Nó làm thay đổi mọi diện mạo cuộc sống, giúp con người hoàn thành công việc tốt hơn, giảm sức người, cũng như tiền bạc các ứng trên mọi lĩnh vực của cuộc sống cũng dần ra, mà chúng ta th
Trang 1BÁO CÁO BÀI TẬP LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
CHƯƠNG TRÌNH:
“QUẢN LÝ SINH VIÊN BẬC
ĐẠI HỌC”
…
GVHD:
Ngô Quốc Hưng
Nhóm 4:
- Ngô Duy Kha
- Trịnh Duy Thành
- Nguyễn Giang Châu
- Phạm Mạnh
- Thi Quốc Cường
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, tin học học đã đi sâu vào đời sống con người Nó làm thay đổi mọi diện mạo cuộc sống, giúp con người hoàn thành công việc tốt hơn, giảm sức người, cũng như tiền bạc các ứng trên mọi lĩnh vực của cuộc sống cũng dần ra, mà chúng ta thường thấy nhất là ứng dụng trên lĩnh vực phần mềm ứng dụng
Áp dụng tin học vào cuộc sống giúp cho con người giảm thiểu đi những công việc thủ công mất nhiều thời gian, tiền bạc và cả nguồn nhân lực, từ đó nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm hàng hóa được nâng lên
Hôm nay, nhóm 4 đã tạo ra được một phần mềm ứng dụng trong bậc Đại học, giúp nhà trường, thầy cô và sinh viên dễ dàng cập nhật điểm số, lịch thi, thông tin cá nhân Mang tên chương trình “Chương trình quản lý sinh viên bậc Đại học”
Vì đây là lần đầu tiên làm báo cáo, nên việc sai sót là không thể tránh khỏi Rất mong sự giúp đỡ của quý thầy cô!
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 1 năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
Trang 4MỤC LỤC
Lời mở đầu:
Nhận xét của giáo viên:
Giới thiệu chương trình: 5
Giao diện chương trình: 7
Cấu trúc chương trình: 11
Sử dụng chương trình: 13
Trang 5GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
Ngày nay, khoa học – công nghệ ngày càng phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin thật sự đi sâu vào giáo dục Nó tạo nên những thuận lợi hết sức to lớn cho con người
Phương pháp giáo dục cổ xưa đã trở nên không phù hợp nữa Sinh viên không cần phải đến trực tiếp gặp mặt giáo viên để biết điểm số của mình, giáo viên nộp bảng điểm cũng không cần trực tiếp gặp phòng đào tạo hay khi có thông báo gì từ phòng đào tạo thì
họ cũng không nhất thiết phải gặp trực tiếp nhau
Dựa trên ý tưởng đó, nhóm 4 – The SCSGroup đã xây dựng nên phần mềm mang tên “Quản lý sinh viên bậc Đại học” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục – đào tạo
Hình 1 Mô hình quản lý sinh viên ngày nay
Bằng việc kết hợp giữa lập trình cổ điển trên nền tảng Windows Form và phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server Phần mềm được xây dựng theo mô hình 3 lớp (3-tier) đã làm giảm nhẹ công việc lập trình cổ điển vất vả
Trang 6Hình 2 Hướng giải quyết công việc lập trình trong phần mềm
Ý tưởng chính của phần mềm là:
- Cơ sở dữ liệu là phần trung tâm và quan trọng nhất, sinh viên, giáo viên hay người quản lý đều làm việc xung quanh kho dữ liệu đó
- Mỗi sinh viên, giáo viên đều có 1 tài khoản chính trong phần mềm, và người quản
lý chính mọi công việc là “Người quản lý” với tài khoản người quản trị (admin)
- Mỗi tài khoản sẽ được cấp một số quyền nhất định như chỉ xem điểm, được thêm thông tin hay cao nhất là được toàn quyền xử lý
- Người quản lý là người có toàn quyền, có khả năng chỉnh sửa toàn bộ thông tin của sinh viên hay giảng viên, có thể sao lưu (back up) và phục hồi (restore) cơ sở
dữ liệu khi có sự cố xảy ra
- Phần công cụ chung: đây là phần công cụ mà mọi tài khoản đều có thể sử dụng, có tác dụng như nhau đối với mọi tài khoản, mỗi tài khoản đều có thể sử dụng được
bộ cung cụ này
Yêu cầucấu hình máy tínhtối thiểu khi sử dụng phần mềm:
- CPU Celron 2.4 GHz, RAM 512MB hoặc cao hơn
- Microsoft XP/2000/2003/Vista/Win 7
- NET Framework 3.5/4.0
- Microsoft SQL Server 2005/2008/2010
- Microsoft Visual C# 2008/2010
Trang 7GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Hình 3 Giao diện chính
Trên giao diện chính chứa 4 tab, 3 tab đầu ứng với 3 lại tài khoản khác nhau (trong chương trình Sinh Viên, Giáo Viên, Người Quản Lý) Tab cuối cùng là tab chung dành cho mọi tài khoản
Bên trong mỗi tab, sẽ có những quyền hạn truy cập khác nhau, ví dụ như đối với sinh viên, sinh viên chỉ được xem lý lịch của mình, kết quả học tập, thời khóa biểu, lịch thi và phần thông tin tài khoản
Hình 4 Thanh công cụ
Trang 8Trong ứng dụng, chúng tôi xây dựng 2 lớp cửa sổ đăng nhập (Login) dành cho người dùng (user) và cho cơ sở dữ liệu (database) Người dùng phải qua 2 cửa sổ này để
có thể sử dụng được phần mềm
Đầu tiên là giao diện đăng nhập dành cho cơ sở dữ liệu (database):
Hình 5 Đăng nhập cơ sở dữ liệu (Server)
Các thông số cần lưu ý:
- Server Name: là tên máy chủ cơ sở dữ liệu trong máy, có thể là localhost nếu sử dụng MS SQL 2005 trở lên
- Database: là tên gói cơ sở dữ liệu đính kém bộ ứng dụng này
- Authentication: phương thức sử dụng hệ thống bảo mật có thể là Windows Authentication hay SQL Authentication Nếu là SQL Authentication thì phải nhập User và password
Thứ 2 là phần đăng nhập dành cho người dùng (User):
Trang 9Hình 6 Đăng nhập người dùng:
Tên đăng nhập, Mật khẩu: có 3 loại (như đã đề cập ở trên), với các tài khoản
như sau: admin/admin; gv01/gv01, gv02/gv02 và 10520464/10520464 (nếu
bạn là sv khoa cnpm05 thì hãy đăng nhập bằng mssv của mình nhé)
Mỗi cửa sổ ứng với một phím công cụ, khi nhấn vào công cụ cửa sổ ý với thanh công cụ đó hiện ra và người dùng có thể sắp xếp cửa sổ theo dạng cascade, Title Vertical hay Title Horzical trong nhóm công cụ quản lý cửa sổ
Dưới đây là 3 giao diện của 3 lại người dùng trong ứng dụng:
Hình 7 Giao diện người dùng: Người quản trị
Trang 10Hình 8 Giao diện người dùng: Giáo viên
Hình 9 Giao diện người dùng: Sinh viên
Trang 11CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
Hình 10 Sơ đồ lớp và form trong ứng dụng Ứng dụng được chia làm 3 tầng lớp cụ thể như hình với tên gọi như sau:
- Data Access Layer: Lớp khung sườn, là nền tảng cho ứng dụng, thao tác trực tiếp với cơ sở
dữ liệu
Trang 12- Bussiness Access Layer: Lớp điều khiển, liên kết giữa giao diện người dùng với cơ sở dữ liệu
- Presentation Layer: Lớp này còn gọi là giao diện chương trình, nó là toàn bộ những gì người dùng nhìn thấy được hay nói cách khác đây là lớp giao tiếp với người sử dụng
Source code: vui lòng xem bên trong ứng dụng đính kèm.
Hình 11 Sơ lượt qua các class
Trang 13SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
Đầu tiên, mở Microsoft SQL Server lên, chú ý các thông số:
Hình 12 Cách kết nối Server Thêm cơ sở dữ liệu vào:
Hình 13 Thêm cơ sở dữ liệu vào Server
Lưy ý: mở file qlsv.sql đính kèm