SKKN Hỗ trợ học sinh học Ngữ văn thông qua một số ứng dụng công nghệ thông tin

25 1.8K 4
SKKN Hỗ trợ học sinh học Ngữ văn thông qua một số ứng dụng công nghệ thông tin

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “HỖ TRỢ HỌC SINH HỌC NGỮ VĂN THÔNG QUA MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay công nghệ thông tin (CNTT) chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã và đang làm thay đổi cuộc sống con người. Với máy vi tính, CNTT đã trở nên ngày càng phổ biến trong giáo dục. Công nghệ thông tin được ứng dụng để giải quyết hầu hết các nhiệm vụ quản lý, điều hành và giảng dạy trong nhà trường. Ứng dụng CNTT vào dạy-học nói chung và dạy học Ngữ Văn nói riêng là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên thực sự là, hiệu quả dạy học với sự hỗ trợ của máy tính vẫn chưa được như những gì chúng ta mong muốn. 1. Những điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học Ngữ Văn. Nghị quyết TW2 của Đảng, khóa VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh ” Xuất phát từ định hướng đó, hiện nay các trường phổ thông đều trang bị phòng máy, phòng trình chiếu đa năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình. Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu. Một bộ phận lớn học sinh có điều kiện làm quen tiếp xúc với máy tính và Internet từ khá sớm. Các em thực sự say mê với những ứng dụng công nghệ thông tin. Như vậy, nếu biết ứng dụng CNTT hợp lý sẽ thúc đẩy sự hứng thú, yêu thích môn Ngữ Văn trong học sinh. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Tất cả điều kiện đó tác động đến việc dạy và học môn Ngữ Văn. Người giáo viên Ngữ Văn ngày nay không thể tiếp tục giảng dạy chỉ bằng những phương pháp dạy học truyền thống trong khi yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đặt ra cho giáo viên những nhiệm vụ mới phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. 2. Những khó khăn đặt ra cho việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học Ngữ Văn. Trước hết người giáo viên Ngữ Văn phải chấp nhận một thực tế là một bộ phận không nhỏ học sinh ngày càng có xu hướng không thích học Văn nói riêng và khoa học xã hội nói chung, năng lực tự học hạn chế, thiếu sáng tạo, ít say mê với môn Văn. Từ trước đến nay việc tổ chức hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức văn chương thường đi theo cách thức truyền thống khiến giờ học thiếu sinh động, học sinh nhàm chán. Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ đặc biệt đối với một bộ môn cần nhiều cảm xúc như môn Ngữ Văn. Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là kết hợp như thế nào để hài hòa giữa phương pháp dạy học truyền thống với việc vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ Văn. Những mạch kiến thức đòi hỏi giáo viên phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kĩ năng cho học sinh như đọc diễn cảm, cảm nhận về tác phẩm Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả Xuất phát từ những điều kiện thuận lợi và các khó khăn trên, chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề cần phải hỗ trợ học sinh học Ngữ Văn thông qua một số ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến hiện nay với mong muốn tạo cho học sinh niềm hứng thú khi học tập bộ môn, bước đầu tạo cho học sinh làm quen với cách học tập trong đó đòi hỏi sự sáng tạo, biết cách tự học, chủ động tìm kiếm tư liệu học tập dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, được thực hiện trong 2 năm (2003-2005) thì có 4 mức ứng dụng CNTT cơ bản nhất căn cứ vào hoạt động của quản lý, của người dạy và người học: - Mức 1: Sử dụng CNTT để trợ giúp giáo viên trong một số thao tác nghề nghiệp như soạn giáo án in ấn tài liệu, sưu tầm tài liệu,… nhưng chưa sử dụng CNTT trong tổ chức dạy học các tiết học cụ thể của môn học. - Mức 2: Ứng dụng CNTT để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong toàn bộ quá trình dạy học - Mức 3: Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức dạy học một chương, một số tiết, một vài chủ đề môn học - Mức 4: Tích hợp CNTT vào quá trình dạy học. Như vậy việc hỗ trợ học sinh học Ngữ Văn thông qua một số ứng dụng công nghệ thông tin thực chất là triển khai mức 2, 3 và 4. Điều này đặt ra cho người thực hiện những yêu cầu khá cao và cần có một lộ trình hợp lý, vừa sức phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng của học sinh. Chính vì thế các việc làm của người giáo viên không thể vội vàng và ép buộc học sinh phải thực hiện. Do vậy, trình tự của các bước thực hiện việc hỗ trợ học sinh có thể diễn ra như sau: 1. Điều tra thực trạng sự dụng công nghệ thông tin trong học sinh Với điều kiện kinh tế xã hội phát triển trong những năm gần đây, nhiều gia đình đã mua sắm máy vi tính, nối mạng internet phục vụ cho các mục đích khác nhau. Vì thế đối với học sinh, máy vi tính đã không còn xa lạ. Nhiều em đã biết sử dụng thành thạo để chơi điện tử, chat với bạn bè, nghe nhạc, xem phim ngoài ra một số học sinh đã biết sử dụng máy vi tính, internet cho các mục đích học tập. Tuy nhiên không phải em nào cũng sử dụng thành thạo, do vậy người giáo viên cần phải điều tra thực trạng sử dụng công nghệ thông tin để nắm bắt trình độ và khả năng sử dụng máy vi tính của học sinh để có các giải pháp hỗ trợ phù hợp. Việc điều tra có thể tiến hành thông qua các bước sau: + Tìm hiểu qua giáo viên dạy tin học: Hiện nay Tin học được giảng dạy ở nhà trường chủ yếu qua các giờ học tự chọn. Học sinh được học một cách hệ thống kĩ năng cơ bản sử dụng máy tính, sử dụng các phần mềm văn phòng và một số phần mềm khác. Thông qua giáo viên dạy Tin học có thể nắm bắt trình độ sử dụng máy tính của học sinh. + Lập bảng điều tra: Lập bảng điều tra, hướng dẫn học sinh trả lời để có sự phản hồi chính xác trung thực. Bảng điều tra được phát đến từng học sinh gồm có các nội dung sau: - Nhà em có máy vi tính không ? - Em có biết sử dụng máy vi tính không ? - Em thường sử dụng máy vi tính để làm gì ? - Em thường chơi các trò chơi điện tử nào ? - Máy vi tính nhà em có kết nối internet không ? - Bố mẹ em có kiểm sóat việc em sử dụng máy vi tính không ? - Em thường sử dụng máy vi tính bao nhiêu giờ trong tuần, - Em thường sử dụng máy vi tính ở đâu ? - Em thường sử dụng các ứng dụng nào ? - Em có địa chỉ email không ? Địa chỉ email của em là gì ? - Em có sẵn sàng sử dụng máy vi tính vào mục đích học tập không ? - Những khó khăn trở ngại của em khi dùng máy vi tính là gì ? + Tổng hợp và thống kê kết quả điều tra: Kết quả điều tra phản ánh được thực trạng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin của từng cá nhân học sinh. Thống kê kết quả điều tra để có định hướng hỗ trợ học sinh học tập. Từ kết quả điều tra giáo viên quyết định các hình thức hỗ trợ học sinh. Qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy: - 90% số học sinh thường xuyên sử dụng máy tính ở nhà hoặc ở điểm dịch vụ Internet. Thời gian sử dụng máy tính trung bình là 30 phút mỗi ngày. - 80% gia đình học sinh có máy vi tính trong đó 50% có kết nối internet. - 90% phụ huynh cho phép con em mình sử dụng máy vi tính tại nhà vào các mục đích học tập và giải trí. - 100% học sinh cho biết sẵn sàng sử dụng máy vi tính để học tập nếu có hướng dẫn. (Kết quả điều tra 43 học sinh lớp 9 tại trường THCS Nguyễn Du) Từ kết quả điều tra chúng tôi quyết định chủ yếu nghiên cứu và vận dụng việc hỗ trợ học sinh học Ngữ Văn ở các khâu: - Tìm tư liệu học tập thông qua mạng internet, - Tăng cường làm bài tập ở nhà qua trao đổi email với giáo viên, - Củng cố kiến thức bằng trò chơi ô chữ. 2. Công tác chuẩn bị: a. Giáo viên: Nắm vững chương trình và sách giáo khoa, linh hoạt trong vận dụng phương pháp giảng dạy. Tìm hiểu và lên kế hoạch dự kiến sẽ hỗ trợ học sinh ở các bài nào, vấn đề gì một cách cụ thể. Sử dụng tương đối thành thạo các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến như Microsoft Word, Microsoft PowerPoint, hiểu biết cơ bản trong việc sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, sưu tầm địa chỉ các trang WEB có ích, sử dụng thành thạo việc trao đổi thông tin qua email (thư điện tử). Tham gia vào các diễn đàn có liên quan trên mạng Internet. Nếu có điều kiện giáo viên nên lập Blog ( một hình thức trang WEB) để thông tin cho học sinh những nội dung cần thiết và nhận sự phản hồi từ học sinh. Thu thập địa chỉ email của học sinh. Thông báo với Ban giám hiệu nhà trường, Hội phụ huynh học sinh các công việc mà giáo viên tiến hành. Phổ biến cho học sinh những yêu cầu của giáo viên khi sử dụng internet Trong quá trình giảng dạy người giáo viên bổ sung vào bài giảng các kênh hình, tiếng, màu sắc, các hiệu ứng để tăng tính hấp dẫn sinh động cho giờ học Ngữ Văn. Tuy nhiên không được biến giờ học Ngữ Văn thành giờ trình diễn. Kết hợp các phương pháp dạy học đổi mới, tích cực, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học đa dạng phong phú bằng phương pháp dạy học trình chiếu, dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án để giờ học sinh động, hiệu quả, học sinh chủ động nắm bắt kiến thức. b. Học sinh: Tự học hỏi rèn luyện kĩ năng sử dụng máy vi tính. Có ý thức sử dụng máy vi tính và các ứng dụng CNTT vào những việc có ích. Lập hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng để trao đổi thông tin. Nếu có điều kiện trang bị những phương tiện cần thiết như USB. Cam kết với giáo viên và phụ huynh sử dụng máy tính đúng mục đích. Thường xuyên thông báo kịp thời cho giáo viên những bạn trong lớp có những biểu hiện sử dụng internet, trao đổi thông tin không lành mạnh. 3. Các hình thức hỗ trợ học sinh học tập Ngữ Văn thông qua một số ứng dụng công nghệ thông tin: a. Hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin trên internet. - Mục đích: Thông qua hoạt động này giúp học sinh tìm kiếm, bổ sung những kiến thức, thông tin về bài học mà sách giáo khoa chưa có điều kiện cập nhật. Ví dụ như thông tin và ảnh tác giả văn học, toàn bộ tác phẩm văn học, lời bình từ những người yêu thích tác phẩm. Từ những thông tin này học sinh sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm, việc làm này cũng tương tự như giáo viên giao cho học sinh tìm tài liệu trong thư viện. Ngoài ra hoc sinh có thể dựa vào các nguồn thông tin từ các trang WEB chuyên đề để làm bài tập bổ sung. - Cách tiến hành: Trong mỗi tiết học Ngữ văn đều có phần hướng dẫn về nhà. Đây là công đoạn mà giáo viên định hướng công việc về nhà cho học sinh như làm các bài tập, tìm tư liệu để soạn bài. Giáo viên có thể kết hợp để hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin. Các thông tin cần tìm kiếm có thể là: Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả văn học (phần này SGK thường trình bày rất ngắn gọn), những tác phẩm có giá trị nhất của nhà văn, đánh giá của các nhà chuyên môn và độc giả về giá trị của tác phẩm, toàn bộ tác phẩm, hình ảnh về tác giả, các bài hát có thể phục vụ minh họa cho tác phẩm Những tư liệu này thường được trình bày trong những trang WEB như: -http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/ (bách khoa toàn thư Việt Nam) mục Văn học - http://vi.wikipedia.org/wiki/Thể_loại:Nhà_văn_Việt_Nam. -http://hoinhavanvietnam.vn/ trang WEB của hội nhà văn Việt Nam - http://www.onbai.com - http://www.hocmai.vn - http://www.onthi.com - http://www.abcdonline.vn - http://www.moon.vn - http://tracnghiem.tuoitre.net.vn/ - http://truongtructuyen.vn/Home/tabid/92/Default.aspx Trên đây là một số trang WEB của các tổ chức uy tín mà chúng tôi đã kiểm chứng về tính chân thực của thông tin, không vi phạm thuần phong mĩ tục cũng như không có những bài viết chống phá đất nước. Người giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm kiếm một vài vấn đề cụ thể mà sách giáo khoa chưa đề cập, không để học sinh tự do tìm kiếm dẫn đến thông tin sai lạc, không phù hợp. Ví dụ như: Nguyên bản truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, cập nhật năm mất của các tác giả Chính Hữu, Nhà thơ Phạm Tiến Duật, Có các bản in Truyện Kiều khắc gỗ nào ? Tìm tranh vẽ về truyện Kiều Chân dung một số nhà văn, tìm bài hát ca ngợi biển đảo Việt Nam Đây là việc làm cần hướng dẫn cụ thể vì thông tin trên internet rất đa dạng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau do vậy giáo viên cần cung cấp địa chỉ từng trang web cụ thể chứa thông tin cần thiết chứ không để học sinh tự tìm. Một vài thông tin Internet: [...]... ban đầu đều có kết quả tốt 2 Bài học kinh nghiệm: Từ thực tiễn vận dụng việc hỗ trợ học sinh thông qua các ứng dụng CNTT những năm học vừa qua và trong học kì I năm học 2008-2009 tại trường THCS Nguyễn Du, chúng tôi đã bước đầu tổng kết và rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây: - Muốn làm tốt việc hỗ trợ học sinh học Ngữ Văn thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin, người giáo viên phải nắm vững... 9 10 11 12 13 14 15 16 Hàng dọc là : III KẾT QUẢ ỨNG DỤNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1 Kết quả: Từ đầu năm học 2008 – 2009 chúng tôi bắt đầu sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ học sinh học Ngữ Văn Đến nay tổng số học sinh được hỗ trợ mới được 44 học sinh Trong số này 2/3 học sinh thường xuyên trao đổi trực tiếp với giáo viên qua email, số còn lại vì không có điều kiện dùng máy tính ở nhà... thivien.net Giao công việc tìm kiếm thông tin cho từng nhóm hoặc cá nhân cụ thể Yêu cầu học sinh ghi lại thông tin lấy từ nguồn nào để giáo viên kiểm chứng Tập hợp các thông tin tìm kiếm được, xử lý và lấy thông tin cần thiết Giáo viên xem trước và chỉnh sửa báo cáo của học sinh Trong giờ học gọi các em trình bày hoặc yêu cầu học sinh lưu trữ để dùng khi cần thiết Việc hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin trên... Ngoài ra, thông qua thư điện tử, giáo viên trả lời, giải quyết các các thắc mắc của học sinh khi thời gian trên lớp không cho phép Giáo viên cũng có thể gửi cho học sinh các tư liệu văn học có liên quan c Vận dụng trò chơi ô chữ để củng cố kiến thức Ngữ Văn: - Mục đích: Tạo ra một hoạt động có khả năng thu hút sự chú ý của học sinh trong những phút cuối của tiết dạy, sinh động hóa giờ học Học sinh được... giáo khoa và vận dụng tốt phương pháp dạy học môn Ngữ Văn Ngoài ra người giáo viên cần phải có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin tương đối thành thạo - Kĩ năng sử dụng máy tính và các ứng dụng internet là việc làm mới mẻ và tương đối khó nên đối tượng sử dụng phải là học sinh lớp 8, 9 và áp dụng có chọn lọc đối với học sinh lớp 6, 7 - Giáo viên phải lập kế hoạch, nghiên cứu bài một cách hệ thống... sự của học sinh để thiết kế chương trình hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng - Quán triệt yêu cầu tích hợp 3 phân môn Văn – Tiếng Việt và Tập Làm Văn trong quá trình xây dựng chương trình hỗ trợ để hoạt động này thực sự bổ ích cho các em khi học Ngữ Văn trong một chỉnh thể hoàn chỉnh Mục tiêu cuối cùng của hoạt động phải là giúp học sinh tiếp thu kiến thức Ngữ Văn và rèn luyện kĩ năng học tập một cách... học sinh cũng không được thuần thục Từ thực tế trên giáo viên có thể tăng cường cho học sinh rèn luyện thông qua hệ thống bài tập bổ sung sau mỗi đơn vị bài học hay mỗi tuần học Sử dụng thư điện tử, người giáo viên có thể trao đổi trực tiếp với từng học sinh để giao bài tập thêm Học sinh tranh thủ thời gian sử dụng máy tính để hòan thành bài tập và gửi cho giáo viên chấm Hình thức hỗ trợ này giúp học. .. qua việc tìm kiếm thông tin, giáo viên dần dần hình thành cho học sinh thói quen sưu tầm các tác phẩm văn chương có giá trị về nội dung và nghệ thuật b Sử dụng thư điện tử để tăng cường bài tập cho học sinh - Mục đích: Hiện nay, với thời gian cho một tiết học trên lớp người giáo viên Ngữ Văn khó có thể đồng thời kiểm tra việc làm bài tập của học sinh Điều này dẫn đến tình trạng có học sinh không biết... dạy học hiện đại IV KẾT LUẬN Học môn Ngữ Văn đối với học sinh trước hết phải là một niềm vui Hỗ trợ các em học tốt sẽ nhen nhóm niềm vui ấy trở thành ngọn lửa đam mê sau này Nó góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy, học trong nhà trường phổ thông Kết quả mà chúng tôi có được chưa nhiều nhưng cũng đủ để chúng tôi đủ tự tin và tiếp tục mạnh dạn áp dụng Chúng tôi đánh giá rằng một số vấn... này giúp học sinh làm thêm các bài tập cần thiết đa dạng giúp học sinh tiếp cận cách học tập hiện đại - Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng thư điện tử (email) sẵn có ( có thể dùng email hoặc nickname mà học sinh đang sử dụng để chơi các trò chơi trên mạng internet) liên lạc với giáo viên Tập hợp thành danh sách địa chỉ email của học sinh, giáo viên chia thành nhiều nhóm học sinh theo từng . thức hỗ trợ học sinh học tập Ngữ Văn thông qua một số ứng dụng công nghệ thông tin: a. Hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin trên internet. - Mục đích: Thông qua hoạt động này giúp học sinh tìm. phải hỗ trợ học sinh học Ngữ Văn thông qua một số ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến hiện nay với mong muốn tạo cho học sinh niềm hứng thú khi học tập bộ môn, bước đầu tạo cho học sinh làm. NGHIỆM ĐỀ TÀI: “HỖ TRỢ HỌC SINH HỌC NGỮ VĂN THÔNG QUA MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay công nghệ thông tin (CNTT) chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Sự

Ngày đăng: 09/04/2015, 15:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan