

Ck Tập ứng viên k-itemsets.(Là tập tiềm năng của Lk )

Mỗi thành viên của tập hợp này có 2 trường :

• itemset

• Support count

• Thuật toán Apriori :

Đầu tiên đếm số items và xác định L1 Bước tiếp theo gồm 2 phần chính :

Ngày đăng: 10/04/2015, 17:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w