Tìm hiểu tổng quan về điện toán đám mây và giới thiệu một số công nghệ điện toán đám mây của các hãng lớn

47 994 5
Tìm hiểu tổng quan về điện toán đám mây và giới thiệu một số công nghệ điện toán đám mây của các hãng lớn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG ________________ BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN HỌC TÍNH TOÁN LƯỚI Đề tài: Tìm hiểu tổng quan về điện toán đám mây và giới thiệu một số công nghệ điện toán đám mây của các hãng lớn Giảng viên : PGS.TS. Nguyễn Phi Khứ Sinh viên thực hiện: Tăng Chí Tâm MSSV : CH1101130 Lớp : CH06 TP. HCM, NĂM 2013 Mục Lục 1. Tổng quan về công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) 1.1. Khái niệm điện toán đám mây (ĐTĐM) Theo Wikipedia thì ĐTĐM là môi trường tính toán dựa trên internet mà ở đó tất cả phần mềm, dữ liệu, tài nguyên được cung cấp cho máy tính và các thiết bị khác theo nhu cầu Hình 1. Mọi thứ đều tập trung vào đám mây (trích từ: http://infreemation.net/cloud-computing-linear-utility-or-complex- ecosystem/) Đứng ở góc nhìn khoa học kỹ thuật cũng có nhiều định nghĩa khác nhau, trong đó có hai định nghĩa của Ian Foster và Rajkumar Buyya được dùng khá phổ biến và có nhiều điểm tương đồng. Theo Ian Foster: Cloud Computing là một mô hình điện toán phân tán có tính co giãn lớn mà hướng theo co giãn về mặt kinh tế, là nơi chứa các sức mạnh tính toán, kho lưu trữ, các nền tảng và các dịch vụ được trực quan, ảo hóa và co giãn linh động, sẽ được phân phối theo nhu cầu cho các khách hàng bên ngoài thông qua Internet. Theo Rajkumar Buyya: Cloud là một loại hệ thống phân bố và xử lý song gồm các máy tính ảo kết nối với nhau và được cung cấp động cho người dùng như một hoặc nhiều tài nguyên đồng nhất dựa trên sự thỏa thuận dịch vụ giữa nhà cung cấp và người sử dụng. 3 Hình 2. Hình ảnh Cloud Computing Cả hai định nghĩa trên đều định nghĩa Cloud Computing là một hệ phân bố, cung cấp các dạng tài nguyên ảo dưới dạng dịch vụ một cách linh động theo nhu cầu của người dùng trên môi trường internet. Theo Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Bộ Thương Mại Mỹ (NIST): Điện toán đám mây là một mô hình cho phép truy cập mạng thuận tiện, theo nhu cầu đến một kho tài nguyên điện toán dùng chung, có thể định cấu hình (ví dụ như mạng, máy chủ, lưu trữ, ứng dụng) có thể được cung cấp và thu hồi một cách nhanh chóng với yêu cầu tối thiểu về quản lý hoặc can thiệp của nhà cung cấp dịch vụ. 1.2. Các tính chất cơ bản của ĐTĐM 1.2.1. Cơ sở hạ tầng linh động (Dynamic computing infrastructure) Điện toán mây yêu cầu cơ sở hạ tầng tính toán phải linh động, tức là nó phải được chuẩn hóa để có thể "co dãn" được các nguồn lực điện toán. Trước hết, hệ thống máy chủ của điện toán đám mây phải luôn dư thừa một lượng tài nguyên nhất định để đảm bảo tính sẵn sàng khi có yêu cầu mở rộng mà không cần thay đổi kiến trúc của tất cả các cụm máy. Tiếp đến, một hạ tầng linh động thì nhất thiết phải được ảo hóa để có thể "co dãn". Ngày nay, môi trường ảo hóa tạo điều kiện cho việc ảo hóa máy chủ thành nền tảng để chạy các dịch vụ (điển hình là sản phẩm của VMWare, Microsoft hay Xen). Cơ chế ảo hóa sẽ đảm bảo việc cấp phát và thu hồi tài nguyên cho các dịch vụ diễn ra một cách tự động trên nền tảng phần cứng sẵn có. Điều này sẽ giúp tối đa hiệu năng sử dụng và 4 tái sử dụng tài nguyên, đồng thời làm tăng hiệu quả của vốn đầu tư cho trang thiết bị phần cứng. Hình 3. Sản phẩm VMware hiện đang được sử dụng như một nền tảng ảo hóa phổ biến nhất trong lĩnh vực điện toán đám mây Như vậy, cơ sở hạ tầng linh động là mấu chốt quan trọng trong việc hỗ trợ tính mềm dẻo của việc cấp phát và thu hồi dịch vụ theo yêu cầu của người sử dụng một cách nhanh chóng nhất mà vẫn duy trì sự an toàn và độ tin cậy cao của hệ thống. 1.2.2. Môi trường điện toán hướng dịch vụ (IT service-centric approach) Điều này tương phản hoàn toàn với mô hình truyền thống mà ta đã biết. Trong hầu hết các trường hợp, người sử dụng thường chỉ muốn sử dụng vài dịch vụ hay ứng dụng với mục đích cố định và có thời hạn; họ không muốn bị sa lầy vào việc quản lý hệ thống và môi trường mạng. Với điện toán đám mây, người sử dụng có thể lựa chọn dịch vụ hay ứng dụng mình thích mà không phải chịu đựng sự có mặt những thứ không cần thiết khác. Không những thế họ cũng có thể hủy dịch vụ bất cứ lúc nào khi không còn nhu cầu sử dụng nữa. Mặt khác, những vấn đề liên quan đến việc cài đặt, cấu hình, hay bảo trì hay nâng cấp hệ thống giờ đây trở nên đơn giản hơn rất nhiều vì dịch vụ từ "đám mây" sẽ làm nhiệm vụ đó giúp họ. 5 Hình 4. Người dùng có thể lựa chọn dịch vụ tùy theo nhu cầu (chẳng hạn sử dụng phần mềm văn phòng trên Microsoft Office365 với giá vài dollars gồm những tính năng cơ bản thay vì mua cả bộ phần mềm Office với giá hàng trăm dollars gồm hàng trăm tính năng không dùng đến bao giờ) Như vậy, cách tiếp cận hướng dịch vụ của điện toán đám mây sẽ giúp cho người sử dụng thực hiện công việc được nhanh hơn, dễ dàng hơn và đồng thời cũng tiết kiệm được đáng kể chi phí. 1.2.3. Mô hình sử dụng tự phục vụ (Self-service based usage model) Việc tương tác với các "đám mây" vẫn đòi hỏi người sử dụng tự phục vụ ở mức độ nhất định. Những công việc mà người dùng tự phục vụ điển hình là: tải dữ liệu lên máy chủ (upload), cá nhân hóa giao diện, cài đặt, cấu hình, tinh chỉnh hệ thống theo nhu cầu; v.v Những dịch vụ hỗ trợ người dùng tự phục vụ thường có giao diện dễ sử dụng, có tính trực quan để họ có thể quản lý hiệu quả của công việc và chất lượng của nhà cung cấp dịch vụ. Lợi ích của việc tự phục vụ này đều đến từ hai phía. Từ góc độ người dùng thì điều đó đem lại cho họ cảm giác về sự "sở hữu", “độc lập” và “tự do” trong quá trình sử dụng dịch vụ. Còn đối với nhà cung cấp dịch vụ, càng nhiều dịch vụ tự phục vụ có thể được 6 chuyển sang phía người sử dụng thì lúc đó càng cần ít công việc mà họ phải quản lý hơn. 1.2.4. Nền tảng tự quản lý (Self-managed platform) Để nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây làm việc một cách hiệu quả, họ phải xây dựng một nền tảng tự quản lý cho hệ thống. Những "đám mây" tự quản lý thường được điều khiển thông qua các phần mềm tự động và được trang bị những tính năng như: tự động giải phóng tài nguyên để tái sử dụng; dự trữ và dự phòng tài nguyên; lập kế hoạch và chính sách cho việc truy cập, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, v.v… Hình 5. Một chính sách bảo vệ tài nguyên của VMware thể hiện tính năng tự trị: Khi có sự cố xảy ra tại một máy chủ, dữ liệu lập tức được chuyển sang của máy chủ khác để đảm bảo việc sử dụng của khách hàng không bị gián đoạn. Tất cả các tính năng này vừa duy trì được sự mềm dẻo trong cung cấp dịch vụ nhưng cũng đồng thời đảm bảo được những nguyên tắc trọng yếu trong quản lý và vận hành hệ thống. Sự cân bằng này tạo ra những lợi ích không nhỏ cho nhà cung cấp dịch vụ trong việc tiết kiệm thời gian, giảm thiểu công sức quản lý về IT và giữ cho chi phí vận hành ở mức thấp, giải phóng tài nguyên để tập trung cho các dự án có giá trị cao hơn. 7 1.2.5. Trả phí dựa trên mức độ sử dụng (Consumption-based billing) Cuối cùng, điện toán mây hướng đến việc thanh toán tiêu dùng (usage- driven). Khách hàng sẽ trả tiền cho lượng tài nguyên mà họ sử dụng và việc thanh toán cũng dựa trên cơ sở tiêu thụ đó (có thể là: lượng băng thông, dung lượng lưu trữ, số lượng tính năng, công suất tính toán hoặc thời gian vận hành, v.v… ). Các ứng dụng nền tảng của điện toán mây phải cung cấp các cơ chế để ghi lại thông tin về lượng sử dụng và gửi lại báo cáo hay tích hợp với các hệ thống thanh toán của khách hàng. Lợi ích về phía người sử dụng có thể thấy là việc tiết kiệm chi phí nhờ trả tiền theo mức độ sử dụng. Còn đối với nhà cung cấp, cách tính này cho phép họ theo dõi và tối ưu hóa được chi phí quản lý và vận hành hệ thống. Để có thể hình dung một cách đơn giản nhất về những đặc trưng này, chúng ta hãy liên tưởng mỗi "đám mây" là một máy bán bánh pizza tự động trong đó mỗi bánh pizza được coi là một dịch vụ (pizza as service). Khi đó các đặc trưng của một máy bán hàng tự động sẽ được thể hiện trong hình dưới đây: Hình 6. Các đặc trưng cơ bản của một mô hình dịch vụ bán bánh pizza tự động. 8 1.3. Mô hình các lớp dịch vụ Dịch vụ ĐTĐM rất đa dạng và bao gồm tất cả các lớp dịch vụ điện toán từ cung cấp năng lực tính toán trên dưới máy chủ hiệu suất cao hay các máy chủ ảo, không gian lưu trữ dữ liệu, hay một hệ điều hành, một công cụ lập trình, hay một ứng dụng kế toán … Các dịch vụ cũng được phân loại khá da dạng, nhưng các mô hình dịch vụ ĐTĐM phổ biến nhất có thể được phân thành 3 nhóm: Dịch vụ hạ tầng (Infrastructure as a Service - IaaS), Dịch vụ nền tảng (Platform as a Service - PaaS) và Dịch vụ phần mềm (Software as a Service - SaaS). Hình 7. Các tầng điện toán đám mây được nhúng trong các thành phần "là một dịch vụ" 1.3.1. Dịch vụ hạ tầng IaaS (Infrastructure as a Service - IaaS) Dịch vụ IaaS cung cấp dịch vụ cơ bản bao gồm năng lực tính toán, không gian lưu trữ, kết nối mạng tới khách hàng. Khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức) có thể sử dụng tài nguyên hạ tầng này để đáp ứng nhu cầu tính toán hoặc cài đặt ứng dụng riêng cho người sử dụng. Với dịch vụ này khách hàng làm chủ hệ điều hành, lưu trữ và các ứng dụng do khách hàng cài đặt. Khách hàng điển hình của dịch vụ IaaS có thể là mọi đối tượng cần tới một máy tính và tự cài đặt ứng dụng của mình. Ví dụ điển hình về dịch vụ này là dịch vụ EC2 của Amazon (http://aws.amazon.com/ec2/). Khách hàng có thể đăng ký sử dụng một máy tính ảo trên dịch vụ của Amazon và lựa chọn một hệ thống điều hành (ví dụ Windows hoặc Linux) và tự cài đặt ứng dụng của mình. 9 1.3.2. Dịch vụ nền tảng PaaS (Platform as a Service - PaaS) Dịch vụ PaaS cung cấp nền tảng điện toán cho phép khách hàng phát triển các phần mềm, phục vụ nhu cầu tính toán hoặc xây dựng thành dịch vụ trên nền tảng Cloud đó. Dịch vụ PaaS có thể được cung cấp dưới dạng các ứng dụng lớp giữa (middleware), các ứng dụng chủ (application server) cùng các công cụ lập trình với ngôn ngữ lập trình nhất định để xây dựng ứng dụng. Dịch vụ PaaS cũng có thể được xây dựng riêng và cung cấp cho khách hàng thông qua một API riêng. Khách hàng xây dựng ứng dụng và tương tác với hạ tầng ĐTĐM thông qua API đó. Ở mức PaaS, khách hàng không quản lý nền tảng Cloud hay các tài nguyên lớp như hệ điều hành, lưu giữ ở lớp dưới. Khách hàng điển hình của dịch vụ PaaS chính là các nhà phát triển ứng dụng (ISV). Dịch vụ App Engine của Google là một dịch vụ PaaS điển hình, cho phép khách hàng xây dựng các ứng dụng web với môi trường chạy ứng dụng và phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình Java hoặc Python. 1.3.3. Dịch vụ phần mềm SaaS (Software as a Service - SaaS) Dịch vụ SaaS cung cấp các ứng dụng hoàn chỉnh như một dịch vụ theo yêu cầu cho nhiều khách hàng với chỉ một phiên bản cài đặt. Khách hàng lựa chọn ứng dụng phù hợp với nhu cầu và sử dụng mà không quan tâm tới hay bỏ công sức quản lý tài nguyên tính toán bên dưới. Dịch vụ SaaS nổi tiếng nhất phải kể đến http://www.Salesforce.com với các ứng dụng cho doanh nghiệp mà nổi bật nhất là CRM. Các ứng dụng SaaS cho người dùng cuối phổ biến là các ứng dụng office Online của Microsoft hay Google Docs của Google. 1.4. Các mô hình triển khai 1.4.1. Đám mây “công cộng” (Public Cloud) Mô hình đầu tiên được nói đến khi đề cập tới ĐTĐM chính là mô hình Public Cloud. Đây là mô hình mà hạ tầng ĐTĐM được một tổ chức sỡ hữu và cung cấp dịch vụ rộng rãi cho tất cả các khách hàng thông qua hạ tầng mạng Internet hoặc các mạng công cộng diện rộng. Các ứng dụng khác nhau chia sẻ 10 [...]... định hướng dữ liệu trong đám mây Cơ sở dữ liệu SQL Azure cung cấp một hệ thống quản lí cơ sở dữ liệu dựa trên đám mây (DBMS) Công nghệ này cho phép ứng dụng onpremise và đám mây lưu trữ dữ liệu quan hệ và những kiểu dữ liệu khác trên các máy chủ trong trung tâm dữ liệu Microsoft Cũng như các công nghệ đám mây khác, tổ chức chỉ trả cho những gì họ sử dụng Sử dụng dữ liệu đám mây cho phép chuyển đổi những... cả trên các máy tính cá nhân 15 2 Giới thiệu một số công nghệ ĐTĐM của các hãng lớn 1 Công nghệ Google App Engine 2.1.1 Tổng quan về Google App Engine “Google App Engine” (GAE) là một nền tảng hosting bao gồm web server, cơ sở dữ liệu BigTable and kho lưu trữ file GFS GAE cho phép bạn viết ứng dụng web dựa trên cơ sở hạ tầng của Google Nghĩa là bạn không cần quan tâm là trang web bạn được lưu trữ... và khả năng mở rộng được thực hiện một cách tự động đối với bạn tùy từng tình huống Bạn có thể tự do tập trung sự chú ý của bạn vào một số thứ quan trọng Một lần nữa, bạn chỉ phải trả chi phí chỉ cho tập dữ liệu tài nguyên mà bạn sử dụng 23 2.3 Công nghệ ĐTĐM của Microsoft (Windows Azure) 2.3.1 Giới thiệu Windows Azure, hệ điều hành đám mây mà Microsoft giới thiệu vào cuối tháng 10 năm 2008 tại hội... trường 1.4.3 Đám mây “chung” (Community Cloud) Đám mây chung (Community Cloud) là mô hình trong đó hạ tầng đám mây được chia sẻ bởi một số tổ chức cho cộng đồng người dùng trong các tổ chức đó Các tổ chức này do đặc thù không tiếp cận với các dịch vụ Public Cloud và chia sẻ chung một hạ tầng ĐTĐM để nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng 12 1.4.4 Đám mây “lai” (Hybrid Cloud) Mô hình đám mây lai (Hybrid... vụ Access Control 2.3.3 Các Thành Phần Của Windows Azure Nhìn một cách tổng quan, Windows Azure là một hệ điều hành dùng để chạy các ứng dụng Windows và lưu dữ liệu của nó trên đám mây Nhưng khác với một hệ điều hành bình thường, người dùng phải cài đặt và chạy trên máy tính của mình, Windows Azure là một dịch vụ: Khách hàng dùng nó để chạy ứng dụng và lưu trữ dữ liệu trên các máy ở trung tâm dữ liệu... trữ, xử lý và truy vấn tập hợp dữ liệu có cấu trúc Ở đây không phải là một cơ sở dữ liệu quan hệ theo cách tiếp cận truyền thống mà ở mức độ cao hơn dưới dạng các sơ đồ, với dữ liệu ít cấu trúc lưu trữ trong các đám mây và trong đó bạn có thể sử dụng để lưu trữ và khôi phục các giá trị khóa Mỗi một tập hợp các giá trị khóa cần phải có một tên một mục duy nhất; các mục là được phân chia vào từng miền... AppFabric: cung cấp các dịch vụ đám mây để kết nối các ứng dụng chạy trên đám mây hoặc on-premise 2.3.2.1 Windows Azure Ở cấp độ cao nhất, Windows Azure được hiểu đơn giản là một nền tảng để chạy ứng dụng Windows và lưu trữ dữ liệu trên đám mây Windows Azure cung cấp dịch vụ tính toán và lưu trữ cho ứng dụng đám mây Windows Azure chạy trên nhiều máy tính đặt trong trung tâm dữ liệu của Microsoft và truy xuất... kiến trúc hoạt động đằng sau các ứng dụng dựa trên đám mây Windows Azure sẽ mang lại nhiều chức năng cho các ứng dụng Web, cho phép doanh nghiệp nhanh chóng triển khai và cập nhật các dịch vụ với chi phí thấp hơn 2.3.2 Windows Azure Service Platform Windows Azure Service Platform là một nhóm các công nghệ đám mây, mỗi công nghệ cung cấp một tập các dịch vụ đặc trưng để phát triển ứng dụng Hình dưới... ngay cả khi các yêu cầu đến cùng từ một client, và đến khá nhanh chóng 17 Sandboxcho phép App Engine chạy nhiều ứng dụng trên cùng một máy chủ, trong đó hành vi của một ứng dụng không làm ảnh hưởng đến các ứng dụng khác Ngoài ra để giới hạn quyền truy cập đến hệ điều hành, môi trường thực thi cũng giới hạn việc sử dụng CPU và bộ nhớ App Engine giữ các giới hạn này linh hoạt và chặt chẽ hơn các giới hạn... định dạng Amazon quan tâm nhiều tới tất cả các việc liên quan đến quản trị Dữ liệu là được tự động đánh chỉ mục bởi Amazon và là sẵn có cho bạn tại bất kỳ thời điểm nào từ bất kỳ chỗ nào Một lợi thế quan trọng của khóa là không được sử dụng cho các sơ đồ đó là khả năng chèn dữ liệu vào khi đang hoạt động và thêm các cột hoặc các khóa động SDB là một phần của cơ sở hạ tầng Amazon, và khả năng mở rộng . MẠNG ________________ BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN HỌC TÍNH TOÁN LƯỚI Đề tài: Tìm hiểu tổng quan về điện toán đám mây và giới thiệu một số công nghệ điện toán đám mây của các hãng lớn Giảng viên : PGS.TS. Nguyễn. tính cá nhân. 15 2. Giới thiệu một số công nghệ ĐTĐM của các hãng lớn 1. Công nghệ Google App Engine 2.1.1 Tổng quan về Google App Engine “Google App Engine” (GAE) là một nền tảng hosting bao. HCM, NĂM 2013 Mục Lục 1. Tổng quan về công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) 1.1. Khái niệm điện toán đám mây (ĐTĐM) Theo Wikipedia thì ĐTĐM là môi trường tính toán dựa trên internet mà

Ngày đăng: 09/04/2015, 19:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Tổng quan về công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing)

    • 1.1. Khái niệm điện toán đám mây (ĐTĐM)

    • 1.2. Các tính chất cơ bản của ĐTĐM

      • 1.2.1. Cơ sở hạ tầng linh động (Dynamic computing infrastructure)

      • 1.2.2. Môi trường điện toán hướng dịch vụ (IT service-centric approach)

      • 1.2.3. Mô hình sử dụng tự phục vụ (Self-service based usage model)

      • 1.2.4. Nền tảng tự quản lý (Self-managed platform)

      • 1.2.5. Trả phí dựa trên mức độ sử dụng (Consumption-based billing)

    • 1.3. Mô hình các lớp dịch vụ

      • 1.3.1. Dịch vụ hạ tầng IaaS (Infrastructure as a Service - IaaS)

      • 1.3.2. Dịch vụ nền tảng PaaS (Platform as a Service - PaaS)

      • 1.3.3. Dịch vụ phần mềm SaaS (Software as a Service - SaaS)

    • 1.4. Các mô hình triển khai

      • 1.4.1. Đám mây “công cộng” (Public Cloud)

      • 1.4.2. Đám mây “doanh nghiệp” (Private Cloud)

      • 1.4.3. Đám mây “chung” (Community Cloud)

      • 1.4.4. Đám mây “lai” (Hybrid Cloud)

    • 1.5. Đánh giá mô hình ĐTĐM

      • 1.5.1. Ưu điểm

      • 1.5.2. Nhược điểm

  • 2. Giới thiệu một số công nghệ ĐTĐM của các hãng lớn

    • 1. Công nghệ Google App Engine

      • 2.1.1 Tổng quan về Google App Engine

      • 2.1.2. Môi trường phát triển

      • 2.1.3. Mô hình kiến trúc và các dịch vụ của GAE

    • 2. Công nghệ ĐTĐM của Amazone

      • 2.2.1. Amazon Web Services

      • 2.2.2. Dịch vụ Amazon Simple Storage Service (S3)

      • 2.2.3. Dịch vụ Amazon Elastic Compute Cloud (EC2)

      • 2.2.4. Khả năng truyền thông điệp tin cậy của Amazon Simple Queue Service

      • 2.2.5. Xử lý tập hợp dữ liệu với Amazon SimpleDB

    • 2.3. Công nghệ ĐTĐM của Microsoft (Windows Azure)

      • 2.3.1. Giới thiệu

      • 2.3.2. Windows Azure Service Platform

        • 2.3.2.1. Windows Azure

        • 2.3.2.2. SQL Azure

        • 2.3.2.3. Windows Azure Platform Appfabric

      • 2.3.3. Các Thành Phần Của Windows Azure

        • 2.3.3.1. Dịch vụ tính toán (Compute Service)

        • 2.3.3.2. Dịch vụ lưu trữ (Storage Service)

        • 2.3.3.3. Fabric

      • 2.3.4. Kịch bản triển khai ứng dụng trên Windows Azure

        • 2.3.4.1. Tạo môt ứng dụng web có khả năng mở rộng

        • 2.3.4.2. Tạo môt ứng dụng xử lí song song

        • 2.3.4.3. Tạo một ứng dụng Web mở rộng với xử lí nền

        • 2.3.4.4. Tạo một ứng dụng Web với dữ liệu quan hệ

        • 2.3.4.5. Sử dụng lưu trữ đám mây từ ứng dụng on-premise hoặc hosted.

  • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan