Định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho hàng nông sản công ty Antesco
Trang 1Trang
Lời cảm tạ i
Mục lục ii
Danh sách các biểu bảng và biểu đồ vii
Danh sách các sơ đồ và hình viii
PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài 1
II.Mục tiêu nghiên cứu 2
III.Nội dung nghiên cứu 2
IV.Phương pháp nghiên cứu 2
V.Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I.Tổng quan về thương hiệu 4
1.Quá trình hình thành thương hiệu 4
2.Khái niệm - Đặc điểm – Thành phần của thương hiệu 4
2.1.Khái niệm thương hiệu 4
2.2.Đặc điểm thương hiệu 5
2.3.Các thành phần của thương hiệu 5
2.3.1.Thành phần chức năng 5
2.3.2.Thành phần cảm xúc 5
3.Giá trị thương hiệu 6
3.1.Nhận thức thương hiệu 6
3.2.Chất lượng cảm nhận 6
3.3.Lòng đam mê thương hiệu 6
II.Hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu 7
1.Nghiên cứu và phân tích môi trường kinh doanh 7
2.Phân khúc thị trường 8
Trang 24.Định vị thương hiệu 8
5.Xây dựng thương hiệu 8
6.Định giá thương hiệu 8
7.Quảng bá thương hiệu 9
8.Phân phối thương hiệu 9
9.Dịch vụ hậu mãi .9
III.Các khái niệm liên quan 10
1.Marketing 10
2.Tính cách thương hiệu 10
3.Bản sắc thương hiệu 10
4.Thị trường 10
PHẦN II: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG NÔNG SẢN CÔNG TY ANTESCO Chương I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ANTESCO I.Quá trình hình thành và phát triển Công ty Antesco 11
II.Đặc điểm chung - Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát 12
III.Mặt hàng kinh doanh chính 13
IV.Cơ cấu tổ chức và nhân sự 14
1.Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty 14
2.Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban Công ty 14
3.Hoạt động quản lý nguồn nhân sự 17
4.Công tác đào tạo trình độ nguồn nhân lực 19
5.Chế độ lương và các chính sách đối với công nhân viên 20
6.Tình hình sản xuất của Công ty 21
6.1.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức sản xuất 21
6.2.Tình hình sử dụng máy móc thiết bị 21
6.3.Vùng nguyên liệu .23
6.4.Quy trình công nghệ 24
Trang 3V.Kết quả hoạt động kinh doanh thời gian qua 25
1.Tình hình sử dụng vốn của Công ty 25
2.Kết quả hoạt động kinh doanh 26
3.Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước 28
4.Tình hình sản xuất và tiêu thụ nội địa 29
VI.Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Công ty 32
VII.Phương hướng phát triển năm 2004 33
Chương II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG I.Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về phát triển thương hiệu 35
II.Phân tích vị thế Công ty so với toàn ngành 36
III.Phân tích thị trường 37
1.Mức độ nhận biết và ưa thích thương hiệu 37
2.Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 39
3.Đo lường nhu cầu nông sản hiện tại và tương lai 41
4.Phân tích tập các thương hiệu cạnh tranh trong ngành 45
Chương III: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY ANTESCO TRONG THỜI GIAN QUA I.Nhận thức của Công ty về vấn đề thương hiệu 47
II.Ý thức phát triển thương hiệu của Công ty hiện nay 48
III.Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty 49
1.Tình hình xây dựng các thành phần của thương hiệu 49
2.Sản phẩm 50
2.1.Cơ cấu sản phẩm của Công ty 50
2.2.Tình hình về chất lượng sản phẩm 52
2.3.Tình hình bao bì và nhãn hiệu 54
3.Chiến lược giá 55
4.Chiến lược phân phối 57
5.Chiến lược quảng bá thương hiệu 58
Trang 4Chương IV: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG NÔNG SẢN CÔNG TY ANTESCO
I.Định hướng phát triển và mục tiêu của Công ty 61
1.Định hướng phát triển 61
2.Mục tiêu Marketing cho xây dựng và phát triển thương hiệu 62
II.Phương án hình thành chiến lược thương hiệu 63
1.Căn cứ xây dựng chiến lược 63
2.Phương án hình thành chiến lược 63
III.Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu 63
IV.Định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho hàng nông sản Công ty Antesco 64
1.Xây dựng các thành phần thương hiệu 64
2.Xây dựng tính cách thương hiệu 66
3.Hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu 67
3.1.Chiến lược sản phẩm 67
3.2.Chiến lược giá 74
3.3.Chiến lược phân phối 76
3.4.Chiến lược quảng bá thương hiệu 80
IV.Ước lượng kết quả đạt được từ việc hoạch định chiến lược 86
1.Hiệu quả chung 86
2.Hiệu quả ước lượng chi tiết 87
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I.KẾT LUẬN 88
II.KIẾN NGHỊ 88
1.Đối với Công ty 88
1.1.Về yếu tố con người 88
1.2.Về chiến lược 4P 90
2.Đối với các cơ quan chức năng 91
Trang 5PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu điều tra thị trường viii
Phụ lục 2: Phiếu thăm dò ý kiến của Công ty về vấn đề thương hiệu x
Phụ lục 3: Phương thức thu mua bắp non và đậu nành rau của Công ty xiii
Phụ lục 4: Tiêu chuẩn kiểm thu nguyên liệu bắp non xiv
Phụ lục 5: Một số hình ảnh về Công ty Antesco xv
Phụ lục 6: Bảng yếu tố môi trường chế biến xvi
Phụ lục 7: Bảng niêm yết giá bán các sản phẩm của Công ty xvii
Phụ lục 8: Ưu và nhược điểm của MAP xix
Phụ lục 9: Bảng so sánh các phương tiện quảng cáo xx
Phụ lục 10: Bảng CPM một số báo và tạp chí xxi
TÀI LIỆU THAM KHẢO xxii
Trang 6Trang Bảng:
Bảng 1: Số lượng và cơ cấu lao động 18
Bảng 2: Trình độ chuyên môn của nhân viên Công ty 18
Bảng 3: Phân bố địa bàn và diện tích đầu tư vùng nguyên liệu 23
Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn của Công ty 25
Bảng 5: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 26
Bảng 6: Tình hình sản xuất của Công ty qua các năm 29
Bảng 7: Tình hình tiêu thụ nội địa qua các năm 30
Bảng 8: Lợi nhuận của Công ty qua các năm 31
Bảng 9: Bảng phân khúc thị trường theo đặc điểm nhân khẩu 40
Bảng 10: Đánh giá lựa chọn nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng 42
Bảng 11: Mức tăng trưởng doanh thu nội địa qua các năm 43
Bảng 12: Cơ cấu các mặt hàng nông sản của Công ty 51
Bảng 13: Dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận của Antesco 88
Biểu đồ: Biểu đồ 1: Tình hình sản xuất của Công ty qua các năm 29
Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty năm 2003 32
Biểu đồ 3: Cơ cấu khách hàng hiện tại của Công ty 39
Biểu đồ 4: Dự báo nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng 42
Biểu đồ 5: Tốc độ tăng trưởng doanh thu nội địa qua các năm 44
Biểu đồ 6: Tác động tăng cường hình ảnh sản phẩm của khuyến mãi 79
Biểu đồ 7: Tác động giữ độc quyền của các biện pháp khuyến mãi 80
Trang 7Trang
Sơ đồ:
Sơ đồ 1: Qui trình 9P trong marketing 7
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Antesco 14
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Kinh doanh – Tiếp thị 17
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức nhà máy sản xuất Công ty Antesco 21
Sơ đồ 5: Qui trình sản xuất bắp non nguyên trái đóng lon 24
Sơ đồ 6: Qui trình sản xuất đậu nành rau 24
Sơ đồ 7: Sơ đồ các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Antesco 45
Sơ đồ 8: Chu kỳ sống của sản phẩm 67
Hình: Hình 1: Máy ghép nắp 22
Hình 2: Máy sấy sản phẩm 22
Hình 3: Vùng nguyên liệu bắp non 23
Hình 4: Vùng nguyên liệu đậu nành rau 23
Hình 5: Hình thức bao bì sản phẩm của VEGETEXCO 46
Hình 6: Các loại sản phẩm của Công ty Antesco 52
Hình 7: Thiết kế logo và tên thương hiệu cho hàng nông sản 65
Hình 8: Thiết kế mẫu quảng cáo cho các mặt hàng nông sản 83
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
oOo I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Cạnh tranh kiểu mới không phải là cạnh tranh giữa cái mà các công ty sản xuất ra ở tại nhà máy của mình mà là cạnh tranh giữa những cái mà họ gia tăng vào sản phẩm đầu ra của nhà máy dưới hình thức bao bì, dịch vụ, quảng cáo, tư vấn khách hàng, tổ chức bố trí giao hàng và đặc biệt là thương hiệu và những thứ khác mà khách hàng có thể đánh giá”
Harvard’s Ted Levitt
rong cơ chế thị trường của thời kỳ hội nhập, cuộc chiến gay gắt giữa các doanh nghiệp không còn là cuộc chiến về chất lượng với giá rẻ như trước mà đây thật sự là cuộc chiến giữa các thương hiệu uy tín Bản chất của thương hiệu uy tín là sức sống lâu dài, mang nét riêng của doanh nghiệp và sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm đó trên thị trường đồng thời làm cho khách hàng sử dụng hàng hoá thương hiệu tự hào hơn Điều này đã đặt ra yêu cầu rất lớn cho các doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược thương hiệu hiệu quả
Trang 9Xuất phát từ thực tiễn Công ty và do sự cuốn hút bởi vai trò không thể thiếu của thương hiệu trong nền kinh tế hiện nay, em chọn đề tài “ Định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho hàng nông sản Công ty Antesco” hướng về nội địa cho bài luận văn của mình
II.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.Nghiên cứu, phân tích thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của Công
ty Antesco
2.Phân tích thị trường
3.Định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho hàng nông sản Công ty Antesco
4.Đề xuất biện pháp thực hiện chiến lược
III.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1.Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động Marketing cho xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty Antesco
2.Nghiên cứu tình hình thị trường hiện tại và xu hướng tiềm năng
3.Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong ngành
4.Định hướng chiến lược thương hiệu cho Công ty trong thời gian sắp tới:
Về nhân sự
Chiến lược 4P
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.Phương pháp thu thập số liệu, thông tin:
Tự thực hiện việc nghiên cứu thị trường với mẫu là 100 phiếu thăm dò người tiêu dùng trong kỳ hội chợ diễn ra từ ngày 05-03-2004 đến ngày 10-03-2004 Bên cạnh đó là thu thập dữ liệu thứ cấp, quan sát thực tế, phân tích tổng hợp từ các số liệu được phép tiếp cận của Công ty và những thông tin mà Công ty cho phép tiết
lộ kết hợp với tham khảo các thông tin từ sách, báo, tạp chí và trên mạng Internet,…
2.Phương pháp xử lý số liệu:
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh dựa trên số liệu về các chỉ tiêu tài chính của các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Trang 10Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu của năm chọn so với năm gốc
Sử dụng phương pháp thống kê, dự báo làm cơ sở đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty
Sử dụng phần mềm SPSS phân tích bảng điều tra, nghiên cứu thị trường
V.GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Với kiến thức thực tế còn hạn chế cũng như thời lượng thực tập bị giới hạn nên việc định hướng chiến lược Thương hiệu chỉ giới hạn ở thị trường nội địa
Mà ở thị trường nội địa hiện nay, vấn đề xây dựng thương hiệu nông sản còn rất mới và chưa phát triển mạnh Do đó, việc xây dựng thương hiệu ở đây tập trung thu hút và làm nhiều người biết đến là chủ yếu, sau này mới tính đến trưởng thành thương hiệu Luận văn tin chắc khó tránh khỏi thiếu sót Rất mong sự cảm thông và đóng góp ý kiến từ Quý Thầy Cô, anh chị và các bạn
Trang 11
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
oOo I.TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU:
1 Quá trình hình thành thương hiệu:
Trước thập niên 80, khái niệm giá trị thương hiệu hoàn toàn xa lạ với giới kinh doanh cũng như đối với những chuyên gia thẩm định giá trị doanh nghiệp
Họ đánh giá tài sản của doanh nghiệp chỉ là những vật hữu hình như nhà xưởng, máy móc thiết bị,…
Bước sang thập niên 80, sau hàng loạt các cuộc sáp nhập người ta bắt đầu
nhận thức được “Thương hiệu” là một loại tài sản đáng giá Điều này được
minh chứng qua giá cả giao dịch của những vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trên thị trường thời bấy giờ, tập đoàn Nestlé đã mua Rowntree với giá gấp 3 lần giá trị của công ty trên thị trường chứng khoán và gấp 26 lần lợi nhuận của công
ty Tập đoàn Builton được bán với giá gấp 35 lần giá trị lợi nhuận của nó Kể từ
đó, quá trình định hình giá trị thương hiệu ngày một rõ ràng hơn
Cho đến lúc này sự tồn tại của giá trị thương hiệu trong thế giới kinh doanh là điều tất yếu Các nhà quản trị cũng như các chuyên gia đều phải thừa nhận rằng
“Sức mạnh của Công ty không chỉ đơn giãn chứa đựng trong phương pháp chế biến, công thức hay quy trình công nghệ riêng mà còn là cách làm sao cho mọi
người trên thế giới muốn dùng” Đó chính là Thương hiệu
2 Khái niệm _ Đặc điểm _ Thành phần của Thương hiệu: 2.1 Khái niệm:
Có rất nhiều nhiều người nghĩ khả năng từ thương hiệu được dịch trực tiếp từ tiếng Anh “Trade mark” (Trade – thương, mark - hiệu), nhưng đa số các doanh nghiệp hiện nay họ dùng từ “ brand” để tạm dịch là thương hiệu
Theo quan điểm tổng hợp về thương hiệu: ”Thương hiệu là một tập các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi Các thành phần
Trang 12marketing hỗn hợp (sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị) cũng chỉ là các thành phần của một thương hiệu” – Ambler & Styles
Cấu tạo của một thương hiệu bao gồm 2 thành phần:
Phần phát âm được: là những dấu hiệu có thể nói thành lời, tác động vào
thính giác người nghe như tên gọi, từ ngữ, chữ cái, câu khẩu hiệu (slogan), đoạn nhạc đặc trưng,…
Phần không phát âm được: là những dấu hiệu tạo sự nhận biết thông qua
thị giác người xem như hình vẽ, biểu tượng, nét chữ, màu sắc,…
Ngày nay, các yếu tố cấu thành thương hiệu đã được mở rộng khá nhiều Người ta cho rằng bất kỳ một đặc trưng nào của sản phẩm tác động vào các giác quan của người khác cũng có thể được coi là một phần của thương hiệu Như vậy, tiếng động, mùi vị,…riêng biệt của sản phẩm cũng có thể được đăng ký bản quyền
2.2 Đặc điểm của thương hiệu:
Là loại tài sản vô hình, có giá trị ban đầu bằng không Giá trị của nó được hình thành dần do sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm và các phương tiện quảng cáo
Thương hiệu là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nhưng lại nằm ngoài phạm vi doanh nghiệp và tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng
Thương hiệu được hình thành dần qua thời gian nhờ nhận thức của người tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm của những nhãn hiệu được yêu thích, tiếp xúc với hệ thống các nhà phân phối, và qua quá trình tiếp nhận những thông tin về sản phẩm
Thương hiệu là tài sản có giá trị tiềm năng, không bị mất đi cùng với sự thua lỗ của các công ty
2.3 Thành phần của thương hiệu:
2.3.1 Thành phần chức năng:
Thành phần này có mục đích cung cấp lợi ích chức năng của thương hiệu cho khách hàng mục tiêu và nó chính là sản phẩm Nó bao gồm các thuộc tính mang tính chức năng (functional attributes) như công dụng sản phẩm, các đặc trưng bổ sung (features), chất lượng
Trang 132.3.2 Thành phần cảm xúc:
Thành phần này bao gồm các yếu tố giá trị mang tính biểu tượng nhằm tạo cho khách hàng mục tiêu những lợi ích tâm lý Các yếu tố này có thể là nhân cách thương hiệu, biểu tượng, luận cứ giá trị hay còn gọi là luận cứ bán hàng độc đáo, gọi tắt là USP (unique selling proposition), vị trí thương hiệu đồng hành với công
ty như quốc gia xuất xứ , công ty nội địa hay quốc tế,… Trong đó, yếu tố quan trọng nhất tạo nên lợi ích tâm lý cho khách hàng mục tiêu là nhân cách thương hiệu Aaker định nghĩa : “Nhân cách thương hiệu là một tập thuộc tính của con người gắn liền với một thương hiệu”
Dựa vào thành phần nhân cách con người, Aaker đưa ra năm thành phần của nhân cách thương hiệu thường được gọi là “the big five” (5 cá tính chính) đó là: Chân thật (sincerity) ví dụ như Kodak
Hứng khởi (excitement) ví dụ như Beneton
Năng lực (competence) ví dụ như IBM
Tinh tế (sophistication) ví dụ như Mercedes
Phong trần/mạnh mẽ (ruggedness) ví dụ như Nike
3 Giá trị thương hiệu:
Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, giá trị thương hiệu thể hiện qua các yếu tố sau:
3.1.Nhận thức thương hiệu:
Nhận thức thương hiệu là yếu tố đầu tiên nói lên khả năng một khách hàng có thể nhận dạng và phân biệt những đặc điểm của một thương hiệu trong một tập các thương hiệu có mặt trên thị trường
3.2.Chất lượng cảm nhận:
Chất lượng cảm nhận là yếu tố mà khách hàng làm căn cứ để ra quyết định tiêu dùng Nhiều nhà nghiên cứu tại Mỹ đã chứng minh rằng nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng là yếu tố quan trọng nhất góp phần tăng lượng lợi nhuận trên vốn đầu tư của công ty – quan trọng hơn cả thị phần, hoạt động nghiên cứu
và phát triển (R&D) hay chi phí cho Marketing
Trang 143.3.Lòng đam mê thương hiệu:
Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có thể tạo được sự thích thú cho khách hàng mục tiêu, làm cho họ có xu hướng tiêu dùng nó và tiếp tục dùng nó Đặc tính này của thương hiệu có thể biểu diễn bằng khái niệm sự đam mê thương hiệu Đam mê thương hiệu có thể bao gồm ba thành phần theo hướng thái độ, đó
là sự thích thú, dự định tiêu dùng, và trung thành thương hiệu Trong đó, lòng trung thành của thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của thương hiệu
II.QUY TRÌNH 9P TRONG MARKETING:
P 5
Xây dựng thương hiệu
P4
Định vị thương hiệu
P 3
Chọn thị
trường mục tiêu
P1
Thông tin Marketing
P 2
Phân khúc thị trường
P 9
Dịch vụ hậu mãi
Sơ đồ 1: Qui trình 9P trong marketing 1.Nghiên cứu và phân tích môi trường kinh doanh:
Nghiên cứu và phân tích môi trường bao gồm việc phân tích môi trường bên trong và bên ngoài công ty Phân tích môi trường bên trong tạo nên điểm yếu hay mạnh của công ty, phân tích môi trường bên ngoài công ty sẽ tạo nên cơ hội hay thách thức cho công ty Vì vậy, phân tích môi trường sẽ giúp công ty nhận biết
Trang 15được những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của công ty Từ đó có thể hoạch định một chiến lược thương hiệu hiệu quả
2.Phân khúc thị trường:
Phân khúc thị trường là quá trình chia chia một thị trường có tính khá biệt cao thành ra nhiều khúc nhỏ mà trong từng khúc, hành vi thái đô tiêu dùng về một loại sản phẩm nào đó có tính đồng nhất cao
Một số biến để phân khúc thị trường tiêu dùng: theo địa lý, theo nhân khẩu (tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn, v.v…), theo hành vi (mức độ sử dụng, thái độ đối với sản phẩm, mức độ trung thành,…)
3.Chọn thị trường mục tiêu:
Chọn thị trường mục tiêu là đánh giá và lựa chọn một hay nhiều khúc thị trường thích hợp, có lợi thế cho công ty để thoả mãn khách hàng một cách tốt nhất nhằm nâng caogiá trị thương hiệu
5.Xây dựng thương hiệu:
Xây dựng thương hiệu chính là xây dựng về các thành phần của thương hiệu bao gồm thành phần chức năng đó là sản phẩm và thành phần cảm xúc đó là các yếu tố giá trị nhằm tạo cho khách hàng mục tiêu những lợi ích tâm lý
6.Định giá thương hiệu:
Định giá thương hiệu đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành vị trí của thương hiệu trên thị trường mục tiêu Hơn nữa, trong hỗn hợp marketing, giá
cả là thành phần duy nhất tạo ra doanh thu, trong khi các thànhphần khác chỉ tạo
ra chi phí cho Công ty Có 3 phương thức định giá thương hiệu:
Trang 16Định giá trên cơ sở chi phí
Định giá trên cơ sở cạnh tranh
Định giá trên cơ sở khách hàng
Hiện tại, thương hiệu Antesco chỉ trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng thương hiệu nên việc định giá lúc này là không cần thiết
7.Quảng bá thương hiệu:
Quảng bá thương hiệu tức là làm sao cho thị trường biết đến, chấp nhận và ghi nhớ thương hiệu của mình Tùy thuộc tính chất sản phẩm, thị trường mục tiêu và khả năng tài chính, công ty có thể áp dụng riêng lẻ hoặc tổng hợp các phương pháp quảng bá như quảng cáo, khuyến mại kênh phân phối, khuyến mãi người mua, Markting sự kiện và tài trợ, quan hệ công chúng (PR) (tức là thiết lập và khai thác quan hệ với các tổ chức xã hội, giới truyền thông, công quyền, tài chính, địa phương,…), bán hàng cá nhân,…
8.Phân phối thương hiệu:
Kênh phân phối có thể định nghĩa là một tập hợp các Công ty và cá nhân có tư cách tham gia vào quá trình lưu chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng
Để thiết kế hệ thống kênh phân phối, Công ty phải phân tích nhu cầu khách hàng, thiết lập mục tiêu kênh phân phối, nhận dạng những kênh phân phối chính
để có thể lựa chọn và đánh giá chúng Công ty cần lưu ý đến đặc điểm khách hàng, sản phẩm, trung gian phân phối, đối thủ cạnh tranh và đặc điểm về môi trường
Trang 17III.CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN:
1.Marketing:
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, “Marketing là một quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị, và phân phối các ý tưởng, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thoả mãn những mục tiêu của cá nhân, của tổ chức và của xã hội.”
Với một nhà làm tiếp thị, thị trường là tập hợp những người hiện đang mua
và những người sẽ mua một mặt hàng nào đó Một thị trường là tập hợp những người mua và một ngành kỹ nghệ là tập hợp những người bán Hầu hết những điều mà một nhà làm tiếp thị muốn biết về một thị trường thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 18
Chức năng của công ty trong giai đoạn đầu là cung ứng các loại vật tư phục vụ nông nghiệp (như máy móc nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) Tuy nhiên, trong quá trình phát triển chung của kinh tế - xã hội lúc bấy giờ sau 2 năm hợp nhất bộ phận chuyên về thuốc bảo vệ thực vật được tách ra khỏi công ty, đồng thời công ty được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đề nghị Bộ Thương Mại cấp giấy phép trực tiếp xuất nhập khẩu các loại vật tư nông nghiệp và nông sản
Năm 1992, Công ty có quyết định thành lập số 530/QĐUB của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang chuyển từ đơn vị quốc doanh thành một doanh nghiệp Nhà nước với số vốn ban đầu 7.248.217.000 đồng Năm 1994, Công ty Antesco có bước chuyển biến đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản Năm 1995, công ty thành lập xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu chuyên sản xuất rau qủa đông lạnh Trên 90% các sản phẩm rau quả của Công ty xuất khẩu sang các thị trường Nhật, Đài Loan, EU, Hoa Kỳ, Úc, sản lượng xuất khẩu bình quân của giai đoạn này là 700 tấn/năm
Năm 1999, được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang, Công ty xây dựng Nhà máy rau quả đông lạnh Mỹ Luông với toàn bộ thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại của Đan Mạch và Hoa Kỳ, công suất nhà máy 6.000 tấn/năm Với những thiết bị mới và hiện đại, sản phẩm của công ty ngày càng có chất lượng ổn định hơn và thỏa mãn được nhiều khách hàng khó tính ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản
Trang 19Hiện nay, công ty Antesco không ngừng lớn mạnh, 5 năm liền đạt thành tích xuất sắc về sản lượng xuất khẩu Và đặc biệt gần đây, công ty đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và HACCP về vệ sinh an toàn thực phẩm
II.ĐẶC ĐIỂM CHUNG - MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ TỔNG QUÁT:
Công ty Antesco có chức năng chính theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 101296 do Trọng tài kinh tế An Giang cấp ngày 12/11/1992 là kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thiết bị, phụ tùng, máy nông nghiệp, đầu
tư sản xuất, bao tiêu các loại nông sản và lương thực; kinh doanh, chế biến các loại rau quả, thủy súc sản; chăn nuôi; lắp ráp máy nông nghiệp; kinh doanh vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng
Công ty cũng được phép trực tiếp xuất khẩu trong phạm vi nói trên Ngoài ra, hàng năm, công ty còn được Ủy Ban Nhân dân tỉnh An Giang giao nhiệm vụ dự trữ phân bón cho sản xuất nông nghiệp nhằm ổn định tình hình cung ứng vật tư nông nghiệp trên thị trường và góp phần thực hiện chiến lược sản xuất nông nghiệp của Tỉnh
Bước đầu mới thành lập, công ty gặp rất nhiều khó khăn, một mặt phải ổn định
tổ chức, xác định cơ cấu, phương hướng hoạt động, một mặt phải nhanh chóng theo kịp đà phát triển của sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường Năm 1994, công ty đã hợp tác với Công ty mậu dịch LYTHAI – Đài Loan thành lập Xí nghiệp chế biến nông sản, rau quả và thực phẩm xuất khẩu, đưa các giống rau quả mới vào trồng thử nghiệm như giống đậu nành rau Idamame 301, 305,…, các giống đậu bắp, đậu đũa, bắp non, v.v… để chế biến đông lạnh xuất khẩu Từ bước đầu đạt hiệu quả kinh tế, công ty đã mạnh dạn đầu
tư phát triển việc sản xuất, chế biến hàng nông sản, đặc biệt là các loại rau quả vốn là thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long, góp phần cho việc chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, tăng giá trị nông sản xuất khẩu, giải quyết một số lượng khá lớn nông nhàn
Với những nổ lực của đơn vị là chính, cùng sự giúp đỡ, hỗ trợ của lãnh đạo Tỉnh và các ngành hữu quan, công ty đã từng bước khắc phục khó khăn, dám nghĩ dám làm, đưa hoạt động của Công ty ngày càng đạt được những kết quả cao
Trang 20Từ những cơ sở vật chất thiếu thốn lúc đầu, đến nay, công ty đã hình thành được một mạng lưới sản xuất – kinh doanh tương đối khá với:
01 cửa hàng lớn tại trung tâm thành phố Long Xuyên và 5 cửa hàng khu vực trong tỉnh
Gần 50 đại lý trong và ngoài Tỉnh
Hệ thống kho bãi với sức chứa 35.000 tấn
02 Nhà máy chế biến rau quả - thực phẩm đông lạnh xuất khẩu, 1 phân xưởng sản xuất rau quả đóng hộp
Một trại chăn nuôi bò
III.MẶT HÀNG KINH DOANH CHÍNH:
Các mặt hàng chủ yếu của công ty Antesco chuyên sản xuất và kinh doanh gồm:
Thiết bị, phụ tùng, máy nông nghiệp: Máy động lực (xăng, dầu), máy cày, máy cấy, dàn xới, dàn gặt, máy gặt đập liên hợp, máy phun thuốc, dàn sạ lúa,… Phân bón các loại: Urca, DAP, NPK, Kali, lân,…
Rau quả đông lạnh, đóng hộp: Bắp non, đậu nành rau, khóm, khoai các loại,
ớt, thanh long, mít,…trong đó, tỷ lệ xuất khẩu chiếm đến 80% Các loại rau tươi
an toàn và hàng thực phẩm tiêu dùng thiết yếu
Bò thịt, sản phẩm thức ăn gia súc tận dụng trong quá trình sản xuất - chế biến hàng nông sản: Bắp ủ chua, vỏ khóm ép,…
Đặc biệt để tận dụng khai thác hết công suất nhà máy, công ty đã bố trí lại dây chuyền sản xuất để gia công chế biến mặt hàng cá tra, cá basa đông lạnh với sản lượng trên 4.000 tấn thành phẩm/năm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty:
Nội địa: Khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ
Xuất khẩu: Các nước EU, Bắc Âu, Đông Âu, Mỹ, Canada, Nhật, Đài Loan, Úc,…
Trang 21IV.CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ:
1.Sơ đồ tổ chức quản lý công ty:
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Antesco
: Áp dụng ISO 9001 : 2000 nhưng không đánh giá
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ
TRÁCH SX – KD
PHÓ GIÁM ĐỐC TRỰC
Phòng Kinh Doanh Tiếp Thị
Phòng Kế
Hoạch
Đầu Tư
Văn Phòng Đại Diện TP.HCM
Phòng
Tổ Chức Hành Chánh
Phòng
Kế Toán Tài Vụ
Nhà Máy Rau Quả Đông lạnh Bình
Nhà Máy Rau Quả Đông lạnh Bình Khánh
Trại chăn
nuôi bò
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ nghiệp vụ, hỗ trợ
2.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban công ty:
Công ty tổ chức quản lý theo sơ đồ trên với phương châm gọn nhẹ Giám đốc
là người ra quyết định trực tiếp cho các Phó giám đốc Các bộ phận chức năng phòng ban tham mưu tư vấn, giúp Phó giám đốc thu thập, xử lý thông tin nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu cho các dự án, kế hoạch và những vấn đề phức tạp phát sinh trong hoạt động công ty Nhiệm vụ cụ thể từng bộ phận quản lý như sau:
Trang 22Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của công ty, thực hiện mối quan hệ
giao dịch, ký kết hợp đồng Chịu trách nhiệm trước pháp luật và là người quyết định tổ chức bộ máy quản lý và phương hướng hoạt động kinh doanh của công
ty
Phó giám đốc trực: Là người giúp cho Giám đốc về mặt tổ chức, điều
phối nhân sự, quản lý nhân sự và quản lý hành chính Tham gia tổ chức công tác đối nội và đối ngoại của Công ty Kết hợp với Kế toán trưởng giám sát công tác hạch toán, thống kê báo cáo của Công ty
Phó giám đốc phụ trách sản xuất – kinh doanh: Chịu trách nhiệm trực
tiếp về tiêu thụ, phân phối sản phẩm Giúp Giám đốc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Nghiên cứu, phân tích các chiến lược kinh doanh của Công
ty
Phòng tổ chức hành chính: Giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý
thống nhất, tổ chức nhân sự, quản lý công tác hành chính, bảo vệ tài sản cho Công ty và các hoạt động đoàn thể như Công đoàn,…
Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức thực hiện công tác hạch toán, quyết toán,
quản lý vốn của Công ty Xác định, phân tích và đánh giá kết quả kinh doanh thường xuyên báo cáo Ban giám đốc
Phòng kế hoạch đầu tư: Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về công tác
kế hoạch và đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến rau quả Tổ chức và quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp
Phòng kinh doanh tiếp thị: Thực hiện công tác kinh doanh và xuất nhập
khẩu Triển khai thực hiện các chiến lược kinh doanh của Công ty Tổng hợp các
thông tin phản hồi về hoạt động kinh doanh,…
Cơ cấu tổ chức và nhân sự:
Trưởng phòng Kinh doanh - Tiếp thị:
- Lập kế hoạch tiếp thị và tiêu thụ hàng hóa; giao dịch, đàm phán, đề xuất Ban giám đốc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa
- Nghiên cứu và đề nghị các mục tiêu để thỏa mãn yêu cầu khách hàng; nghiên cứu thị trường, đề xuất phát triển mặt hàng mới
Trang 23- Theo dõi báo cáo thống kê tuần, tháng, qúi, năm và hoạt động kinh doanh tiếp thị,…
Phó phòng Kinh doanh - Tiếp thị:
- Giúp trưởng phòng lập kế hoạch tiếp thị, tiêu thụ hàng hóa
- Thay mặt trưởng phòng giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng
- Nghiên cứu và đề nghị các mục tiêu để thỏa mãn khách hàng
- Giải quyết công việc của phòng khi Trưởng phòng đi công tác,…
Nhân viên nghiệp vụ thống kê:
- Tổng hợp số liệu thu mua nguyên liệu, sản xuất của 2 nhà máy Rau quả đông lạnh Mỹ Luông và Bình Khánh
- Tập hợp số liệu bán hàng trong và ngoài nước (xuất khẩu) theo tháng
- Tổng hợp và lập báo cáo kết quả sản xuất và kinh doanh trình Ban giám đốc
Nhân viên nghiệp vụ xuất nhập khẩu:
- Lập và theo dõi hợp đồng xuất nhập khẩu, tiến độ thực hiện hợp đồng (làm lệnh sản xuất cho các nhà máy, đặt tàu, thông báo lịch giao hàng với khách hàng, chuyển giao chứng từ cho khách hàng,…)
- Thống kê số liệu trì hoãn việc giao/nhận hàng (nếu có) và xác định nguyên nhân trong sổ theo dõi hợp đồng
- Gửi và nhận thư từ giao dịch với khách hàng, theo dõi và thống kê những khiếu nại của khách hàng
Nhân viên nghiệp vụ theo dõi xuất nhập kho:
- Lập hóa đơn xuất, nhập hàng hóa
- Theo dõi thẻ kho việc xuất nhập vật tư thành phẩm từ 2 nhà máy
- Định kỳ kiểm kê hàng hóa của công ty và 2 nhà máy
Nhân viên nghiệp vụ biên dịch:
- Làm nhiệm vụ phiên dịch cho lãnh đạo công ty, biên dịch các hồ sơ xuất nhập khẩu
- Truy cập Internet tìm các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của công ty
Trang 24Nhân viên phụ trách tiếp thị:
- Lập kế hoạch tiếp thị, tiêu thụ hàng hóa
- Nghiên cứu thị trường, đề xuất phát triển mặt hàng mới
- Tham dự các hội chợ trong và ngoài nước
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Kinh doanh - Tiếp thị
Phó phòng Kinh doanh - Tiếp thị
Nhân viên
nghiệp vụ
biên dịch
Nhân viên phụ trách tiếp thị
Nhân viên nghiệp vụ thống kê
Nhân viên nghiệp vụ theo dõi xuất nhập kho
Nhân viên nghiệp vụxuất nhập khẩu
Trưởng phòng Kinh doanh - Tiếp thị
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ nghiệp vụ
3 Hoạt động quản lý nguồn nhân sự:
Để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị trong giai đoạn hiện nay và những năm sắp tới, Công ty đang từng bước ổn định, tổ chức lại lực lượng quản lý và lao động tại doanh nghiệp với phương châm gọn nhẹ, hiệu quả
và linh hoạt Tuy nhiên, do tình hình tài chính của đơn vị còn nhiều khó khăn nên việc tổ chức lực lượng lao động cũng còn những bất cập như chưa thể chuyển xếp cho toàn bộ lực lượng lao động, cạnh tranh thu hút lao động có tay nghề cao chưa mạnh,….Mặc dù vậy đến cuối năm 2001, về cơ bản Công ty đã bước đầu
ổn định được lực lượng quản lý và lao động tại đơn vị
Trang 25Bảng 1: Số lượng và cơ cấu lao động
Phân bố theo cơ cấu: Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu Biên chế Hợp đồng ngắn hạn Công nhật Tổng cộng
Nhà máy Bình Khánh
Nhà máy Mỹ Luông
người Đại
học
Cao đẳng
Trung cấp Sơ cấp
Trang 26Nhận xét:
Qua biểu đồ thống kê trên, ta thấy trình độ của nhân viên Công ty nhìn chung chưa cao, điều này một phần là do đặc thù nhu cầu của công việc Hầu hết công nhân sản xuất không đòi hỏi trình độ quá cao nhưng bộ phận này lại chiếm đa số trong tổng số lượng nhân viên Công ty Tuỳ mùa vụ mà có sự tăng giảm công nhân cho nhà máy, Công ty sẽ ưu tiên cho con em các gia đình có ký hợp đồng bao tiêu sản xuất với Công ty, nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp cho đôi bên
Theo quy định chung của Công ty, các tiêu chuẩn để tuyển dụng cho từng bộ phận thích hợp do phòng Hành chính Nhân sự có chức năng tuyển dụng Kiểm tra hồ sơ thực tế dựa vào các phòng ban có chức năng cần tuyển dụng Chế độ tuyển dụng tùy thuộc vào công việc cần cho phòng mà tuyển dụng với các chế độ khác nhau
4.Công tác đào tạo trình độ nguồn nhân lực:
4.1.Về chuyên môn:
Từ năm 2003 – 2004, mỗi năm Công ty sẽ sắp xếp phối hợp với Trung tâm
Dịch vụ việc làm tổ chức các lớp học sơ cấp về chế biến và an toàn vệ sinh thực phẩm Đến cuối 2003, tất cả công nhân đều có trình độ sơ cấp
Từ 2004 – 2005, mỗi năm công ty sẽ đưa từ 4 - 6 cán bộ, công nhân viên có trình độ trung cấp hoặc chưa có chuyên môn để đào tạo lên trình độ đại học Số
có trình độ đại học sẽ luân phiên dự các lớp tập huấn ngắn ngày theo từng chuyên
đề cụ thể
4.2.Về chính trị:
Phấn đấu đến năm 2005, 100% các trưởng phó phòng đều phải có trình độ trung cấp chính trị hoặc quản lý Nhà nước Trước mắt đến năm 2004, Ban giám đốc các đơn vị trực thuộc phải tham gia các lớp Trung cấp chính trị
Trang 275 Chế độ lương và các chính sách đối với công nhân viên:
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Số lượng nhân viên (người) 695 878 1.263
Công ty cũng có các chế độ cho nhân sự như bảo hiểm lao động, bảo hiểm y
tế, chế độ nghỉ phép theo các qui định hiện hành của Luật Lao động Việt Nam và công tác lao động phòng cháy chữa cháy,…
Công ty có các biện pháp khen thưởng, kỉ luật áp dụng cho từng bộ phận, có những qui định chung do công ty đặt ra như tác phong làm việc, giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi,…
Đối với việc hiếu hỷ, tang gia, sinh nhật,… Công ty đã xây dựng được một số chính sách nhằm chia sẻ cùng các anh chị em, tạo mối quan hệ thân thiện để anh chị em có thể xem công ty như ngôi nhà thứ hai của mình
Trang 286.Tình hình sản xuất của công ty Antesco:
6.1.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức sản xuất:
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức nhà máy sản xuất của Công ty Antesco
Phòng quản lý chất lượng Phòng sản xuất
Hiện tại, nhà máy có những thiết bị chủ yếu như:
Thiết bị, máy chế biến: nồi luộc, tủ cấp đông, máy ghép mí, máy dò kim
loại, máy thanh trùng, máy ghép nắp, máy cắt gọt rau quả…
Thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng:
Trang 29Có dụng cụ giám sát, kiểm tra nhanh trong sản xuất: cân, máy dò kim loại, nhiệt kế, giấy đo pH,…
Có phòng thí nghiệm riêng phục vụ việc kiểm soát chất lượng
Hàng năm, hoặc theo định kì, Công ty luôn tăng cường đầu tư, thay thế dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao công suất và cải tiến nâng cao năng lực sản xuất Năm 2002, Công ty đã đầu tư vào máy móc, thiết bị cho Nhà máy rau quả đông lạnh Mỹ Luông là 21.677 triệu đồng Năm 2004, Công ty dự kiến
sẽ đầu tư và nâng cấp một số thiết bị cho 2 nhà máy như sau:
Đối với Nhà máy rau quả đông lạnh Mỹ Luông: Lắp đặt, xây dựng 1 kho mát 20 tấn khoảng 150 triệu đồng Xây dựng nhà kho chứa nguyên liệu 15m x 30m khoảng 150 triệu đồng
Đối với Nhà máy rau quả Bình Khánh: Nâng cấp cải tạo khu sản xuất khoảng 500 triệu đồng Đầu tư thêm 1 line dây chuyền đóng hộp khoảng 1.000 triệu đồng
Hình 1: Máy ghép nắp Hình 2: Máy sấy sản phẩm
Trang 306.3.Vùng nguyên liệu:
Công ty dự kiến phân bố địa bàn và diện tích đầu tư vùng nguyên liệu chủ yếu:
Bảng 3: Phân bố địa bàn và diện tích đầu tư vùng nguyên liệu
An Phú 200 200 220 260
Long xuyên 50 50 50 50
Châu Thành 250 250 300 340
Châu Phú 240 240 290 330 30 37 45 68Tân Châu 160 60 80 90
Cộng 2.500 2.730 2.940 3.530 30 37 45 68
(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Đầu tư)
Cơ cấu trên cho thấy diện tích đầu tư gieo trồng nguyên liệu vẫn chưa phân bố hợp lý, nhất là khu vực phụ cận nhà máy Rau quả đông lạnh Bình Khánh –
Thành phố Long Xuyên Các loại nguyên liệu còn lại chủ yếu được cung ứng
theo thời vụ bởi các hộ nông dân từ các vùng phụ cận
Hình 3: Vùng nguyên liệu bắp non Hình 4: Vùng nguyên liệu
đậu nành rau
Trang 316.4.Quy trình công nghệ:
Sơ đồ 5: Qui trình sản xuất bắp non nguyên trái đóng lon
Vô lonLuộc chín
Rửa bằng nước sạch
Phân loại Nguyên liệu Lột vỏ, làm sạch râu
Bảo ôn 15 ngày Làm nguội
Thanh trùngGhép nắp
Đuổi khí Rót dung dịch
Luộc chín
Rửa bằng nước sạchNguyên liệu Phân loại
Đóng gói (200g / 500g)Trữ kho lạnh ≤ - 18oC
Đóng gói (10 kg)
Bảo quản lạnh ≤ - 18oC
Trang 32V.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM
QUA CỦA CÔNG TY:
1.Tình hình sử dụng vốn của công ty:
Từ năm 2002 – 2003, Công ty đã hoàn thành dự án đầu tư xây dựng phân
xưởng đóng hộp và một kho lạnh 80 tấn tại Nhà máy Rau quả đông lạnh Bình
Khánh, đầu tư xây dựng hệ thống nước thải và xây dựng kho lạnh + Phân xưởng
sản xuất rau quả cho nhà máy Rau quả đông lạnh Mỹ Luông Cơ cấu đầu tư như
Cơ cấu vốn Cơ cấu vốn
Cơ cấu đầu tư Thành tiền
(Triệu đồng) Vay
Tự
có
Thành tiền (Triệu đồng) Vay Tự có
Bên cạnh đó, năm 2003, Công ty sử dụng 100% vốn tự có đầu tư xây dựng
một cửa hàng rau quả sạch tại văn phòng Công ty với tổng số vốn là 160 triệu
đồng
Do lũy kế lỗ từ các năm trước nên hiện nay Công ty đang gặp khó khăn rất lớn
về vốn, vốn vay thường chiếm tỷ lệ rất cao so với vốn tự có và Công ty chủ yếu
sử dụng vốn vay ngân hàng Việc sử dụng vốn vay khiến việc chủ động bị hạn
chế cũng như tăng chi phí lãi vay
Trang 332.Kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 5: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm
-1.Doanh thu thuần 116.853.105.980 117.112.300.420 117.831.380.998
2.Giá vốn hàng bán 107.116.252.540 106.170.210.140 106.614.188.948
3 Lợi nhuận gộp 9.736.853.440 10.942.090.270 11.217.192.050
4.Chi phí bán hàng 4.848.567.253 4.546.987.040 4.345.406.828
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.840.666.391 1.896.272.870 1.899.833.518
6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 3.047.619.796 4.498.830.360 4.971.951.704
- Thu nhập hoạt động tài chính 54.758.270 51.555.410 38.022.272
- Chi phí hoạt động tài chính 1.833.852.542 1.943.775.970 2.084.462.064
7.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (1.779.094.272) (1.892.220.560) (2.046.439.791)
- Các khoản thu nhập bất thường 7.787.000 7.912.500 1.732.000
-8.Lợi nhuận bất thường 7.787.000 7.912.500 1.732.000
9.Tổng lợi nhuận trước thuế 1.276.312.524 2.614.522.300 2.927.243.912
10.Thuế thu nhập doanh nghiệp 408.420.008 836.647.130 936.718.052
11.Lợi nhuận sau thuế 867.892.516 1.777.875.160 1.990.525.860
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của Công ty nhìn chung tăng nhẹ qua
các năm, trong đó tốc độ tăng doanh thu năm 2003 là 0,6 % cao hơn tốc độ tăng
doanh thu năm 2002 là 0,2 % Sự gia tăng này tỷ lệ thuận với xu hướng tiêu dùng
và sử dụng các sản phẩm (chủ yếu là rau quả xuất khẩu chiếm khoảng 80% tổng
doanh thu), dịch vụ của Công ty Thật vậy, từ năm 2001, Công ty bắt đầu áp
Trang 34dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO và HACCP đã dần tạo được lòng tin của các khách hàng trong và ngoài nước Bên cạnh đó, năm 2001, với sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, Công ty đã tìm được cho mình con đường xuất khẩu chính ngạch, nhiều khách hàng trong và ngoài nước tìm đến đặt hàng trực tiếp với Công ty nên sản lượng và doanh thu không ngừng tăng qua các năm
Bắt đầu năm 2003 đã có sự đổi mới, nhờ hoạt động đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong nước và trên thế giới của Tỉnh và tuyên truyền quảng bá các sản phẩm của An Giang trên hệ thống trang web , cùng với việc quay trở về với thị trường nội địa, đầu tư cho thiết kế bao bì, mẫu mã của sản phẩm,… khách hàng đến với Công ty ngày càng đông, thị trường ngày càng mở rộng hơn Những thay đổi đó
đã dẫn đến kết quả về tình hình tiêu thụ có khả quan hơn với doanh thu tăng 0,6%
Về chi phí bao gồm giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động Trong đó, tình hình về từng loại chi phí như sau:
Về giá vốn hàng bán: ta thấy giá vốn hàng bán của Công ty chiếm tỷ lệ rất
cao và tương đối đều qua các năm (chiếm khoảng 90% doanh thu) là do: các sản phẩm chủ lực đóng góp vào khoảng 80% doanh thu cho toàn Công ty là bắp non, khóm và đậu nành rau là những sản phẩm đòi hỏi phải nhập giống tốt và giống
đặc chủng từ nước ngoài với giá rất cao, vả lại rau quả thuộc dạng “sáng tươi,
chiều héo, tối đổ đi” đòi hỏi phải vận chuyển bằng các container lạnh (dưới 0oC) nên chi phí khá đắt làm cho giá vốn hàng bán rất cao và từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty
Năm 2002 và năm 2003, giá vốn hàng bán có chiều hướng giảm là do chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho Công ty trong việc nhập giống tố và giảm được
tỷ lệ hao hụt trong chế biến
Về chi phí hoạt động: gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý
Chi phí bán hàng của Công ty giảm qua các năm là do hiện tại Công ty sản xuất cung cấp theo đơn đặt hàng là chủ yếu nên có phần nào xem nhẹ công tác hỗ trợ bán hàng Đây là một thách thức rất lớn cho Công ty trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng thị phần, nâng cao sự biết đến thương hiệu của khách hàng
Trang 35Đối với chi phí quản lý, năm 2002 do bộ máy quan lý mới đi vào ISO và HACCP nên chi phí quản lý có tăng lên Đến năm 2003 chi phí quản lý cũng tăng lên so với năm 2002 nhưng tăng không đáng kể (tăng 3.560.648 đồng) là do bộ máy quản lý ISO và HACCP đã đi vào ổn định Điều này cho thấy mô hình quản
lý chất lượng theo ISO và HACCP đã phát huy tác dụng, điều này chứng minh việc đầu tư cho các tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế như ISO, HACCP,… bước đầu tuy có gian nan nhưng về sau Công ty sẽ đạt nhiều cái lợi như sản phẩm chất lượng cao hơn trước, tăng uy tín thương hiệu và khả năng cạnh tranh cho Công ty,…Từ đó, lợi nhuận thu về sẽ tăng lên Thật vậy, lợi nhuận của Công ty đã tăng qua 3 năm nhưng tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2003 lại thấp hơn năm 2002 là
do Công ty phải trả nợ cho ngân hàng sau khi đã hoàn tất các dự án đầu tư nâng cấp cho 2 nhà máy của Công ty vào năm 2002
Nhìn chung, qua phân tích cho thấy hiện trạng kinh doanh của Công ty là tương đối hiệu quả, quy mô hoạt động của công ty có chiều hướng tăng
3.Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước:
Hàng năm, Công ty đều hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế và đóng góp vào ngân sách Nhà nước 1 khoản khá lớn:
Năm 2001, tổng thuế đã nộp là 435.427.630 triệu đồng
Năm 2002, tổng thuế đã nộp là 876.773.975 triệu đồng
Năm 2003, tổng thuế đã nộp là 938.404.498 triệu đồng
4.Tình hình sản xuất và tiêu thụ nội địa:
4.1.Tình hình sản xuất:
Bảng 6: Tình hình sản xuất của Công ty qua các năm
Cơ cấu sản lượng (Tấn) Cơ cấu tỷ trọng (%) Mặt hàng
2001 2002 2003 2001 2002 2003 Mặt hàng
chủ lực 1.143 2.985 3.350 96,5 99,5 95,73
Bắp non 832 2.700 2.600 70,2 90,0 74,30
Đậu nành rau 16 50 200 1,4 1,66 5,71
Trang 36Ớt Đậu bắp Khoai môn
Đu đủ Cọng môn
Qua số liệu biểu đồ phân tích trên, ta thấy tình hình sản xuất của đa số các mặt
hàng tăng qua các năm là do chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng thêm
các hệ thống phân phối mới tại thị trường nội địa Trong đó, đậu nành rau tăng
tương đối do sản phẩm đang trong giai đoạn chuyển sang thời kỳ tăng trưởng,
người tiêu dùng ưa thích do chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao Tình hình sản
xuất bắp non năm 2003 giảm nhẹ so với năm 2002 là do nhu cầu giải quyết lượng
hàng tồn kho của năm 2002
Trang 374.2.Tình hình tiêu thụ nội địa:
4.2.1.Doanh thu và lợi nhuận:
Bảng 7: Tình hình tiêu thụ tại thị trường nội địa qua các năm
Doanh thu (đồng)
Tỷ lệ (%)
Doanh thu (đồng)
Tỷ lệ (%) 1.Sản phẩm đông lạnh 172.859.328 74,61 216.074.160 72,83 354.784.800 75,10
Đậu nành rau 154.920.960 66,87 193.651.200 65,27 322.752.000 68,30Trái cây đông lạnh 17.938.368 7,74 22.422.960 7,56 32.032.800 6,80
2.Sản phẩm đóng lon 42.621.060 18,40 57.504.320 19,37 78.640.000 16,70
Bắp non 2.429.856 1,05 12.149.280 4,09 20.248.800 4,30Khóm 5.893.056 2,54 7.366.320 2,48 11.332.800 2,40Chôm chôm 12.273.984 5,30 13.637.760 4,60 17.047.200 3,60Cocktail 19.966.464 8,62 22.184.960 7,47 27.731.200 5,90Nấm rơm 2.057.700 0,89 2.166.000 0,73 2.280.000 0,50
3.Rau quả tươi và dưa
chua các loại 16.192.512 6,99 23.132.160 7,80 38.553.600 8,20
TỔNG 231.672.900 100 296.710.640 100 471.978.400 100
Nhận xét: Tình hình tiêu thụ tại nội địa hiện nay của Công ty chưa cao (chỉ
khoảng 10 - 15%) so với xuất khẩu ra nước ngoài là 90 - 95% do Công ty chỉ mới quay về nội địa trong thời gian gần đây Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng qua các năm Năm 2002 doanh thu tăng 38.037.740 đồng (khoảng 28%) là do Công ty mở rộng thêm kho lạnh và phân xưởng sản xuất rau quả tại
Mỹ Luông, đồng thời đầu tư xây dựng phân xưởng đóng hộp cho Nhà máy Rau quả đông lạnh Bình Khánh Doanh thu năm 2002 tăng chủ yếu do doanh thu của đậu nành rau tăng 38.730.240 đồng và doanh thu bắp non tăng 9.719.424 đồng Chỉ riêng 2 sản phẩm này đã đóng góp khoảng 80% tổng doanh thu Công ty ở thị trường nội địa Bên cạnh đó, do doanh thu của trái cây đông lạnh tăng 4.480.592
triệu và các sản phẩm còn lại cũng tăng nhẹ
Năm 2003, doanh thu và lợi nhuận của Công ty tại thị trường nội địa tăng một cách đáng kể, doanh thu tăng khoảng 60%, lợi nhuận tăng 141,7% do Công ty
mở ra một cửa hàng Rau quả sạch tại văn phòng Công ty, bên cạnh đó không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn HACCP về
Trang 38vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng nên các sản phẩm của Công ty đã dần chiếm được tình cảm của đa số khách hàng, đặc biệt là 2 sản phẩm thế mạnh ít có đối thủ cạnh tranh hiện nay đó là đậu nành rau và bắp non Đáng lưu ý hơn là sự gia tăng cả về doanh thu lẫn tỷ lệ đóng góp vào doanh thu chung toàn Công ty của đậu nành rau Công ty cần phải nổ lực và duy trì , mở rộng thị phần hiện có đối với sản phẩm này bởi vì tiềm năng tiêu thụ là rất lớn Doanh thu rau quả và dưa chua các loại cũng tăng mạnh 15.421.440 đồng, tăng 66,7% (hiện là các sản phẩm ưa thích của người nội trợ) do việc đa dạng hoá sản phẩm một cách hiệu quả phục vụ cho nhu cầu khách hàng mục tiêu là những
người nội trợ thể hiện qua khẩu hiệu “Nơi lựa chọn của người nội trợ” của Công
ty hiện nay
Bảng 8: Lợi nhuận của Công ty qua các năm
Năm Lợi nhuận (đồng) Tỷ lệ tăng so với năm trước (%)
Thị trường xuất khẩu:
Thị trường xuất khẩu là thị trường chính của Công ty trong giai đoạn hiện nay, 80% sản phẩm của công ty xuất khẩu sang các thị trường Anh, Đức, Mỹ, Đài Loan, Nhật, EU, … Trong đó, xuất sang Nhật chủ yếu là đậu nành rau, đậu bắp và cọng môn khô và xuất sang thị trường các nước EU chủ yếu là bắp non, khóm và nấm Cơ cấu tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Công ty năm 2003 như sau:
Trang 39Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty năm 2003
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty
Đức
Bỉ
Hà Lan Ý Đan Mạch Úc
Mỹ Đài Loan Nhật
Thị trường nội địa:
Công ty chưa tập trung khai thác nhiều ở thị trường nội địa nên hiện nay thị phần của Công ty tại đây rất nhỏ (10 - 15%) và tập trung chủ yếu là ở An Giang
và một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long Do đó, người tiêu dùng nội địa vẫn chưa có khái niệm về hàng hoá mang thương hiệu Antesco Chính vì vậy, trong
kế hoạch sắp tới, công ty sẽ mở rộng thị phần nội địa từ 15 - 25%, tiếp tục quảng
bá mạnh và áp dụng các biện pháp tiếp thị bài bản hơn nữa như tham gia hội chợ, khuyến mãi khách hàng, thưởng doanh số, tổ chức mạng lưới phân phối hiệu quả hơn …để củng cố hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng Với chứng nhận ISO 9001 và HACCP Công ty vừa đạt được năm 2003 đã chứng minh được những nổ lực tích cực của mình trong những năm vừa qua, đây là thuận lợi lớn góp phần quảng bá uy tín thương hiệu trên thương trường
VI.ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY ANTESCO:
Quá trình chuyển hướng hoạt động đến nay, Công ty có những thuận lợi và khó khăn như sau:
1.Thuận lợi:
Chính phủ có chính sách quy hoạch phát triển dài hạn đối với nông sản Có chính sách khuyến khích chế biến nông sản xuất khẩu
Trang 40Được các ban ngành tại địa phương phối hợp, hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu Tỉnh có chính sách cụ thể cho việc củng cố và phát triển hệ thống hợp tác xã nông nghiệp
Định hình được mặt hàng xuất khẩu chiến lược, chất lượng sản phẩm dần
ổn định, kinh nghiệm sản xuất từng bước được tích luỹ
Mạng lưới kinh doanh dần được mở rộng khắp các huyện thị, các Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh,…
2.Khó khăn:
Chưa có vùng nguyên liệu tập trung và ổn định, diện tích còn phân tán Việc hợp tác đầu tư với các hợp tác xã nông nghiệp bước đầu còn nhiều khó khăn
Giống cây để đầu tư nguyên liệu phải nhập ngoại với giá cao
Thiếu thông tin về sản phẩm và thị trường Quốc tế
Trình độ quản lý và tay nghề chưa phát triển cao, chưa đồng đều
Nguồn vốn lưu động của Công ty rất ít, hầu hết Công ty hoạt động chủ yếu
là nhờ vốn vay từ các ngân hàng Do đó, không chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh nhất là khi có những biến động kinh tế, ngân hàng không đủ vốn cho vay, Công ty lại càng gặp khó khăn hơn
Phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia,… là những nước có kinh nghiệm, thị trường lâu năm và quy mô sản xuất rất lớn trong các sản phẩm cùng loại
VII.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2004:
Năm 2004, được sự giúp đỡ và đóng góp của các ngành liên quan, Công ty đã hoàn tất kế hoạch kinh doanh năm 2004 và được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang phê duyệt với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
1.Tổng doanh thu thực hiện : 160.800 triệu đồng
2.Lợi nhuận thực hiện : 4.010 triệu đồng
3.Số nộp ngân sách (thuế nội địa) : 1.218 triệu đồng
4.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu : 2,49%
5.Tỷ suất phí : 4,5%
6.Thu nhập bình quân : 1.383.000 đồng/người/tháng