TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH ÁN LỆ CHINACISG CHINESE LAW2005

12 419 0
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH ÁN LỆ CHINACISG  CHINESE LAW2005

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH ÁN LỆ CHINACISG CHINESE LAW2005. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế Tài chính quốc tế PHÂN TÍCH ÁN LỆ CHINACISG CHINESE LAW2005 Họ và tên sinh viên: Nhóm 2 Lớp: Anh 2 – Anh 4 Khóa: 52 Người hướng dẫn khoa học: Trần Thanh Tâm Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÁN LỆ......................................................2 1.1. Khái niệm án lệ.......................................................................................2 1.2. Đặc điểm của án lệ..................................................................................2 1.3. Ưu, nhược điểm của án lệ.......................................................................3 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ÁN LỆ............................................................................5 2.1. Tóm tắt vụ việc.......................................................................................5 2.2. Tranh luận các bên..................................................................................6 2.3. Phán quyết..............................................................................................7 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC RÚT RA TỪ ÁN LỆ...........................................................9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................10 LỜI MỞ ĐẦU Được bắt nguồn từ Vương quốc Anh, qua quá trình phát triển thăng trầm của lịch sử cùng với sự giao thoa, ảnh hưởng lẫn nhau của các hệ thống pháp luật, án lệ đã trở thành nguồn của nhiều hệ thống phá luật, đặc biệt là hệ thống pháp luật AnhMỹ (Common Law)một trong những hệ thống pháp luật phát triển và phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới. Trong nghiên cứu luật học, án lệ đóng một vai trò rất quan trọng, để khẳng định tầm quan trọng của án lệ, một giáo sư người Pháp tên là H.Capitant đã viết: Muốn thật hiểu biết môn luật, không chỉ nghiên cứu về phương diện TĨNH nghĩa là thuần lí thuyết mà phải quan sát những tương quan pháp lý giữa các cá nhân, xem các tương quan ấy được cấu tạo cách nào, biến chuyển ra sao, phát sinh ra những vụ tranh tụng gì, rồi được Tòa án xét xử như thế nào, tóm lại phải nghiên cứu xét môn học cả về mặt ĐỘNG. Nhằm để hiểu rõ hơn về án lệ, nhóm đã quyết định lấy án lệ làm đề tài tiểu luận lần này với việc tập trung phân tích án lệ để thấy được cách giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn cũng như ưu, nhược điểm, bài học rút ra từ án lệ. Nội dung chính của bài tiểu luận gồm 3 chương sau: Chương 1: Khái quát chung về án lệ. Chương 2: Phân tích án lệ Chương 3: Bài học rút ra từ án lệ Do hạn chế về nguồn số liệu nên việc thu thập dữ liệu, đưa dẫn chứng còn gặp trở ngại. Bên cạnh đó, thời gian và kiến thức của người viết còn có hạn cũng như vì đây là đầu tiên viết tiểu luận nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp từ giáo viên để bài tiểu luận được tốt hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn thầy Trần Thanh Tâm, giảng viên trường Đại học Ngoại thương cơ sở II Tp. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và gợi ý cho bài tiểu luận của nhóm. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29122013 Huỳnh Bích Hạnh Nguyễn Thị Ngọc Mai Trương Thị Phúc Nguyên CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÁN LỆ 1.1. Khái niệm Án lệ là một hình thức của pháp luật, theo đó nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án, làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó. Án lệ còn là quá trình làm luật của tòa án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử. 1.2. Đặc điểm Án lệ do thẩm phán tạo ra và để giải quyết các vụ việc cụ thể. Tuy nhiên không phải bản án của bất kì cấp tòa án nào cũng được coi là án lệ mà nó phải được thông qua một số trình tự, thủ tục nhất định tùy theo quy định của mỗi quốc gia. Án lệ có tính khuôn mẫu, điều này được thể hiện rõ khi bản án được công nhận là án lệ thì nó sẽ được lấy làm khuôn mẫu cho các vụ việc có tính chất tương tự và sẽ được sử dụng nhiều lần. Án lệ có tính bắt buộc, nghĩa là nếu bản án được đem ra sử dụng cho vụ việc có tính chất tương tự nhưng chỉ để tham khảo thì không được coi là án lệ mà bản án đó phải là khuôn mẫu buộc các thẩm phán phải áp dụng đối với các vụ án tương tự sau này. 1.3. Ưu, nhược điểm của án lệ Ưu điểm Án lệ thường phong phú và đa dạng hơn so với pháp luật thành văn do án lệ đề cập đến những vụ việc đã xảy ra trong thực tế mà không phải là những giả thuyết có tính lý luận về những tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Án lệ góp phần bổ sung cho những thiếu sót, lỗ hổng của pháp luật thành văn và khắc phục được tình trạng thiếu pháp luật. Án lệ góp phần giải thích và vận dụng pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. Với sự trợ giúp của án lệ, các vụ việc được giải quyết nhanh chóng hơn khi chưa có pháp luật thành văn điều chỉnh. Án lệ tạo sự thống nhất trong công tác xét xử giữa các cấp tòa án đồng thời nâng cao trình độ của các thẩm phán, luật sư...do đòi hỏi của việc xét xử và tranh tụng nên họ phải tìm hiểu rất nhiều về án lệ. Án lệ là biện pháp hữu hiệu để phòng chống tham nhũng trong ngành tư pháp. Đối với các vụ án tương tự nhau hoặc giống nhau thì thẩm phán không thể ưu đãi cho một bên được. Nhược điểm Tính nghiêm ngặt trong việc áp dụng án lệ đã trở thành rào cản đối với sự sáng tạo của các Thẩm phán khi xét xử. Nguy cơ của việc so sánh tùy tiện, không logic giữa vụ án lệ đang xét xử với án lệ để tránh ap dụng án lệ cho vụ đang xét xử. Khối lượng án lệ lớn và sự phức tạp của chúng là khó khắn lớn đối với các thẩm phán và luật sư. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ÁN LỆ 2.1. Tóm tắt vụ việc Nguyên đơn: Công ty Bao De Li Bị đơn: Công ty xuất nhập khẩu Guangdong Trung Quốc Ngày 16 tháng 10 năm 2000, công ty Bao De Li (bên mua) và công ty xuất nhập khẩu Guangdong Trung Quốc (bên bán) đã ký hợp đồng mua bán gừng tươi với các quy định: Tổng chi phí 16,579 USD Điểm đến: New York Thời gian vận chuyển: lượt thứ nhất vào cuối tháng 11 năm 2000, lượt thứ hai trong vòng một tuần sau lượt thứ nhất Thanh toán: Bên mua đặt cọc 30% tổng chi phí sau khi ký hợp đồng và trả số tiền còn lại trong 7 ngày sau khi hàng hóa được kiểm tra tại điểm đến. Tài liệu: Bên bán sẽ cung cấp: vận đơn đường biển hoặc chứng từ vận tải khác , danh sách đóng gói và hóa đơn Chất lượng: đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, để miếng lớn, không thối, không để miếng nhỏ hơn 100g hoặc nảy mầm. Ngày 28 tháng 11 năm 2000, Thanh tra và Kiểm dịch xuất nhập cảnh của Trung Quốc kết luận gừng đảm bảo yêu cầu. Khi đến New York qua hai lận vận chuyển vào ngày 6 và ngày 13 tháng 12 năm 2000, kiểm tra gừng mềm thối 033% và khô thối 1590%, gừng bị nảy mầm, lên men và khô, có nếp nhăn. Ngày 17 tháng 1 năm 2001, kiểm tra lần 2 cho thấy hầu hết gừng không đạt yêu cầu và phải hủy bỏ toàn bộ. Ngày 5 tháng 8 năm 2003, tư vấn của bên mua gửi thư của luật sư đến bên bán, cáo buộc bên bán vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra, bên mua đã đặt cọc 30% và bên bán đã đưa cho bên mua hai hóa đơn trong mỗi lần vận chuyển mà không có con dấu của bên bán. Ngày 16 tháng 11 năm 2000, sau khi ký hợp đồng, bên mua đã trả cho bên bán tổng chi phí trong hợp đồng. Tuy nhiên, gừng không phù hợp với các tiêu chuẩn nên bên mua phải trả lệ phí rác thải và các khoản phí khác, tổng cộng US 13,236 2.2. Tranh luận của hai bên: Yêu cầu bồi thường của bên mua: 1.Bên bán phải hoàn trả cho bên mua tổng chi phí trong hợp đồng và cộng thêm lãi suất khoảng 2.400USD 2.Bên bán phải bồi thường cho bên mua chi phí xử lí rác và các chi phí khác là 13.226 USD, cộng thêm lãi suất 2.000 USD 3.Các Người bán phải nộp tổng lệ phí là 2.493,36 USD Tranh luận của bên bán: 1.Bên mua không cung cấp một phiên bản tiếng Anh của hợp đồng và bản dịch điều 10 trong hợp đồng. Đồng thời bên mua đơn phương thêm điều 10 mà không có sự ký xác nhận của bên bán. Vì vậy bên bán yêu cầu Tòa án buộc tội bên mua về việc giả mạo bằng chứng. 2.Bên mua chỉ đặt cọc 30% của tổng chi phí, nên bên bán yêu cầu bên mua phải trả hết số tiền còn lại là 11.605,44 USD 3.Bên bán đã giao gừng đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo kết luận của thanh tra và kiểm dịch xuất khẩu Trung Quốc và được xác nhận bởi người mua. 4.Theo INCOTERMS 2000, rủi ro đã chuyển sang cho bên mua tại cảng bốc hàng, do đó, bên bán không có trách nhiệm nữa. 5.Theo Điều 39 của Công ước Liên Hiệp Quốc về hợp đồng bán hàng hóa quốc tế, thời gian nộp đơn khiếu nại là trong vòng hai năm sau khi nhận được hàng hóa. Nhưng bên mua nhận hàng vào ngày 6 và ngày 13 tháng 12 năm 2000 nhưng đến ngày 5 tháng 8 năm 2003 mới nộp đơn khiếu nại. Do đó bên mua không được bảo vệ về mặt pháp lý nữa và mất quyền đòi bồi thường thiệt hại. 6.Tất cả các bằng chứng của bên mua đã ra khỏi Trung Quốc và không có công chứng hoặc chứng thực của Đai sứ quán, do đó không được chấp nhận. 7.Bên mua không có chứng cứ chứng minh gừng có khuyết tật. Lập luận của bên mua: 1.Bên mua đã trả đầy đủ tổng giá trị trong hợp đồng 2.Thời hiệu đã hết hạn cho bên bán nộp đơn khiếu nại 2.3. Phán quyết của Tòa án: Vì hợp đồng không quy định tòa án tranh chấp nênm theo Điều 24 của Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nếu một vụ kiện được nộp dựa trên một tranh chấp theo hợp đồng , Toà án nhân dân nơi cư trú Bị cáo hoặc hợp đồng được thực hiện, có thẩm quyền. Do đó Tòa án quyết định rằng luật pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nơi bị đơn cư trú và hợp đồng được thực hiện sẽ áp dụng cho trường hợp này. Hơn nữa cả Mỹ và Trung Quốc là những nước ký kết CISG (Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) nên sẽ được áp dụng Điều 2, Điều 3 của CISG trong trường hợp này theo Điều 142 khoản 2 của các nguyên tắc chung của Luật dân sự Trung Quốc. Hợp đồng được ký kết bởi hai bên, không vi phạm pháp luật Trung Quốc và các quy định hành chính nên hợp đồng có hiệu lực. Không có bằng chứng cho thấy nguyên đơn đã thông báo cho bi đơn về chất lượng hàng hóa trước khi thư của luật sư được gửi đi Theo Điều 39 của CISG, nguyên đơn đã mất quyền khiếu nại về chất lượng của hàng hóa vì không đưa ra thông báo cho bị đơn một cách kịp thời, điều này được xem là nguyên đơn đã chấp nhận hàng hóa theo hợp đồng. Do đó Tòa án không xác nhận yêu cầu bồi thường của nguyên đơn Hai hóa đơn do bị đơn đưa cho nguyên đơn trước khi vận chuyển hàng hóa không được bi đơn đóng dấu nên bằng chứng này không có hiệu lực là giấy chứng nhận thanh toán được quy định trong Luật quốc gia của Trung Quốc, ngoài ra nguyên đơn không nộp bất kỳ bằng chứng nào khác để chứng minh họ đã thực hiện đầy đủ các khoản thanh toán. Do đó Tòa xác nhận các phản tố của bị đơn. Hợp đồng quy định việc thanh toán phải được thực hiện trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hàng hóa đến nơi và được kiểm tra (ngày 1 và ngày 17 tháng 1 năm 2001). Theo Điều 129 của Luật Hợp đồng của Trung Quốc, thời hiệu đối với tranh chấp về hợp đồng bán hàng hóa quốc tế là bốn năm. Bị đơn đã nộp phản tố vào ngày 8 Tháng 1 năm 2005, không vượt quá thời hiệu, do đó Tòa án không xác nhận biện hộ này của nguyên đơn. Theo Điều 39 của CISG , Điều 109 , Điều 129 , Điều 126 và Điều 159 của Luật Hợp đồng của Trung Quốc, và Điều 24 của Bộ luật tố tụng dân sự của Trung Quốc, Tòa án đã xử lý như sau: 1.Nguyên đơn phải nộp cho bị đơn 70% còn lại, tức là 11.605,44 USD trong thời hạn mười ngày kể từ khi quyết định này được đưa ra 2.Những yêu cầu bồi thường của nguyên đơn bị bác bỏ. Sau khi đưa ra bản án sơ thẩm đầu tiên này, không bên nào kháng cáo , vì vậy bản án sơ thẩm đã có hiệu lực. CHƯƠNG 3: BÀI HỌC RÚT RA TỪ ÁN LỆ Đối với người mua Khi hợp đồng có bất kì điều chỉnh hay bổ sung thì phải được thống nhất rõ ràng, đầy đủ thủ tục pháp lý theo qui định của pháp luật. Khi phát hiện hàng hóa bị hư hỏng, không phù hợp với yêu cầu về chất lượng theo như hợp đồng đã kí, người mua phải đưa ra thông báo cho người bán trong thời hạn theo qui định kể từ ngày hàng hóa đó đã thực sự được bàn giao cho người mua, sau thời hạn này, người mua sẽ mất quyền lợi nếu như không có phản hồi và xem như người mua đã chấp nhận hàng hóa theo hợp đồng. Trong trường hợp của án lệ này, áp dụng theo qui định tại điều 39 của CISG, thời hạn là hai năm, nhưng thông báo của người mua mà đến lúc người bán nhận được đã quá 2 năm, nên người mất quyền đòì người bán hoàn trả giá hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại. Hóa đơn giữa người bán và người mua phải có chứng thực, đóng dấu của các bên và đầy đủ thủ tục pháp lí. Ở dây, người mua đã không có bằng chứng nào khác để chứng minh họ đã thực hiện các khoản thanh toán ngoài hai hóa đơn không có đóng dấu của người bán. Nhìn chung với những hợp đồng mang tính chất quốc tế, người mua phải có sự tìm hiểu rõ pháp luật để áp dụng một cách chính xác, đảm bảo quyền lợi cho mình. Đối với người bán: Để bảo vệ quyền lợi và tránh sự thiệt thòi cho mình, người bán nên tìm kiếm và chuẩn bị những bằng chứng xác đáng về chất lượng hàng hóa của mình cũng như tìm hiểu rõ các qui định của pháp luật để tránh không bị kiện oan. Chính việc áp dụng theo qui định tại điều 129 Luật hợp đồng của Trung Quốc, người bán đã đòi được khoản hợp đồng còn lại từ người mua. Người bán nên thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hóa của mình, được xác nhận bởi các tổ chức giám định chuyên môn, từ đó tránh các rắc rối từ các vụ kiện tụng và nguy cơ giảm uy tín TÀI LIỆU THAM KHÀO Danh mục các website tham khảo http:vi.wikipedia.orgwikiTi%E1%BB%81n_l%E1%BB%87_ph%C3%A1p http:luatminhkhue.vnhinhsutimhieuthemveanle.aspx http:vnexpress.nettintucphapluattuvannhungluuykhimuabannha2660967.html CHƯƠNG 3 BÀI HỌC RÚT RA TỪ ÁN LỆ Qua án lệ này, ta rút ra được những bài học cần thiết trong việc mua bán hàng hóa cả trong và ngoài nước: Đối với người mua Khi hợp đồng có bất kì điều chỉnh hay bổ sung thì phải được thống nhất, xác nhận rõ ràng, đầy đủ thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật. Khi phát hiện hàng hóa bị hư hỏng, không đảm bảo yêu cầu về chất lượng theo quy định của hợp đồng, người mua phải đưa ra thông báo cho người bán trong thời hạn theo qui định kể từ ngày hàng hóa thực sự được bàn giao cho người mua, sau thời hạn này, người mua sẽ mất quyền lợi nếu như không có phản hồi và xem như đã chấp nhận hàng hóa theo hợp đồng. Hóa đơn giữa người bán và người mua phải đảm bảo có sự ký kết, xác nhận của nhau, tránh trường hợp phải chịu tổn thất vì không có bằng chứng xác thực Nhìn chung với những hợp đồng mang tính chất quốc tế, người mua phải có sự tìm hiểu rõ pháp luật cả trong vả ngoài nước để áp dụng một cách chính xác, đảm bảo quyền lợi cho mình. Đối với người bán: Để bảo vệ quyền lợi và tránh sự thiệt thòi cho mình, người bán nên tìm kiếm và chuẩn bị những bằng chứng xác đáng về chất lượng hàng hóa của mình cũng như tìm hiểu rõ các qui định của pháp luật để tránh không bị kiện oan. Người bán nên thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hóa của mình, được xác nhận bởi các tổ chức giám định chuyên môn, từ đó tránh các rắc rối từ các vụ kiện tụng và nguy cơ giảm uy tín. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH *** Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế Tài chính quốc tế PHÂN TÍCH ÁN LỆ CHINA-CISG CHINESE LAW-2005 Họ và tên sinh viên: Nhóm 2 Lớp: Anh 2 – Anh 4 Khóa: 52 Người hướng dẫn khoa học: Trần Thanh Tâm MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÁN LỆ 2 1.1. Khái niệm án lệ 2 1.2. Đặc điểm của án lệ 2 1.3. Ưu, nhược điểm của án lệ 3 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ÁN LỆ 5 2.1. Tóm tắt vụ việc 5 2.2. Tranh luận các bên 6 2.3. Phán quyết 7 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC RÚT RA TỪ ÁN LỆ 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 1 LỜI MỞ ĐẦU Được bắt nguồn từ Vương quốc Anh, qua quá trình phát triển thăng trầm của lịch sử cùng với sự giao thoa, ảnh hưởng lẫn nhau của các hệ thống pháp luật, án lệ đã trở thành nguồn của nhiều hệ thống phá luật, đặc biệt là hệ thống pháp luật Anh- Mỹ (Common Law)-một trong những hệ thống pháp luật phát triển và phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới. Trong nghiên cứu luật học, án lệ đóng một vai trò rất quan trọng, để khẳng định tầm quan trọng của án lệ, một giáo sư người Pháp tên là H.Capitant đã viết: "Muốn thật hiểu biết môn luật, không chỉ nghiên cứu về phương diện TĨNH nghĩa là thuần lí thuyết mà phải quan sát những tương quan pháp lý giữa các cá nhân, xem các tương quan ấy được cấu tạo cách nào, biến chuyển ra sao, phát sinh ra những vụ tranh tụng gì, rồi được Tòa án xét xử như thế nào, tóm lại phải nghiên cứu xét môn học cả về mặt ĐỘNG". Nhằm để hiểu rõ hơn về án lệ, nhóm đã quyết định lấy án lệ làm đề tài tiểu luận lần này với việc tập trung phân tích án lệ để thấy được cách giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn cũng như ưu, nhược điểm, bài học rút ra từ án lệ. Nội dung chính của bài tiểu luận gồm 3 chương sau: - Chương 1: Khái quát chung về án lệ. - Chương 2: Phân tích án lệ - Chương 3: Bài học rút ra từ án lệ Do hạn chế về nguồn số liệu nên việc thu thập dữ liệu, đưa dẫn chứng còn gặp trở ngại. Bên cạnh đó, thời gian và kiến thức của người viết còn có hạn cũng như vì đây là đầu tiên viết tiểu luận nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp từ giáo viên để bài tiểu luận được tốt hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn thầy Trần Thanh Tâm, giảng viên trường Đại học Ngoại thương cơ sở II Tp. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và gợi ý cho bài tiểu luận của nhóm. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29/12/2013 Huỳnh Bích Hạnh Nguyễn Thị Ngọc Mai Trương Thị Phúc Nguyên 2 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÁN LỆ 1.1. Khái niệm Án lệ là một hình thức của pháp luật, theo đó nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án, làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó. Án lệ còn là quá trình làm luật của tòa án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử. 1.2. Đặc điểm Án lệ do thẩm phán tạo ra và để giải quyết các vụ việc cụ thể. Tuy nhiên không phải bản án của bất kì cấp tòa án nào cũng được coi là án lệ mà nó phải được thông qua một số trình tự, thủ tục nhất định tùy theo quy định của mỗi quốc gia. Án lệ có tính khuôn mẫu, điều này được thể hiện rõ khi bản án được công nhận là án lệ thì nó sẽ được lấy làm khuôn mẫu cho các vụ việc có tính chất tương tự và sẽ được sử dụng nhiều lần. Án lệ có tính bắt buộc, nghĩa là nếu bản án được đem ra sử dụng cho vụ việc có tính chất tương tự nhưng chỉ để tham khảo thì không được coi là án lệ mà bản án đó phải là khuôn mẫu buộc các thẩm phán phải áp dụng đối với các vụ án tương tự sau này. 1.3. Ưu, nhược điểm của án lệ Ưu điểm Án lệ thường phong phú và đa dạng hơn so với pháp luật thành văn do án lệ đề cập đến những vụ việc đã xảy ra trong thực tế mà không phải là những giả thuyết có tính lý luận về những tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Án lệ góp phần bổ sung cho những thiếu sót, lỗ hổng của pháp luật thành văn và khắc phục được tình trạng thiếu pháp luật. Án lệ góp phần giải thích và vận dụng pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. Với sự trợ giúp của án lệ, các vụ việc được giải quyết nhanh chóng hơn khi chưa có pháp luật thành văn điều chỉnh. Án lệ tạo sự thống nhất trong công tác xét xử giữa các cấp tòa án đồng thời 3 nâng cao trình độ của các thẩm phán, luật sư do đòi hỏi của việc xét xử và tranh tụng nên họ phải tìm hiểu rất nhiều về án lệ. Án lệ là biện pháp hữu hiệu để phòng chống tham nhũng trong ngành tư pháp. Đối với các vụ án tương tự nhau hoặc giống nhau thì thẩm phán không thể ưu đãi cho một bên được. Nhược điểm Tính nghiêm ngặt trong việc áp dụng án lệ đã trở thành rào cản đối với sự sáng tạo của các Thẩm phán khi xét xử. Nguy cơ của việc so sánh tùy tiện, không logic giữa vụ án lệ đang xét xử với án lệ để tránh ap dụng án lệ cho vụ đang xét xử. Khối lượng án lệ lớn và sự phức tạp của chúng là khó khắn lớn đối với các thẩm phán và luật sư. 4 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ÁN LỆ 2.1. Tóm tắt vụ việc Nguyên đơn: Công ty Bao De Li Bị đơn: Công ty xuất nhập khẩu Guangdong Trung Quốc Ngày 16 tháng 10 năm 2000, công ty Bao De Li (bên mua) và công ty xuất nhập khẩu Guangdong Trung Quốc (bên bán) đã ký hợp đồng mua bán gừng tươi với các quy định: - Tổng chi phí 16,579 USD - Điểm đến: New York - Thời gian vận chuyển: lượt thứ nhất vào cuối tháng 11 năm 2000, lượt thứ hai trong vòng một tuần sau lượt thứ nhất - Thanh toán: Bên mua đặt cọc 30% tổng chi phí sau khi ký hợp đồng và trả số tiền còn lại trong 7 ngày sau khi hàng hóa được kiểm tra tại điểm đến. - Tài liệu: Bên bán sẽ cung cấp: vận đơn đường biển hoặc chứng từ vận tải khác , danh sách đóng gói và hóa đơn - Chất lượng: đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, để miếng lớn, không thối, không để miếng nhỏ hơn 100g hoặc nảy mầm. Ngày 28 tháng 11 năm 2000, Thanh tra và Kiểm dịch xuất nhập cảnh của Trung Quốc kết luận gừng đảm bảo yêu cầu. Khi đến New York qua hai lận vận chuyển vào ngày 6 và ngày 13 tháng 12 năm 2000, kiểm tra gừng mềm thối 0-33% và khô thối 15-90%, gừng bị nảy mầm, lên men và khô, có nếp nhăn. Ngày 17 tháng 1 năm 2001, kiểm tra lần 2 cho thấy hầu hết gừng không đạt yêu cầu và phải hủy bỏ toàn bộ. Ngày 5 tháng 8 năm 2003, tư vấn của bên mua gửi thư của luật sư đến bên bán, cáo buộc bên bán vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra, bên mua đã đặt cọc 30% và bên bán đã đưa cho bên mua hai hóa đơn trong mỗi lần vận chuyển mà không có con dấu của bên bán. Ngày 16 tháng 11 năm 2000, sau khi ký hợp đồng, bên mua đã trả cho bên bán tổng chi phí trong hợp đồng. Tuy nhiên, gừng không phù hợp với các tiêu chuẩn nên bên mua phải trả lệ phí rác thải và các khoản phí khác, tổng cộng US $ 13,236 5 2.2. Tranh luận của hai bên: - Yêu cầu bồi thường của bên mua: 1.Bên bán phải hoàn trả cho bên mua tổng chi phí trong hợp đồng và cộng thêm lãi suất khoảng 2.400USD 2.Bên bán phải bồi thường cho bên mua chi phí xử lí rác và các chi phí khác là 13.226 USD, cộng thêm lãi suất 2.000 USD 3.Các [Người bán] phải nộp tổng lệ phí là 2.493,36 USD - Tranh luận của bên bán: 1.Bên mua không cung cấp một phiên bản tiếng Anh của hợp đồng và bản dịch điều 10 trong hợp đồng. Đồng thời bên mua đơn phương thêm điều 10 mà không có sự ký xác nhận của bên bán. Vì vậy bên bán yêu cầu Tòa án buộc tội bên mua về việc giả mạo bằng chứng. 2.Bên mua chỉ đặt cọc 30% của tổng chi phí, nên bên bán yêu cầu bên mua phải trả hết số tiền còn lại là 11.605,44 USD 3.Bên bán đã giao gừng đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo kết luận của thanh tra và kiểm dịch xuất khẩu Trung Quốc và được xác nhận bởi người mua. 4.Theo INCOTERMS 2000, rủi ro đã chuyển sang cho bên mua tại cảng bốc hàng, do đó, bên bán không có trách nhiệm nữa. 5.Theo Điều 39 của Công ước Liên Hiệp Quốc về hợp đồng bán hàng hóa quốc tế, thời gian nộp đơn khiếu nại là trong vòng hai năm sau khi nhận được hàng hóa. Nhưng bên mua nhận hàng vào ngày 6 và ngày 13 tháng 12 năm 2000 nhưng đến ngày 5 tháng 8 năm 2003 mới nộp đơn khiếu nại. Do đó bên mua không được bảo vệ về mặt pháp lý nữa và mất quyền đòi bồi thường thiệt hại. 6.Tất cả các bằng chứng của bên mua đã ra khỏi Trung Quốc và không có công chứng hoặc chứng thực của Đai sứ quán, do đó không được chấp nhận. 7.Bên mua không có chứng cứ chứng minh gừng có khuyết tật. Lập luận của bên mua: 1.Bên mua đã trả đầy đủ tổng giá trị trong hợp đồng 2.Thời hiệu đã hết hạn cho bên bán nộp đơn khiếu nại 6 2.3. Phán quyết của Tòa án: Vì hợp đồng không quy định tòa án tranh chấp nênm theo Điều 24 của Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nếu một vụ kiện được nộp dựa trên một tranh chấp theo hợp đồng , Toà án nhân dân nơi cư trú Bị cáo hoặc hợp đồng được thực hiện, có thẩm quyền. Do đó Tòa án quyết định rằng luật pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nơi bị đơn cư trú và hợp đồng được thực hiện sẽ áp dụng cho trường hợp này. Hơn nữa cả Mỹ và Trung Quốc là những nước ký kết CISG (Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) nên sẽ được áp dụng Điều 2, Điều 3 của CISG trong trường hợp này theo Điều 142 khoản 2 của các nguyên tắc chung của Luật dân sự Trung Quốc. Hợp đồng được ký kết bởi hai bên, không vi phạm pháp luật Trung Quốc và các quy định hành chính nên hợp đồng có hiệu lực. Không có bằng chứng cho thấy nguyên đơn đã thông báo cho bi đơn về chất lượng hàng hóa trước khi thư của luật sư được gửi đi Theo Điều 39 của CISG, nguyên đơn đã mất quyền khiếu nại về chất lượng của hàng hóa vì không đưa ra thông báo cho bị đơn một cách kịp thời, điều này được xem là nguyên đơn đã chấp nhận hàng hóa theo hợp đồng. Do đó Tòa án không xác nhận yêu cầu bồi thường của nguyên đơn Hai hóa đơn do bị đơn đưa cho nguyên đơn trước khi vận chuyển hàng hóa không được bi đơn đóng dấu nên bằng chứng này không có hiệu lực là giấy chứng nhận thanh toán được quy định trong Luật quốc gia của Trung Quốc, ngoài ra nguyên đơn không nộp bất kỳ bằng chứng nào khác để chứng minh họ đã thực hiện đầy đủ các khoản thanh toán. Do đó Tòa xác nhận các phản tố của bị đơn. Hợp đồng quy định việc thanh toán phải được thực hiện trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hàng hóa đến nơi và được kiểm tra (ngày 1 và ngày 17 tháng 1 năm 2001). Theo Điều 129 của Luật Hợp đồng của Trung Quốc, thời hiệu đối với tranh chấp về hợp đồng bán hàng hóa quốc tế là bốn năm. Bị đơn đã nộp phản tố vào ngày 8 Tháng 1 năm 2005, không vượt quá thời hiệu, do đó Tòa án không xác nhận biện hộ này của nguyên đơn. 7 Theo Điều 39 của CISG , Điều 109 , Điều 129 , Điều 126 và Điều 159 của Luật Hợp đồng của Trung Quốc, và Điều 24 của Bộ luật tố tụng dân sự của Trung Quốc, Tòa án đã xử lý như sau: 1.Nguyên đơn phải nộp cho bị đơn 70% còn lại, tức là 11.605,44 USD trong thời hạn mười ngày kể từ khi quyết định này được đưa ra 2.Những yêu cầu bồi thường của nguyên đơn bị bác bỏ. Sau khi đưa ra bản án sơ thẩm đầu tiên này, không bên nào kháng cáo , vì vậy bản án sơ thẩm đã có hiệu lực. CHƯƠNG 3: BÀI HỌC RÚT RA TỪ ÁN LỆ 8 Đối với người mua Khi hợp đồng có bất kì điều chỉnh hay bổ sung thì phải được thống nhất rõ ràng, đầy đủ thủ tục pháp lý theo qui định của pháp luật. Khi phát hiện hàng hóa bị hư hỏng, không phù hợp với yêu cầu về chất lượng theo như hợp đồng đã kí, người mua phải đưa ra thông báo cho người bán trong thời hạn theo qui định kể từ ngày hàng hóa đó đã thực sự được bàn giao cho người mua, sau thời hạn này, người mua sẽ mất quyền lợi nếu như không có phản hồi và xem như người mua đã chấp nhận hàng hóa theo hợp đồng. Trong trường hợp của án lệ này, áp dụng theo qui định tại điều 39 của CISG, thời hạn là hai năm, nhưng thông báo của người mua mà đến lúc người bán nhận được đã quá 2 năm, nên người mất quyền đòì người bán hoàn trả giá hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại. Hóa đơn giữa người bán và người mua phải có chứng thực, đóng dấu của các bên và đầy đủ thủ tục pháp lí. Ở dây, người mua đã không có bằng chứng nào khác để chứng minh họ đã thực hiện các khoản thanh toán ngoài hai hóa đơn không có đóng dấu của người bán. Nhìn chung với những hợp đồng mang tính chất quốc tế, người mua phải có sự tìm hiểu rõ pháp luật để áp dụng một cách chính xác, đảm bảo quyền lợi cho mình. Đối với người bán: Để bảo vệ quyền lợi và tránh sự thiệt thòi cho mình, người bán nên tìm kiếm và chuẩn bị những bằng chứng xác đáng về chất lượng hàng hóa của mình cũng như tìm hiểu rõ các qui định của pháp luật để tránh không bị kiện oan. Chính việc áp dụng theo qui định tại điều 129 Luật hợp đồng của Trung Quốc, người bán đã đòi được khoản hợp đồng còn lại từ người mua. Người bán nên thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hóa của mình, được xác nhận bởi các tổ chức giám định chuyên môn, từ đó tránh các rắc rối từ các vụ kiện tụng và nguy cơ giảm uy tín TÀI LIỆU THAM KHÀO [...]... lợi cho mình Đối với người bán: Để bảo vệ quyền lợi và tránh sự thiệt thòi cho mình, người bán nên tìm kiếm và chuẩn bị những bằng chứng xác đáng về chất lượng hàng hóa của mình cũng như tìm hiểu rõ các qui định của pháp luật để tránh không bị kiện oan Người bán nên thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hóa của mình, được xác nhận bởi các tổ chức giám định chuyên môn, từ đó tránh các rắc rối từ các vụ... http://luatminhkhue.vn/hinh-su/tim-hieu-them-ve-an-le.aspx http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tu-van/nhung-luu-y khi-mua-ban-nha2660967.html CHƯƠNG 3 BÀI HỌC RÚT RA TỪ ÁN LỆ Qua án lệ này, ta rút ra được những bài học cần thiết trong việc mua bán hàng hóa cả trong và ngoài nước: Đối với người mua Khi hợp đồng có bất kì điều chỉnh hay bổ sung thì phải được thống nhất, xác nhận rõ ràng, đầy đủ thủ tục pháp... của hợp đồng, người mua phải đưa ra thông báo cho người bán trong thời hạn theo qui định kể từ ngày hàng hóa thực sự được bàn giao cho người mua, sau thời hạn này, người mua sẽ mất quyền lợi nếu như không có phản hồi và xem như đã chấp nhận hàng hóa theo hợp đồng Hóa đơn giữa người bán và người mua phải đảm bảo có sự ký kết, xác nhận của nhau, tránh trường hợp phải chịu tổn thất vì không có bằng chứng . nhau của các hệ thống pháp luật, án lệ đã trở thành nguồn của nhiều hệ thống phá luật, đặc biệt là hệ thống pháp luật Anh- Mỹ (Common Law)-một trong những hệ thống pháp luật phát triển và phổ. bổ sung cho những thiếu sót, lỗ hổng của pháp luật thành văn và khắc phục được tình trạng thiếu pháp luật. Án lệ góp phần giải thích và vận dụng pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. Với. tài tiểu luận lần này với việc tập trung phân tích án lệ để thấy được cách giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn cũng như ưu, nhược điểm, bài học rút ra từ án lệ. Nội dung chính của bài tiểu luận

Ngày đăng: 07/04/2015, 22:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan