Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
377 KB
Nội dung
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cà chua (Lycopersicum esculentum Mill.) thuộc họ cà (Solanaceae) là loại rau cao cấp quan trọng được trồng phổ biến trên thế giới đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới. Cà chua được nhiều người ưa thích, là một trong những thực phẩm hết sức thông dụng có thể được dùng để ăn tươi, nấu nướng hay chế biến đồ hộp, làm mứt, kẹo, nước giải khát. Cà chua không chỉ phổ biến trong nhiều món ăn thường nhật mà còn được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, có tác dụng khá tốt trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, chữa bệnh huyết áp và các bệnh ngoài da, góp phần làm chậm quá trình lão hoá và phòng ngừa ung thư, giảm nguy cơ bệnh tim mạch. 1.2. Mục đích của đề tài: - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số dòng cà chua trong điều kiện tại Thừa Thiên Huế. - Duy trì dòng bố dòng mẹ. - Tuyển chọn dòng có triển vọng. Để tạo ra vật liệu khởi đầu phong phú phục vụ cho công tác chọn lọc giống mới phù hợp với điều địa phương thì việc thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số dòng cà chua trong vụ Xuân năm 2009 tại khoa Nông học trường Đại học Nông lâm Huế”. 1 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU PHẦN 3 VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu nghiên cứu. Gồm 8 dòng và 1 giống Bi (kí hiệu DT) làm đối chứng. Mỗi dòng chọn 30 cá thể. Các dòng được kí hiệu từ DT1-DT8. Bảng 3.1: Các vật liệu nghiên cứu TT TÊN DÒNG KÍ HIỆU 1 CLN 1621L DT1 2 CLN 2001A DT2 3 CLN 2498E DT3 4 CH154 DT4 5 CHT 1050SE DT5 6 CLN 2071C DT6 7 CLN 2443A DT7 8 C155 DT8 3.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu về quá trình sinh trưởng, phát triển của các dòng. - Nghiên cứu về khả năng chống chịu của các dòng. - Nghiên cứu về năng suất và phẩm chất của các dòng. 3.3. Phương pháp ngiên cứu 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 2 * Sơ đồ bố trí thí nghiệm Ghi chú: DT1, DT2,…DT9: Số thứ tự của 8 dòng và 1 gang Bi ứng với 9 công thức. a, b, c: lần nhắc lại. * Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí ngiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên( RCB) nhắc lại 3 lần. * Diện tích thí nghiệm là: Mỗi ô 5m 2 . 3.3.2. Điều kiện thí nghiệm 3.3.2.1. Đất đai - Đất thí nghiệm thuộc loại đất phù sa cổ không được bồi đắp, cây trồng trước là ngô, khoai lang, lạc. 3.3.2.2. Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm thí nghiệm khoa Nông học_Trường đại học nông lâm Huế. 3.3.2.3. Thời gian - Vụ xuân 2009 tại Thừa Thiên Huế. 3.3.2.4. Thời tiết khí hậu - Điều kiện khí hậu khá phức tạp, nóng ẩm mưa nhiều, thời tiết thay đổi thất thường, nên gây ra nhiều bệnh phát sinh như: sương mai, héo rũ, thối trái… 3.4. Các biện pháp kĩ thuật áp dụng 3.4.1. Làm đất Làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại. Luống cao 30cm, rãnh 25cm. 3.4.3. Thời vụ gieo Các dòng gieo vào ngày 2/1/2009, trồng vào ngày 15/2/2009. Bảo vệ Bảo vệ DT5 DT2 DT6 DT4 DT8 DT7 DT1 DT DT3 DT7 DT8 DT4 DT5 DT3 DT DT2 DT8 DT6 Bảo vệ DT2 DT3 DT5 DT6 DT DT8 DT1 DT4 DT7 Bảo vệ 3 3.4.4. Phân bón: (tính cho 1ha) Bảng 3.5: Quy trình bón phân cho cà chua Loại phân Tổng số Bón lót Bón thúc (ngày sau trồng) 15-20 30-45 50-60 Phân chuồng (tấn) 20 20 - - - Vôi (kg) 400 400 - - - Lân (kg) 500 500 - - - Kali (kg) 400 - 167 - 233 Đạm (kg) 250 - 167 83 - NPK (kg) 500 - - 250 250 3.4.5. Mật độ và khoảng cách trồng - Mỗi ô trồng thành 2 hàng với khoảng cách: hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 60cm. - Mật độ trồng: 33.000 cây/ha. 3.4.6. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh - Giai đoạn cây con: + Tưới nước: Tưới nước ngày 2 lần, vào sáng sớm và chiều tối (ngày nóng), 1 lần vào ngày râm mát. + Chăm sóc: Ở giai đoạn cây con thì có mưa nhiều, nhiệt độ xuống thấp, nhiều đợt lạnh kéo dài nên đã sử dụng nilon để che và rắc ít tro cho cây con để chống rét. - Giai đoạn trồng ra vườn sản xuất: + Trước khi đưa cây con ra trồng, tiến hành tưới nước đẫm, trồng xong tiếp tục tưới nước đẫm vào gốc để giữ ẩm thường xuyên. + Sau khi trồng 3 ngày thì tiến hành theo dõi về tình hình hồi xanh, sâu bệnh, số cây bị chết để tiến hành dặm cây. + Làm cỏ, xới xáo được tiến hành 3 lần: Lần 1: Tiến hành ngay sau khi cây hồi xanh (sau trồng 12 - 15 ngày) vừa kết hợp xới xáo, làm cỏ và bón thúc đợt 1 (cây bắt đầu phân cành). Lần 2: Tiến hành sau trồng 30 - 35 ngày, kết hợp làm cỏ, xới xáo và bón thúc đợt 2 (khi cây bắt đầu ra hoa). Lần 3: Thời điểm này chỉ nhổ cỏ xung quanh gốc, kết hợp với bón thúc và vun cao gốc (cây ra quả đợt 1) sau trồng 50 - 60 ngày. - Các biện pháp kỹ thuật khác: + Tưới nước, giữ ẩm thường xuyên. + Làm giàn: Sau trồng 30 - 35 ngày, khi cành cấp 1 phát triển mạnh và cây đạt 40-50cm, tiến hành làm giàn. Giàn được cắm bởi các cọc ở hai bên luống cùng với các thanh dọc, ngang để đỡ thân và cành cà chua. 4 + Tỉa cành: Sau trồng 25 - 30 ngày khi các cành cấp 1 sinh trưởng mạnh tiến hành tỉa bỏ bớt các cành cấp 1 ở dưới chùm hoa thứ nhất trở xuống gốc, chỉ để 1-2 cành làm thân chính. + Sâu, bệnh: Tiến hành theo dõi thường xuyên vào sáng sớm và chiều mát mỗi ngày đối với các loại sâu ăn lá (sâu xám, sâu xanh, sâu khoang, ốc sên…) và các loại bệnh, đồng thời tiến hành phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc bảo vệ thực vật và thường xuyên dọn vệ sinh ruộng cà chua tạo ra sự thông thoáng. 3.5. Các chỉ tiêu theo dõi 3.5.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các dòng + Giai đoạn cây con (ngày). + Giai đoạn trồng - phân cành (ngày). + Giai đoạn trồng - ra hoa (ngày). + Giai đoạn trồng - đậu quả (ngày). + Giai đoạn trồng - thu quả đầu (ngày). + Giai đoạn trồng - thu quả cuối (ngày). + Tổng thời gian sinh trưởng (ngày). 3.5.2. Chỉ tiêu sinh trưởng + Chiều cao cây cuối cùng. + Số lá/thân chính. + Đường kính tán cây (đường kính tán lớn nhất). + Chiều cao thân chính. + Khả năng phân cành(cành cấp1, cấp2, cấp3) + Chiều cao của chùm hoa đầu tiên trên thân chính. 3.5.3. Khả năng ra hoa, đậu quả của các dòng + Tổng số chùm hoa trung bình/cây. + Tổng số hoa trung bình/chùm. + Tổng số hoa/cây = Tổng số hoa/chùm x Tổng số chùm/cây. + Tổng số quả/cây. + Tỷ lệ đậu quả = Số quả đậu/tổng số hoa. + Tổng số quả thương phẩm. + Tỉ lệ quả thương phẩm = Tổng số quả thương phẩm/tổng số quả. 3.5.4. Đặc điểm hình thái cây của các dòng + Màu sắc thân cây con. + Dạng hình sinh trưởng (vô hạn, hữu hạn, bán hữu hạn, bụi). + Dạng lá (lá thông thường, lá nhiều khía, lá giống khoai tây, lá xoăn). + Số lá, màu sắc lá. + Màu sắc hoa. + Màu sắc quả xanh. 5 + Màu sắc quả chín. 3.5.5. Các chỉ tiêu về chống chịu sâu bệnh - Sâu hại: + Mật độ sâu xám phá hại (con/m 2 ) = Tổng con sâu xám bắt được/m 2 theo dõi. + Mật độ sâu xanh ăn lá (con/cây) = Tổng con bắt được/m 2 theo dõi. + Mật độ sâu đục quả (con/quả) = Tổng quả bị sâu đục/tổng quả theo dõi. - Bệnh hại: + Tỷ lệ bệnh mốc sương (%) = Tổng cây bị bệnh mốc sương/tổng cây theo dõi. + Tỷ lệ cây bị bệnh héo xanh (%) = Tổng cây bị héo xanh/tổng cây theo dõi. + Tỷ lệ cây bị bệnh thối quả (%) (bệnh thán thư). 3.5.6. Các chỉ tiêu về năng suất, phẩm chất - Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng: + Số cây/m 2 (cây) + Tổng số quả hữu hiệu/cây (quả) + Số quả thương phẩm/cây (quả): là những quả ăn được, bán được, quả không bị sâu bệnh, không dị dạng, không quá bé. + Trọng lượng trung bình quả thương phẩm (g) + Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = số cây/m 2 x số quả thương phẩm trung bình/ cây x trọng lượng trung bình 1 quả x 10.000 + Năng suất thực thu (tấn/ha) = Trọng lượng trung bình thực thu trên diện tích đất thí nghiệm, tính trên m 2 rồi quy đổi ra 1 ha - Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng, hình thái quả của các dòng: + Đường kính quả, chiều cao quả(cm) + Độ Brix (độ). + Hình dạng quả : Quả dẹt, quả tròn hoặc quả dài. + Độ dày thành quả: Dùng thước kẹp Panme để đo. + Số ô trong quả: Cắt đôi quả để đếm số ô (theo chiều ngang). + Số hạt/quả. + Màu sắc quả chín hoàn toàn (lứa thứ 2). 6 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỜI GIAN SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG Một dòng được đánh giá là dòng tốt phải là dòng có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có khả năng thích ứng rộng với sự thay đổi của thời tiết khí hậu và là dòng có tiềm năng năng suất cao. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng, phát triển giúp chúng ta có kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí cơ cấu cây trồng và tác động các biện pháp kỹ thuật (tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh…) thích hợp tạo điều kiện cây sinh trưởng và phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia thời gian sinh trưởng của cây cà chua từ khi trồng đến khi kết thúc thu hoạch thành 6 giai đoạn kế tiếp: trồng - hồi xanh, trồng - phân cành, trồng - ra hoa, trồng - đậu quả, trồng - thu quả đầu và trồng - thu quả cuối. Qua theo dõi các dòng, chúng tôi thu được số liệu trình bày ở bảng 4.1 - Giai đoạn cây con Các dòng tham gia thí nghiệm được gieo vào các rá bằng nhựa trên nền đất phù sa trộn với phân chuồng và được tiến hành cùng lúc. Tuổi cây con của các dòng đều bằng nhau (30 ngày). - Giai đoạn từ trồng đến hồi xanh Giai đoạn này được tính từ khi có hơn 40% cây theo dõi của mỗi dòng bắt đầu hồi xanh. Thời gian này đã có sự khác nhau giữa các dòng và giao động từ 5-7 ngày. Trong đó, các dòng CLN 1621L, CHT 1050SE, CLN 2071C hồi xanh sớm nhất tương ứng là 5 ngày, dòng hồi xanh muộn nhất là C155 tương ứng là 7 ngày. Các dòng còn lại hồi xanh 6 ngày sau trồng. 7 Bảng 4.1: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chính của các dòng (ngày) - Giai đoạn từ trồng đến phân cành Giai đoạn này được tính từ khi có hơn 10% cây theo dõi bắt đầu phân cành. Qua theo dõi cho thấy thời gian từ trồng đến phân cành của các tổ hợp lai biến động từ 21-28 ngày, sớm nhất là dòng CLN 2498E, CHT 1050SE (21ngày) và muộn nhất là dòng CLN 2071C (28 ngày). Các dòng còn lại dao động từ 22-27 ngày. - Giai đoạn từ trồng đến ra hoa đầu Giai đoạn này được tính từ khi có hơn 50% số cây theo dõi của mỗi dòng ra hoa. Ở giai đoạn này, cây chuyển sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Nhìn chung, thời gian từ trồng - ra hoa của dòng là không giống nhau biến động từ 31- 47 ngày trong đó sớm nhất là dòng CH154 (31 ngày), muộn nhất là 2 dòng CLN 2498E và CLN 2443A (47 ngày). Các dòng còn lại dao động từ 33- 41 ngày. - Giai đoạn từ trồng đến đậu quả Thời gian từ trồng đến ra hoa có liên quan đến thời gian từ trồng đến đậu quả đầu và chín của quả. Nhìn chung, các dòng ra hoa sớm thì đậu quả cũng sớm, thời gian từ trồng đến đậu quả của các dòng dao động từ 41- 57 ngày trong đó sớm nhất là dòng CH154 (41 ngày), muộn nhất là CLN 2498E (57 ngày). Các dòng còn lại dao động từ 43- 53 ngày. Chỉ tiêu Dòng Tuổi của cây Từ trồng đến… Thời gian thu hoạch Tổng thời gian sinh trưởng Hồi xanh Phân cành Ra hoa Đậu quả Thu quả lần đầu Thu quả lần cuối 1. CLN 1621L 30 5 22 40 48 75 103 28 133 2. CLN 2001A 30 6 24 35 50 73 101 28 129 3. CLN 2498E 30 6 21 47 57 78 106 28 136 4. CH154 30 6 22 31 41 73 103 30 133 5. BI 30 6 24 35 50 71 103 32 133 6. CHT 1050SE 30 5 21 33 43 73 101 28 131 7. CLN 2071C 30 5 28 41 53 73 100 27 130 8. CLN 2443A 30 6 27 47 53 78 105 27 135 9. C155 30 7 21 36 43 66 96 30 126 8 - Giai đoạn trồng - thu quả đầu Chín sinh học là quá trình hoàn thiện về mặt sinh lý, lúc này hàm lượng chất khô đạt cao nhất. Giai đoạn này được tính từ khi hạt nảy mầm đến khi cây nở hoa đầu tiên, thời gian này dài hay ngằn phụ thuộc đặc tính di truyền của dòng. Chín kinh tế là quá trình chuyển hóa trong quả được diễn ra như các chất hữu cơ: gluxit, tinh bột… Giai đoạn này được tính từ khi hạt nảy mầm đến khi thu quả đầu tiên hay thời gian từ trồng đến thu quả đầu. Qua theo dõi chúng tôi thấy rằng thời gian thu quả đầu của các dòng dao động từ 72 – 78 ngày, sớm nhất là dòng CH154 (72 ngày) và muộn nhất dòng CLN 2498E và dòng CLN 2443A (78ngày). Các dòng còn lại dao động từ 73 – 75 ngày. - Thời gian thu hoạch Là thời gian được tính từ lúc thu lứa quả đầu tiên đến lúc thu quả lần cuối cùng. Thời gian chín khác nhau dẫn đến thời gian thu hoạch cũng khác nhau. Dòng có thời gian thu hoạch dài nhất là CH154 kéo dài 31 ngày, tiếp đến là BI (29 ngày). Dòng có thời gian thu hoạch ngắn nhất là C155 kéo dài 26 ngày. Các dòng còn lại thời gian thu hoạch từ 27 – 28 ngày. - Tổng thời gian sinh trưởng (gieo - thu hoạch cuối cùng) Đây là thời gian đánh giá chu kỳ sinh sống của cây, dựa vào đây ta sẽ có kế hoạch bố trí thời vụ, cơ cấu luân canh cũng như xen canh một cách hợp lý. Thời gian này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, khí hậu, đất đai và các biện pháp kỹ thuật sinh trưởng của giống. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy trong các dòng nghiên cứu thì dòng CLN 2001A có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (129 ngày), dòng CLN 2498E có thời gian sinh trưởng dài nhất (136 ngày). Các dòng còn lại có thời gian sinh trưởng dao động từ 130 – 135 ngày. 4.2.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng Chiều cao của thân chính khác nhau trong các giống phụ vào đặc tính di truyền và các biện pháp chăm sóc. Tốc độ tăng trưởng chiều cao gắn liền với khả năng phân cành, ra hoa, thời gian chín của quả, thời gian kết thúc sinh trưởng. Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng, vào giai đoạn đầu sinh trưởng chậm và tăng nhanh vào thời kỳ ra hoa, đậu quả. Sau đó tăng chậm và ngừng sinh trưởng. 9 Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính (cm) NST: Ngày sau trồng NST Dòng 14 21 28 35 42 49 56 63 70 1. CLN 1621L 6,5 11,1 16,2 24,7 42,5 57,2 67,1 76,3 80,6f 2. CLN 2001A 8,2 13,1 19,8 27,8 43,2 56,7 67,0 85,1 87,2d 3. CLN 2498E 7,8 12,3 16,0 26,8 46,7 63,3 80,1 86,1 90,9bc 4. CH 154 7,1 12,1 20,4 33,9 59,3 71,4 80,2 87,6 92,2b 5. BI 8,2 13,1 20,1 28,3 48,1 60,2 75,4 96,2 102,8a 6. CHT 1050SE 14,1 18,8 25,5 36,7 51,4 64,3 73,5 80,3 86,5de 7. CLN 2071C 8,4 12,9 16,8 25,2 40,7 56,6 68,7 76,1 82,3f 8. CLN 2443A 7,5 10,9 14,2 20,1 37,8 50,6 58,7 75,4 82,6ef 9. C 155 9,4 13,1 19,7 28,1 52,7 65,7 70,2 75,5 79,1f CV % 3,82 LSD0,05 5,7866 + 14 ngày sau trồng: Thời kì này tốc độ tăng trưởng chiều cao của các dòng khá nhanh. Dòng có chiều cao thấp nhất sau trồng 14 ngày là dòng CLN 1621L với 6,51cm. Dòng có chiều cao cao nhất là CHT 1050SE với 14,04cm. Sự tăng trưởng chiều cao của các dòng khác ở trong khoảng 7,18 - 8,45cm + 21ngày sau trồng: Thời kỳ này các dòng có chiều cao thân cây dao động từ 11,15 - 18,89cm. Trong đó dòng có chiều cao thấp nhất là CLN 1621L (11,15cm), dòng có chiều cao cao nhất là dòng CHT 1050SE (18,89cm). + 28 ngày sau trồng: Các dòng tăng trưởng chiều cao thân chính một cách đáng kể. Dòng có chiều cao thân chính thấp nhất là dòng với 14,28cm, dòng có chiều cao thân chính cao nhất là dòng CHT 1050SE với 25,5cm. + 70 ngày sau trồng: tất cả các dòng đều có chiều cao thấp hơn đối chứng, dòng có chiều cao thân chính cao nhất là dòng CH 154, dòng có chiều cao thân chính thấp nhất là dòng C 155. 10 [...]... Khả năng phân cành cấp 1, cấp 2 và cấp 3 của các dòng được thể hiện qua bảng 4.5 Qua bảng 4.5 cho ta thấy tất cả các dòng đều có khả năng phân cành kém hơn so với đối chứng, giữa các dòng ít có sự chệnh lệch giữa số cành cấp 1, cấp 2 và cấp 3 trong đó CHT 1050SE có số cành cấp 1 lớn nhất (10,3 cành), CLN 1621L có số cành cấp 1 thấp nhất (7,5 cành) - Tổng số cành/cây Tổng số cành/thân chính là một trong. .. LUẬN : 1 - Về tổng thời gian sinh trưởng, phát triển Hầu hết các dòng nghiên cứu đều có thời gian sinh trưởng, đa số phát triển ngắn hơn so với các giống đối chứng Với thời gian sinh trưởng này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu cây trồng của địa phương 2 - Về khả năng sinh trưởng, phát triển Tất cả các dòng nghiên cứu đều sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng 3 - Về đặc điểm... độ ra lá của các giống thời kỳ này còn chậm do cây chưa phục hồi kịp sau khi bén rễ Hơn nữa, thời tiết lạnh kéo dài không thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển Sau trồng 21 ngày, số lá ở các giống mới chỉ đạt khoảng 6 – 7 lá/cây Giai đoạn sau trồng 21 – 42 ngày: Các giống có sự sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, các giống có số lá dao động trong khoảng 11 – 13 lá 4.4 KHẢ NĂNG PHÂN CÀNH CỦA CÁC... PHÂN CÀNH CỦA CÁC DÒNG Cây là chua có số lượng cành khá lớn, tuy nhiên cành cấp 1 và thân chính cấu tạo nên năng suất chính của cây, cành cấp 2, cấp 3 tuy mang hoa, quả nhưng số lượng không đáng kể và ít tạo nên năng suất của cây trồng Mức độ phân cành được thể hiện qua khả năng ra nhánh của cây, các giống khác nhau khả năng phân cành khác nhau, có giống khả năng phân cành mạnh nhưng... thấy các dòng có năng suất lý thuyết cao hơn so với đối chứng (5,5-90,0 tấn/ha) - Năng suất thực thu Năng suất thực thu là kết quả cuối cùng của quá trình trồng trọt, phản ánh được hiệu quả kinh tế của quá trình đó Qua bảng 4.8 và đồ thị 4.2 cho thấy năng suất thực thu của các dòng giao động từ 11,4- 53,1tấn/ha trong đó các dòng CLN 1621L (53,1 tấn/ha) và CHT 1050SE (48,7 tấn/ha) đạt năng suất cao hơn... CH 154 đạt 4,2mm - Số ô trong quả Số ô trong quả của các dòng dao động từ 2,0 - 3,0 ô Các dòng CLN 1621L, CLN 2498E, CLN 2071C, C 155 có số ô trong quả lớn nhất đạt 3,0 ô, tiếp đến là dòng CLN 2001A (2,6 ô) Nhìn chung so với giống đối chứng thì số ô trong quả của các dòng bằng hoặc lớn hơn so với đối chứng - Số hạt trong quả Qua bảng 4.8 cho thấy dòng CLN 2498E có số hạt trong quả lớn nhất đạt 87,7... các giống đều được thị trường ưa chuộng đặc biệt là các dòng CH 154, CHT 1050SE và giống đối chứng rất được người tiêu dùng ưu thích 4.6 MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI CHỦ YẾU TRÊN CÁC DÒNG Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất phẩm chất nông sản Với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm cho môi trường bị ô nhiễm, nông sản tồn dư thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của. .. các dòng CLN 1621L (53,1 tấn/ha) và CHT 1050SE (48,7 tấn/ha) đạt năng suất cao hơn hẳn so với các dòng khác và đối chứng Giống BI có năng suất thực thu thấp nhất đạt 11,4 tấn/ha Bảng 4.10: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Chỉ tiêu Dòng Khối Năng Năng Số quả Số lượng suất lý suất thương Tăng giảm so với cây/m2 trung thuyết thực phẩm/cây đối chứng (cây) bình/quả (tấn/ha) thu (quả) (g) (tấn/ha)... của con người và làm cản trở việc xuất khẩu Vậy khi đánh giá một giống tốt thì ngoài chỉ tiêu về năng suất, phẩm chất giống được đảm bảo đồng thời giống đó phải có khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt thì mới giảm được chi phí đầu tư tránh được ô nhiễm, nâng cao hiệu quả kinh tế Chúng tôi tiến hành nghiên cứu vào vụ Xuân (2009) , ở trong vụ này điều kiện thời tiết diễn biến rất thất thường, mưa nhiều,... việc canh tác, năng suất cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Dòng có nhiều ưu điểm nhất về hình thái là CHT1050SE, 19,3đốt, 29,4 lá, 16,7 cành 4 - Về khả năng ra hoa đậu quả Hầu hết các dòng ra nhiều hoa và có số quả/cây lớn trong đó CHT 1050SE đạt có 292,8 số hoa/cây, 75,5 số quả/cây và tỷ lệ quả thương phẩm cao nhất 5 - Về khả năng chống chịu sâu bệnh Nhìn chung các dòng có khả năng chống chịu . phục vụ cho công tác chọn lọc giống mới phù hợp với điều địa phương thì việc thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số dòng cà chua trong vụ Xuân năm 2009. trước là ngô, khoai lang, lạc. 3.3.2.2. Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm thí nghiệm khoa Nông học_ Trường đại học nông lâm Huế. 3.3.2.3. Thời gian - Vụ xuân 2009 tại Thừa Thiên Huế. 3.3.2.4. Thời. nguy cơ bệnh tim mạch. 1.2. Mục đích của đề tài: - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số dòng cà chua trong điều kiện tại Thừa Thiên Huế. - Duy trì dòng bố dòng mẹ. - Tuyển